Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TÌM HIỂU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI CỦA ĐẢNG (THÁNG 12-1986)_2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.29 KB, 7 trang )

TÌM HIỂU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN
QUỐC LẦN THỨ VI CỦA ĐẢNG
(THÁNG 12-1986)

Hội nghị lần thứ mười một Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng
11-1986) đã thông qua dự thảoBáo cáo chính trị mới được bổ sung và
hoàn chỉnh bằng những quan điểm của Hội nghị Bộ Chính trị tháng 8-
1986.

Hội nghị cho rằng: Sau khi đã có chủ trương đổi mới thì việc lựa chọn
cán bộ để thực hiện chủ trương trở thành khâu quyết định. Hội nghị
nhất trí nêu ra những tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ: đổi mới tư duy, cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư; đồng thời nhấn mạnh công tác cán bộ
phải đảm bảo đủ quy trình; Ban Chấp hành Trung ương cần có yêu cầu
về chất lượng cao và có 3 độ tuổi; bố trí cán bộ cân đối cả nước, coi
trọng các địa bàn, lĩnh vực quan trọng.

Căn cứ vào những tiêu chuẩn trên đây, Hội nghị đã xem xét, lựa chọn,
giới thiệu 177 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá VI.
Hội nghị lần thứ mười haiBan Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 12-
1986) căn bản nhất trí với danh sách giới thiệu của Hội nghị lần thứ
mười một, có điều chỉnh một số trường hợp và thông qua danh sách
cuối cùng trình Đại hội VI.

2. Tiến hành Đại hội

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được tiến hành tại Hà
Nội từ ngày 5 -12-1986.

Về dự Đại hội VI có 1.129 đại biểu chính thức, thay mặt cho gần 1,9
triệu đảng viên cả nước, 35 đoàn đại biểu các đảng anh em, các tổ chức


cách mạng và bầu bạn khắp năm châu, 300 nhà báo trong và ngoài
nước.
Đại hội nội bộ tiến hành từ ngày 5 đến ngày 14-12-1986.

Đại hội đi sâu nghiên cứu và góp ý kiến vàoBáo cáo chính trị. Đại hội
nhất trí khẳng định: Nhân dân ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng trong thời kỳ 1981 - 1985. So với 5 năm trước (1976 - 1980), thời
kỳ này nông nghiệp bình quân hàng năm tăng gần 5%. Tổng sản lượng
lương thực năm 1986 tăng hơn 3 triệu tấn so với năm 1981. Sản xuất
công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5%. Thu nhập quốc dân bình
quân hàng năm tăng 6,4%. Công trình thuỷ điện Hoà Bình, Trị An đang
được xây dựng, dầu mỏ bắt đầu được khai thác. Cải tạo xã hội chủ
nghĩa tiến thêm một bước, đặc biệt chủ trương khoán sản phẩm theo
Chỉ thị 100 đã mở lối ra cho quan hệ sản xuất ở nông thôn cũng như
chủ trương nhiều nguồn cân đối và 3 phần kế hoạch trong Quyết định
25-CP đang mở đường cho sản xuất công nghiệp.Văn hoá xã hội phát
triển.

Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đã giành được những thắng lợi to lớn.
Nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân Lào và Campuchia được thực hiện
tốt, góp phần tăng cường quan hệ giữa ba nước Đông Dương. Quan hệ
với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thêm chặt chẽ.

Những thành tựu trên đã tạo cho sự nghiệp cách mạng nước ta những
nhân tố mới để tiếp tục tiến lên.

Báo cáo chính trị đã nghiêm khắc chỉ ra tính chất nghiêm trọng của cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội : sản xuất tăng chậm, nhiều chỉ tiêu quan
trọng của kế hoạch 5 năm không đạt được; tài nguyên bị lãng phí; phân
phối lưu thông rối ren, nhiều người lao động chưa có việc làm, hàng

tiêu dùng không đủ, nhà ở và điều kiện vệ sinh thiếu thốn. Thiếu sót lớn
nhất là chưa thực hiện được mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội,
ổn định đời sống nhân dân - mục tiêu hàng đầu do Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ V đề ra. Nguyên nhân chủ quan của tình hình trên là
những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách lớn; về chỉ đạo
chiến lược và tổ chức thực hiện của Đảng và của Nhà nước. Sai lầm thể
hiện trên các mặt: xác định mục tiêu và bước đi không sát thực tế nước
ta, không coi trọng khôi phục kinh tế là nhiệm vụ cấp bách; nông nghiệp
vẫn chưa thực sự là mặt trận hàng đầu; muốn xoá bỏ ngay các thành
phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa trong vòng 5 năm; chưa biết kết hợp
kế hoạch hoá với quan hệ hàng hoá - tiền tệ; mắc sai lầm rất nghiêm
trọng trong lĩnh vực phân phối, lưu thông.

Trên lĩnh vực tư tưởng đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận, chậm
tổng kết kinh nghiệm về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Trong công tác tổ chức, chậm thực hiện đổi mới công tác cán bộ. Lựa
chọn và bố trí cán bộ chỉ nhấn mạnh học vị, bằng cấp mà không chú ý
đến thực chất năng lực làm việc và kinh nghiệm rèn luyện thực tế.
Phong cách lãnh đạo mang nặng chủ nghĩa quan liêu. Việc điều chỉnh
địa giới lãnh thổ thiếu căn cứ khoa học, dẫn đến nhiều tỉnh, huyện quá
lớn, hợp tác xã quá rộng.

Ban Chấp hành Trung ương khoá V tự phê bình nghiêm túc trước Đại
hội:

"Trách nhiệm trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư, Hội đồng Bộ trưởng".

Báo cáo chính trị nêu ra bốn bài học kinh nghiệm:


Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư
tưởng "lấy dân làm gốc".

Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành
động theo quy luật khách quan.

Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong
điều kiện mới.

Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền
lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Báo cáo chính trị xác định nhiệm vụ chung của chặng đường đầu tiên
là:ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, xây dựng những tiền đề
cần thiết cho việc công nghiệp hoá trong chặng đường tiếp theo.

Mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội của chặng đường đầu tiên là:

1. Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ.

2. Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý hướng vào việc đẩy mạnh
sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu
dùng và xuất khẩu.

3. Làm cho thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa giữ vai trò chi phối, sử
dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết
chặt chẽ, dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tiến
hành cải tạo xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc phát triển sản xuất, nâng
cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động.


4. Tạo ra chuyển biến về mặt xã hội, việc làm, công bằng xã hội, chống
tiêu cực, mở rộng dân chủ, giữ kỷ cương phép nước.

5. Củng cố quốc phòng và an ninh.

Về chính sách đối ngoại, Báo cáo chính trị nêu rõ: Góp phần phấn đấu
giữ vững hoà bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới, góp phần
vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn
diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; bình thường hoá quan hệ
với Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình ở Đông
Nam Á và trên thế giới.

Về phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động,nâng cao
hiệu quả quản lý của Nhà nước, Báo cáo chính trị đề ra khẩu hiệu "dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", và nêu rõ: tăng cường hiệu lực
quản lý của Nhà nước là điều kiện tất yếu bảo đảm huy động lực lượng
to lớn của quần chúng.

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Báo cáo
chính trị nêu ra 6 yêu cầu:

1. Đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ đảng viên
và nhân dân là nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng. Coi trọng công
tác lý luận, cung cấp nội dung cho sự nghiệp đổi mới.

×