Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.17 KB, 7 trang )

Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp xâm lược (19/12/1946 -
20/7/1954)

Vừa chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, Đảng và Chính phủ vừa ra
sứccủng cố hậu phương, bồi dưỡng sức dân. Các địa phương tích cực
thực hiện các sắc lệnh, thông tư về tạm cấp ruộng đất cho nông dân
nghèo, về giảm tô, giảm tức. Đến cuối năm 1949, chỉ tính từ Liên khu
IV trở ra, hơn 113.000 ha ruộng đất đã được tạm cấp cho nông dân, giảm
tô được thực hiện với mức ít nhất là 25%. Liên khu V nêu cao tinh thần
tự lực tự cường, không những tự cấp được vải, gạo và vật dụng cần thiết
mà còn dành ra được một phần để tương trợ những vùng lân cận.
Từ năm 1949, nhiều địa phương đã xúc tiến việc thống nhất Việt Minh
và Liên Việt. Các đoàn thể Tổng liên đoàn lao động, Hội Nông dân cứu
quốc, Thanh niên cứu quốc. Hội liên hiệp phụ nữ được củng cố và phát
triển. Tại các vùng tập trung đồng bào có đạo, Đảng chỉ đạo việc đi sâu
giác ngộ quần chúng, tranh thủ tầng lớp trên và kiên quyết trừng trị bọn
phản động đội lốt tôn giáo. Đảng tích cực đấu tranh chống những
khuynh hướng tư tưởng và chính trị sai lầm, như chống khuynh hướng
đòi chia quyền lãnh đạo với Đảng ta của những phần tử phái hữu trong
Đảng Dân chủ, chống khuynh hướng đòi tư pháp độc lập, đòi quyền tự
do cá nhân theo quan điểm tư sản trong ngành tư pháp.

Trên mặt trận văn hoá, nền văn hoá ngu dân, nô dịch của thực dân Pháp
bị xoá bỏ; nền văn hoá mới được xây dựng. Đường lối, nhiệm vụ công
tác văn hoá kháng chiến được xác định tại Hội nghị văn hoá toàn quốc
tháng 7-1948. Hội Văn hoá Việt Nam được thành lập. Các tệ nạn xã hội
như trộm cắp, cờ bạc, rượu chè giảm đi nhiều. Phong trào xoá nạn mù
chữ phát triển mạnh. Chương trình giáo dục phổ thông bước đầu được
cải tiến theo nội dung dân tộc, dân chủ, nhân dân và phù hợp với hoàn
cảnh kháng chiến.



Về xây dựng Đảng, trong hai năm 1948 - 1949, Đảng đã kết nạp hơn 50
vạn đảng viên. Tổ chức cơ sở Đảng được xây dựng rộng khắp. Qua cuộc
vận động xây dựng "chi bộ tự động công tác", tổ chức cơ sở Đảng được
tôi luyện và trưởng thành thật sự là hạt nhân lãnh đạo kháng chiến ở các
địa phương, các ngành và trong quân đội. Tuy nhiên, trong công tác xây
dựng Đảng, có nhiều trường hợp không nắm vững tiêu chuẩn đảng viên,
củng cố không theo kịp phát triển. Để khắc phục thiếu sót đó, tháng 9-
1950 Đảng quyết định tạm ngừng phát triển để củng cố.

Về đối ngoại, cuối tháng 12-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường đi
công tác nước ngoài. Sau khi hội đàm với đồng chí Mao Trạch Đông,
Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, Người sang Liên Xô trao đổi ý
kiến về cuộc kháng chiến của Việt Nam với đồng chí Xtalin, Tổng Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tiếp đó,
Người sang Hunggari dự cuộc họp của các đại biểu phong trào cộng sản
quốc tế.
Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tuyên bố về việc Chính phủ
ta sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ các nước tôn trọng
quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Việt
Nam. Ngày 18-1-1950, Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa,
sau đó ngày 30-1-1950 Chính phủ Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Xôviết và liên tiếp trong tháng 2-1950 chính phủ các nước dân chủ nhân
dân Đông Âu và Triều Tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với
Chính phủ ta.

Ở Pháp, phong trào nhân dân Pháp phản đối "cuộc chiến tranh bẩn thỉu"
của thực dân Pháp dâng cao. Tháng 7-1950, đồng chí Lêô Phighe, Uỷ
viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, đại biểu Quốc hội, Thư ký Đoàn
Thanh niên cộng sản Pháp thăm Việt Nam, tìm hiểu tình hình để phối

hợp hành động và thắt chặt tình đoàn kết chiến đấu giữa hai Đảng và
nhân dân hai nước.

Nhân dân nhiều nước châu Á, châu Phi đã dành cho nhân dân ta mối
cảm tình đặc biệt và sự ủng hộ tích cực.

Đảng và Chính phủ ta đặc biệt coi trọng xây dựng quan hệ đoàn kết
chiến đấu của nhân dân ba nước trên bán đảo Đông Dương và quan hệ
với nước láng giềng Trung Quốc. Ở Lào, cuối năm 1947, Đảng và Chính
phủ đã cử một số cán bộ, chiến sĩ sang giúp lực lượng kháng chiến Lào.
Đến đầu năm 1950, các khu căn cứ kháng chiến từ Hạ Lào, Trung Lào
đến Thượng Lào được thành lập. Ở Campuchia, cuối năm 1946 cán bộ
và Việt kiều ở Thái Lan đã giúp đỡ lực lượng yêu nước Campuchia
thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Khơme. Từ năm 1947, khu căn cứ
Tây Bắc Campuchia được thành lập và vùng giải phóng được mở rộng.
Tháng 3-1949, theo đề nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng và
Chính phủ ta đã phái một đơn vị lực lượng vũ trang sang phía nam
Trung Quốc cùng Quân giải phóng và du kích địa phương Trung Quốc
tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Trung Hoa Quốc dân đảng.

Những thắng lợi về mọi mặt của quân, dân ta đã đưa cuộc kháng chiến
tiến mạnh sang giai đoạn mới. Ngày 21-1-1950, Hội nghị toàn quốc lần
thứ ba của Đảng họp, đề ra chủ trương "hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị
chuyển mạnh sang tổng phản công" và quyết định tổng động viên theo
khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng".

Thực hiện nghị quyết của Đảng, nhân dân ta hăng hái đóng góp thóc
gạo, tiền bạc và các vật tư cho kháng chiến. Hàng chục vạn thanh niên
xung phong tòng quân. Việc chuẩn bị chiến trường, đặc biệt là mở
đường và tổ chức lực lượng vận tải được tiến hành. Ở các thành phố bị

tạm chiếm, phong trào đấu tranh chính trị chống thực dân Pháp và can
thiệp Mỹ phát triển.

Song vì nóng vội và ỷ lại vào tình hình khách quan thuận lợi, trong Đảng
đã có một số lệch lạc khi chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công.
Để kịp thời uốn nắn, khắc phục những lệch lạc, mùa hè năm 1950 đồng
chí Trường Chinh viết bài Nhận định đúng, hành động đúng và một số
bài khác đăng trên Tạp chí Cộng sản. Tháng 6-1950, Chủ tịch Hồ Chí
Minh gửi thư cho đồng bào, cán bộ Liên khu IV phê bình sai lầm của
cán bộ trong tổng động viên. (Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung
ương (khoá II) đã tự phê bình về chủ trương "chuyển mạnh sang tổng
phản công" nêu ra ở Hội nghị toàn quốc lần thứ ba tháng 1-1950. Bản
báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương ba (khoá II) có đoạn
viết, đây là chủ trương "vội vàng, chủ quan, đã tạo ra một không khí chủ
quan, ảnh hưởng đến công tác trong toàn Đảng"- TG).

Trước yêu cầu phát triển của cuộc kháng chiến, để giải phóng vùng biên
giới phía bắc phá thế bao vây của địch, tiến tới giành quyền chủ động về
chiến lược trên chiến trường chính, tháng 6-1950 Ban Thường vụ Trung
ương Đảng chủ trương mở Chiến dịch biên giới. Trong chỉ thị ngày 12-
8-1950, Trung ương Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ của các địa phương
trong toàn quốc phối hợp với chiến dịch kiềm chế và tiêu hao lực lượng
địch.

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư nhắc nhở chiến sĩ ngoài mặt trận phải
dũng cảm, kiên quyết chiến đấu tiêu diệt địch. Người ra mặt trận để cùng
Bộ Chỉ huy chỉ đạo chiến dịch.

Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định đánhĐông Khê (Cao Bằng) để mở
màn chiến dịch. Lần đầu tiên ta huy động một lực lượng lớn gồm một

đại đoàn và hai trung đoàn chủ lực cơ động của Bộ; ba tiểu đoàn chủ lực
của Liên khu Việt Bắc và các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du
kích hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Đêm 16-9-1950, trận Đông Khê bắt đầu. Sau hai ngày đêm chiến đấu ác
liệt, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê, diệt trên 300
địch. Sau đó đầu tháng 10 quân ta truy kích và bắt gọn quân địch rút
chạy từ Cao Bằng. Ngày 8-10 quân ta tiêu diệt hai binh đoàn ứng cứu
của Pháp ở Đông Khê.

Qua 29 ngày chiến đấu ở vùng biên giới ta đã diệt và bắt sống 8.300
địch, đa số là Âu - Phi, tiêu diệt 10 tiểu đoàn (gần một nửa lực lượng cơ
động chiến lược địch), thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến
tranh, giải phóng hoàn toàn khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình
Lập. Phối hợp với chiến dịch biên giới, quân và dân ta tăng cường chiến
đấu ở đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Tính chung cả nước, ta
đã tiêu diệt 12.000 tên địch, giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn và nhiều
vùng rộng lớn.

Thắng lợi của Chiến dịch biên giới đã làm phá sản kế hoạch Rơve
(Revers). Thực dân Pháp thấy rõ chúng không thể thắng bằng quân sự. Ý
chí xâm lược của chúng bị lung lay. Đây là lần đầu tiên ta mở một chiến
dịch tiến công lớn thắng lợi đánh vào một tuyến phòng thủ mạnh của
địch. Ta mở được đường giao thông quốc tế nối liền Việt Nam với các
nước xã hội chủ nghĩa sau 5 năm bị chủ nghĩa đế quốc bao vây. Đường
liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và Liên khu IV được thông
suốt. Thắng lợi của Chiến dịch biên giới mở ra bước ngoặt chuyển cuộc
kháng chiến của ta từ hình thái chiến tranh du kích lên chiến tranh chính
quy, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích ở trình độ cao
hơn, tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn.


×