Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số nhân vật trong lịch sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.29 KB, 16 trang )

Người Mở Nước Phía Nam
Nguyễn Hữu Châu (1650-1700) là viên tướng trẻ thời chúa Nguyễn. Cha của ông là Nguyễn
Hữu Dật từng góp công lớn cho chúa Nguyễn lúc gìn giữ đất Quảng Bình, đối đầu có hiệu quả
với chúa Trịnh. Ông chào đời lúc cuộc chiến nói trên đang xảy ra, từng lập công nhưng chưa có
gì xuất sắc cho lắm. Cuộc chiến chấm dứt ông hơn 20 tuổi.
Thành tích lớn của ông là góp phần tích cực, lập công đầu trong việc mở nước về phía Nam.
Được lãnh trách nhiệm trấn thủ Bình Khang (Nha Trang), ông góp phần ổn định vùng Phan
Rang, Phan Thiết. Nhờ ông mà vùng Bình Thuận trở thành lãnh thổ Việt Nam, trong thời gian
ngắn.
Việc mở nước về phía Nam, vượt đèo Ngang đã xảy ra hồi đời nhà Lý thể kỷ thứ XI, đời Trần.
Ta nhớ đến chuyện Huyền Trân Công chúa. Lê Thánh Tôn đã mở cuộc hành quân đến đèo Cả,
núi Đá Bia hồi cuối thế kỷ XV, vùng này là Phú Yên. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn xảy ra, đời
chúa Hiền và trước đó, nhiều nông dân chán ghét chiến tranh đã kéo vào Nam Bộ, phong trào tự
phát. Đáng chú ý năm 1679, những di thần 'bài Mãn phục Minh" kéo đến, trình diễn với Hiền
Vương và được chúa cho phép vào định cư ở vùng Biên Hoà, Mỹ Tho, tức là vùng phì nhiêu
của sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Lần hồi, cảng Cù lao Phố (thành phố Biên Hoà) thành
hình, đón thương gia nước ngoài. Vùng Sài Gòn cũng phát triển và trở thành căn cứ quân sự
quan trọng của Nam Bộ. Dân cư đã làm ruộng có hiệu quả tận Long An, Mỹ Tho, rải rác. ở
Quảng Nam vùng Hội An rất phồn thịnh, trở thành một hải cảng lớn. Nhờ chiến tranh chấm
dứt, chúa Nguyễn Phúc Chu chấn chỉnh trung tâm Huế, chỉnh đốn chùa Thiên Mụ.
Nguyễn Hữu Cảnh trấn đóng ở ải địa đầu Diên Khánh (Nha Trang, còn gọi vùng Bình Khang)
trong bối cảnh nói trên.
Năm 1698 - năm mà ta lấy mốc để kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh
chúa Minh Vương vào kinh lược phía Nam. Cuộc hành quân diễn ra, vào mua xuân năm Mậu
Dần, tính đến nay đã 5 lần Mậu Dần, mỗi lần 60 năm (đáo tuế), tròn 300 năm.
Chức vụ kinh lược quan trọng, thay thế cho chúa để quyết định những vấn đề lớn.
Theo đường biển, đạo quân của Nguyễn Hữu Cảnh gồm quân sĩ của xứ Quảng Nam và Bình
Khang đi ngược dòng Đồng Nai đến Biên Hoà, trú đóng tại cù lao Phố, nơi đã có hải cảng sầm
uất. Ông đi thanh tra vùng Sài Gòn rồi đặt ra hai đơn vị hành chính của Nam Bộ, lần đầu tiên:
- Huyện Phước Long với ranh giới là vùng Biên Hoà bao la, kể luôn vùng Bà rịa - Vũng Tàu.
- Huyện Tân Bình gồm vùng Sài Gòn ăn xuống Long An, kể luôn vùng Mỹ tho.


Hai huyện này đặt dưới quyền của phủ Gia Định, lần đầu tiên hai chữ Gia Định xuất hiện. Phủ
Gia Định có viên cai hạ, lo việc thu thuế, cấp lương bổng, lại có viên ký lục lo về tư pháp.
Một chính sách phóng khoáng được đặt ra. Dân phải đăng ký ruộng đất để đóng thuế. Phần đất
chịu thuế thì được hợp thức hoá. Phần đất không đăng ký thì không có chủ quyền. Nghĩa là tuỳ
ý người nông dân, đóng thuế phần đất tốt, phần đất xấu thì lậu thuế, chờ xem...
Dân đinh phải đóng thuế thân, hễ đóng thuế thì được khẩn đất. Ai không đóng thuế thì tuỳ ý,
không được nhận là dân, tha hồ sống bềnh bồng!
Người dân rất vui mừng vì được chủ quyền đất, được xem như người đứng đắn, không còn
mang tiếng xấu là "trốn xâu lậu thuế', rồi được cử là hương chức hội tề, là cai tổng, có thể diện.
Chúa Nguyễn thu thuế, người dân mất chút ít quyền lợi nhỏ nhưng được quyền lợi lớn hơn:
được bảo vệ khi có ngoại xâm, quân đội chúa Nguyễn khá hùng mạnh sẽ đủ sức ổn định bờ cõi.
Do đó, dân từ Quảng Bình trở vào Bình Định phấn khởi vào Nam.
Xong công việc, Nguyễn Hữu Cảnh trở về Bình Khang (Nha Trang). Năm sau, được tin phía
biên giới sắp biến động. Lập tức, ông mở cuộc hành quân lớn với quân sĩ của Quảng Nam, Bình
Khang và của Biên Hoà. Quân sĩ theo đường thuỷ, ngược sông Tiền (Cửu Long), lấy thêm quân
ở cù lao Giêng, đến Tân Châu rồi tiếng lên Nam Vang (Nông Pênh). Sử chép rõ: Nguyễn Hữu
Cảnh đứng trước mũi chiến thuyền, mặc áo giáp, tay cầm gươm, súng đại bác nổ vang. Đối
phương đầu hàng ngay, không một ai bị giết. Rồi ông kéo quân về, đến vùng Ông Chưởng thì
bệnh nặng nên dừng lại làm lễ ăn thắng trận. Bệnh không thuyên giảm, phải về, đến Rạch Gàm
(Mỹ Tho) là mất, đưa về quàn tại cù lao Phố, nơi quàn ấy ngày nay hãy còn ngôi mộ thờ vọng.
Rồi đưa về an táng tại Quảng Bình.
Thoại Ngọc Hầu, đời Minh Mạng đã nhớ ơn Nguyễn Hữu Cảnh, cho lập đền thờ ở tại chợ Châu
Đốc. Cơ ngơi này trang nghiêm, hàng năm tế lễ với quy mô lớn không kém ngôi đền nào khác
ở vùng đồng bằng. Phóng khoáng, bồi dưỡng sức dân, phát triển với văn minh biển, văn minh
sông nước, không giẫm chân tại chỗ, lạc quan. Theo ý tôi, đó là bài học lớn của Nguyễn Hữu
Cảnh để lại. Chỉ có lòng yêu nước tích cực. Thụ động, không lo phát triển là tụt hậu. Có tích
cực mới thấy lạc quan, trong cuộc sống.
Lê Hòan-Dương Vân Nga va cái án thông dâm.
Lật trang sử, chúng ta nhận thấy việc kết tội vua Lê Ðại Hành có thể nói là từ thời sử thần Ngô
Sĩ Liên. Trước đó dưới thời Trần,Sử gia Lê văn Hưu (nhà viết sử đầu tiên của Ðại Việt và là

triều đại gần nhất để có thể xác định việc đúng sai tương đối khả tín nhất)không hề có một lời
kết luận nhỏ về tội của Lê Ðại Hành và Dương Vân Nga. Thậm chí đến đời Hậu Lê Ngô Sĩ
Liên viết Sử đã lên tiếng trách móc Lê Văn Hưu là không biết lễ nghĩa của Thánh hiền. Có chắc
là Lê văn Hưu không biết lễ nghĩa Thánh hiền không, chưa chắc. Từ thời nhà Lý Ðại Việt đã
bắt đầu mở khoa thi Tam Giáo thì vấn đề Lễ nghĩa thánh hiền chắc chắn Lê văn Hưu phải thuộc
nằm lòng .
Khi Ðinh Bộ Lĩnh còn là Vạn Thắng vương thì Lê Hoàn đã có ở dưới trướng, có lẽ tuổi của Lê
Hoàn cũng tương đương tuổi tác của Ðinh Liễn (con Ðinh Bộ Lĩnh). Lịch sử đã mô tả Lê Hoàn
là một tướng lĩnh rất thương yêu binh sĩ và luôn luôn đồng cam công khổ cùng binh sĩ của
mình. Từ khía cạnh nhỏ này chúng hãy thử tưởng tượng.
Một ngày đẹp trời nào đó, một anh lính họ Dương trong đơn vị của Lê Hoàn, buồn tình kêu vi
chủ tướng của mình đến thăm nhà để kết thêm tình thân thiện và trong lần đó Lê Hoàn đã gặp
Dương Vân Nga. Trai tài gái sắc sóng mắt đưa tình . "Thế la tình trong thì đã mặt ngoài còn e".
Mặt khác Ðinh Bộ Lĩnh là chuá tể Hoa Lư dĩ nhiên sắc đẹp của Dương vân Nga và tiếng đồn về
sắc đẹp của nàng khó lòng qua được Ðinh Bộ Lĩnh. Dĩ nhiên Ðinh Bộ Lĩnh không biết mối tình
của Lê Hoàn và Dương Vân Nga và chuyện gì sẽ đến phải đến. Dương Vân Nga về với Ðinh
Bộ Lĩnh không còn con đường khác để chọn.
Chúng ta nhận thấy ÐBL rất tin tưởng ở Lê Hoàn, bằng chứng là Hoa Lư có 10 Ðạo quân thì
trao cả cho Lê Hoàn, nếu Lê Hoàn có lòng phản nghịch thì thật không thể tưởng tượng nỗi. Ở
đây chúng ta thử đặt giả thuyết: Sau khi lấy Dương Vân Nga, Ðinh Bộ Lĩnh mới được biết
Dương Vân Nga chính là người yêu của Lê Hoàn, từ điểm này ÐBL chắc phải có những thử
thách để chứng minh lòng trung thành của Lê Hoàn và Lê Hoàn chắc đã không phụ lòng ÐBL
cuối cùng thì vị chúa tể Hoa Lư đã không ngần ngừ trao cả Thập Ðạo binh của minh cho Lê
Hoàn .
Ngày ÐBL và Ðinh Liễn bị Ðỗ Thích giết, Lê Hoàn còn đang ở ngoài biên ải cùng với binh sĩ
của mình không ở kinh đô Hoa Lư. (Tất cả các bộ sử dù chống đối hay lên án Lê Hoàn đều nói
là sau khi về kinh Lê Hoàn mới tư thông với Dương Vân Nga). Cái mối nghi giết vua không
phải là Ðỗ Thích thì cái nghi ngờ này cũng không đỗ lên đầu Lê Hoàn được. Vậy thì cái mối
nghi này nếu có chỉ ở ba vị tướng còn lại Nguyễn Bặc, đinh Ðiền, Phạm Hạp thôi. Vấn đề này
chúng ta hãy phân tích sau. Tại sao Lê Hoàn không ở kinh đô Hoa Lư mà lại luôn luôn ở ngoài

biên ải? Có lẽ ÐBL dù tin Lê Hoàn cũng không muốn Lê Hoàn ở gần ái hậu của mình thành ra
Lê Hoàn phải ra biên ải và cũng có lẽ chính Lê Hoàn không muốn gặp Dương Vân Nga, thà đi
xa còn hơn.
Cuộc chính biến tại Hoa Lư xẩy ra theo lịch sử sau khi ÐBL và Ðinh Liễn nằm xuống thì 3 ông
tướng kia vì phò ấu chúa Ðinh Tuệ mà chống đối với Lê Hoàn. Ở đây chúng ta cần phải xác
định lại vấn đề phò Ấu chúa có thật có thể xẩy ra vào thời bình minh của Ðai Việt không? Khó
có thể xẩy ra lắm, vì cái gương Dương Tam Kha bỏ Ngô Xương Ngập còn rành rành ra đó chỉ
mới vài chục năm thôi (nước ta lúc đó chủ nghĩa tôn quân chắc còn rất phôi thai). Từ điểm này
chúng ta có thể đưa ra giả thuyết là kẽ làm rối loạn tình hình lúc đó chính là Nguyễn Bặc, Ðinh
Ðiền và Phạm Hạp chớ không phải Lê Hoàn. Vì phải bảo vệ con mình và chính bản thân mình
Dương Vân Nga chắc chắn phải mời Lê Hoàn về kinh đô đê lo mọi sự. Ở đây chúng ta có thể
manh nha thấy được mối quan hệ của Dương Vân Nga và Lê Hoàn thật sự không đơn giản ở
vai trò Hoàng Hậu và Thập Ðạo tướng quân, mà là một mối quan hệ sâu lắng. Khi thấy nguy
ngập thì người đầu tiên Dương Vân Nga nghĩ đến là Lê Hoàn và khi Lê Hoàn về đến kinh đô
tình cảm đè nén của hai người bao nhiêu lâu được dịp bùng nỗ mảnh liệt và cuối cùng Lê Hoàn
đã dẹp được 3 loạn tướng này. Sở dĩ VDV gọi là loạn tướng vì có nguyên nhân của nó. Xin
được trình bày sau đây.
Ðịnh Quốc công Nguyễn Bặc chính là thủy tổ của giòng họ Nguyễn Gia Long sau này. Giòng
họ Nguyxễn bao đời vẫn làm quan lớn trong các triều đình Ðại Việt, VDV chỉ nhớ được
Nguyễn Nộn tổ thứ 9 thì phải trong việc tranh ngôi giữa là Lý và Trần thì có 2 tướng quân
chống Trần phù Lý đó là Nguyễn Nộn và Ðoàn Thượng. Một điểm rất đáng nghi ngờ là vai trò
của quân Tống. Chúng ta đều biết rằng, mỗi lần Tàu đánh Việt đều luôn luôn có người cáo cấp
với tàu tình hình trong nước. Tàu tìm người để dựng lên triều đình bù nhìn rồi cử binh.
- Kiều Công Tiển cầu cứu quân Nam Hán.
- Mông Cổ đưa Trần Di Ái về nước
- Trần Thiêm Bình cầu cứu nhà Minh.
- Lê Chiêu Thống cầu cứu Mãn Thanh
Chỉ có hai cuộc chiến chúng ta không thấy hành động này. Ðó là cuộc chiến của Lê Ðại Hành
và Nhà Lý. Nhà Lý chúng ta có thể thấy được rõ ràng là nhà Lý đánh trước nên Tàu mang quân
qua trả thù. Và câu hỏi lớn, ai là người đã mang tình hình nước ta cáo cấp với quân Tống trong

thời Tiền Lê. Có lẽ không lầm lẫn mà kết luận rằng, chính là họ đấy 3 ông tướng được cái ông
viết Sử Ngô Sĩ Liên khen là những trung thần của nhà Ðinh đấy. Ở đây vai trò của tướng quân
Phạm Cự Lạng lại nỗi bật để xác định sự phản thùng của Nguyễn Bặc, Ðinh Ðiền, Phạm Hạp.
Phạm Cự Lạng là em ruột của Phạm Hạp, thống lĩnh Thiên Tử binh của triều đình.
Từ biên ải xa xôi về kinh đô theo lịnh của Dương Thái hậu. Lê Hoàn khó lòng xoay sở nếu
không có sự giúp đỡ của Phạm Cự Lạng. Thật ra vai trò của Phạm Cự Lạng mới là vai trò chính
yếu trong tất cả các ông tướng lúc bấy giờ. Tay cầm Thiên Tử quân đóng tại Hoa Lư chắc chắn
phải là một người được Ðinh Tiên hoàng hết sức tin tưởng, phải nói là tin tưởng 100% về khả
năng và sự trung thành. Muốn làm cuộc biến loạn thành công không thể bỏ qua Thiên Tử quân
và tướng Phạm Cự Lạng. Âm mưu này của Nguyễn Bặc, Ðinh Ðiền, Phạm Hạp có lẽ Phạm Cự
Lạng đã biết và có lẽ cũng đã biết cả âm mưu cầu viện quân Tống của Nguyễn Bặc, Ðinh Ðiền,
Phạm Hạp nên Phạm Cự Lạng mới một lòng dứt khoát đứng về phía Lê Hoàn. Thật vô lý khi
người ta giết anh ruột mình mà mình còn theo tôn sùng và cúc cung tận tụy dẹp giặc Tống, dẹp
luôn cả anh mình đẩy anh mình vào chổ chết, nếu Nguyễn Bặc, Ðinh Ðiền, Phạm Hạp không là
kẻ có tội với nhà Ðinh và Ðại Cồ Việt. Cuộc đọ sức với Tống triều chứng minh Phạm Cự Lạng
đã hết lòng vì nước vì dân tuyến đầu ngăn chận Hầu Nhân Bảo chờ Lê Hoàn điều binh.
Chiếc áo Hoàng Bào khoát lên vai Thập Ðạo tướng quân, không phải là khoát lên cái ngai vàng
mà là khoát lên cả một sức nặng của cả một dân tộc. Nếu Lê Hoàn đầu hàng Tống để giữ ngôi
vị thì đó là ngôi vua, nhưng lên đường để ra biên ải diệt giặc thù thì cái ngôi vua mõng manh đó
có thật là ngôi vua hay không? hay đó là sức nặng oằn vai của cả giòng tộc đè trên vai người
anh hùng, ngày trở về lại kinh đô ai dám chắc là có. Nói thẳng ra cho dù có Dương Vân Nga
hay không có thì ngai vàng đó chắc chắn cũng lọt vào tay Lê Hoàn khi quân Tống sang xâm
lấn. Hãy nhìn thái độ của các tướng lãnh và binh sĩ hăm hở theo Thập Ðạo tướng quân lên
chiến trường với niềm tin tất thắng thì cũng biết Lê Hoàn được lòng binh sĩ như thế nào. Hành
động khoát áo bào mang nhiều tính chất trìu mến cá nhân của Dương Vân Nga nhiều hơn là
hành động thực tế trao ngai vàng. Còn Dương Vân Nga có sáng suốt hay không sáng suốt hoàn
toàn không có nghĩa gì cả. Mọi việc đã được quyết định khi Phạm Cự Lạng lên tiêng cùng với
binh sĩ yêu cầu Lê Hoàn lên ngôi. Hành động khoát áo là hành động tượng trưng cho tình yêu
của Dương Vân Nga đối với Lê Hoàn mà thôi.
Ngày Lê Hoàn lên đường bình Chiêm mang theo Dương Vân Nga lên chiến trường, điều này

chứng tỏ đã có một tình yêu sâu đậm giữa hai người. Triều đình thiếu gì cung phi mỹ nữ. Tại
sao người theo Lê Hoàn lại là Dương Vân Nga mà không là người khác một thiếu phụ đã có
con và là của thừa của người khác. Tại hạ có dịp đọc một bài viết về ngày giỗ ở Hoa Lư. Tại
Hoa Lư dân thờ Dương Vân Nga chung với Lê Hoàn, khi đến ngày lễ của Ðinh Tiên Hoàng thì
thỉnh Dương Vân Nga đến đền thờ Ðinh Tiên Hoàng một đêm rồi sáng mai đem trả lại đền thờ
của vua Lê. Cúng tế ở Hoa Lư chắc đã truyền từ đời này sang đời nọ không thay đổ và cũng chỉ
những người dân Hoa Lư mới biết được sự thật vầ cuộc tình như thế nào. Ðinh Bộ Lĩnh lấy
Dương Vân Nga phong làm Hoàng Hậu, bình thường mà nói thì Dương Vân Nga là vợ thật sự
của Ðinh Bộ Lĩnh mà Lê Hoàn chỉ là người chấp nối sau này. Nhưng thực tế ở đền thờ thì
Dương Vân Nga lại được coi như là vợ chính thức của Lê Ðại Hành còn Ðinh Bộ Lĩnh chỉ là kẻ
qua đường. Tại sao? câu trả lời chỉ chính do những người dân Hoa Lư lập bàn thờ là chính xác
nhất (đừng quên dân Hoa Lư tôn kính cả hai vua Ðinh-Lê vì cả hai đều xuất thân ở Hoa Lư).
Nói tóm lại cái án của Lê Hoàn do hai nhóm người cố tình gây nên.
Nhóm thứ nhất của Ngô sĩ Liên nhằm mục đính phổ biến Tống Nho và vai trò chính thống của
triều đại (cái tác hại này chúng ta đã thấy như thế nào sau khi Lê Thánh Tông qua đời).
Nhóm thứ hai sử thần Triều Nguyễn nhằm mục đích bôi lọ Lê Ðại Hành để đánh bóng Ðịnh
Quốc Công Nguyễn Bặc với mục đích che dấu âm mưu cướp vương quyền nhân khi loạn lạc.
Ðiều này đã được lập lại dưới vai trò của Nguyễn Nộn.
Lê Đại Hành - Lê Hoàn
(980 - 1005)
Lê Hoàn sinh năm (941) ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá trong một gia đình nghèo khổ "bố
dỡ đó, mẹ xó chùa". Cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen đều lần lượt qua đời khi Lê Hoàn còn
nhỏ tuổi. Bởi vậy, cũng ngay từ bé, Lê Hoàn phải làm con nuôi cho một vị quan nhỏ, người
cùng họ. Lớn lên, Lê Hoàn đi theo Nam Việt vương Đinh Liễn. Dù chỉ là lính thường nhưng trí
dũng khác thường tính tình phóng khoáng nên được cha con Đinh Bộ Lĩnh yêu mến. Trong
công cuộc đánh dẹp các sứ quân, Lê Hoàn tỏ rõ là người có tài nên được Đinh Bộ Lĩnh giao
cho trông coi 2000 binh sĩ. Đến khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ
nghiệp nhà Đinh, Lê Hoàn được phong chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ
(tỗng chỉ huy quân đội kiêm chỉ huy đội quân cấm vệ) của triều đình Hoa Lư. Lúc này Lê Hoàn
vừa tròn 30 tuổi.

Tháng 10 năm Kỹ Mão (979), cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại. Đinh Toàn 6 tuổi
lên ngôi vua, Lê Hoàn làm nhiếp chính, trong một tình thế đầy khó khăn. Các đại thần Đinh
Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp nổi loại nhưng bị Lê Hoàn dẹp tan. Ngô Nhật Khánh, phò mã
nhà Đinh, bỏ vào Nam rước vua Cham pa cùng hơn nghìn chiến thuyền toan cướp kinh đô Hoa
Lư nhưng bị bão đắm hết. Tháng 7 năm Canh Thìn (980), đại quân Tống theo hai đường thủy,
bộ xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn lúc này đã lên ngôi hoàng đế tức Lê Đại Hành vừa triển
khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu vừa sai sứ đưa thư cầu hòa. Vua Tống đòi Dương Vân Nga
và con là Đinh Toàn sang chầu. Tình thế bức bách, Lê Hoàn buộc phải cho quân đánh giặc
quyết bảo vệ đất nước. Ông đã tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng, thắng lợi lớn
trên cả hai mặt thủy bộ, giết được tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nưả quân Tống, buộc vua
Tống phải xuống chiếu lui quân.
Đại thắng năm Tân Tị (981) đã mở đầu kỷ nguyên Đại Việt bách thắng bọn phong kiến phương
Bắc.
Không chậm trễ, Lê Hoàn dốc sức chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên trong, Lê Hoàn
chống cát cứ, xây dụng cơ sở của nền kinh tế. Đối với bên ngoài thì Ông thi hành chính sách
ngoại giao mềm dẻo khôn khéo nhưng cương quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước. Ông là vị
vua nội trị, ngoại giao đều xuất sắc. Chuyện rằng:
Năm Canh Dần (990), vua Tống sai Tống Cảo dẫn đầu đoàn sứ mang chiếu thư sang phong cho
Lê Hoàn hai chữ "Đặc Tiến". Vốn biết nhà Tống hống hách, ngạo mạn, Lê Hoàn thay đổi cách
đón tiếp. Ông sai Đinh Thừa Chính mang chín chiến thuyền và 300 quân sang tận Liên Châu
(Quảng Đông, Trung Quốc), để đón sứ rồi bảo vệ đoàn sứ đến Đại cồ Việt. Tháng 10 năm đó,
đoàn sứ Tông tới kinh đô Hoa Lư trong cảnh tưng bừng khác lạ: dưới sông, chiến thuyền tinh
kỳ san sát; bên các sườn núi, quân lính võ phục chỉnh tề, gươm giáo sánh lòa; trên các cánh
đồng, hàng trăm hàng ngàn trâu bò rong ruổi đen đặc, bụi bay mù mịt. Sứ Tống không thể
không thấy sự hùng mạnh, giàu mạnh của nước Việt.
Theo nghi lễ của Tống triều, khi nhận chiếu thư của "Thiên Triều", vua các nước chư hầu phải
"lạy". Nhưng Lê Hoàn lấy cớ ngã ngựa, bị đau chân, không chịu "lạy". Tống Cảo đành chấp
nhận.
Sau bữa tiệc vui, Lê Hoàn cho người khiêng một con trăn lớn, dài vài trượng đến quán dịch nói
với sứ Tống:

- Nếu sứ thần ăn được thịt trăn thì vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời.
Sứ Tống khiếp đảm từ chối.
Lần khác, Lê Hoàn cho dắt tới hai con hổ dữ để sứ thần thưởng ngoạn. Sứ thần lại một phen sợ
toát mồ hôi.
Trước khi bọn Tống Cảo về nước, Lê Hoàn bảo họ:
- Sau này, nếu có quốc thư thì nên giao nhận ngay đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây
nữa.
Năm Quý Tị, nhà Tống sắc phong cho vua Đại Hành làm Giao Chỉ quận vương rồi năm Đinh
Dậu (977) là Nam Bình Vương.
Năm ất Tị (1005) vua Lê Đại Hành mất, thọ 65 tuổi, làm vua được 24 năm
Lê Đại Hành và Dương Vân Nga (thiên tình sử)
Lê Đại Hành (tiểu sử )
Lê Đại Hành (941–1005), húy Lê Hoàn, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến
1005.
Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu, tức ngày 10 tháng 8 năm 941 tại Xuân Lập, Thọ Xuân,
Thanh Hoá. Có thuyết cho rằng ông sinh ở Thanh Liêm, Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia
đình nghèo, cha là ông Lê Mịch, mẹ là bà Đặng Thị Sen. Một vài tài liệu cho rằng Lê Hoàn
không biết cha mình là ai và có một giai thoại: lúc mẹ đi cấy ở cánh đồng Tích Nội (đồng
Trẩy), có một đóa hoa sen cứ dạt vào trước mặt bà. Bà cố đẩy nó ra xa, nhưng nó lại dạt vào
như cũ. Bà liền lấy bóc ra ăn. Không ngờ sau đó thụ thai đến 13 tháng mới sinh ra Lê Hoàn.
Phò Đinh
Thập đạo tướng quân
Cha mẹ qua đời sớm, Lê Hoàn được một vị quan nhỏ là Lê Đột nhận về nuôi. Lớn lên ông đi
theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và đã lập được nhiều chiến công, Đinh Bộ Lĩnh giao cho ông
chỉ huy 2.000 binh sĩ.
Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà
Đinh. Lê Hoàn có công lao trong cuộc đánh dẹp và được giao chức vụ Thập đạo tướng quân,
Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ
huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó ông mới 27 tuổi.
Nhiếp chính

Tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Vệ vương Đinh Toàn
mới 6 tuổi lên ngôi vua. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính trong một tình thế đầy khó khăn.
Các đại thần thân cận của Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc cùng tướng Phạm Hạp nổi
dậy chống lại Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn nhanh chóng đánh dẹp, ba người đều bị giết. Phò mã
nhà Đinh là Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chăm Pa với hơn nghìn chiến thuyền
định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết.
Làm vua
Phá Tống bình Chiêm
Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc có ý định cho quân tiến vào đánh
chiếm Đại Cồ Việt. Vua Tống nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa triều Đinh bắt phải quy phụ
đầu hàng.
Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn
Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi lấy niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ
Việt, đóng đô tại Hoa Lư. Lê Đại Hành cử Phạm Cự Lạng (Lượng), em của Phạm Hạp làm đại
tướng quân.
Đầu năm 981, vua nhà Tống phát quân sang đánh Đại Cồ Việt, cử các tướng Hầu Nhân Bảo,
Tôn Toàn Hưng, Triệu Phụng Huân, Quách Quân Biện, Giả Thực, Vương Soạn cầm quân chia
hai đường thủy bộ. Sau hai trận thắng lớn Bạch Đằng, Tây Kết, quân Lê giết được Hầu Nhân
Bảo, bắt sống Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân, quân Tống rút lui về nước.
Năm sau, Lê Đại Hành lại mang quân vào nam đánh Chiêm Thành vì trước đó vua nước này
bắt giữ sứ giả của Đại Cồ Việt, đại phá được quân Chiêm Thành, giết chết vua Chiêm là Bà Mỹ
Thuế.

×