ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V
CỦA ĐẢNG (THÁNG 3-1982) & PHẤN ĐẤU
ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH KT - XH
Hội nghị xác định mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội 3 năm (1983 -
1985) là cơ bản ổn định được tình hình kinh tế - xã hội.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá V đã
được cụ thể hoá và thể chế hoá trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá VII
(tháng 6-1982) và trong kỳ họp thứ 4 cùng khoá (tháng 12-1982).
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 6-1983)
bàn những vấn đề cấp bách về tư tưởng và tổ chức bảo đảm thực hiện
những nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 12-
1983) nhận định: Nền kinh tế nước ta đang có chuyển biến đi lên, song
vẫn còn đứng trước những khó khăn và mất cân đối lớn. Hội nghị chỉ rõ:
hai năm 1984 - 1985 có vị trí rất quan trọng đảm bảo cơ bản ổn định
tình hình kinh tế - xã hội.
Ngày 14-1-1984, Ban Bí thư ra chỉ thị khuyến khích phát triển kinh tế
phụ gia đình.
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 7-1984)
đã bàn sâu về phân phối, lưu thông. Hội nghị cho rằng, chính sách giá -
lương - tiền không phù hợp thực tế, thị trường tự do còn quá rộng, giá
cả biến động mạnh, hệ thống tiền lương có nhiều bất hợp lý, tài chính
thiếu hụt, đồng tiền liên tục mất giá. Hội nghị nêu ra hai loại công việc
cần làm ngay về phân phối, lưu thông: một là, đẩy mạnh thu mua nắm
nguồn hàng, quản lý chặt chẽ thị trường tự do;hai là, thực hiện điều
chỉnh giá cả,tiền lương, tài chính cho phù hợp với thực tế.
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 12-
1984) bàn về kế hoạch nhà nước năm 1985 nhận định: sản xuất lưu
thông có chuyển biến khá hơn trước, nhiều nhân tố mới trong nông
nghiệp, công nghiệp và phân phối lưu thông nảy nở, song nền kinh tế
nước ta còn đang đứng trước tình hình nhiều mặt mất cân đối lớn, tình
hình kinh tế - xã hội chưa ổn định, nhịp độ phát triển năm 1984 chậm
hơn những năm 1981-1983. Giá cả thị trường chưa ổn định, đời sống
nhân dân còn nhiều khó khăn, các hiện tượng tiêu cực chưa được ngăn
chặn. Năm 1981 bù lỗ cho quốc doanh 6,2 tỷ đồng, năm 1984 bù lỗ 4,2
tỷ đồng. Lạm phát năm 1984 bằng 4,7 lần cuối năm 1981.
Hội nghị biểu dương tinh thần năng động sáng tạo, tự lực, tự cường của
nhiều địa phương và cơ sở trong việc tìm mọi cách tự khắc phục khó
khăn, không đòi cấp trên đầu tư thêm tiền vốn, vật tự mà chỉ yêu cầu
đổi mới cơ chế, chính sách.
Những chủ trương của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
khoá V đã được cụ thể hoá trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá VII (tháng
12-1984).
Từ tháng 4 đến tháng 5-1985, Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã nghe báo cáo của Tiểu ban giá - lương - tiền,
nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương và góp ý kiến cho báo
cáo của Bộ Chính trị về giá - lương - tiền. Hội nghị cho rằng: Nghị quyết
số 26 của Bộ Chính trị năm 1980 và các nghị quyết về phân phối, lưu
thông sau này sở dĩ không đưa lại hiệu quả thực tế là vì vẫn dựa trên cơ
sở duy trì chế độ quan liêu, bao cấp. Để thực hiện mục tiêu ổn định tình
hình kinh tế - xã hội, việc trước tiên cần làm là xoá bỏ chế độ quan liêu
bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, bắt
đầu bằng việc giải quyết giá, lương, tiền. Trong khi chờ đợi nghị quyết
về giá và lương, cần mở rộng diện làm thử bù giá vào lương theo kinh
nghiệm của Long An, phụ cấp ngay cho khu vực hành chính sự nghiệp,
không đợi đến lúc giải quyết giá, lương, tiền.
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 6-1985)
họp bàn chuyên về giá, lương, tiền. Hội nghị cho rằng: Sau 10 năm giải
phóng, tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi nhưng vấn đề tồn tại
lớn nhất là hậu quả chiến tranh chưa được khắc phục. Chính sách giá,
lương và phân phối, lưu thông vẫn chưa được giải quyết cơ bản. Thực
tiễn chứng minh: Không thể ổn định tình hình kinh tế, đời sống, cân
bằng ngân sách và tiền mặt trong khi vẫn duy trì chế độ bao cấp về
lương. Hội nghị chủ trương dứt khoát xoá bỏ chế độ tập trung quan
liêu, thực hiện đúng hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6-1985) là bước đột phá thứ hai của quá
trình hình thành đường lối đổi mới.
Ngày 14-9-1985, cuộc tổng điều chỉnh giá, lương, tiền lần thứ hai bắt
đầu bằng việc đổi tiền, ban hành một số giá mới và tiền lương mới, xoá
bỏ hoàn toàn giá cung cấp và chế độ tem phiếu, chỉ giữ lại sổ gạo cho
những người ăn lương. Chủ trương đổi tiền (1 đồng = 10 đồng cũ)
nhằm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, bảo đảm yêu cầu đủ tiền
cho tăng lương, tăng giá.
Đánh giá về cuộc cải cách giá, lương, tiền lần thứ hai, các Hội nghị lần
thứ chín và thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khoá V đều cho rằng,
chỉ cần khẳng định một lần nữa sự đúng đắn của chủ trương bù giá,
thực hiện chính sách bán lẻ theo một giá là cần thiết, phù hợp với quy
luật của nền sản xuất hàng hoá, nhưng vội vàng đổi tiền và tổng điều
chỉnh giá, lương trong tình hình chưa chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt là
một sai lầm. Hậu quả lớn nhất của cuộc cải cách giá, lương, tiền lần này
đã dẫn đến tình trạng lạm phát "phi mã" trong 3 năm 1986 - 1988.
Chính vì vậy, Nhà nước đã phải lùi lại một bước, thực hiện chính sách
hai giá năm 1985.
Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 12-
1985) bàn về kế hoạch nhà nước năm 1986, nhận định: Sau các Nghị
quyết sáu, bảy, tám của Ban Chấp hành Trung ương, nền kinh tế đạt
được một số tiến bộ. Sản lượng lương thực năm 1985 tăng 400.000
tấn, tốc độ sản xuất nông nghiệp tăng 7,4%, việc kết hợp kinh tế với
quốc phòng có bước tiến khá. Tuy vậy, nền kinh tế nước ta vẫn đứng
trước những khó khăn gay gắt. Lương thực, năng lượng, ngoại tệ, vật
tư, tài chính vẫn rất căng thẳng. Cơ chế quản lý mới chưa hình thành.
Kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước lỏng lẻo. Chủ trương lấy
nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu chưa được thực hiện đúng. Xây
dựng cơ bản ham quy mô lớn. Chênh lệch giữa giá và lương, giữa lương
danh nghĩa và lương thực tế nghiêm trọng đến mức khi người lao động
chưa cầm được lương mới trong tay đã phải chịu ngay giá mới. Hội nghị
chỉ ra một nguyên nhân sâu xa của tình hình trên là do nhận thức của
Đảng về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn chưa rõ.
Hội nghị nêu nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch năm 1986 là: Tập trung
giải quyết những nhu cầu bức thiết nhất để từng bước ổn định tình
hình kinh tế - xã hội, trước hết là tăng nhanh lương thực, thực phẩm,
hàng tiêu dùng và các ngành công nghiệp nặng then chốt phục vụ nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ.