Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mấy vấn đề về nghiên cứu văn học dân gian qua văn bản ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.67 KB, 5 trang )

Mấy vấn đề về nghiên cứu văn
học dân gian qua văn bản








Vì vậy việc văn bản hóa đòi hỏi người ghi chép phải có hiểu biết và có kỹ năng.
Đành rằng người ghi chép bao giờ cũng dựa vào đặc điểm ngôn ngữ của thời đại mình.
Song vẫn phải tôn trọng trạng thái ngôn ngữ của tác phẩm văn học khi nó ra đời để đưa vào
văn bản là một sự tính toán khoa học. Ở đây, cần sự phối hợp tri thức của nhiều lĩnh vực.
Trên thực tế, không phải ai nghiên cứu VHDG cũng đều tham gia công tác điền dã và
không phải người điền dã nào cũng đều là nhà Folklore học. Cho nên sai lầm trong quá
trình văn bản hóa là điều khó tránh khỏi. Như đã nói, việc nghiên cứu từ trước đến nay ở
nước ta thường chú trọng đến hướng sử dụng loại văn bản thứ nhất. Trên cơ sở đó, các nhà
Folklore đã xác lập được kiểu cấu trúc tác phẩm thể loại, tìm hiểu đặc tính dân tộc ẩn chứa
dưới các công thức ổn định. Nói cách khác, người ta đã mô tả được thi pháp thể loại và xa
hơn là khám phá được sự vận động của các kiểu cấu trúc ấy qua các thời đại để chỉ ra thi
pháp lịch sử của nó. Đấy là thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên khuynh hướng hàn lâm hóa
trong nghiên cứu VHDG này ở nước ta ít nhiều đã qua các tác giả sách giáo khoa, thâm
nhập vào chương trình VHDG các cấp học phổ thông, từ hơn 30 năm trở lại đây, xen với
khuynh hướng xã hội học thuần tuý, dung tục trong dạy và học suốt một thời gian dài đã
biến tác phẩm và công việc tìm hiểu tác phẩm thành những khuôn mẫu cứng nhắc, nhưng
lại nhân danh giá trị truyền thống văn hóa… Tình trạng đó là có thể hiểu được, song bản
chất nghệ thuật dân gian vốn sinh động, độc đáo chứ không thuần túy nằm ở công thức,
khuôn mẫu dân gian như thi pháp miêu tả mà ta đã biết. Do vậy, hướng nghiên cứu loại văn
bản thứ hai sẽ cho ta một cái nhìn toàn diện hơn về đời sống của VHDG. Trước đây, người
ta vẫn quan tâm đến hình thức diễn xướng và mối quan hệ giữa tác phẩm với môi trường


sống chứ chưa quan tâm xem xét nó trên bình diện văn bản, đúng hơn là việc văn bản hóa
các hoạt động đó. Ở góc độ này, ngôn từ của VHDG vừa hoàn thiện vừa thô mộc và cả lệch
chuẩn, điều mà người làm công tác điền dã thường thấy. Từ nhận thức trên, nên chăng cần
phải xem lại các khái niệm “tinh tuyển”, “thô mộc” của tác phẩm VHDG như các nhà sưu
tuyển vẫn làm theo hướng thứ nhất? Việc tồn tại, lưu hành VHDG trong trí nhớ và hành
ngôn của dân gian khá đa dạng. Mỗi hình thức tồn tại ở dạng hành ngôn cá thể dù ở mức
độ nào cũng đều có giá trị thực tiễn của nó. Nếu ghi lại được trung thực các dạng thức
hành ngôn ấy, người nghiên cứu sẽ thấy được nhiều thông điệp có giá trị về bản chất của
quá trình vận động VHDG. Vì vậy việc tước bỏ đi hàng loạt tác phẩm trong quá trình sưu
tầm vì lý do nào đi nữa cũng đều là một sự lãng phí ghê gớm. Do đó, theo chúng tôi, về
mặt nguyên tắc cần tôn trọng các văn bản ghi nhận trung thực khách quan dạng thức tồn
tại tác phẩm để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Muốn vậy, cần phải xem
tác phẩm VHDG dưới góc độ hành động ngôn từ chứ không chỉ dừng lại ở quan niệm yếu
tố ngôn ngữ thuần túy trong văn bản.
2. Tác phẩm văn học dân gian xét từ góc độ là sản phẩm của hành động ngôn từ
Khi xét yếu tố ngôn ngữ trong văn bản tác phẩm VHDG sẽ thấy phổ biến hiện tượng
biến thể mà các nhà Folklore gọi là dị bản. Tuy vậy, trên thực tế số lượng dị bản được văn
bản hóa lại rất có hạn so với dị bản tồn tại trong thực tế. Chính các biến thể sinh động từ đời
sống tạo nên sức sống cho VHDG. Việc văn bản hoá vì thế cần thể hiện đúng các hình thức
hành ngôn ấy và hơn thế là hành động tổng hòa các tri thức với cách hành xử trong tình
huống cụ thể. Hành động ấy biến hóa trong tình thế, khoảnh khắc và thăng hoa nhờ sự giao
tiếp. Ta thường nêu các thuộc tính như tính tập thể, tính nhân dân của VHDG và xem đấy là
hoạt động sáng tạo mà ít để ý đến vai trò cá nhân trong việc thể hiện cái hồn tác phẩm qua
hành ngôn. Vấn đề ở đây cũng không đơn thuần là công việc cá nhân khởi xướng và tập thể
lưu giữ mà cần phải hiểu đó như là kết quả sự tương tác giữa cá thể sáng tạo với tập thể qua
hành động giao tiếp bằng ngôn từ. Theo quan niệm của các nhà ngữ học thì sử dụng ngôn
ngữ, từ trong bản chất, là một hành động. Khi nói ra một câu nói, người nói thực hiện một
hành động, ta gọi đó là hành động ngôn từ. Hành động đó gắn với một ngữ cảnh cụ thể với
tất cả sự phong phú và sinh động của nó. Nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rõ hơn hành
động ngôn từ trong VHDG là loại hành động nặng về tính biểu diễn và tác động, khác với

ngôn ngữ miêu tả hay ngôn ngữ biểu đạt. Lâu nay, vấn đề này không phải không được đề
cập đến, nhưng sự thực người ta chưa chú ý đến khoảnh khắc thăng hoa, trạng thái tâm lý
và hiệu ứng nghệ thuật của hành động ngôn từ ấy trong một ngữ cảnh cụ thể. Ngay từ đầu
thế kỷ XX, lý luận trình thức truyền miệng hay là thi pháp truyền miệng của John Miles
Foley đã khởi xướng cho một khuynh hướng tiếp cận VHDG qua hình thức diễn ngôn. Ông
cũng đã đề cập đến ý nghĩa biểu đạt của biểu diễn và văn bản. Hướng nghiên cứu hành
động ngôn từ này theo ông không đối lập với nghiên cứu văn bản. Về sau, Socolop trong
công trình Folklore Nga theo khuynh hướng này đã cố gắng giải thích việc các nghệ nhân
tái tạo truyền thống thơ ca dân gian theo cảm xúc và khiếu thẩm mỹ riêng của mình. Tuy
nhiên cách hiểu này chỉ dừng lại ở cái gọi là cá thể hoá trạng thái cá nhân trong khoảnh
khắc không gian vàthời gian nhất định mà vẫn chưa xem các khoảnh khắc hành ngôn là đối
tượng khảo sát chính. Theo tôi cần phải xác định lại rằng văn bản VHDG là sự chuyển thể
từ diễn ngôn sang văn bản. Cho nên một diễn ngôn chỉ tương đương với một trạng thái
hành ngôn. Diễn ngôn VHDG chỉ là trạng thái hành động ngôn từ cụ thể của cá nhân hình
thành từ tương tác với cộng đồng. Ở đó hành động ngôn từ hình thành trên nền trạng thái
tâm lý, cảm xúc và quy ước về kiểu tư duy, biểu đạt giữa cá nhân với cộng đồng. Nhờ sự
tương tác đó mà hành động ngôn từ được thăng hoa, thể hiện sinh động sự cảm nhận về thế
sự và cảm xúc thẩm mỹ… vì vậy, vượt ra khỏi khuôn khổ các công thức truyền thống. Do
đó, tiếp nhận VHDG không thể thuần túy qua ngữ nghĩa trong ngôn từ của văn bản mà phải
từ sự cọ xát trong giao tiếp, ứng xử. Ở đó ngôn ngữ được xem là sản phẩm của hành động
để tạo nên hiệu ứng nghệ thuật cho tác phẩm. Cho nên có thể nói nếu văn bản VHDG chỉ
đóng khung trong một số yếu tố ngôn từ được tinh lọc gọt giũa của văn bản mà không được
xét qua hành động ứng xử sẽ không thấy hết giá trị đích thực của nó. Từ đấy, vấn đề đặt ra
cho người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy VHDG là không thể không tiếp cận với
VHDG trong đời sống thực của nó để hiểu thấu đáo cái phần ngôn ngữ sinh động ẩn đằng
sau văn bản. Người nghiên cứu cần ghi chép các hình thức hành ngôn của các lứa tuổi, nghề
nghiệp thuộc từng vùng văn hóa, địa phương để thấy tính đa dạng, khả năng tạo nghĩa của
nó. Ít nhất qua hoạt động này, ta sẽ cảm thụ đúng hơn bản chất trạng thái sống của tác phẩm
ngoài văn bản. Trên cơ sở đó, theo chúng tôi, các văn bản được ghi chép dù tinh lọc hay
còn thô mộc đều bình đẳng trong tư cách là đối tượng nghiên cứu. Có văn bản hoàn chỉnh,

có văn bản thô mộc… Tất cả sẽ cho ta bức tranh sống động về sự tồn tại và vận động của
các thể loại VHDG. Những vấn đề đặt ra trên đây đòi hỏi những người nghiên cứu cần chủ
động văn bản hóa tư liệu từ chính việc sưu tầm, khảo sát của mình. Mỗi văn bản thể loại
VHDG sẽ tương ứng với những điều kiện và nguyên tắc ứng xử cụ thể mà trong phạm vi
bài viết này chưa thể nêu hết được. Dĩ nhiên để làm được việc này cũng như đi sâu khám
phá nội dung, chiều sâu của tác phẩm còn cần nhiều tri thức khác.
Gần đây người ta đề cao phương pháp nghiên cứu liên ngành, đó là một hướng tiếp
cận cần thiết và có nhiều ưu thế.
Nghiên cứu VHDG theo hướng tiếp cận ngữ văn học, nói rõ hơn là tiếp cận từ góc
độ hành động ngôn từ, giúp người nghiên cứu, một mặt, nắm bắt đúng đặc trưng thẩm mĩ,
bản chất các diễn ngôn văn học dân gian; mặt khác, xác lập được các nguyên tắc, các hệ
thống thao tác văn bản hóa tác phẩm một cách chuẩn xác, cũng như hiểu sâu hơn ý nghĩa
của việc văn bản hóa tác phẩm một cách khoa học
(3)
.
Theo chúng tôi hướng tiếp cận này là rất hữu ích và đầy triển vọng đối với việc
nghiên cứu văn học dân gian, nhất là nghiên cứu văn học dân gian theo vùng địa lý - văn
hóa - lịch sử

×