KIÊN TRÌ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA, NGĂN CHẶN ẢNH HƯỞNG BẤT
LỢI CỦA TÌNH HÌNH QUỐC TẾ
Từ ngày 12 đến ngày 27-3-1990, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành
Trung ương khoá VI đã thông qua nghị quyết quan trọng vềtình hình
các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và nhiệm
vụ cấp bách của Đảng ta (Nghị quyết 8A) và nghị quyết vềđổi mới công
tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân (Nghị quyết 8B).
Nghị quyết 8A nhận định: Các nước xã hội chủ nghĩa đang lâm vào cuộc
khủng hoảng trầm trọng nhất từ trước đến nay. Tình trạng đó bắt
nguồn từ những khuyết điểm và nhược điểm của mô hình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô và hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa khác. Trong
những điều kiện lịch sử đặc biệt, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô đã mang lại những thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học - kỹ
thuật và quốc phòng, nhưng những khuyết điểm và nhược điểm của
mô hình đó chậm được khắc phục làm cho quan hệ sản xuất ngày càng
không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sụp đổ của nhiều nước xã hội chủ nghĩa
là do Đảng Cộng sản và công nhân ở các nước đó đã phạm những sai
lầm có tính nguyên tắc về quan điểm, đường lối, xa rời hoặc từ bỏ
những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin khi tiến hành cải tổ,
cải cách nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trong khi đó,
các thế lực đế quốc và phản động quốc tế đã triệt để khai thác những
sai lầm và khó khăn của các nước xã hội chủ nghĩa để thực hiện chiến
lược "diễn biến hoà bình" nhằm xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết cũng chỉ rõ: Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tập
trung chống lại nước ta trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, tư
tưởng, văn hoá.
Nghị quyết xác định: Nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta là phải đẩy
mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới mà mấu chốt là giữ vững ổn định
chính trị. Trước mắt, phải tăng cường công tác chính trị, tư tưởng; đổi
mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; tiếp tục làm chuyển biến tốt
tình hình kinh tế - xã hội ; tăng cường công tác quốc phòng và an ninh,
nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chủ động ứng phó với mọi tình huống; tiếp
tục mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm thêm bạn, bớt thù,
giữ vững hoà bình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết 8B nhận định: Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân vô cùng
hệ trọng, có quan hệ đến vận mệnh chính trị của Đảng ta và sự sống
còn của cách mạng nước ta. Nghị quyết nêu lên bốn quan điểm trong
công tác quần chúng của Đảng: cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân
và vì dân; công tác quần chúng của Đảng phải đáp ứng lợi ích thiết thực
của nhân dân và kết hợp hài hoà các lợi ích, thống nhất quyền lợi và
nghĩa vụ; các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng; công tác quần
chúng là trách nhiệm của các đoàn thể, của Nhà nước và của Đảng.
Tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư đã tự phê bình về trách nhiệm của tập thể và cá nhân kể từ Đại
hội VI. Hội nghị đã quyết định cách chức Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư
Trung ương Đảng và Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với
đồng chí Trần Xuân Bách vì đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ
chức và kỷ luật của Đảng, gây ra nhiều hậu quả xấu.
Hội nghị đã quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
vào quý II năm 1991.
Cùng với Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu, Nghị quyết Hội nghị lần thứ
bảy và tám khoá VI cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn của
chế độ mới, đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực của tình hình quốc tế.
Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (tháng 8-
1990) đã thông qua dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và dự thảoChiến lược kinh tế - xã hội đến
năm 2000.
Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương (tháng 11-1990)
thông qua các dự thảo Báo cáo xây dựng Đảng và Báo cáo về Điều lệ
Đảng (sửa đổi). Đầu tháng 12-1990, các dự thảo văn kiện được đăng tải
trên các báo chí để lấy ý kiến toàn dân và gửi các chi bộ lấy ý kiến đảng
viên.
Hội nghị lần thứ mười đề ra phương hướng chỉ đạo phát triển kinh tế -
xã hội năm 1991. Hội nghị nhận định tình hình kinh tế - xã hội năm 1990
có một số chuyển biến tốt về sản xuất lương thực, xuất khẩu và xây
dựng các công trình trọng điểm; về phát huy tính tích cực của chính
sách kinh tế nhiều thành phần và kiềm chế lạm phát. Song, nền kinh tế
còn mất cân đối nặng về nhiều mặt, phát triển chậm, kém hiệu quả; đời
sống của nhân dân còn nhiều khó khăn; văn hoá, xã hội còn nhiều mặt
chưa tốt; trật tự an toàn xã hội còn phức tạp Nguyên nhân của tình
hình trên là do tác động tiêu cực của sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa
ở các nước Đông Âu, tình trạng khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô,
chính sách cấm vận của Mỹ ; song, chủ yếu là do những khuyết điểm
chỉ đạo, điều hành, nhất là ở tầm vĩ mô, về cơ chế quản lý và công tác
kiểm tra, thanh tra.
Mục tiêu kế hoạch năm 1991 được xác định là: vượt qua những khó
khăn về kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tạo thế đi lên cho
những năm sau; phấn đấu đạt mức tăng tổng sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân năm 1991 cao hơn năm 1990. Phương hướng chỉ đạo kế
hoạch năm 1991 là nêu cao tinh thần tự lực tự cường, khai thác mọi
tiềm năng của đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế, mở rộng thị trường,
thu hút nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài , triệt để thực hành tiết kiệm,
quản lý chặt chẽ tài sản nhà nước, kiên trì đấu tranh chống tham
nhũng, buôn lậu và làm ăn bất chính.
Trên lĩnh vực ngoại giao, đầu tháng 9-1990 đoàn đại biểu cấp cao của
Đảng và Nhà nước ta do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu đã sang
Trung Quốc, hội đàm với đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước
Trung Quốc, mở đầu cho quá trình bình thường hoá quan hệ Việt -
Trung.
Hội nghị lần thứ mười một Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (họp từ
ngày 7 đến ngày 12-1-1991) góp ý kiến về dự thảo Báo cáo chính trị của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dự thảo Báo cáo chính trị đã được
đưa ra lấy ý kiến của toàn Đảng, toàn dân. Hội nghị lần thứ mười hai
(tháng 5-1991) và lần thứ mười ba (tháng 6-1991) Ban Chấp hành Trung
ương xem xét lần cuối các văn kiện Đại hội, chuẩn bị nhân sự Ban Chấp
hành Trung ương khóa VII.