Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

VƯỢT QUA KHÓ KHĂN, MỞ ĐẦU QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN (1986 - 1989)_1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.2 KB, 7 trang )

VƯỢT QUA KHÓ KHĂN, MỞ ĐẦU
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN
(1986 - 1989)


Khi đường lối đổi mới toàn diện của Đảng được triển khai thực hiện,
cũng là lúc tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp.

Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng, trực tiếp
thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá trong xu thế chung là độc lập, hoà bình
và phát triển, các nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau.

Những biến động phức tạp diễn ra tại Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu gây ra nhiều bất lợi cho cách mạng Việt Nam. Công cuộc
cải tổ ở Liên Xô không sửa chữa được những sai lầm trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội trước đây, trái lại, đưa đất nước Xôviết lún sâu
vào khủng hoảng kinh tế, chính trị. Tháng 5-1987, Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Liên Xô Goócbachốp tuyên bố chuyển trọng tâm cải tổ sang
lĩnh vực chính trị theo khuynh hướng xã hội - dân chủ, làm biến chất
Đảng Cộng sản Liên Xô, chấp nhận đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu bắt đầu trầm
trọng từ Ba Lan, Hunggari. Tháng 3-1988, Chính phủ do Đảng Công nhân
thống nhất Ba Lan lãnh đạo từ chức. Tháng 9-1988, Uỷ ban Trung ương
Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hunggari chấp nhận đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập, cho phép các thế lực chống đối chủ nghĩa xã hội
công khai hoạt động. Chủ nghĩa đế quốc chớp lấy cơ hội đó, tăng cường
hoạt động "diễn biến hoà bình".

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, khủng hoảng kinh tế - xã hội


của nước ta vẫn diễn ra nghiêm trọng. Các năm 1987 - 1988, lương thực
thiếu, nạn đói xảy ra ở nhiều tỉnh, lạm phát cao, đời sống nhân dân rất
khó khăn. Các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội tăng. Trên lĩnh vực
tư tưởng chính trị xuất hiện một số luận điểm phủ nhận con đường
cách mạng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa Mác - Lênin, ca ngợi dân chủ
tư sản và đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Về mặt an ninh, quốc
phòng, chủ quyền lãnh thổ trên tuyến biên giới phía Bắc và quần đảo
Trường Sa của nước ta luôn luôn bị xâm phạm. Các thế lực thù địch lấy
cớ quân tình nguyện Việt Nam chưa rút hết khỏi Campuchia để tiếp tục
cô lập Việt Nam. Mỹ vẫn cấm vận về kinh tế đối với nước ta. Quan hệ
kinh tế giữa Liên Xô và các nước Đông Âu với nước ta bị thu hẹp.

Thuận lợi cơ bản của đất nước ta là đường lối đổi mới của Đảng được
toàn dân nhất trí, tin tưởng và từ đó khơi dậy nhiều nguồn lực, tiềm
năng lao động sản xuất, kinh doanh của nhân dân.

Để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, đưa đất nước ta khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, điều kiện tiên quyết là giữ vững ổn định chính trị,
phát triển kinh tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi, phá thế bị bao vây
và cấm vận, xây dựng Đảng ngang tầm yêu cầu và nhiệm vụ của công
cuộc đổi mới.

Nhiệm vụ cấp bách cần được giải quyết ngay sau Đại hội VI là tháo gỡ
những ách tắc trong phân phối, lưu thông.Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp
hành Trung ương khoá VI họptừ ngày 1 đến ngày 9-4-1987 xác định
phân phối, lưu thông đang là mặt trận nóng bỏng. Nghị quyết Hội nghị
đặt mục tiêu giảm tỷ lệ bội chi ngân sách, giảm nhịp độ tăng giá, giảm
lạm phát, giảm khó khăn về đời sống của nhân dân lao động theo
hướng xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, nâng cao vai trò chủ
đạo của kinh tế quốc doanh, phát huy tính tích cực của các thành phần

kinh tế khác, mở rộng giao lưu hàng hoá, giải phóng sức sản xuất. Hội
nghị đề ra những quy định mới về giá cả và lưu thông vật tư - hàng hoá,
chính sách và biện pháp giải quyết tiền lương và đời sống của công
nhân, viên chức và lực lượng vũ trang; chính sách và biện pháp tăng
thu, hạn chế bội chi ngân sách, giảm tốc độ lạm phát; thực hiện chính
sách thu mua nông sản của nông dân theo giá thoả thuận, điều chỉnh cơ
cấu kinh tế và đầu tư theo hướng dành ưu tiên cho ba chương trình
kinh tế lớn.

Những chủ trương về phân phối, lưu thông của Hội nghị chưa tạo ra
được chuyển biến mới trong đời sống. Trước tình hình đó, Hội nghị lần
thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (họp từ ngày 20 đến ngày
28-8-1987) khẳng định: Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành
Trung ương Đảng là đúng đắn, song cần có những bước đi thích hợp với
điều kiện thực tế, vừa tích cực vừa vững chắc. Hội nghị bổ sung những
chủ trương và biện pháp cấp bách về phân phối, lưu thông.Về giá, phấn
đấu tiến tới thực hiện cơ chế một giá, song trước mắt, đối với từng mặt
hàng, cần xem xét cụ thể để áp dụng cơ chế một giá hay hai giá. Về
lương, phải thực hiện chế độ lương thống nhất trong cả nước, định
mức lương mới cho các khu vực sản xuất, hành chính sự nghiệp và lực
lượng vũ trang.Về ngân sách, phải thi hành các biện pháp giảm tỷ lệ bội
chi ngân sách và bội chi tiền mặt bằng cách tăng thu, triệt để tiết kiệm
chi, giữ vững kỷ cương, chống tiêu cực. Hội nghị còn ra nghị quyết về
chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang hạch toán
kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế.

Ngày 12-9-1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết vềcuộc vận động làm trong
sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và bộ máy nhà nước,
làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Nghị quyết bao hàm những nội dung
quan trọng của cuộc vận động trong nội bộ Đảng, chính quyền và trong

toàn xã hội nhằm loại bỏ những hiện tượng tiêu cực, thoái hoá, tăng
cường năng lực lãnh đạo của Đảng và năng lực hoạt động của các cơ
quan nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Cuộc
vận động được tiến hành trong cả nhiệm kỳ Đại hội VI với tinh thần cơ
bản là xây dựng con người mới, nếp sống mới xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
tài sản xã hội chủ nghĩa, lập lại kỷ cương trong Đảng và ngoài xã hội.
Ngày 21-9-1987, Ban Bí thư ra Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo báo chí
trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, uốn nắn những lệnh lạc của báo
chí, định hướng cho báo chí trong chống tiêu cực, đề xuất chủ trương
soạn thảo Luật báo chí mới.

Ngày 28-11-1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về đổi mới và nâng cao
trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hoá, phát huy khả
năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một
bước mới.

Đầu tháng 11-1987, Bộ Chính trị và Ban Bí thư ra nghị quyết và chỉ thị
về nhiệm vụ quốc phòng: phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước,
đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, làm thất bại
âm mưu chiến lược của chúng, ngăn chặn và sẵn sàng đánh thắng các
loại chiến tranh xâm lược. Các cấp bộ Đảng được giao nhiệm vụ xây
dựng các khu vực phòng thủ chiến lược vững chắc, tăng cường củng cố
lực lượng vũ trang địa phương, thực hiện các chính sách hậu phương
quân đội. Quân đội nhân dân được tăng cường về mọi mặt, từng bước
tiến lên chính quy, hiện đại. Nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội nhằm giữ vững ổn định chính trị được kết hợp chặt chẽ
với nhiệm vụ quốc phòng và cũng có những bước tiến mới.

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (họp từ ngày 8
đến ngày 17-12-1987) ra nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội trong ba năm 1988 - 1990. Hội nghị đánh giá tình
hình, nêu rõ những chuyển biến bước đầu trên các mặt hoạt động của
Đảng và nhân dân ta theo nội dung đổi mới của Đại hội VI. Tuy nhiên,
những chuyển biến tiến bộ mới là bước đầu và những nhân tố mới vẫn
còn mang tính chất bộ phận, chưa thật vững chắc, tình hình kinh tế - xã
hội vẫn tiếp tục diễn biến xấu. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến
tình hình đó, Hội nghị nêu rõ những khuyết điểm về lãnh đạo, chỉ đạo
mà trách nhiệm chính thuộc về Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư, Hội đồng Bộ trưởng.

Hội nghị xác định: Trong ba năm 1988 - 1990, toàn Đảng, toàn dân phải
phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu ổn định một bước quan trọng
tình hình kinh tế - xã hội, chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế - xã hội trong các năm sau. Để đạt được mục tiêu đó phải:
phát triển mạnh mẽ sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả kinh tế, trước hết phải tập trung sức thực hiện ba chương
trình kinh tế, đặc biệt là chương trình lương thực - thực phẩm; chuyển
mạnh các hoạt động kinh tế sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ
nghĩa; áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật; khuyến khích các thành
phần kinh tế khai thác mọi năng lực sản xuất; đổi mới tổ chức và cán
bộ. Nghị quyết đề ra nhiều chủ trương và biện pháp lớn cho việc thực
hiện kế hoạch ba năm 1988 - 1990.

Bước sang đầu năm 1988, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tiếp tục
đương đầu với nhiều khó khăn gay gắt về kinh tế và những diễn biến
phức tạp về quốc phòng. Trước hết là tình trạng thiếu lương thực, dẫn
đến nạn đói ở 21 tỉnh miền Trung và miền Bắc. Sản xuất công nghiệp và
thủ công nghiệp bị giảm sút, giá hàng tăng cao.


×