Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_6 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.02 KB, 7 trang )

Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp xâm lược (19/12/1946 -
20/7/1954)

Thất bại nặng ở Tây Bắc, quân Pháp tăng cường phòng thủ Thượng Lào,
xây dựng tập đoàn căn cứ điểm thị xã Sầm Nưa. Tháng 4 - 1953, quân
tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân đội giải phóng Lào mở Chiến
dịch Thượng Lào. Sau gần một tháng chiến đấu, liên quân Lào - Việt đã
giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh
Phong Xa Lỳ với trên 30 vạn dân, tiêu diệt 2.800 tên địch. Căn cứ kháng
chiến Thượng Lào nối liền với vùng Tây Bắc của Việt Nam, tạo thành thế
uy hiếp mạnh đối với quân Pháp.

Năm 1953, thắng lợi trong việc thực hiện ba nhiệm vụ chiến lược tiêu
diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta và phá tan kế hoạch bình định
của giặc Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân, dân ta trong giai
đoạn cuối của cuộc kháng chiến.

VI. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG – XUÂN 1953-1954. CHIẾN
THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ. HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ

Qua 8 năm kháng chiến, lực lượng so sánh giữa ta và địch đã thay đổi
lớn. Ở Bắc Bộ, vùng tự do bao gồm hầu hết các tỉnh miền núi rộng lớn ở
Việt Bắc, Tây Bắc và tỉnh Hoà Bình. Vùng địch tạm chiếm bị thu hẹp. Tại
Trung Bộ, hai vùng tự do rộng lớn gồm Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh
(Liên khu IV) và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên
(Liên khu V) được củng cố. Tại Nam Bộ, các căn cứ địa kháng chiến, căn
cứ du kích đứng vững, cơ sở kháng chiến được xây dựng ở cả nông
thôn và thành thị. Lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân lớn mạnh
cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng cơ động chiến lược của ta hơn
hẳn lực lượng cơ động chiến lược của địch.



Trước những khó khăn gay gắt ở Pháp và ở Đông Dương, Pháp ngày
càng lệ thuộc Mỹ. Quân Pháp tăng cường về số lượng (lên tới 465.000
tên năm 1953) nhưng chất lượng kém. Mỹ đã can thiệp sâu vào Đông
Dương chờ cơ hội hất cẳng Pháp. Tháng 5-1953, tướng Nava được phái
sang Đông Dương làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh và với sự thoả
thuận của Mỹ, kế hoạch Nava (Navarre) ra đời nhằm thực hiện chủ
trương của Chính phủ Pháp là tìm con đường thoát bằng chính trị, tạo
ra những điều kiện quân sự làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có
danh dự. Kế hoạch Nava có nhiệm vụ tăng gấp ba lần số đơn vị cơ động
chiến lược thành 27 binh đoàn và về tác chiến chia làm hai bước:

Bước thứ nhất (Thu - Đông 1953 và Xuân 1954): phòng ngự chiến lược
ở Bắc vĩ tuyến 18 và xây dựng lực lượng; tiến công ở Nam vĩ tuyến 18
nhằm bình định miền Nam và miền Trung, xoá bỏ vùng tự do Liên khu
V.

Bước thứ hai: sau khi có ưu thế về lực lượng cơ động, từ mùa thu 1954
chuyển toàn bộ lực lượng ra phía Bắc, mở cuộc tiến công quân sự gây
sức ép buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện của chúng.

Theo kế hoạch trên đây, tháng 7-1953, quân nhảy dù Pháp tập kích bất
ngờ vào thị xã Lạng Sơn, tăng cường hoạt động biệt kích ở Lào Cai, Lai
Châu, Sơn La và càn quét ở đồng bằng Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên và Nam
Bộ. Tháng 8-1953, sau khi rút quân ở Nà Sản về, địch tập trung hơn 90%
lực lượng cơ động ở Bắc Bộ.

Cuối tháng 9-1953, tại Định Hoá, Thái Nguyên, Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã họp bàn về nhiệm vụ quân sự Đông - Xuân
1953 -1954. Bộ Chính trị chủ trương đưa bộ đội chủ lực lên Tây Bắc để

buộc địch phải phân tán lực lượng và ta có thể tiêu diệt sinh lực của
chúng, phối hợp các chiến trường, chuẩn bị điều kiện tiến tới giải phóng
đồng bằng Bắc Bộ.

Kế hoạch chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 gồm ba đòn tiến công
chiến lược: đánh vào Lai Châu, giải phóng hoàn toàn Tây Bắc; phối hợp
với quân giải phóng Lào giải phóng Phong Xa Lỳ, tiến công ở Trung Lào
và Hạ Lào, phối hợp với quân giải phóng Campuchia đánh ở Đông Bắc
Campuchia; mở rộng vùng giải phóng tới sau lưng Sài Gòn, giành lấy Tây
Nguyên và phá âm mưu bình định của địch ở miền Nam. Phương châm
tác chiến: đánh ăn chắc, đánh tiêu diệt, đánh nơi địch sơ hở và tương
đối yếu buộc địch phải phân tán; tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt.

Trong lúc ta chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược, giữa tháng 10-
1953, quân Pháp đánh vào Tây nam Ninh Bình, bị lực lượng vũ trang
của ta phản công ngay từ đầu, nên chúng buộc phải rút lui.

Theo kế hoạch đã định, giữa tháng 11-1953 bộ đội ta tiến lên Lai Châu
và sang Trung Lào. Ngày 20-11-1953, Nava vội vã cho quân nhảy dù
chiếm Điện Biên Phủ và xây dựng phòng tuyến sông Nậm Hu nối liền
Thượng Lào với Điện Biên Phủ. Từ đầu tháng 12-1953 Pháp tăng thêm
quân ở Điện Biên Phủ để xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm kiên
cố, sẵn sàng "nghiền nát" quân chủ lực của ta. Như vậy, ngay từ đầu kế
hoạch Nava đã bị đảo lộn.

Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ngày 10-12-1953, bộ đội ta tiến công địch ở Lai Châu, cuộc tiến công
chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 bắt đầu. Sau 10 ngày đêm chiến
đấu, quân ta giải phóng Lai Châu trừ Điện Biên Phủ, Nava quyết định

điều thêm quân cơ động lên Điện Biên Phủ, đưa lực lượng ở đây lên 12
tiểu đoàn.

Hạ tuần tháng 12-1953, quân tình nguyện Việt Nam và quân giải phóng
Lào tiến công giải phóng hầu hết vùng Trung Lào. Nava phải điều quân
từ Bắc Bộ sang cùng lực lượng tại chỗ lập tập đoàn cứ điểm ở Xênô
(Xavannakhét). Liên quân Lào - Việt tiến xuống Hạ Lào và cuối tháng 1-
1954 giải phóng cao nguyên Bôlôven. Một bộ phận quân ta phối hợp
với quân giải phóng Campuchia tiến công mở rộng vùng giải phóng
Đông Bắc Campuchia nối liền với vùng giải phóng Hạ Lào.

Cuối tháng 1-1954, địch tập trung một lực lượng lớn đánh Phú Yên
hòng chiếm Liên khu V. Quân ta đánh chặn địch ở Phú Yên đồng thời
tiến công Tây Nguyên, giải phóng thị xã Kon Tum và bắc Tây Nguyên,
tập kích Plâycu. Quân Pháp buộc phải ngừng tiến công ở Phú Yên, điều
lực lượng lên Tây Nguyên tổ chức hai tập đoàn cứ điểm An Khê và
Plâycu.
Cuối tháng 1-1954, bị đánh mạnh ở Thượng Lào và mất tỉnh Phong Xa
Lỳ, Nava phải điều quân tới Mường Sài và Luông Phabăng chốt giữ.

Ở đồng bằng Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ, quân và
dân ta hoạt động đều khắp, giam chân và tiêu diệt nhiều sinh lực địch,
buộc địch phải phân tán lực lượng.

Đầu tháng 3-1954, lực lượng địch ở Điện Biên Phủ đã lên tới hơn 20
tiểu đoàn, phần lớn là lính Âu - Phi, bố trí 49 cứ điểm, được sự tiếp tế
và hỗ trợ chiến đấu của 80% số máy bay của Pháp ở Đông Dương.

Với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", Đảng đã
động viên sức người, sức của cho mặt trận Điện Biên Phủ. Hơn 26 vạn

dân công với trên 10 triệu ngày công đã tham gia phục vụ chiến dịch.
27.400 tấn gạo được huy động chuyển đến mặt trận, trong đó đồng bào
Tây Bắc mới giải phóng góp 7.300 tấn. Hàng vạn thanh niên xung phong
phối hợp với công binh mở mới và sửa chữa hàng nghìn kilômét đường.
Các phương tiện vận tải các loại, kể cả xe đạp được huy động tối đa.

Kế hoạch tác chiến đề ra hai phương châm:một là "đánh nhanh thắng
nhanh",hai là "đánh chắc tiến chắc". Khi địch mới nhảy dù xuống Điện
Biên Phủ, quân và dân ta chuẩn bị "đánh nhanh thắng nhanh". Trước
ngày quân ta dự định nổ súng tiến công (25-1-1954), tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ đã được tăng cường. Bộ Chính trị chuẩn y đề nghị Đảng
uỷ Mặt trận chuyển sang phương châm "đánh chắc tiến chắc" và hoãn
ngày mở đầu chiến dịch.

Cùng với những hoạt động về quân sự và chuẩn bị chiến dịch, Đảng ta
mở cuộc vận động thực hiện chính sách ruộng đất. Ba đợt thí điểm
được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 12-1953. Tháng 11-1953, Hội nghị
Trung ương Đảng lần thứ năm và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất (khoá
II) của Đảng thông qua Cương lĩnh về vấn đề ruộng đất. Ngày 1-12-
1953, Quốc hội khoá I thông qua Luật cải cách ruộng đất. Từ tháng 4-
1953 đến tháng 7-1954, Đảng đã lãnh đạo nông dân tiến hành 5 đợt
giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất ở một số nơi thuộc vùng tự do. Việc
làm đó đã có ảnh hưởng tốt đến nhiều vùng trong nước, tới cả vùng sau
lưng địch. Không khí phấn khởi của nông dân đã truyền tới các chiến sĩ
ngoài mặt trận, góp phần củng cố quyết tâm đánh thắng giặc Pháp xâm
lược.

Ngày 13-3-1954, quân ta mở đợt tiến công thứ nhất vào tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ. Bộ đội ta tiêu diệt gọn hai cứ điểm Him Lam, Độc
Lập, tiếp đó uy hiếp sân bay Mường Thanh.

×