Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Mẹo hay cho thai kỳ hoàn hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.71 KB, 9 trang )

Tin tuc - Mẹo hay cho thai kỳ hoàn hảo
1. Bổ sung vitamin trước khi mang thai
Đây là việc làm khôn ngoan. Nó cho thấy bạn đã lên kế hoạch cho một thai kỳ mẹ và bé cùng khỏe
mạnh.
Hệ thống thần kinh, đặc biệt là bộ não và cột sống của em bé sẽ hình thành và phát triển ngay từ
những ngày đầu tiên mẹ bầu mang thai. Chính vì vậy, chị em phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần
thiết như axit folic, can xi, sắt những nguyên liệu tạo nền tảng cho quá trình phát triển của thai nhi.
Bổ sung vitamin trước và trong suốt thai ký. (Ảnh minh họa)
Vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ muốn có con, bà bầu có sẵn tại các nhà thuốc tây. Nếu cẩn thận,
chị em nên đi khám sức khỏe trước khi quyết định mang thai, đồng thời yêu cầu bác sĩ kê toa thuốc
phù hợp.
Trong một số trường hợp đặc biệt, một số người cảm thấy buồn nôn hoặc thấy việc uống các loại
thuốc này “khó khăn” thì nên uống vào buổi tối, sau đó ăn nhẹ.
Nhai kẹo cao su hoặc ngâm kẹo cứng cũng rất hiệu quả với trường hợp này.
2. Tập thể dục
Để có một thai kỳ lành mạnh và là một mẹ bầu năng động thì bạn cần tạo cho mình thói quen tập thể
dục hàng ngày.
Nó giúp chị em kiểm soát cân nặng, cải thiện quá trình lưu thông máu để ngủ ngon và có ảnh hưởng
nhất định đến tâm trạng mỗi ngày của thai phụ.
Những môn thể thao như yoga, bơi lội, đi bộ là những hoạt động phù hợp với hầu hết phụ nữ mang
thai. Nhưng trước khi luyện tập, mẹ bầu nên đi kiểm tra sức khỏe và được sự cho phép của bác sĩ
chuyên khoa đã nhé!
Mặc dù việc luyện tập thể dục, thể thao có những ưu điểm như vậy nhưng chị em không nên lạm dụng.
Chỉ nên tập 15-20 phút/ngày. Vừa tập vừa nghe chừng sức khỏe của bản thân.
3. Viết ra dự định cho ngày sinh
Bạn có thể viết ra một bản kế hoạch cụ thể như: ngày sinh bạn muốn có những ai tới bệnh viện. Ai là
người được phân công mang đồ vào bệnh viện. Thậm chí là viết ra số điện thoại hãng taxi bạn sẽ gọi
khi tới bệnh viện.
Đừng nghĩ đây là những chuyện đơn giản, không cần thiết. Khi viết ra những điều cần làm cụ thể, bạn
mới phát hiện còn thừa thiếu chuyện nào thì mới kịp thời bổ sung.
4. Bản thân luôn học tập


Cho dù đây không phải là lần đầu tiên bạn mang thai thì việc tham gia lớp học tiền sản sẽ không bao
giờ thừa cho bạn.
Thai phụ sẽ cảm thấy an tâm vì được chuẩn bị tốt trong suốt thời gian mang thia và ngày sinh nở sẽ
đến. Hãy nhớ là không phải lần nào mang thai cũng giống nhau đâu mẹ bầu!
Mẹ bầu nên tìm hiểu các thông tin diễn ra trong lúc sinh, các kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh. Tại đây,
chị em có thể nêu những câu hỏi mà mình đang băn khoăn. Bạn cũng có cơ hội để tiếp xúc và làm
quen nhiều hơn với các nhân viên y tế.
Tham gia các lớp học tiền sản không bao giờ là thừa
dù bạn đã từng sinh nở. (Ảnh minh họa)
Một điều không thể bỏ qua, là thông báo về bệnh sử trong gia đình của bạn. Nói chuyện với bác sĩ các
vấn đề trong lần mang thai trước hoặc một số trường hợp khuyết tật bẩm sinh xuất hiện trong gia
đình.
5. Thực hành bài tập Kegels
Bài tập Kegels giúp chị em tăng cường sự dẻo dai cho cơ xương chậu. Đồng thời có tác dụng rất tốt
đến bàng quang, ruột, tử cung của bạn.
Khi thực hiện đúng động tác, bài tập đơn giản này có thể giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn
và ngăn chặn chứng tiểu són không mong muốn.
Không ai có thể biết bạn đang tập Kegels, vì vậy bạn có thể thực hành nó bất kỳ đâu và bất cứ lúc nào.
6. Thay đổi thói quen làm việc nhà
Những công việc nhà hàng ngày như cọ rửa phòng tắm hoặc dọn dẹp chất thải của vật nuôi cũng có
thể trở thành việc gây hại cho mẹ bầu.
Nguyên do là việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, nâng vật nặng hoặc tiếp xúc với các vi khuẩn tồn tại
trên lông thú vật có thể gây hại cho bạn và thai nhi.
Hãy lưu ý và tránh các công việc sau:
- Nhấc vật nặng
- Dọn dẹp sân vườn ( tránh vi khuẩn toxoplasmosis, một bệnh do ký sinh trùng gây ra, chúng thường
có ở chó mèo)
- Sử dụng hóa chất mạnh
- Đứng gần nơi có nhiệt độ cao liên tục như: bếp lò nóng, bếp sưởi.
- Nên sử dụng găng tay sau khi dọn dẹp nhà cửa. Rửa tay kỹ sau khi xử lý thịt sống.

7. Theo dõi cân nặng
Bạn đang có một em bé nên chuyện ăn uống không thể như trước. Và đương nhiên bạn sẽ tăng cân
trong thời gian mang thai.
Việc tăng cân quá nhiều sẽ khiến chị em khó giảm cân sau sinh và có những mặt tiêu cực khác đến
sức khỏe. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không lên cân nhiều trong suốt thai kỳ thì có thể ảnh hưởng đến sự
phát triển của em bé, thâm chí có nguy cơ sinh con nhẹ cân.
Mẹ bầu nên lưu ý về cân nặng của bản thân trong suốt
thời gian mang thai. (Ảnh minh họa)
Sau đây là một số ý kiến mà các chuyên gia khuyến cáo về cân của thai phụ dựa trên chỉ số khối cơ
thể của phụ nữ trước khi có bầu.
- Cân nặng dưới tiêu chuẩn: Đạt được 12,7-18 kg
- Bình thường: 11,3-15,9 kg
- Thừa cân: 6,8-11,3 kg
- Béo phì: 5,0-9,1 kg
Thường xuyên thăm khám và theo dõi cân nặng đến đảm bảo tốc độ cân nặng ổn định.
8. Chọn giày dép phù hợp
Đây là cơ hội để bạn có thể sắm sửa nhiều giày dép cho mình. Những thay đổi của cơ thể trong từng
giai đoạn mang thai khiến kích cỡ chân của chị em cũng thay đổi theo.
Khi bụng bầu ngày càng phát triển, nó sẽ tạo áp lực lên đôi chân của thai phụ khiến nhiều người cảm
thấy đau mỏi chân. Vài những tháng cuối, do hiện tượng giữ nước bàn chân còn có triệu chứng phù nề,
sưng lên.
Những đôi giày thoái mải, chất liệu tốt và an toàn sẽ phù hợp với mẹ bầu hơn là những đôi giày cao
gót thời trang.
9. Thận trọng khi đi spa
Những mệt mỏi của thai phụ trong thời gian mang thai có thể được nhà trị liệu massage đánh bay
nhanh chóng. Tuy nhiên trước khi đi spa, chị em cần lưu ý:
- Tránh các phòng tắm hơi: nhiệt độ cao và hơi nước nhiều trong phòng tắm hơi không tốt cho phụ nữ
mang thai.
Thai phụ cần lưu ý với nhà trị liệu các tinh dầu được sử dụng trong quá trình massage.(Ảnh minh họa)
- Dầu massage có hương liệu: một số loại dầu dùng massage có thể gây co thắt tử cung, đặc biệt là

trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Bên cạnh đó một số loại dầu có thể gây dị ứng với thai phụ,
mặc dù trước đó họ vẫn dùng bình thường. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia về độ an toàn của dầu
massage trước khi sử dụng.
Một số loại tinh dầu chiết xuất từ cây bách xù, hương thảo, cây từ tô được khuyến cáo không nên
dùng cho thai phụ.
10. Bổ sung thực phẩm giàu folate
Axit folic là rất quan trọng cho sự phát triển ống thần kinh của thai nhi, bao gồm cả tủy sống. Nó cũng
có ý nghĩa quan trọng tạo ra các tế bào máu mới.
Ngay từ khi chuẩn bị mang thai và suốt 9 tháng thai kỳ, chị em nên bổ sung nguồn dinh dưỡng giàu
folate từ các thực phẩm tự nhiên như như ngũ cốc, măng tây, đậu lăng, mầm lúa mì, cam, nước cam.
11. Đừng quên trái cây tươi
Hầu hết các bác sĩ đều khuyên thai phụ nên hạn chế sử dụng caffeine trong thời gian mang thai, vì nó
có thể ảnh hưởng xấu đến mẹ và em bé.
Nhiều bà mẹ cảm thấy đây là điều khó khăn vì họ đã quên được dùng tách cà phê buổi sáng để có

×