Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khuynh hướng đề cao tính chân thực và tình cảm tự nhiên trong quan niệm văn học thế kỉ XVIII-XIX pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.42 KB, 5 trang )

Khuynh hướng đề cao tính
chân thực và tình cảm tự
nhiên trong quan niệm văn
học thế kỉ XVIII-XIX



Tuy nhiên trong truyện nôm có thể có những đoạn trữ tình mô tả cuộc sống
tình cảm và những biến động tâm lý của các nhân vật. Cũng như vậy, trong ngâm
khúc có thể có những đoạn tả truyện, tả cảnh khi kể về những việc gì đó liên quan
đến sinh hoạt của các nhân vật. Sự giao thoa giữa yếu tố trữ tình và tả truyện, tả
cảnh như vậy trong ngâm khúc cũng như trong truyện nôm không thể làm giảm tính
loại biệt cơ bản của hai thể loại này.
Về hình thức nghệ thuật, truyện nôm sử dụng thể lục bát, còn ngâm khúc sử
dụng thể song thất lục bát. Tiêu biểu cho thể loại ngâm khúc là các tác phẩm: Chinh
phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Tự tình khúc, Hà Tiên thập cảnh vịnh khúc…
Như vậy, truyện nôm và ngâm khúc, không những chỉ khác nhau ở phương
thức biểu hiện như truyện nôm với tính chất chủ yếu mô tả, tự sự còn ngâm khúc
với tính chất chủ yếu là trữ tình, không chỉ khác nhau ở hình thức nghệ thuật thơ ca,
với truyện nôm là thể lục bát, còn ngâm khúc là thể song thất lục bát, mà truyện
nôm và ngâm khúc còn được phân biệt với tư cách một thể loại văn học.
Các thể loại tự sự (truyện thơ nôm) và trữ tình (ngâm khúc), ở giai đoạn văn
học thế kỷ XVIII- XIX đã góp phần thể hiện khuynh hướng đề cao tình cảm tự
nhiên cũng như khuynh hướng mang tính chân thực gần gũi cuộc sống của thơ văn
thời kỳ này.
Khuynh hướng thực tiễn trong sáng tác của thời đại đã được thể hiện trong
những quan niệm văn học của thế kỷ XVIII- XIX ở nước ta. Các học giả giai đoạn
này đã có những nhận thức mới về hiện thực và nêu lên được những mệnh đề có hạt
nhân duy vật. Lê Quý Đôn nói: “Có vật tức là có quy tắc” (Thư kinh diễn nghĩa).
Trần Danh Lâm lại nói: “Trong khoảng trời đất, vốn có sẵn đạo lý. Đạo lý ấy là bao
la vô cùng. Bản thể của nó rất tinh vi. Công dụng của nó rất rõ rệt” (Tựa Vân đài


loại ngữ). Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác viết: “Nguồn gốc của sự sinh trưởng
hủy diệt là do sự vận hành âm dương mà ra” (Nội kinh yếu chí). Đó là quan niệm
duy vật về nguồn gốc và bản thể của ý thức và sinh mệnh cũng như mối quan hệ
giữa tinh thần và thân xác. Bùi Dương Lịch nói về những hiện tượng thiên nhiên
như những vận hành vật lý của vũ trụ: “Ngọn núi kia đã là nơi đèo heo hút gió,
người ta ít đến thì tất nhiên cái khí u ám ngưng kết rất nhiều, chợt có cái khí âm
dương va chạm phải, thì nó lập lòe mà thành ra có hình tượng, cọ sát mà thành ra có
tiếng, nó cũng như lâu đài trên chợ biển, ma chơi ngoài cánh đồng. Mây đùn thì
sấm nổ ra, mưa nhiều thì biển đầy rãy, đó rõ ràng là những việc của tạo hóa” (Nghệ
An ký).
Những quan niệm về yếu tố hiện thực trong sáng tác văn học giai đoạn thế
kỷ XVIII không được phản ánh đậm nét trong những công trình lý luận tiêu biểu
của thời đại. Nhưng đây đó ta cũng thấy thấp thoáng sự phản ánh của nó trong
những mệnh đề lý luận đã được các nhà văn, nhà thơ nêu lên. Quan niệm “người
cùng thì thơ mới hay” thực ra đã có từ lâu, nhưng đến giai đoạn này thường được
các nhà thơ nhắc đến. Ngô Thì Vị viết: “Thơ đến cảnh cùng quẫn mới hay”. Cao
Bá Quát chưa đồng tình với quan niệm “người cùng thì thơ mới hay”. Ông nói:
“Thơ của người cùng không phải hết thảy đều hay, cũng như thơ của người đạt
chưa hẳn đã không hay”. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận “người cùng thơ dễ hay,
người đạt thơ cũng hay” (bài viết sau tập thơTiêu lâm).
Nguyễn Án cho rằng: “Thơ có căn bản ở đâu không, đáp rằng có căn bản ở
tình người Người bị vùi dập, uất ức, hoài tài phụ khí, sự vật uẩn súc ở trong lòng,
những hình trạng ly kỳ, quỷ quái, phẫn uất lo buồn để lộ ra trong thơ ca nên thường
là những giọng tích chứa oán hận, chỉ trích sâu xa, rất u uẩn. Cổ nhân nói: “Người
cùng thì thơ mới hay” chẳng phải là như thế ư” (Bài tựa Đông dã học ngôn thi).
Đi sâu vào bản chất quan niệm “người cùng thì thơ mới hay”, có thể thấy
quan niệm đó phần nào đã nêu lên được nguyên lý thơ phải gắn liền với cuộc sống.
Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, quan niệm “văn
dĩ tải đạo” của Nho giáo vẫn được các nhà thơ, nhà văn nhắc đi nhắc lại, tuy nhiên
có nhiều người nói theo công thức sách vở của thánh hiền, nhưng bản chất quan

niệm của họ có khác, Nguyễn Văn Siêu vẫn cho rằng văn do đạo mà ra “Văn với
đạo tuy khác tên, nhưng kỳ thực văn do đạo mà ra”. Song ông lại nói: “ Những
bọn người đi tìm cái hay trong thơ văn cũng rất nhiều. Bọn người đi tìm cái hay ở
thơ văn, khi tới rồi cũng chỉ như vậy, mà thơ văn chưa hẳn là hay. Còn bọn người
không đi tìm cái hay ở thơ văn, khi đã tới thì không thể lường được, mà thơ văn
chưa hẳn là không hay. Ta hãy xem việc này so sánh với việc trồng cây. Một bên
thì mở rộng cho cây hàng trăm mẫu ruộng, tưới cho cây bằng nước sông Giang,
sông Hoài, mong cho thân cây cao trăm trượng, sóng gió tôi luyện cho cành của
nó, móc mưa dầm cho gốc của nó, cành to gốc lớn, mặc ý vươn ra bốn mặt. Cho
nên nó xanh tươi màu mỡ biết bao. Rõ ràng là một áng văn chương của tạo hóa.
Một bên thì thả cho cây một nửa sọt đất, tưới cho cây bằng nước vũng, nước khe,
mong cho thân cây vừa bằng gang tấc, hôm nay uốn cái cành, ngày mai tỉa cái lá,
dọc ngang uốn éo, trăm vẻ đổi thay tuy có giúp vui cho con mắt được phần nào,
nhưng cái sinh khí tự nhiên kia, tránh sao khỏi khô héo mòn mỏi” (Thư gửi Quảng
Đông du tử Liên Luân Anh)
(2)
.
Với cách đặt vấn đề như vậy cho thấy mối quan hệ giữa văn và đạo theo quan
niệm của Nho giáo đã mờ nhạt đi và thay vào đó là mối quan hệ giữa văn học và
cuộc sống.
Nhà bác học Lê Quý Đôn đã ý thức được sự chuyển biến trong nhận thức của
thời đại. Ông là học giả rất chú trọng đến tri thức thực tiễn. Trần Danh Lâm, một
tiến sĩ triều Lê cũng đã nhận xét về cách làm việc có tri thức khoa học của Lê Quý
Đôn: “Không sách gì không đọc, không có sự vật gì không suy xét đến cùng, ngày
thường ngẫm nghĩ được điều gì đều viết thành sách, sách chất đầy bàn, đầy tủ, kể ra
khôn xiết” (Lời tựa Vân đài loại ngữ).
Lê Quý Đôn là một trí thức luôn luôn hành động. Đối với ông “học, tri, ngôn”
bao giờ cũng phải dẫn đến “hành”. Chính vì thế mà Lê Quý Đôn luôn có ý thức
chuẩn bị cho mình một học vấn cần thiết. Ông luôn “học” những gì có lợi cho
“hành”. Ông viết: "Hễ mà ghi nhớ được nhiều lời nói và việc làm thì ứng dụng

vào tâm tư được chính xác, ứng dụng vào sự vật được thích nghi, như thế gọi là
học”. Kiến thức để phục vụ cuộc sống, phục vụ xã hội, điều này chúng ta có thể
thấy ở các ý kiến của Lê Quý Đôn về việc học. Học phải có mục đích thiết thực:
“Học giả nên làm văn hữu dụng, không nên nói suông” (Văn nghệ -Vân đài loại
ngữ)
(3)
.
Cũng đề cao yếu tố hiện thực trong văn học, Lê Hữu Kiều nói: “Ba trăm bài
trong Kinh thi đều là những bài ngâm vịnh tính tình. Có điều người xưa thành thực,
khoáng đạt, cho nên có thể cười nói mà thành ra thơ, tình và cảnh đều đầy đủ, thật
là không theo kịp” (Tựa Tàng chuyết lục).
Phạm Nguyễn Du cũng có quan điểm khác với quan điểm của Nho giáo: “Thơ
là một loại nghệ thuật đấy thôi Các bậc hiền triết có đủ đạo, đức, nhân nhưng đôi
khi lại kém về bên nghệ thuật. Có lẽ nghệ thuật phần nhiều từ năng khiếu mà ra”
(4)
.
Các thi nhân xưa đọc “sách vỡ muôn quyển” để sáng tác. Tuy nhiên học là
phải biến cái kiến thức của người khác thành của mình. Phạm Nguyễn Du đã nói:
Ai người hãy nói với Đông Pha,
Ta uống nơi ông cũng khá mà.
Giả thử lời ông ta nhận cả,
Ra sao đời đối với thơ ca.
(Thạch Động thi tập)
(5)


×