Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_5 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.61 KB, 7 trang )

Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp xâm lược (19/12/1946 -
20/7/1954)

2. Xây dựng tuyến phòng thủ boong-ke (đồn xi măng cốt sắt) cắt Bắc Bộ
từ Hồng Quảng đến Ninh Bình bằng con đường số 18 bao quanh đồng
bằng Bắc Bộ và trung du bằng một "vành đai trắng" nhằm ngăn chặn
quân ta tiến công vào vùng địch, ngăn chặn nhân lực, vật lực ta đưa ra
vùng tự do.

3. Tập trung lực lượng bình định vùng địch kiểm soát, chủ yếu là vùng
đồng bằng Bắc Bộ, củng cố nguỵ quyền và bắt lính.

4. Mở những cuộc tiến công ra vùng tự do của ta hòng giành lại thế chủ
động, lấy lại tinh thần binh sĩ, có cớ xin thêm viện trợ Mỹ.

Thực hiện kế hoạch trên, địch củng cố thế phòng ngự, lấy Hà Nội - Hải
Phòng làm trung tâm, tập trung quân Âu - Phi xây dựng được 7 binh
đoàn cơ động và 4 tiểu đoàn dù đóng ở đồng bằng Bắc Bộ (12-1950),
tuyển mộ hàng vạn nguỵ binh. Quân địch đẩy mạnh việc bình định ở
vùng chúng kiểm soát, liên tiếp mở 10 trận càn quét lớn từ tháng 7 đến
tháng 10 năm 1951, hòng phá tan cơ sở kháng chiến, triệt phá kinh tế
của ta, cướp và đốt thóc lúa, giết trâu bò, phá đê điều, dồn làng tập
trung dân. Nguỵ quyền được tô thêm lớp son giả hiệu "độc lập", "dân
chủ".

Tình hình đó đã làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta gặp những
khó khăn mới, đòi hỏi Đảng phải có phương hướng và biện pháp khắc
phục.

Tháng 3-1951, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (khoá II) đề ra phương


châm tác chiến là tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ba thứ
quân, tăng cường công tác địch vận; tăng gia sản xuất, thực hành tiết
kiệm, bảo đảm vấn đề cung cấp.

Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khoá II) tháng 9-1951 đề ra ba nhiệm
vụ lớn: ra sức tiêu diệt nhiều sinh lực địch; phá tan kế hoạch "lấy chiến
tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt" của địch; bồi
dưỡng sức dân, xây dựng lực lượng, củng cố hậu phương. Hội nghị còn
bàn về công tác vùng sau lưng địch.

Hội nghị Trung ương lần thứ ba (khoá II) tháng 4-1952 quyết định chỉnh
Đảng chỉnh quân, coi đó là nhiệm vụ trung tâm về xây dựng Đảng và xây
dựng lực lượng vũ trang, nhằm nâng cao năng lực về mọi mặt cho cán
bộ, đảng viên và chiến sĩ.

Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khoá II) tháng 1-1953chủ trương thực
hiện cải cách ruộng đất trong kháng chiến, thông qua cương lĩnh ruộng
đất.

Thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong
hai năm 1951-1952, nhân dân và quân đội ta đã ra sức xây dựng lực
lượng vũ trang, phục hồi và phát triển cuộc đấu tranh trong vùng sau
lưng địch, củng cố hậu phương và mở một số cuộc tiến công về quân
sự.

Công tác xây dựng lực lượng vũ trangđã chú ý các trọng tâm là chất
lượng, xây dựng về chính trị và xây dựng bộ đội chủ lực. Đến cuối năm
1952, lực lượng vũ trang nhân dân đã có 6 đại đoàn bộ binh chủ lực,
một đại đoàn công binh và pháo binh, mỗi Liên khu có 2 trung đoàn chủ
lực, Nam Bộ có 4 trung đoàn chủ lực. Cuộc vận động chỉnh quân về

chính trị và quân sự được tiến hành vào mùa hè 1952 và trong năm
1953. Kết quả là nâng cao giác ngộ giai cấp và dân tộc, nâng cao sự hiểu
biết về đường lối kháng chiến và nhiệm vụ của quân đội, trình độ kỹ
thuật, chiến thuật cho cán bộ và chiến sĩ. Công tác cung cấp của quân
đội được tăng cường, lương thực, vũ khí, thuốc men được bổ sung,
đường sá được xây dựng thêm. Công tác tổ chức và cán bộ đã được
tiến hành theo phương châm tinh binh, tinh cán.

Phong trào đấu tranh ở vùng sau lưng địch hồi phục và phát triển. Ba
chiến dịch tiến công của bộ đội chủ lực ở trung du Bắc Bộ (12-1950),
đường số 18 (3-1951) và Hà - Nam - Ninh (5-1951) không làm thay đổi
được tình thế về quân sự, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh
của nhân dân ta ở các vùng sau lưng địch. Công nhân, nông dân, dân
quân, du kích, bộ đội địa phương đấu tranh sôi nổi, với các hình thức từ
đấu tranh kinh tế và chính trị đòi những quyền dân sinh, dân chủ hàng
ngày đến đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh
chính trị, đấu tranh kinh tế, vừa tiến công địch vừa chống địch càn quét.

Cuối năm 1951, quân Pháp mở chiến dịch đánh chiếm Hoà Bình nhằm
kéo bộ đội ta ra để tiêu diệt và giành lại thế chủ động đã mất. Tận dụng
thời cơ để tiêu diệt địch, quân ta tiến công ở ven sông Đà và đường số
6, đến cuối tháng 12-1951 cô lập địch ở thị xã Hoà Bình. Một phần bộ
đội chủ lực của ta tiến sâu vào vùng sau lưng địch ở đồng bằng và trung
du Bắc Bộ để tiến công địch, hỗ trợ phong trào nổi dậy của quần chúng,
phá nguỵ quyền, mở khu du kích, củng cố chính quyền nhân dân. Đến
tháng 2-1952 ở mặt trận sau lưng địch ta đã tiêu diệt hơn 15.000 tên,
bức rút hàng nghìn đồn giặc, mở rộng căn cứ du kích liên hoàn từ Bắc
Giang đến Thái Bình, Kiến An, Quảng Yên, Ninh Bình, Hà Đông, giải
phóng hai triệu dân. Ở Hoà Bình chúng bị tiêu diệt hơn 6.000 tên.


Ngày 23-2-1952, quân địch rút chạy khỏi Hoà Bình. Kết quả bình định
của địch cả năm 1951 ở đồng bằng Bắc Bộ bị phá tan, ý định giành lại
thế chủ động ở chiến trường Bắc Bộ bị thất bại. Chiến thắng Hoà Bình
đánh dấu bước trưởng thành lớn của quân ta về phối hợp giữa chiến
tranh chính quy với chiến tranh du kích.

Nhằm cứu vãn tình thế, Tổng tư lệnh Pháp Xalăng (Salan) thay tướng
Đờlát mở liên tiếp 20 trận càn vào các căn cứ du kích của ta ở đồng
bằng Bắc Bộ. Quân và dân ta đã bẻ gẫy các trận càn, tiêu diệt hơn
10.000 tên địch, đồng thời mở rộng hoạt động ở Bình - Trị - Thiên, Liên
khu V và Nam Bộ.

Về củng cố hậu phương của kháng chiến, năm 1952 Đảng phát động
cuộc vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm nhằm giảm bớt
tình hình căng thẳng về kinh tế, tài chính. Kết quả, đã giảm bớt nhiều
khó khăn, riêng về sản xuất lương thực chỉ tính từ Liên khu V trở ra đạt
hơn 2,7 triệu tấn thóc năm 1953. Năm 1951, sắc lệnh về thuế nông
nghiệp và sắc lệnh về một số thuế khác (công thương, xuất nhập
khẩu ) được ban hành. Theo đường lối giai cấp của Đảng, thuế nông
nghiệp đánh nặng vào địa chủ, phú nông, giảm nhẹ cho bần cố nông, ưu
đãi quân nhân, gia đình liệt sĩ. Cộng cả 4 năm (1951-1954) từ Liên khu V
trở ra số thuế nông nghiệp thu được gần 1,6 triệu tấn thóc. Tháng 6-
1951, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập và sau đó mậu dịch
quốc doanh ra đời. Từ năm 1949 đến năm 1954, tính từ Liên khu V trở
ra, nông dân đã được tạm cấp gần 180.000 ha ruộng đất của thực dân,
địa chủ, ruộng bỏ hoang, ruộng công, ruộng vắng chủ Công tác văn
hoá kháng chiến, giáo dục, xoá nạn mù chữ, bảo vệ sức khoẻ cũng đạt
được nhiều kết quả.

Về xây dựng Đảng, cuộc vận động chỉnh Đảng trong hai năm 1952, 1953

giúp cho cán bộ quán triệt thêm đường lối cách mạng và quan điểm
kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh, khắc phục một bước những lệch
lạc "tả" khuynh, hữu khuynh. Kết quả chỉnh Đảng bị hạn chế do những
thiếu sót về cách làm không dựa trên cơ sở tổng kết công tác, phê bình
thiếu khách quan, toàn diện, thiếu tinh thần xây dựng.

Giữa năm 1952, những thắng lợi của nhân dân ta ở vùng tự do và vùng
sau lưng địch đã tạo ra sức mạnh mới cho cuộc kháng chiến. Tháng 9-
1952, thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, quân ta mở chiến dịch Tây
Bắc nhằm: tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một phần đất
đai và xây dựng căn cứ địa ở Tây Bắc.

Sau ba tháng chiến đấu (từ ngày 4-10 đến ngày 30-12-1952) tại mặt
trận Tây Bắc quân và dân ta đã tiêu diệt trên 6.000 tên địch, giải phóng
đại bộ phận khu Tây Bắc rộng 28.500 km2 với 25 vạn dân; phá tan âm
mưu lập "Xứ Thái tự trị" của giặc Pháp, mở rộng và củng cố căn cứ địa
Việt Bắc. Địch phải tập trung tàn quân về Nà Sản, xây dựng thành một
tập đoàn cứ điểm lớn với lực lượng 10 tiểu đoàn.

Ở vùng sau lưng địch thuộc đồng bằng Bắc Bộ, quân chủ lực kết hợp với
bộ đội địa phương, dân quân, du kích, phá nhiều đồn bốt giặc, phá tề,
mở rộng căn cứ du kích. Ở Phú Thọ, quân ta đập tan cuộc hành quân
của địch âm mưu kéo chủ lực ta về để đỡ đòn cho Tây Bắc. Kể cả ba
mặt trận Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Phú Thọ, quân và dân ta đã tiêu
diệt 13.800 tên địch.

Chiến thắng Tây Bắc đã chứng minh phương hướng chiến lược "tránh
chỗ mạnh, đánh chỗ yếu" là hoàn toàn đúng đắn, để lại nhiều kinh
nghiệm về tổ chức một chiến dịch chính quy ở một chiến trường xa,
khó tiếp tế, vận chuyển.


×