Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Đánh giá thực trạng bệnh sâu răng và bệnh quanh răng của học sinh 6 đến 11 tuổi tại trường câm điếc xã đàn, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.8 KB, 48 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu răng và viêm lợi là hai trong số những bệnh răng miệng phổ biến
nhất ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Theo kết quả điều tra dịch
tễ học trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam thì tỉ lệ người mắc bệnh
này rất cao. Có tới 50 đến 90% dân số bị sâu răng và 90% bị mắc bệnh
quanh răng. Hai bệnh này là nguyên nhân chủ yếu gây mất răng, ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe, và còn là nguyên nhân của một số bệnh nội khoa nghiêm
trọng: viêm màng tim, viêm cầu thận, viêm khớp. Là những bệnh mắc từ
rất sớm – ngay khi mọc răng (trẻ 6 tháng tuổi), chi phí cho việc điều trị rất
tốn kém và vượt quá khả năng chi trả của các nước đang phát triển, và là
gánh nặng của các nước phát triển. Ở Mỹ mỗi năm chi phí cho chữa răng là
9 tỉ USD.
Trong 20 năm trở lại đây, do sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ
thuật, người ta đã tìm ra nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh sâu răng, phát
hiện vai trò quan trọng của fluor trong việc bảo vệ men răng. Trên cơ sở đó
đề ra biện pháp phòng bệnh thích hợp và đạt kết quả khá hữu hiệu là bệnh
sâu răng đã được khống chế, số răng sâu trung bình của trẻ em 12 tuổi giảm
từ 6,5 xuống dưới 3, đến dưới 1. Điều này đã được chứng minh ở nhiều
quốc gia đã triển khai tốt ở công tác phòng bệnh sâu răng như Mỹ, Canada,
các nước Bắc Âu, và một số nước trong khu vực như Singapore, Hồng
Kụng…
Việt Nam là một nước đang phát triển, điều kiện kinh tế cũn nhiờu
khó khăn, trang thiết bị y tế và cán bộ răng hàm mặt còn thiếu trầm trọng, tỉ
lệ mắc bệnh sâu răng viêm lợi ở mức độ cao và có chiều hướng gia tăng.
1
Năm 2001, Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia phối hợp với trường Đại
Học Nha khoa Adelaide (Australia) tổ chức điều tra sức khỏe răng miệng
trờn tũan quốc và kết quả là 84,9% trẻ em 6-8 tuổi sâu răng sữa, 64,1% trẻ
em 12-14 tuổi sâu răng vĩnh viễn, 78,55% có cao răng. Điều tra cho thấy
bệnh sâu răng, viêm lợi ở trẻ em đang ở mức độ báo động, đòi hỏi những
biện pháp cấp thiết và hiệu quả trong phòng và điều trị bệnh.


Tỉ lệ trẻ em khuyết tật (câm và điếc) trong cộng đồng chiếm con số
không nhỏ. So với trẻ em bình thường, đối tượng trẻ em khuyết tật chịu
thiệt thòi vè khả năng tiếp nhận thông tin và nhận thức. Do khả năng giao
tiếp hạn hẹp hơn bình thường nên đối tượng này gặp khó khăn trong việc
hướng dẫn chăm sóc răng miệng và phát hiện các bất thường.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về thực trạng bệnh sâu răng, viêm
lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh răng miệng của đối tượng trẻ em
khuyết tật. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra thực
trạng bệnh sâu răng và bệnh quanh răng ở trẻ em câm điếc tại trường câm
điếc Xã Đàn, Hà Nội” với các mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng bệnh sâu răng và bệnh quanh răng của học
sinh 6 đến 11 tuổi tại trường câm điếc Xã Đàn, Hà Nội.
2. Xác định nhu cầu điều trị sâu răng và bệnh quanh răng với đối
tượng trên.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh sâu răng.
1.1.1. Tình hình sâu răng ở trẻ em
Sâu răng là một bệnh phổ biến và mắc từ rất sớm ở trẻ em sau khi
răng mọc. Tổ chức cứng của răng bị phá hủy tạo thành lỗ sâu trên răng, có
sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn.
Sâu răng là bệnh tổn thương không hồi phục do đó nếu không được
chữa trị và phòng bệnh kịp thời, sâu răng sẽ tích lũy ngày càng cao.
Việc chữa răng tổn kém nhưng cũng không thể phục hồi được tổ
chức cứng của răng như trước. Sâu răng nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe, có thể gây biến chứng nguy hiểm.
* Tình hình sâu răng trên thế giới hiện nay
Nhìn chung, từ năm 1940 đến năm 1960, tình hình sâu răng ở các
nước trên thế giới đều khá nghiêm trọng. Hầu hết các nước có chỉ số

SMTR ở mức cao, khoảng 7,4 đến 12,0. Đến những năm 80, chỉ số này đã
giảm xuống. Theo số liệu điều tra của Tổ chức Y tế thế giới năm 2003, chỉ
số SMTR của trẻ 12 tuổi trung bình là 2,4. [34]
Ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, các nước Bắc Âu…
bệnh sâu răng giảm đi rõ rệt do các nước này đã sử dụng tích cực và hiệu
quả các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Trong đó việc sử dụng có hiệu
quả các dạng Fluor đóng vai trò quan trọng. [25,29]
Ở các nước đang phát triển, do sự tiếp cận các dịch vụ nha khoa còn
hạn chế, răng thường không được điều trị và bị nhổ sớm do đau. Do đó ở
3
các nước này, răng mất thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong khi đó ở các nước
công nghiệp hóa số răng mất có xu hướng giảm đi đáng kể. [34]
Ở các nước đang phát triển tình trạng sâu răng và chỉ số SMT ở trẻ
em còn cao và có chiều hướng gia tăng.
* Tình hình sâu răng trong khu vực Đông Nam Á:
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới tại các nước
trong khu vực:
Tại Thái Lan, trẻ em 6 tuổi có tỉ lệ sâu răng là 96,3%, dmtf trong
bình là 8,1. Trẻ 12 tuổi có tỉ lệ sâu răng trung bình là 70% và DMFT là
2,4. [27,34]
Tại Phillipin, tỷ lệ sâu răng của trẻ 6 tuổi là 92% và dmft trung bình
là 10.1. [24,34]
Tỷ lệ sâu răng ở các nước như Singapore, Malaysia có xu hướng
giảm do làm tốt công tác phòng bệnh. Ở Trung Quốc tình trạng sâu răng trẻ
em lại có xu hướng gia tăng nhưng vẫn ở mức thấp. [23,34]
* Tình hình sâu răng ở Việt Nam
Năm 1960, khoa Nha của bệnh viện Phủ Doãn công bố kết quả về
điều tra răng miệng của học sinh Hà Nội, có 46, 74% học sinh có sâu răng.
Năm 1977, Nguyễn Dương Hồng thông báo kết quả điều tra sâu răng
ở khu vực Hà Nội và nụgn thụn, cú 77% trẻ em 6 tuổi bị sâu răng sữa, 30%

trẻ em 13 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn. [8,9]
Năm 1992, Võ Thế Quang thông báo tình trạng sâu răng qua điều tra
sức khỏe răng miệng toàn quốc, thấy xu hướng sâu răng vĩnh viễn ở Trẻ em
Việt Nam có xu hướng gia tăng cả tỉ lệ sâu và chỉ số SMTR trong khoảng
thời gian từ 1983 đến 1991. [13]
4
Năm 2001, Trần Văn Trường và Lâm Ngọc Ấn thống báo tình trạng
sâu răng trẻ em theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc: tỉ lệ
sâu răng ở trẻ 9-11 tuổi là 56,3% (răng sữa), 54,6% (răng vĩnh viễn) và chỉ
số SMT là 1,96 (răng sữa) , 1,19 (răng vĩnh viễn). Trong đó tình trạng sâu
răng ở trẻ 6-8 tuổi ở mức cao, với tỉ lệ sâu răng là 84,9%(răng sữa), 56,3%
(răng vĩnh viễn) và chỉ số dmft là 5,4; dmfs là 12,98.8. [18,19]
Tỉ lệ sâu răng ở miền núi cao hơn ở đồng bằng, ở miền Bắc thấp hơn
ở miền Nam. Trẻ nhỏ ở hầu hết cỏc vựng cú chỉ số dmft xung quanh 6 trừ
vùng đồng bằng sông Hồng là từ 3.0 đến 3.5. [18,19]
Tại vùng đồng bằng sông Hồng, lứa tuổi 6-8 có tỉ lệ sâu răng sữa là
72.3% và tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn là 10.3%; lứa tuổi 9-11 tuổi có tỉ lệ sâu
răng sữa là 53.2%. và tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn là 50,7%.87. [18,19]
Kết quả điều tra cho thấy tình hình sâu răng tại Việt nam gia tăng so
với kết quả điều tra lần 1 năm 1990. [18,19]
Theo nghiên cứu của Viện Răng Hàm mặt năm 1999, tại Hà Nội tỉ lệ
sâu răng của trẻ em lứa tuổi 6-12 tuổi là 57,02%. (63,19%)Tại Hà Nội: trẻ 6
tuổi có tỉ lệ sâu răng là 64,95% (răng sữa); chỉ số smtr là 5,4.[19]
Năm 2007, Đào Thị Dung nghiên cứu trờn cỏc trường tiểu học của
quận Đống Đa, Hà Nội cho thấy: Tỉ lệ sâu răng sữa chiếm tỉ lệ cao 63,19%,
chỉ số smtr là 3,75. Tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn là 20,3%, chỉ số SMTR là 0,42.
Điều này chứng tỏ tỉ lệ sâu răng của học sinh không có chiều hướng giảm. [4]
1.1.2. Bệnh sinh học sâu răng
Người ta cho rằng bệnh sâu răng là một bệnh đa nguyên nhân, trong
đó vi khuẩn đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra còn phải cú cỏc điều kiện

thuận lợi cho sâu răng như:
5
- Chế độ ăn uống tạo điều kiện cho sâu răng phát triển
- Tình trạng của răng và tổ chức cứng của răng.
- Tình trạng vệ sinh răng miệng tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát
triển và gây sâu răng.
- Tình trạng môi trường miệng như: Nước bọt, pH…
Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn sâu răng là do chất
đường, vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích nguyên nhân sâu răng
bằng sơ đồ Key:
Theo sơ đồ Key, sự phối hợp 3 yếu tố trờn gõy sâu răng.
Với sơ đồ Key người ta chú ý nhiều đến chất đường và vi khuẩn S.
Mutans cho nền việc dự phòng cũng quan tâm nhiều đến chế độ ăn hạn chế
đường và vệ sinh răng miệng.
6
Sau năm 1975, đã tìm được nguyên nhân của sâu răng và được giải
thích bằng sơ đồ WHITE:
Sơ đồ WHITE (1975)
Răng: Tuổi, Fluoride, dinh dưỡng…
Vi khuẩn: Streptococcus Mutans.
Chất nền: VSRM, có sử dụng Fluor, pH vùng quanh răng,
Khả năng trung hòa của nước bọt.
Sơ đồ WHITE cho thấy có nhiều yếu tố tác động, hạn chế quá trình
hủy khoảng, tăng cường quá trình tỏi khoỏng và có tạc dụng bảo vệ răng
7
không bị sâu như nước bọt, khả năng acid của men, các ion F
-
, Ca
++
, pH

trên 5 và sự trỏm bớt hố rónh… Với sự hiểu biết nhiều hơn về cơ chế bệnh
sinh quá trình sâu răng, nên trong hai thập kỷ qua người ta đã đạt được
nhiều thành tựu lớn trong dự phòng sâu răng trong cộng đồng.
Cơ chế bệnh sinh học sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình hủy
khoáng và tỏi khoỏng. Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tỏi
khoỏng thỡ sẽ gây sâu răng.
Tóm tắt cơ chế sâu răng như sau:
Sâu răng = Hủy khoỏng > Tỏi khoỏng
8
1.2. Bệnh quanh răng
Bệnh quanh răng là bệnh rất phổ biến, tỉ lệ mắc rất cao. Năm 1984,
Tổ chức Y tế thế giới thông báo hầu hết các bệnh quanh răng hay gặp là
viêm mạn tính ở lợi đơn thuần tức là viêm lợi hoặc viêm lợi kèm theo mất
bỏm dớnh biểu mô và xương ổ răng gọi là viêm quanh răng. Theo kết quả
Mảng bám vi khuẩn
Chế độ ăn nhiều đường
Nước bọt thiếu hay acid
Acid dạ dầy tràn lên miệng
pH <5,5
Nước bọt
Khả năng kháng acid của men
răng
Flour có ở bề mặt men răng
Trám bít hố rãnh
pH >5,5
Các yếu tố bảo vệ
Các yếu tố gây
mất ổn định làm
sâu răng
9

điều tra dịch tễ học ở Việt Nam hầu hết trẻ em chỉ có viêm lợi mà không cú
viờm quanh răng , vì vậy ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến bệnh viêm lợi
thông thường ở trẻ em.
1.2.2.Lưu hành bệnh quanh răng
• Bệnh quanh răng trên thế giới:
Theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, tỉ lệ trẻ em vị viêm
lợi ở các nước trên thế giới đều cao, có nơi tỉ lệ này là trên 90%.
Một số nghiên cứu của Mỹ và Anh cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi
không có viêm lợi.
Năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới thông báo có 80% số trẻ em dưới
12 tuổi và 100% trẻ 14 tuổi có viêm lợi mạn tính. Sau 14 tuổi mức độ viêm
giảm xuống và có sự khác nhau về giới.
Năm 1983, Spencer nghiên cứu 128 trẻ 5-6 tuổi tại Australia thấy lợi
quanh răng sữa chỉ có viêm nhẹ, ít có viêm nặng và ít có mối liên quan giữa
tình trạng vệ sinh răng miệng với mức độ nặng của viêm lợi [35]
• Tại Việt Nam
Theo kết quả điều tra của viện Răng Hàm Mặt Hà Nội phối hợp với
trường đại học Nha khoa Adelaide (Australia) năm 2001 thấy:[19]
Tỉ lệ bệnh viêm lợi là :
- Trẻ 6-8 tuổi: 50,52%
- Trẻ 9-11 tuổi: 81,71%
- Trẻ 12-14 tuổi: 90,97%.
Tỉ lệ chảy máu lợi là:
- Trẻ 6-8 tuổi: 42,7%
10
- Trẻ 9-11 tuổi: 69,2%
- Trẻ 12-14 tuổi: 72,4%.
1.2.2.Nguyờn nhân bệnh quanh răng
Bệnh viêm lợi do nhiều nguyên nhân như thiếu sinh tố, sang chấn
khớp cắn, vi khuẩn và vệ sinh răng miệng kém. Trong đó đa số do vi khuẩn

và vệ sinh răng miệng kém tạo nên mảng bám răng là nguyên nhân chính.
Mảng bám răng được hình thành do các men của vi khuẩn như
Carbohydraze, Neuraminidaze tác động lên acid Syalic của Mucin nước bọt
lắng đọng hình thành mảng kết tủa bám vào răng. Lúc đầu mảng vô khuẩn
vì không có vi khuẩn. Khi đã hình thành trên mặt răng, mảng này tạo thành
chất tựa hữu cơ cho vi khuẩn thâm nhập. Các vi khuẩn sẽ định cư và phát
triển hình thành mảng bám răng hay mảng vi khuẩn. Mảng bám răng hình
thành và phát triển đòi hỏi một môi trường sinh lý thích hợp, phải có chất
dinh dưỡng đặc biệt là đường Sarcaroze. Tùy theo thời gian, mảng bám có
thể dầy 50-2000 μm.
Về cấu trúc tổ chức học, 70% mảng bám răng là vi khuẩn, 30% là
chất tựa hữu cơ. Thành phần vi khuẩn của mảng bám răng khác nhau tùy thời
gian. Trong 2 ngày đầu chủ yếu là cầu khuẩn gram dương, 2 ngày tiếp theo có
thoi trùng và vi khuẩn sợi phát triển, từ ngày thứ tư đến ngày thứ 9 có xoắn
khuẩn, khi mảng bám răng già thì vi khuẩn hình sợi chiếm tới 40%.
Mảng bám răng bám chắc vào răng, không bị bong ra do xúc miệng
hoặc đánh răng qua loa. Có thể giải quyết mảng bám răng bằng việc đánh
răng đúng kĩ thuật, hạn chế ăn đường và vệ sinh răng miệng sau khi ăn
hoặc dùng biện pháp hóa học.
11
Các yếu tố nguy cơ gây viêm lợi gồm có các yếu tố tại chỗ và toàn
thân ảnh hưởng đến việc tích tụ mảng bám răng hoặc làm biến đổi phản
ứng đáp ứng của tổ chức quanh răng đối với mảng bám răng.
Viêm lợi xuất hiện rất sớm khi mảng bám răng hình thành được 7
ngày. Vi khuẩn ở mảng bám răng kích thích gây viêm lợi.
1.3. Dự phòng bệnh sâu răng và viêm lợi.
1.3.1. Dự phòng sâu răng
.1.1.1. Các biện pháp can thiệp
Năm 1984, WHO đã đưa ra các biện pháp phòng bệnh sâu răng, bao gồm:
- Sử dụng Fluor

- Trỏm bít hố rãnh
- Chế độ ăn phòng sâu răng
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng
.1.1.2. Mục tiêu dự phòng sâu răng
Mục tiêu dự phòng sâu răng cho trẻ em của WHO đến năm 2010:
- Trẻ 5-6 tuổi: 90% trẻ em không bị sâu răng
- Trẻ 12 tuổi: SMT <1
- Lứa tuổi 18: 100% giữ được tũan bộ răng.
Tại Việt Nam, mục tiêu đến năm 2010 đảm bảo ít nhất 80% học sinh
tiểu học và trung học cơ sở được chăm sóc răng miệng ổn định và lõu daỡ
qua chương trình Nha Học Đường, đạt được mục tiêu về dự phòng sâu răng
của WHO.
12
1.3.2.Dự phòng bệnh viêm lợi
1.3.2.1. Các biện pháp can thiệp
Biện pháp phòng bệnh viêm lợi chủ yếu là vệ sinh răng miệng, bao gồm:
• Các biện pháp cơ học làm sạch mảng bám:
- Các kỹ thuật chải răng.
- Các biện pháp làm sạch kẽ răng: Chỉ tơ nha khoa, tăm
gỗ, bàn chải kẽ…
- Phương pháp phun tưới: chất sát khuẩn.
- Lấy cao răng định kì tại phòng nha.
• Kiểm soát mảng bám bằng phương pháp hóa học:
- Sử dụng chất xúc miệng
- Sử dụng enzyme.
• Khắc phục sửa chữa sai sót
- Sửa chữa lại răng hàn hoặc phục hồi sai quy cách
- Tạo điểm tiếp giáp giữa các răng…
• Chế độ ăn uống.
- Chế độ ăn cân bằng làm tăng sức khỏe của lợi

- Thành phần hóa học và tính chất vật lý của thức ăn ảnh
hưởng đến tổ chức lợi: thực phẩm xơ làm sạch răng, thức
ăn có đường và dính làm tăng hình thành mảng bỏm…
• Tuyên truyền phòng bệnh.
.1.1.3. Mục tiêu can thiệp dự phòng bệnh viêm lợi:
13
Năm 1993, Mục tiêu của WHO đặt ra đến năm 2010 cho toàn cầu là trẻ
em độ tuổi 15 có không quá 1 vùng lục phần đạt CPITN 1 hoặc CPITN 2.
Tại Việt Nam, mục tiêu đến 2010 là viêm lợi giảm 50% so với nǎm 1990.
1.3.3. Chương trình Nha học đường
Nội dung của chương trình Nha học đường gồm:
1.3.3.1. Nội dung 1: Giáo dục nha khoa: hướng dẫn học sinh phương pháp
chải răng và các biện pháp khác làm sạch răng và giữ gìn vệ sinh răng
miệng. Khắc sâu thói quen chải răng hàng ngày và phát triển kĩ năng chải
răng cho trẻ em.
1.3.3.2. Nội dung 2: Cho học sinh xúc miệng nước có Fluor 0,2% tại
trường mỗi tuần một lần
1.3.3.3. Nội dung 3: Dự phòng lâm sàng: bao gồm lấy cao răng điều trị
viêm lợi, hàng răng sâu sớm, nhổ răng sữa thay, khám răng miệng định kì
và trỏm bớt hố rãnh, kiểm tra vệ sinh răng miệng…
14
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Là học sinh 6 đến 11 tuổi tại trường Câm điếc Xã Đàn, Hà Nội.
• Tiêu chuẩn lựa chọn: Là học sinh câm điếc trong độ tuổi từ 6 đến
11 tuổi tại trường.
• Tiêu chuẩn loại trừ:
- Những học sinh không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Cha mẹ học sinh không đồng ý cho tham gia nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Là nghiên cứu mô tả cắt ngang qua thăm khám
lâm sàng, thu thập thông tin từ phiếu nghiên cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu: Số lượng học sinh được khỏm tớnh theo công thức:
n =
2
2
2
1
1
d
p)p(
Z
α




Trong đó:
p: là tỷ lệ học sinh bị sâu răng của quần thể. Ước tính p= 0,6 là tỷ
lệ bệnh răng miệng của Hà Nội theo nghiên cứu của viện Răng Hàm Mặt
d: là khoảng sai lệch cho phép giữa tỉ lệ thu được từ mẫu và tỉ lệ
của quần thể. Chọn d =0.07.
α: là Mức ý nghĩa thống kê; α =0.05 thì Z
1 -
α
/2
=1,96
15
Theo công thức trên tính được n = 189

Làm tròn số ta có n = 200
2.2.3. Chọn mẫu:
Chọn ngẫu nhiên trong số học sinh của trường Xã Đàn cho đủ 200
em để khám:
- Chọn ngẫu nhiên trong danh sách học sinh của trường Xã Đàn.
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin:
2.2.4.1. Khám lâm sàng
Khám đánh giá tình trạng sâu răng, viêm lợi. Bao gồm các bước sau:
• Xin phép chính quyền và nhà trường nơi dự định tiến hành
phỏm để họ biết và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình khám và
thu thập thông tin.
• Chuẩn bị dụng cụ khám:
- Bộ khay khám: Khay quả đậu, gương, thỏm trõm, gắp,
cây thăm dò nha chu…
- Dụng cụ khỏc: cỏc dụng cụ sát khuẩn, đốn…
• Người khỏm: Bỏc sỹ chuyên khoa Răng Hàm mặt đã được tập
huấn, định chuẩn để thống nhất phương pháp đánh giá.
2.2.4.2. Phiếu thăm dò.
Bộ câu hỏi phỏng vấn và trả lời trên phiếu điều tra có nội dung thống nhất:
- Đặc điểm về giới.
- Trình độ hiểu biết vế kiến thức chăm sóc răng miệng.
16
2.2.5. Các chỉ số đánh giá:
2.2.5.1. Chỉ số Răng sâu – mất – trám SMTR (DMFT- Decayed missing
filling tooth).
Chỉ số SMTR được TCYTTG sử dụng làm chỉ số đánh giá tình trạng
sâu răng của các nước, các khu vực và toàn cầu. Nú cũn được dùng để đặt
ra mục tiêu phòng bệnh toàn cầu trong mỗi giai đoạn. smtr cho răng sữa và
SMTR cho răng vĩnh viễn.
 Các tiêu chuẩn để xác định các thành phần của chỉ số SMTR:

S (sâu): Khi thấy lỗ sâu trên mặt răng. Khi sâu răng ở thời kì
chưa hình thành lỗ sâu thì dựa vào các dấu hiệu sau đây:
• Vùng men bên cạnh chỗ trỏm bớt hố rãnh bị mờ và đáy mềm.
• Ở các mặt nhẵn thấy dấu hiệu mất Canxi hoặc dựng thỏm trõm
thăm thấy ráp hoặc mềm hoặc mắc thỏm trõm.
• Ở các mặt bên thấy men răng bị gián đoạn rõ.
M (mất): Việc xác định răng mất do sâu dựa vào khám lâm sàng
và hỏi tiền sử để xác định nguyên nhân mất răng là do sâu.
T (trám): Khám lâm sàng thấy vết trỏm trờn răng và phối hợp
với hỏi tiền sử để xác định nguyên nhân trám là do sâu.
2.2.5.2. Chỉ số lợi (GI: gingival index)
Chỉ số này được Loe và Silness giới thiệu năm 1963. Chỉ số lợi
phản ánh tình trạng lợi, tình trạng lợi được ghi nhận ở 4 mức độ từ 0 đến
3 gồm:
0: lợi bình thường.
17
1: Viêm nhẹ, có thay đổi nhẹ về màu sắc, lợi nề nhẹ và
không chảy máu khi thăm khám bằng thỏm trõm.
2: Viêm trung bình: Lợi đỏ, phù nề và chảy máu khi thăm
khám.
3: Viêm nặng: lợi đỏ rõ và phù nề, cú loột, cú chẩy máu khi
thăm khám và có xu hướng chảy máu tự nhiên.
Chỉ số này rất nhạy ở giai đoạn đầu của bệnh. Khi khỏi bệnh, giá
trị của chỉ số sẽ về 0.
2.2.5.3. Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng (CPITN: Conmunity
Periodontal Index of Treatment Need).
Chỉ số này được Ainamo và cộng sự giới thiệu năm 1978, được WHO
công nhận năm 1982 và đã trở thành chỉ số đuợc sử dụng rộng rãi nhất để
đánh giá nhu cầu điều trị quanh răng cho cộng đồng. Việc sử dụng chỉ số
này được tiến hành theo 5 phương pháp dưới đây:

• Dựng thỏm trõm đặc biệt đầu tròn, có một dải màu đen với các kích
thước chia milimột để dễ xác định khi khỏm. Cú cỏc dải đen ở giữa
3,5mm và 5,5mm và các vạch tròn xung quanh ở chỗ cách đầu thỏm
trõm 8,5 và 11,5mm. Cõy thỏm trõm này gọi là Cây thăm dò nha chu
(periodontal probe).
- Khi thăm túi lợi, đưa đầu sonde vào túi lợi nhẹ nhàng với lực không
quá 20gram. Lực thăm trâm được thử bằng cách đặt đầu thỏm trõm
dưới móng tay ngón cái và ấn cho đến khi thấy vựng đú chuyển sang
màu trắng.
- Đầu của thỏm trõm phải được đưa nhẹ nhàng theo hình thái giải
phẫu của bề mặt răng về phía đáy của rãnh lợi hoặc túi quanh răng.
18
Thỏm trõm được đặt vào túi lợi ở điểm xa, giữ thỏm trõm song song
với trục của răng. Sau đó dịch chuyển thỏm trõm nhẹ nhàng với di
chuyển lên xuống ít một dọc theo rãnh lợi hoặc túi lợi về phía mặt
gần của răng.
• Hai hàm răng được chia thành 6 vùng gọi là cỏc vựng lục phân
(sextant), bao gồm 4 vùng phía sau và 2 vùng phía trước. Mỗi vùng
phải có ít nhất 2 răng không có chỉ định nhổ mới tính. Nếu còn một
răng thì răng đó phải tính vào vùng bên cạnh.
17-14 13-23 24-27
47-44 43-33 34-37
- Mỗi răng khám 6 điểm, bao gồm: gần ngoài, giữa ngoài, xa ngoài và
các vị trí tương ứng phía trong.
19
- Theo dõi chảy máu lợi: lực thăm khám 20gram, thời gian theo dõi
chảy máu là 10 giây.
- Khám độ lung lay: khám một răng lành để đối chiếu.
- Ghi nhận độ sâu túi lợi, mức độ chảy máu lợi và cao răng.
- Khỏm các răng và ghi nhận mã số.

• Có 6 mã số được ghi như sau:
Mã số 0 (Code 0): lành mạnh, không có túi lợi, không chảy máu
khi thăm khám.
Mã số 1(Code 1): Chảy máu lợi khi thăm khám.
Mã số 2 (Code 2): Có cao răng hoặc cú cỏc yếu tố có khả năng
giữ mảng bám răng như bờ chỗ hàn nho ra mà có thể nhìn thấy
hoặc cảm thấy khi thăm khám bằng thỏm trõm.
Mã số 3 (Code 3): Túi lợi sâu 4-5mm. Khi khám không nhìn thấy
dải đen của thỏm trõm, dải đen nằm trong túi lợi.
Mã số 4 (Code 4): Túi lợi từ 6mm trở lên. Khi khám không nhìn
thấy dải đen của thỏm trõm, dải đen nằm trong túi lợi.
Mã số X: Khi chỉ có 1 răng hoặc không có răng trong vùng lục
phân. Răng hàm lớn thứ 3 không tính trừ khi nó có chức năng ở vị
trí răng hàm lớn thứ 2.
• Khi sử dụng chỉ số cho mục tiêu về dịch tễ thỡ khỏm 10 răng bao
gồm 5 răng ở hàm trên là răng 17, 16, 11, 26, 27 và 5 răng hàm dưới
là 37, 36, 31, 46, 47. Hai răng hàm lớn ở một vùng lục phõn thỡ ghi
lại mã số ở răng nào nặng hơn.
20
17, 16 11 26, 27
47, 46 31 36, 37
• Nhu cầu điều trị dựa vào cơ sở các mã số như:
I. Mã số 0: Không cần điều trị.
II. Mã số 1: Cần chăm sóc răng miệng tại nhà.
III. Mã số 2 và 3: Cần lấy cao răng trên lợi và dưới lợi và tăng
cường chăm sóc răng miệng tại nhà.
IV. Mã số 4: Đòi hỏi điều trị phức tạp hơn như lấy cao răng trên
lợi và dưới lợi, làm nhẵn chân răng, tăng cường chăm sóc răng
miệng tại nhà và phẫu thuật.
Chỉ số CPITN đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu

điều tra trên khắp thế giới của TCYTTG và đã thể hiện là một phương
tiện rất hữu ích. So với chỉ số quanh răng (PI) của Russell thì chỉ số
CPITN nhạy hơn.
2.2.5.4. Chỉ số vệ sinh răng miệng VSRM (OHI- Oral Hygiene Index)
Chỉ số này được Green và Vermillion giới thiệu năm 1960. Đây là
chỉ số hỗn hợp ghi lại cặn và cao răng ở tất cả các răng hoặc là các mặt
răng đã lựa chọn.
Cặn răng là tất cả các chất ngoại lai mềm dính vào răng, cặn răng và
cao răng được ghi riêng biệt.
Cặn răng được ghi theo các mã số như:
0: Không có cặn răng hoặc vết bẩn.
1: Cặn mềm, phủ không quá một phần ba bề mặt răng.
21
2: Cặn mềm, phủ quá một phần ba nhưng không quá hai phần ba
mặt răng.
3: Cặn mềm phủ quá hai phần ba bề mặt răng.
Cao răng cũng được ghi theo các tiêu chuẩn tương tự nhưng có bổ
sung thêm:
- Trường hợp thăm có cao răng dưới lợi thì ghi số 2.
Tổng các số ghi cặn răng và cao răng chia cho số mặt răng khám là
chỉ số vệ sinh răng miệng.
2.2.4. Thu thập số liệu:
Dựa trên việc thăm khám lâm sàng và phiếu điều tra được thiết kế
sẵn (phụ lục)
2.2.5. Xử lý số liệu:
Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, xử lý bằng
phần mềm Epi Info 6.04. Trong đó có sử dụng thuật toán χ
2
và so sánh giá
trị trung bình

2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:
- Học sinh và phụ huynh học sinh của trường có thể từ chối tham gia
khám răng cũng như trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
2.4. Những sai số có thể xảy ra và cách khắc phục:
- Sai số xảy ra khi học sinh hoặc phụ huỵnh học sinh có thể từ chối
không tham gia, bỏ cuộc, không cộng tác.
- Nghiên cứu viên có thể không khách quan khi thu thập số liệu
22
• Cách khắc phục:
- Thông báo cho ban giám hiệu của trường, phòng y tế, các thầy cô
giáo, học sinh và phụ huynh học sinh và giải thích rõ mục đích và
nội dung của nghiên cứu để ban giám hiệu, các thầy cô giáo, học
sinh và phụ huynh học sinh hợp tác thực hiện nghiên cứu.
- Tập huấn kĩ các nghiên cứu viên.
- Giám sát chặt chẽ quá trình khám lâm sàng và thu thập số liệu.
23
CHƯƠNG III
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Tỷ lệ học sinh theo tuổi và giới
Bảng 1: Tỷ lệ học sinh nghiên cứu theo tuổi và giới
Giới
Nhóm tuổi
Nam Nữ Tổng
Số
lượng
%
Số
lượng
%

Số
lượng
%
6-8 tuổi
9-11 tuổi
Tổng số

Nhận xét
3.1.2. Tình trạng sâu răng của học sinh
3.2.2.1. Tình trạng sâu răng sữa của học sinh theo tuổi và giới
Bảng 3.2. Tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh theo tuổi và giới
Giới
Nhóm tuổi
Nam Nữ Tổng
Số lượng
răng sâu
%
Số lượng
răng sâu
%
Số lượng
răng sâu
%
6-8 tuổi
9-11 tuổi
Tổng số
24
Nhận xét:
3.2.2.2. Tình trạng sâu răng vĩnh viễn của học sinh theo tuổi và giới
Bảng 3.3. Tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh theo tuổi và giới

Giới
Nhóm tuổi
Nam Nữ Tổng
Số lượng
răng sâu
%
Số lượng
răng sâu
%
Số lượng
răng sâu
%
6-8 tuổi
9-11 tuổi
Tổng số
Nhận xét:
3.1.3. Tình trạng viêm lợi của học sinh
Bảng 3.4: Tỷ lệ viêm lợi của học sinh theo tuổi và giới
Giới
Nhóm tuổi
Nam Nữ Tổng
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%

6-8 tuổi
9-11 tuổi
Tổng số
Nhận xét:
25

×