Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.75 KB, 7 trang )

Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp xâm lược (19/12/1946 -
20/7/1954)

Đó là kế hoạch lập chính phủ bù nhìn tay sai Bảo Đại và tổ chức cuộc
tấn công đại quy mô bất ngờ lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt quân chủ lực
ta, bắt cho được Trung ương Đảng và Chính phủ ta, nhanh chóng kết
thúc chiến tranh. (Ngày 19-7-1947, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh
Pháp Valuy (Valluy) gửi công văn số 478/AB cho Xalăng nói rõ "về mặt
chính trị cần phải có hệ thống hình tháp Bảo Đại để chống lại chính
quyền Việt Minh và về mặt quân sự phải đánh vào ngọn hệ thống chính
quyền của Việt Minh. Đó là nhiệm vụ số 1" (G.Sáppha, BáoNgười quan
sát, tháng 9-1968) - TG).

Ngày 10-9-1947, Cao uỷ Pháp ở Đông Dương Bôla (Bollaert) đọc diễn
văn tại thị xã Hà Đông, tuyên bố lập trường của Pháp không công nhận
nước Việt Nam độc lập và thống nhất, không công nhận Chính phủ Hồ
Chí Minh là đại diện chính thức của nước Việt Nam.

Ngày 15-9-1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị "Bôla nói gì, ta phải làm
gì?" nêu rõ nhiệm vụ của nhân dân ta chống âm mưu "dùng người Việt
trị người Việt" của thực dân Pháp và chuẩn bị phá những cuộc tấn công
lớn của địch trong những tháng tới.

Ngày 7-10-1947, thực dân Pháp huy động 12 ngàn quân tinh nhuệ mở
cuộc tiến công lên Việt Bắc. Quân nhảy dù bất ngờ nhảy xuống Bắc
Cạn, Chợ Mới đánh vào sau lưng quân ta. Một binh đoàn bộ binh Pháp
kéo từ Lạng Sơn lên Cao Bằng, Bắc Cạn, bao vây phía đông và phía bắc
Việt Bắc; một cánh quân đường thuỷ tiến lên Phú Thọ, Tuyên Quang
bao vây Việt Bắc ở phía tây.


Ở Bắc Cạn, tuy bị bất ngờ nhưng quân và dân ta đã đánh địch ngay khi
chúng vừa nhảy dù xuống. Quân và dân Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,
Thái Nguyên tiêu diệt cơ quan tham mưu chiến dịch của Pháp, bắn rơi
máy bay địch. Quân dân Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang phục kích
diệt địch, bắn chìm tàu chiến địch trên sông Lô.

Phối hợp với cuộc chiến đấu của quân và dân Việt Bắc, chiến tranh du
kích, phá tề, trừ gian được đẩy mạnh ở vùng sau lưng địch. Ở Hà Nội và
Sài Gòn, những tên việt gian đầu sỏ bị bắn chết ngay giữa thành phố.
Ngày 22-12-1947, một phần lớn quân Pháp buộc phải rút khỏi Việt Bắc.
Hơn 7.000 tên xâm lược bị chết, bị thương và bị bắt: 18 máy bay bị hạ,
16 tàu chiến và nhiều ca nô bị đánh đắm, hàng trăm xe bị phá và nhiều
vũ khí rơi vào tay quân ta. Chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của
quân Pháp thất bại. Mặc dù bị bất ngờ, quân và dân ta đã chiến đấu anh
dũng kịp thời chuyển sang phản công thắng lợi. Bộ đội ta trưởng thành
một bước về trình độ tác chiến. Đảng ta có thêm kinh nghiệm về chỉ đạo
chiến tranh. Nhân dân ta phấn khởi, tin tưởng ở thắng lợi của cuộc
kháng chiến.

Tổng kết năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, trongLời kêu gọi nhân
kỷ niệm một năm ngày kháng chiến toàn quốc 19-12-1947, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhận định thực dân Pháp muốn đánh nhanh thắng nhanh,
nhưng đã thất bại. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ, lực lượng của ta ngày
càng thêm mạnh như suối mới chảy, như lửa mới nhóm, chỉ có tiến
không có thoái Lực lượng địch như mặt trời vào lúc hoàng hôn, hống
hách lắm nhưng đã gần tắt nghỉ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở quân ta
không được chủ quan, khinh địch.

III. ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN SANG GIAI ĐOẠN MỚI.
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI


Trong những năm 1948 - 1949, tình hình thế giới có những chuyển biến
lớn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Liên Xô
thực hiện vượt kế hoạch 5 năm 1946 - 1950, đạt những thành tựu quan
trọng về kinh tế - xã hội và thử thành công bom nguyên tử (9-1949) làm
mất thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mỹ. Các nước dân chủ nhân
dân ở châu Âu và châu Á xây dựng xã hội mới đạt nhiều thắng lợi.
Phong trào giải phóng dân tộc phát triển ở châu Phi, châu Á và Trung
Cận Đông. Mỹ thực hiện kế hoạch Mácsan nhằm vừa vực dậy các nước
Tây Âu, vừa khống chế các nước này. Tại Pháp cuộc khủng hoảng chính
trị kéo dài: thất bại bước đầu trong chiến tranh Đông Dương làm cho
Pháp khó khăn thêm. Chỉ tính đến đầu năm 1949, Chính phủ Pháp đã bị
đổ tới 8 lần. Phong trào phản chiến của nhân dân Pháp phát triển.

Ở Đông Dương, từ năm 1948 thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược
đánh nhanh thắng nhanh sang chiến lược đánh lâu dài, "lấy chiến tranh
nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt". Chúng bình định vùng
chiếm đóng, mở các cuộc hành quân nhỏ nhằm tiêu diệt cơ sở kháng
chiến, mở rộng nguỵ quân (năm 1948 có 8 vạn nguỵ binh, chiếm gần
30% tổng số quân địch).

Ngày 20-1-1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp mở rộng, nhận
định tình hình sau chiến thắng Việt Bắc và đề ra những nhiệm vụ trong
giai đoạn mới.

Về quân sự, mở rộng chiến tranh du kích, nhất là trong vùng địch kiểm
soát, tuỳ điều kiện tập trung đánh vận động tiêu diệt địch, tăng cường
công tác địch vận.

Về chính trị, củng cố khối đoàn kết toàn dân kháng chiến, thực hiện

khẩu hiệu "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết", củng cố bộ máy kháng
chiến, phá tan chính quyền bù nhìn, làm thất bại âm mưu "dùng người
Việt trị người Việt".

Về kinh tế, tăng gia sản xuất tự cấp tự túc, cải thiện đời sống nhân dân
lao động, phá kinh tế địch, tịch thu tài sản, ruộng đất của bọn phản quốc
chia cho dân nghèo, giảm tô, chia lại công điền, khuyến khích đổi công
trong nông dân lao động, thí điểm lập hợp tác xã.

Về văn hoá, động viên mọi lực lượng văn hoá phục vụ kháng chiến,
chấn chỉnh giáo dục, xoá nạn mù chữ.

Về xây dựng Đảng, củng cố và phát triển Đảng làm cho Đảng thực sự có
tính chất quần chúng mạnh mẽ, tích cực phát triển Đảng ở các vùng địch
kiểm soát, tăng cường giáo dục đảng viên, đào tạo cán bộ; chuẩn bị Đại
hội Đảng toàn quốc.

Sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, hai cuộc hội nghị cán bộ
tháng 5-1948 và tháng 8-1948 được triệu tập bàn những biện pháp cụ thể
thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương. Hội nghị cán bộ tháng 8-
1948 bàn sâu về công tác vùng sau lưng địch.

Ngày 27-3-1948, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái
quốc. Hướng thi đua chủ yếu là tăng gia sản xuất và luyện quân lập
công.
Thực hiện chủ trương của Đảng, hàng nghìn cán bộ Đảng và Mặt trận
Việt Minh đã qua thử thách và có kinh nghiệm công tác, các đại đội độc
lập và đội vũ trang tuyên truyền, đội xung phong công tác đã vào hoạt
động trong các vùng tạm bị chiếm. Ở nhiều nơi, cơ sở kháng chiến dần

dần được khôi phục. Nhân dân cùng lực lượng vũ trang phá tề trừ gian,
chống thuế, chống đi phu, chống bắt lính, tiến lên phát triển chiến tranh
du kích, tiêu hao, tiêu diệt địch. Nhiều căn cứ du kích được thành lập,
nhiều làng chiến đấu xuất hiện. Năm 1948, được lực lượng vũ trang hỗ
trợ, nhân dân quét sạch chính quyền bù nhìn cơ sở ở nhiều vùng rộng lớn
trong cả nước, lập lại chính quyền cách mạng. Tổng phá tề thực chất là
cuộc nổi dậy đồng loạt của nhân dân vùng sau lưng địch; phá hệ thống
kìm kẹp của địch, chống lại một cách có hiệu quả chính sách "dùng
người Việt trị người Việt".

Phong trào nổi dậy của quần chúng được kết hợp chặt chẽ với các cuộc
tiến công quân sự của dân quân du kích, các đội vũ trang tuyên truyền và
các đại đội độc lập. Các tiểu đoàn tập trung tập dượt đánh chính quy,
giành chiến thắng ở một số nơi (Bắc Cạn, Lạng Sơn, Trà Vinh, sông Lô,
v.v.).

Hoà nhịp với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, cuộc kháng
chiến của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia cũng có bước phát triển
mới.
Trước tình hình khó khăn ở Đông Dương và trước cuộc Nam tiến thắng
lợi của Quân giải phóng Trung Quốc, đế quốc Pháp phải có kế hoạch đối
phó gấp. Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, tướng Rơve (Revers)
đưa ra kế hoạch: mở rộng chiếm đóng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ,
phong toả biên giới Việt - Trung, tăng cường xây dựng quân nguỵ để
làm nhiệm vụ chiếm đóng và dùng quân Âu - Phi làm lực lượng cơ động
tăng cường càn quét.

Về phía ta, sau Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng tháng 1-1949, thực
hiện chủ trương tăng cường bộ đội chủ lực, tháng 11-1949 Chủ tịch Hồ
Chí Minh ra sắc lệnh về nghĩa vụ quân sự. Chỉ trong một thời gian ngắn,

tính từ Liên khu IV trở ra đã có thêm 50 vạn thanh niên ghi tên tòng
quân. Từ 8 vạn người lúc bắt đầu kháng chiến qua hơn ba năm, quân đội
ta đã có 23 vạn người. Đầu năm 1950 hai đại đoàn và hai trung đoàn chủ
lực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh và 12 trung đoàn chủ lực các liên khu đã ra
đời. Về quân số lực lượng cơ động của ta nhiều hơn lực lượng cơ động
địch. Dân quân tự vệ và du kích lên tới gần 3 triệu người.

×