Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp _3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.56 KB, 5 trang )


Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp







1. Những dấu vết hiện sinh
Tinh thần nhân bản của học thuyết hiện sinh, theo chúng tôi, biểu hiện tập trung ở
cách nêu và trả lời câu hỏi về bản thể:“con người, anh là ai?”. Sức hấp dẫn của truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp cũng thế, nó chủ yếu bắt nguồn từ cách nêu và trả lời câu hỏi này. Bằng
chính hoạt động sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp dường như đã tiệm cận các nhà lý
thuyết hiện sinh chủ nghĩa ở cái lõi nhân bản – trung tâm hứng thú trong triết học của
họ: Con người là một thực thể hiện sinh, nó tự biết mình là ai, đang ở đâu, cần và sẽ
phải làm gì.
Thật vậy.
Trong khi quả quyết rằng Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản, Jean-
Paul Sartre viết: “Con người, không chỉ như anh ta tự quan niệm, mà còn như anh ta muốn,
như anh ta tự quan niệm sau khi đã sống, và như anh ta muốn sau khi đã ao ước sống; con
người không là gì khác ngoài cái mà bản thân anh ta tự làm nên. Đó là nguyên tắc đầu tiên
của thuyết hiện sinh. Đó cũng là cái mà người ta gọi là tính chủ thể”
(1)
. Và cũng chính ông
giải thích: “Theo chúng tôi, trước hết con người tồn tại, có nghĩa là trước hết con người
hướng tới tương lai, đồng thời có ý thức về sự hướng tới tương lai đó. Con người trước hết
là một dự án (project) tự tồn tại chủ quan, chứ không như một đám rêu, một vật đang thối
rữa, hoặc một cây súp lơ […]”
(2)


.
Những trích dẫn trên, cũng đủ cho thấy – ít nhất trên bình diện lý thuyết – giá trị
nhân bản của chủ nghĩa hiện sinh (CNHS) và lí do tồn tại lâu bền của triết thuyết này trong
hệ thống tư tưởng văn học của nhân loại.
Còn trong truyện ngắn của mình, có thật là Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng và rất
hứng thú bởi một tinh thần hiện sinh như thế?
Thực ra, trong sáng tác, ảnh hưởng và việc tiếp thu ảnh hưởng của một tư tưởng, một
trào lưu triết học, thường mang tính tổng hợp, lại thường không được phát biểu một cách
hiển ngôn, mà bộc lộ đầy ẩn ý bằng hình tượng nghệ thuật. (Chẳng hạn, trên bình diện này,
khó có thể chỉ ra rõ rệt đâu là âm hưởng hiện sinh hữu thần, âm hưởng hiện sinh vô thần;
đâu là bóng dáng của Kierkegaard hoặc của Marcel; của Nietzsche, Sartre hay
Camus,… Song, Người ta vẫn có thể phần nào nhận ra âm hưởng của học thuyết này qua
một số biểu hiện cụ thể trong ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật ứng với cốt lõi của các khái
niệm lí thuyết cơ bản, mang linh hồn tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh).
Theo tìm hiểu của chúng tôi, âm hưởng hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
rất gần gũi với chủ nghĩa hiện sinh vô thần, chủ yếu gần với quan điểm của Jean-Paul Sartre.
Sự gần gũi ấy có thể nhận diện qua các biểu hiện sau đây.
Thứ nhất, theo quan niệm của J-P Sartre: được ném vào trong thế giới hiện sinh như
một thách thức, con người là thực thể cô đơn, bé nhỏ và bơ vơ, thiếu vắng điểm tựa.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, độc giả cũng thường bị ám ảnh bởi điều
này. Ở đây, cũng như nhà triết học, nhà văn muốn trả lời câu hỏi: Con người là ai? Anh ta
đang sống trong tình trạng nào? Khi gián tiếp hay trực tiếp trả lời các câu hỏi này qua các
hình tượng nhân vật của mình (Chương – Con gái thủy thần, những Hiếu – Thương nhớ
đồng quê, những Ngọc– Những người thợ xẻ, hoặc, những “tôi” – Chảy đi sông ơi,… chẳng
hạn), Nguyễn Huy Thiệp cũng đã gieo vào lòng người một niềm ray rứt không nguôi về
tình trạng cô đơn bé nhỏ cùng sự bơ vơ thiếu vắng điểm tựa của con người.
Thứ hai, theo J-P Sartre, con người không chỉ là thực thể, mà còn là một chủ thể.
Tính chủ thể phân biệt con người với các thực thể khác như một đám rêu, một vật đang thối
rữa, hoặc một cây súp lơ… Con người luôn có ý thức về tính chủ thể của mình trong mọi
hoàn cảnh tồn tại, thậm chí trong từng hành vi ứng xử, từng tình huống cụ thể. Người đọc

cũng có thể dễ dàng nhận ra dấu vết luận điểm triết học quan trọng, nổi tiếng này trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp qua thế giới nhân vật của anh.
Ý thức về chủ thể, thái độ dấn thân, lựa chọn, hành động của con người trước những
tình huống, hoàn cảnh cụ thể… chủ yếu để lại dấu vết qua hai loại nam nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Loại thứ nhất thường là những anh hùng, danh nhân, thiên
tài,… có vai trò, khả năng tác động đến lịch sử, tập tục, văn hóa, trong một chừng mực nào
đó, họ “là những kẻ có khả năng xô dạt quần chúng về cả một phía” (Những bài học nông
thôn)
(3)
, nhưng lại đành để cho lịch sử quyết định số phận của mình, theo qui luật lạnh lùng
của nó. Nguyễn Du – Vàng lửa, Quang Trung và Nguyễn Ánh – Kiếm sắc, Phẩm tiết,
Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ, Trần Tế Xương – Thương cả cho đời bạc,… thuộc loại này.
Loại thứ hai thường là hạng đàn ông bặm trợn, giàu quái tính như Bường – Những người
thợ xẻ, Đoài, lão Kiền – Không có vua, trùm Thịnh – Chảy đi sông ơi, huyện Thặng – Chút
thoáng Xuân Hương,… Loại nhân vật này, nhiều khi chiếm vị trí trung tâm trong truyện
ngắn của Thiệp, đều có chất “nổi loạn” của con người cá nhân cực đoan, bướng bỉnh sống
theo các quan niệm, triết lí của mình; tuy rằng trong những quan niệm, triết lí đó, không ít
điều chỉ là ngụy tín (mauvaise foi)
(4)
.
Thứ ba, theo các nhà hiện sinh chủ nghĩa, ý thức về chủ thể của con người, cũng
luôn có mặt thái quá của nó. Nếu dựa trên các ngụy tín, ý thức này có thể đưa con người tới
chỗ hành động cực đoan, lầm lạc, mang tính chất “nổi loạn”. Tuy nhiên, cho dẫu thế, những
hành động cực đoan, lầm lạc này dù muốn dù không vẫn cần phải nhìn nhận như là biểu
hiện của ý thức cao về bản thể. Nhiều nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp, nhất là nhân vật nữ
có những biểu hiện “nổi loạn” rất mạnh mẽ.
Hiện thân cho tinh thần “nổi loạn” – mà rõ nhất và chủ yếu: “nổi loạn” trong hưởng
thụ hạnh phúc, tình yêu, tình dục – trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là ba loại nhân vật
nữ, ba mẫu người. Loại thứ nhất, không phổ biến nhưng lại là mẫu người rất nổi bật trong
truyện của anh. Tiêu biểu là người đàn bà tên Phượng trong Con gái thủy thần. Nhân vật nữ

này nhân danh nữ quyền, hùng hồn chế nhạo rằng “trật tự phụ quyền” truyền thống hiện tồn
trong xã hội đương đại chỉ là thứ trật tự “phản dân chủ”, “tục tĩu”, “dối trá và đầy bạo lực”;
đồng thời công khai bênh vực quyền hưởng thụ, nhất là quyền thỏa mãn nhu cầu tình dục
của bản thân mình và của cả giới nữ. Phượng có cả một hệ thống lập luận, thậm chí có cả
một lí thuyết để bênh vực cho thái độ sống, văn hóa sống của mình, nhưng trong đó cũng có
không ít điều chỉ là ngụy tín. Loại thứ hai thuộc mẫu người đàn bà lâm vào thế lưỡng lự
giữa đôi bờ “nổi loạn” và thuần hậu. Đó có thể là nhân vật người đàn bà bị chồng ruồng bỏ
sống với đứa con sáu tuổi (Đời thế mà vui), là nàng Mị Nương đỏng đảnh biến chàng
Trương Chi thành anh hề lố bịch trước đám quần thần cặn bã (Trương Chi). Loại thứ ba
gồm những người dường như vừa đi qua một kiếp nhân sinh, họ đang ngoái lại xem cái mất
cái được trong đời mình là gì. Những kẻ già nua như bà Lâm (Thương nhớ đồng quê), hay
bà lão (Mưa Nhã Nam) là hiện thân cho một chuỗi hồi ức buồn. Họ hình như chưa kịp sống,
chưa kịp yêu, chưa kịp hưởng hạnh phúc – thứ hạnh phúc với nghĩa trần thế nhất. Khi đã
đến tuổi gần đất xa trời, họ hoặc tiếp tục sống lặng lẽ, cam phận, hoặc luôn miệng thốt lên
những lời tiếc nuối, chua xót cho thân phận thua thiệt của mình, từ đó nảy sinh tâm lí ngờ
vực cả những qui chuẩn đạo đức (nhất là nghĩa lí của những cái mà người đời vẫn đề cao
như chính chuyên, đức hạnh,…).
Như vậy, nếu không kể các nhân vật nữ mang dáng dấp “Thiên sứ” như Vinh Hoa
(Phẩm tiết), Sinh (Không có vua), Xuân Hương (Chút thoáng Xuân Hương), thì hầu như cả
thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều mang âm hưởng hiện sinh, nhìn
từ khía cạnh này hay khía cạnh khác. Hiện hữu ở đây – nói như Sartre – con người không
chỉ như anh ta tự quan niệm, mà còn như anh ta muốn, như anh ta tự quan niệm sau khi đã
sống, và như anh ta muốn sau khi đã ao ước sống.

×