Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh thái nghuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.62 KB, 23 trang )



Đại học Thái Nguyên
Cộng hoà XHCN Việt Nam



Đại học Southern Luzon State
Cộng hoà Philippines


HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN


TÓM TẮT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


PHÙNG THỊ CẨM CHÂU – ROSE




Tháng 8 năm 2013

Công trình được hoàn thành tại:
Đại học Thái Nguyên




Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đỗ Anh Tài




Phản biện 1:




Phản biện 2:





Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại:
Đại học Southern Luzon State, Philippines
Vào hồi: ……… , ngày tháng năm 2013




Có thể tìm hiểu luận án tại Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
Và thư viện Đại học Southern Luzon State, Philippines
1

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU

Bảo hiểm thất nghiệp là một quá trình tạo lập và sử dụng quỹ
tiền tệ trên cơ sở đóng góp của người lao động, người sử dụng lao
động và có sự hỗ trợ của Nhà nước, nhằm cung cấp thu nhập cho
người lao động khi họ bị mất việc làm, giúp họ tìm kiếm công việc
mới, trở về với thị trường lao động. Điều này có ý nghĩa quan trọng
đối với mỗi cá nhân người lao động, các doanh nghiệp, giúp cân bằng
thị trường, giảm sức ép xã hội do thất nghiệp gây ra. Đó cũng là một
công cụ để thực hện chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, bảo hiểm thất nghiệp với tư cách là một loại hình
của bảo hiểm xã hội, một bộ phận cấu thành của an sinh xã hội, đã
được xây dựng và thực hiện chính thức từ năm 2009.
BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Trải qua 4 năm, việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn, nhưng cũng có một số hạn chế cần sớm
giải quyết để chính sách này thể hiện tốt hơn các vai trò của nó.
Là một giảng viên luật học với đam mê nghiên cứu và giảng
dạy pháp luật về lao động và an sinh xã hội, cùng với trách nhiệm
của một người con đã được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái
Nguyên, tác giả quyết định lựa chọn chủ đề: “Hoàn thiện quá trình
thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên” cho
luận án tiến sĩ của mình.
TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ
Mục đích chính của nghiên cứu này là đánh giá việc thực
hiện bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên trong năm 2012 và
đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường việc thực hiện chính
sách này trong những năm tới.
2

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu được đề cập ở trên, nghiên
cứu này có một số mục tiêu sau đây:

1. Mô tả các đặc điểm của những người trả lời phỏng vấn.
2. Xác định nhận thức của những người trả lời phỏng vấn về
việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp về các vấn đề: đối tượng của bảo
hiểm thất nghiệp, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo
hiểm thất nghiệp, các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp và quy trình
hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
3. So sánh nhận thức về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
giữa các nhóm người trả lời phỏng vấn khi phân chia họ thành các
nhóm theo tiêu chí: Loại hình đơn vị mà người lao động đã làm việc
trước khi thất nghiệp.
4. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc
thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên trong
các năm tiếp theo.
Đặc biệt, luận án tập trung trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Hồ sơ của người trả lời phỏng vấn ra sao về: tuổi, giới
tính, loại đơn vị mà người lao động đã làm việc trước khi thất
nghiệp, loại hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc đã ký kết trước
khi thất nghiệp, tình trạng công việc hiện tại, thời gian tham gia bảo
hiểm thất nghiệp, tình trạng hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
2. Nhận thức của những người trả lời về việc thực hiện bảo
hiểm thất nghiệp đối với các vấn đề: đối tượng của bảo hiểm thất
nghiệp, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm thất
nghiệp, các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp và quy trình hưởng bảo
hiểm thất nghiệp như thế nào?
3. Có sự khác biệt đáng kể không trong nhận thức về việc
thực hiện bảo hiểm thất nghiệp giữa các nhóm người trả lời khi phân
3

nhóm họ theo tiêu chí: Loại hình đơn vị mà người lao động đã làm
việc trước khi thất nghiệp?

4. Những khuyến nghị nào được đề xuất nhằm tăng cường
việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên
trong các năm tiếp theo?
Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sẽ mang lại lợi ích cho người lao động, Công
đoàn trong các doanh nghiệp, các doanh nghiệp, các cơ quan xây dựng
chính sách bảo hiểm thất nghiệp và các cơ quan quản lý bảo hiểm thất
nghiệp, bản thân nhà nghiên cứu và những người nghiên cứu trong
tương lai.
MỤC TIÊU VÀ CÁC GIỚI HẠN
Mục đích đầu tiên của nghiên cứu này là đánh giá việc thực
hiện bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên trong năm 2012. Có
348 người lao động đã tham gia và thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
tại tỉnh Thái Nguyên được chọn làm người trả lời cho nghiên cứu.
Việc đánh giá qúa trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại
tỉnh Thái Nguyên bị giới hạn bởi việc sử dụng bảng câu hỏi với một
số lượng người trả lời hạn chế. Bảng thống kê cũng được phát triển
cho mục đích của nghiên cứu.
Nghiên cứu diễn ra trong giai đoạn từ tháng 01 năm 2012 đến
tháng 04 năm 2013.
ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ
Các thuật ngữ đã được định nghĩa bao gồm: hợp đồng lao
động xác định thời hạn, hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, hợp
đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động, người sử
dụng lao động, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, doanh nghiệp lớn,
4

doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo hiểm xã hội, lực lượng lao động, tổ
chức Bảo hiểm xã hội, người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp, Công
đoàn, bảo hiểm thất nghiệp.

CHƯƠNG II
TÀI LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Chương này giới thiệu và thảo luận về chủ đề đã được đưa ra
như những thông tin nền tảng chi phối đến nghiên cứu.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Sau khi trình bày khái quát chung về bảo hiểm thất nghiệp
như: khái niệm, đặc điểm, vai trò và cơ quan thực hiện sự nghiệp bảo
hiểm thất nghiệp, phần này tập trung trình bày các tài liệu liên quan
đến quy định của pháp luật về các nội dung của bảo hiểm thất nghiệp
và việc thi hành những quy định đó. Các nội dung này bao gồm: đối
tượng của bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện hưởng bảo hiểm thất
nghiệp, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, các chế độ của bảo hiểm thất
nghiệp và quy trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Bảo hiểm thất nghiệp lần đầu tiên được áp dụng tại Việt
Nam theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, có hiệu lực
năm 2009. Do là một chính sách mới, không có nhiều nghiên cứu về
vấn đề này.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu gồm có 3 phần: dữ liệu được đưa vào,
quy trình và thông tin đưa ra.
5

DỮ LIỆU ĐƯỢC ĐƯA VÀO QUY
TRÌNH
THÔNG TIN
ĐƯA RA

- Hồ sơ của người trả lời về: tuổi,
giới tích, loại đơn vị mà người

lao động đã làm việc trước khi
thất nghiệp, loại hợp đồng lao
động/ hợp đồng làm việc đã ký
kết trước khi thất nghiệp, tình
trạng công việc hiện tại, thời gian
đã tham gia BHTN, tình trạng
hưởng BHTN.
- Nhận thức của những người trả
lời về việc thực hiện BHTN về
các vấn đề: đối tượng của BHTN,
điều kiện hưởng BHTN, quỹ
BHTN, các chế độ của BHTN và
quy trình hưởng BHTN.


- Thu thập dữ
liệu

- Đánh giá
thông qua
thống kê
bảng hỏi

- Phân tích và
giải thích dữ
liệu


Đề xuất một
số khuyến

nghị nhằm
nâng cao hiệu
quả việc thực
hiện bảo hiểm
thất nghiệp tại
tỉnh Thái
Nguyên trong
những năm
tới





CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP
Chương này liên quan tới địa phương nghiên cứu, thiết kế
nghiên cứu, dân số và cách lấy mẫu, công cụ nghiên cứu, quá trình thu
thập dữ liệu và cách xử lý dữ liệu đã được sử dụng trong nghiên cứu.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
6

ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung đánh giá việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
tại tỉnh Thái Nguyên thông qua đánh giá của những người trả lời tại
tỉnh Thái Nguyên.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp
mô tả, một phương pháp phù hợp để đánh giá việc thực hiện bảo
hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên.

DÂN SỐ VÀ VIỆC LẤY MẪU
Trong năm 2012, tại tỉnh Thái Nguyên, có 2665 người lao
động đã thụ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Để xác định cỡ mẫu phù hợp với dân số trên, công thức
Slovin đã được áp dụng. Theo đó, 348 người lao động đã hưởng bảo
hiểm thất nghiệp năm 2012 (trong số 2665 người lao động) đã được
lựa chọn để trả lời bảng câu hỏi. Nghiên cứu đã sử dụng phương
pháp lấy mẫu xác xuất, cách lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
Nhà nghiên cứu đã lập ra một bảng hỏi như là một công cụ
chủ yếu để thu thập dữ liệu. Bảng hỏi được chia làm hai phần: phần
thứ nhất hỏi về hồ sơ cá nhân của người trả lời, phần thứ hai xác định
nhận thức của những người trả lời về việc thực hiện bảo hiểm thất
nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên. Có 30 câu hỏi, với các mức đánh giá:
(5) rất tốt, (4) tốt, (3) trung bình, (2) yếu và (1) kém, chia làm 5
nhóm vấn đề: đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện hưởng
bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, các chế độ của bảo
hiểm thất nghiệp và quy trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
7

SỰ PHÊ CHUẨN CÔNG CỤ
Việc phê chuẩn bảng hỏi được thực hiện bằng việc sử dụng
tiêu chuẩn đánh giá nhất quán. Nhà nghiên cứu đã tìm kiếm sự giúp đỡ
của một số chuyên gia để thông qua nội dung của câu hỏi về sự chính
xác của ngôn ngữ, sự thích hợp của quan điểm và sự xác đáng của tin
tức đối với vấn đề sử dụng các mã: 3 cho “chấp nhận”, 2 cho “cần xem
xét lại” và 1 cho “không thể chấp nhận”.
QUÁ TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU
Quá trình thu thập dữ liệu thực tế được thực hiện qua một số
bước: lập dự kiến nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu, lựa chọn tài

liệu lý thuyết, tìm kiếm báo cáo về việc thực hiện bảo hiểm thất
nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên, xác định mẫu, xây dựng bảng câu hỏi
và điều tra.
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU
Nghiên cứu này sử dụng các biến độc lập: đối tượng của bảo
hiểm thất nghiệp, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo
hiểm thất nghiệp, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và quá trình
hưởng bảo hiểm thất nghiệp, việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
chính là biến phụ thuộc. Những chỉ số này được xác định từ nội dung
của bảo hiểm thất nghiệp. Phần mềm SPSS và Excel được sử dụng
để xử lý các dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng.
XỬ LÝ THỐNG KÊ
Để trả lời vấn đề được đưa ra trong nghiên cứu, những công
cụ thống kê sau đây được sử dụng đối với các dữ liệu thu thập được:
Để xác định hồ sơ của người trả lời phỏng vấn, giá trị trung
bình, tần suất xuất hiện, tỷ lệ phần trăm và phân tích độ lệch chuẩn
được sử dụng.
8

Để đánh giá việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái
Nguyên, thống kê giá trị trung bình được sử dụng. Để làm sáng tỏ
hơn, bảng đánh giá 5 điểm: (5) rất tốt, (4) tốt, (3) trung bình, (2) yếu,
(1) kém cũng được sử dụng.
Để tìm ra liệu có sự khác biệt trong đánh giá của người trả
lời về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên hay
không, phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) được áp dụng.

CHƯƠNG IV
TRÌNH BÀY, GIẢI THÍCH VÀ PHÂN TÍCH
CÁC THÔNG TIN

Chương này tập trung trình bày, phân tích và giải thích các
thông tin thu thập được từ cuộc điều tra để trả lời cho các câu hỏi
nghiên cứu đã nêu trong những chương trước.
Các nội dung gồm có: hồ sơ cá nhân của người được phỏng
vấn và đánh giá của người được phỏng vấn về việc thực hiện bảo
hiểm thất nghiệp (theo lần lượt năm nội dung: đối tượng của bảo
hiểm thất nghiệp, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo
hiểm thất nghiệp, các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp và quy trình
hưởng bảo hiểm thất nghiệp). Mỗi phần đều bao gồm các bảng số
liệu, sự phân tích và giải thích cho từng bảng đó. Cuối chương là sự
tổng hợp chung, sự so sánh những khác biệt trong nhận thức của các
nhóm người được phỏng vấn về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
tại Thái Nguyên.
Có thể thấy rằng, theo đánh giá của những người được phỏng
vấn, việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện nay trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay chưa thực sự tốt. Các nội dung điều
kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, các chế độ bảo hiểm và quỹ bảo
9

hiểm thất nghiệp được đánh giá ở mức có thể chập nhận được (vẫn có
những điều chưa tốt tồn tại bên trong), còn các nội dung đối tượng của
bảo hiểm thất nghiệp và đặc biệt là quá trình giải quyết hưởng bảo
hiểm thất nghiệp thậm chí bị đánh giá ở mức yếu, nghĩa là còn nhiều
điểm hạn chế.
Chúng ta cũng thấy rõ sự khác biệt trong nhận thức và đánh
giá của ba nhóm người được trả lời phỏng vấn về việc thực hiện bảo
hiểm thất nghiệp. Người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà
nước luôn hiểu, đánh giá và thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở mức độ
tích cực hơn, người lao động trong các doanh nghiệp lớn đánh giá vấn
đề thấp hơn và người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại

đánh giá ở mức thấp hơn nữa. Tuy nhiên, kết quả chung lại thường
“tiệm cận” với kết quả của nhóm người lao động trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, bởi số này chiếm tỷ lệ cao trong số người thất
nghiệp, và cũng chiếm tỷ lệ cao trong cuộc điều tra này.
Sự khác biệt trong cách đánh giá vấn đề này có thể giải thích
bằng nhiều lý do. Quy định pháp luật trước hết cũng đã ghi nhận
quyền tham gia và hưởng bảo hiểm thất nghiệp của hầu hết người lao
động trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, nhưng chúng lại “bỏ
qua” khá nhiều người lao động trong các doanh nghiệp, đặc biệt với
những doanh nghiệp nhỏ, sử dụng ít lao động, thời hạn hợp đồng lao
động không dài,… Bên cạnh đó, việc tuyên truyền pháp luật lao
động, trong đó có chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong các đơn vị
sự nghiệp của Nhà nước luôn luôn được chú trọng hơn, người lao
động trong loại hình đơn vị này cũng đòi hỏi có trình độ hiểu biết tốt
hơn (do yêu cầu công việc),… Việc đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp
và nội dung các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp dù quy định pháp
luật không có sự phân biệt giữa những người lao động thuộc các
10

nhóm khác nhau nhưng quá trình thực hiện lại rất khác nhau giữa ba
nhóm người sử dụng lao động của ba nhóm người trả lời phỏng vấn.
Quy trình thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với mọi
người lao động là như nhau nhưng việc tổ chức thực hiện lại bị ảnh
hưởng nhiều bởi yếu tố trách nhiệm của người sử dụng lao động, mà
điều này là khác nhau giữa ba nhóm người sử dụng lao động. Từ đây,
cũng có thể thấy rằng, trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất
nghiệp, có khá nhiều điều các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, phải học hỏi từ các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

CHƯƠNG V

TÓM TẮT, PHÁT HIỆN, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái
Nguyên bên cạnh nhưng thành công còn có những tồn tại liên quan
đến cả năm nội dung: đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện
hưởng bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, các chế độ
của bảo hiểm thất nghiệp và quy trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Từ sự tổng hợp những phát hiện rồi kết luận về vấn đề nghiên
cứu theo từng nội dung, luận án đã đưa ra một số khuyến nghị:
TÓM TẮT NHỮNG PHÁT HIỆN
Đặc điểm của người trả lời phỏng vấn
Có 348 người lao động đã thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
tại tỉnh Thái Nguyên (trong số 2665 người lao động) đã được lựa
chọn để trả lời cho bảng câu hỏi.
Về độ tuổi, đa phần người thất nghiệp có độ tuổi dưới 40
(chiếm 264 người, trên tổng số 348 người, tương ứng với 75.86%),
trong đó, có 162 người dưới 30 tuổi (chiếm 46.55%), 102 người từ
30 đến 40 tuổi (chiếm 29.31%). Trong khi đó, người thất nghiệp
11

trong độ tuổi từ 40 – 50 và đặc biệt là trên 50 tuổi không nhiều
(tương ứng có 54 và 30 người, chiếm 15.52% và 8.62%).
Về giới tính, người lao động thất nghiệp là nam giới trong
cuộc khảo sát này có phần nhiều hơn nữ giới (197 người nam, chiếm
56.61% và 151 người nữ, chiếm 43,39%).
Theo loại đơn vị, người lao động tham gia cuộc khảo sát này
đại đa phần trước đó làm việc trong các doanh nghiệp (341 người
trong tổng số 348 người được hỏi), phần đa trong số này làm việc
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (306 người). Trong khi đó, chỉ có
rất ít người thất nghiệp từ các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (7
người, chiếm 2.01 %).

Về loại hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc, trong số 348
người trả lời phỏng vấn có 134 người đã làm việc theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn (chiếm 38.51%), 214 người đã làm
việc theo hợp đồng xác đinh thời hạn từ 12 – 36 tháng (chiếm
61.49%), không có người nào làm việc theo hợp đồng có thời hạn
dưới 12 tháng.
Về mức lương, hơn 1/2 số người lao động được hỏi (197/348
người, chiếm 56.61%) trước đó đã có mức lương trung bình trong
khoảng từ 2 – 5 triệu đồng/ tháng. Số người có mức lương thấp (dưới
2 triệu đồng/ tháng) và trung bình khá (từ 5 – 10 triệu đồng/ tháng)
chiếm ít hơn, tương ứng là 73 người, chiếm 20.98 % và 63 người,
chiếm 18.1 %. Không nhiều người lao động đã hưởng mức lương
trước đó trên 10 triệu đồng (15 người, chiếm 4.31 %).
Về tình trạng công việc hiện tại, đại đa số người lao động
thất nghiệp của năm 2012 được phỏng vấn đã có việc làm (320/ 348
người, chiếm 91.95%), chỉ có một số lượng nhỏ người lao động vẫn
chưa có việc làm mới (38/ 348 người, chiếm 8.05 %). Một lượng
12

không nhỏ người lao động đã tìm kiếm được một công việc với mức
lương tốt hơn (125 người, chiếm 35.92%).
Về thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, không ai
trong những người trả lời có quá trình này dưới 12 tháng. Sở dĩ như
vậy bởi theo quy định của pháp luật, người lao động thụ hưởng bảo
hiểm thất nghiệp phải có ít nhất 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Người tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến 24 tháng là
208 người, chiếm 59.77 %, người tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên
24 tháng là 140 người, chiếm 40.23 %.
Về số lần thụ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đa số
người trả lời đã được hưởng 1 lần (335/348 người, chiếm 96.26%),

chỉ có 11 người trả lời đã được hưởng 2 lần (chiếm 3.16%) và 2
người đã thụ hưởng hơn 2 lần (chiếm 0.58%).
Nhận thức của những người trả lời về việc thực hiện bảo
hiểm thất nghiệp
Nhận thức về đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp của người
lao động rất khác nhau ở giai đoạn trước khi tham gia bảo hiểm thất
nghiệp và sau khi đã tham gia, thụ hưởng các chế độ của bảo hiểm
thất nghiệp.
Hiểu biết của người lao động một phần có được bởi chính nỗ
lực tìm hiểu của bản thân họ, song phụ thuộc không nhỏ vào sự tuyên
truyền phổ biến của các cơ quan chức năng, những tổ chức, cá nhân
có trách nhiệm tuyên truyền chính sách đến với họ.
Theo những người lao động, người sử dụng lao động đã
không đáp ứng nhu cầu được cung cấp thông tin về bảo hiểm thất
nghiệp cho họ, việc tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về
bảo hiểm thất nghiệp được những người trả lời phỏng vấn đánh giá ở
mức độ khá hơn song nhìn chung vẫn chưa tốt, cơ quan lao động
13

cũng chưa đáp ứng hiệu quả nhu cầu được cung cấp thông tin về bảo
hiểm thất nghiệp của họ. Có thể thấy, các doanh nghiệp, cơ quan lao
động, tổ chức bảo hiểm xã hội là những cơ quan có trách nhiệm
trong tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp đến người lao
động nhưng nhìn chung đã không đáp ứng được kỳ vọng của người
lao động về việc được cung cấp thông tin về chính sách này. Đó
chính là một phần lý do của thực trạng người lao động rất kém hiểu
biết về chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Về tình trạng chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện hành chỉ
bao gồm các đối tượng tham gia bắt buộc, không có đối tượng tham
gia tự nguyện, đa phần người được hỏi thấy rằng đây là một hạn chế

của chương trình bảo hiểm thất nghiệp hiện hành.
Về quy định người lao động đang làm việc theo hợp đồng
làm việc hoặc hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng không
được tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đa số người trả lời cũng không
đồng tình.
Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hiểu biết của những
người trả lời phỏng vấn không tốt, đặc biệt là trước khi tham gia vào
chính sách này. Nhìn chung, sự đánh giá của người trả lời về điều
kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp chỉ ở mức trung bình và yếu. Kết
quả này khá tương đồng với mức độ nhận thức của những người
được phỏng vấn về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động không hài lòng với quy định về điều kiện
người thất nghiệp muốn thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải thoả
mãn: có ít nhất đủ 12 tháng trở lên đóng phí bảo hiểm thất nghiệp
trong 24 tháng trước khi thất nghiệp, đặc biệt là những người làm
việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước - những người có hiểu
biết tốt nhất về chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Điều này có nghĩa,
14

đây chính là một điểm không hợp lý trong chính sách bảo hiểm thất
nghiệp hiện hành.
Về quỹ bảo hiểm thất nghiệp, những người trả lời phỏng vấn
đều cho rằng quy định “người lao động trích 1% tiền lương, tiền công
hàng tháng đóng phí bảo hiểm thất nghiệp” là một quy định tốt và việc
thực hiện đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp của bản thân họ là tốt. Trong
khi đó, hầu hết họ đánh giá quy định “người sử dụng lao động chi 1%
so với quỹ tiền lương, tiền công hàng tháng cho người lao động đóng
quỹ bảo hiểm thất nghiệp” là không hợp lý, và việc thực hiện đóng
quỹ của người sử dụng lao động nói chung không tốt (trừ các đơn vị
sự nghiệp của Nhà nước, một số doanh nghiệp lớn).

Về khả năng cân bằng quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở thời điểm
hiện tại, chỉ những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của
Nhà nước có sự tin tưởng, còn đại đa số nghi ngờ điều này. Xem xét
trong mối quan hệ với những đánh giá của họ về mức phí bảo hiểm
thất nghiệp của người sử dụng lao động, có lẽ người lao động kỳ
vọng mức đóng phí bảo hiểm thất nghiệp lớn hơn dành cho người sử
dụng lao động.
Xét trên tổng thể, người lao động đánh giá cao hiệu quả của
các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nhất là nhóm người làm việc trong
các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đặc biệt với chế độ trợ cấp thất
nghiệp. Tuy nhiên, xét trên đánh giá về từng chế độ, một điều đáng
tiếc là, người lao động, mà điển hình là người lao động trong các
doanh nghiệp, lại không đánh giá cao hiệu quả của chế độ hỗ trợ học
nghề và chế độ hỗ trợ tìm việc làm mới, tất cả chỉ ở mức “yếu”. Chế
độ bảo hiểm y tế cũng chỉ nhận được đánh giá ở mức “trung bình”.
Rõ ràng, có một nghịch lý rằng người lao động mặc dù không đánh
giá cao tới ba trong số bốn chế độ của bảo hiểm thất nghiệp nhưng
15

lại đánh giá cao hiệu quả của các chế độ bảo hiểm thất nghiệp nói
chung. Như vậy, người lao động dường như mới chỉ tập trung vào
chế độ trợ cấp thất nghiệp mà chưa quan tâm đúng mức tới các chế
độ khác.
Người trả lời phỏng vấn thường đánh giá tiêu cực về quy
trình thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm: các quy định pháp
luật về quy trình thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, quy định nhiều cơ
quan, tổ chức xem xét, giải quyết và thực hiện chế độ bảo hiểm thất
nghiệp, việc thực hiện quy định về thời hạn đăng ký thất nghiệp, việc
thực hiện quy định về thông báo với cơ quan lao động về tình trạng
tìm kiếm việc làm trong thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp của người

hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Sự khác biệt trong nhận thức của những nhóm người lao
động được phân chia theo tiêu chí loại đơn vị mà họ đã làm việc
trước khi thất nghiệp
Chúng ta có thể nhìn thấy rõ sự khác biệt trong nhận thức,
đánh giá của ba nhóm đối tượng trả lời về đối tượng của bảo hiểm
thất nghiệp. Mặc dù, lao động trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
có hiểu biết, đánh giá tốt về chính sách này song họ chỉ chiếm tỷ lệ
quá nhỏ, người lao động trong doanh nghiệp lớn có hiểu biết, đánh
giá ở mức trung bình nhưng họ cũng chiếm tỷ lệ số lượng không cao,
trong khi người lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa lại chiếm
đại đa số, do vậy, kết quả của nhóm này ảnh hưởng mang tính chất
quyết định đến kết quả chung. Bởi thế, kết quả trung bình có xu
hướng tiệm cận với kết quả từ đánh giá của nhóm người lao động
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động làm
việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước có đánh giá tốt. Điều này
16

xuất phát từ thực tế là họ có hiểu biết tốt về chương trình bảo hiểm thất
nghiệp. Đơn vị sử dụng lao động đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin
về bảo hiểm thất nghiệp cho họ, Ngược lại, nhận thức của người lao
động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại khi thụ hưởng bảo hiểm thất
nghiệp ở mức kém. Nó có hậu quả từ việc thiếu thông tin về chính sách,
đơn vị sử dụng lao động, cơ quan lao động, tổ chức bảo hiêm xã hội đã
không cung cấp thông tin về bảo hiểm thất nghiệp ở mức độ cần thiết
đối với họ.
Về quỹ bảo hiểm thất nghiệp, bên cạnh nhiều điểm tương
đồng, có một sự khác biệt cơ bản: nếu như việc đóng quỹ của người
sử dụng lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước là “tốt”

thì trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ
ở mức “yếu”. Do vậy, người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là
doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị thiệt thòi khi thực hiện quyền lợi bảo
hiểm thất nghiệp. Điều này cũng thể hiện rằng, đã có sự lạm dụng
phí bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong doanh nghiệp.
Trong khi đó, với các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do không có
chức năng kinh doanh, lại được cung cấp (toàn bộ hoặc một phần)
kinh phí từ Nhà nước nên họ thực hiện trách nhiệm đóng phí bảo
hiểm thất nghiệp tốt hơn.
Về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, có những sự khác biệt
trong đánh giá của ba nhóm người lao động: người lao động làm việc
trong các đơn vị sự nghiệo của Nhà nước và hai nhóm còn lại về hiệu
quả của các chế độ: hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và bảo hiểm
y tế. Do đó, có thể thấy rằng, để nâng cao hiệu quả của chính sách
này, bảo hiểm thất nghiệp cần thể hiện những tác động sâu, rộng và
đầy ý nghĩa đối với những người lao động trong các doanh nghiệp,
nhóm đối tượng có khả năng thất nghiệp cao.
17

Về quy trình thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, có sự khác
biệt đáng kể trong đánh giá của nhóm người lao động đã làm việc
tại đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và doanh nghiệp lớn so với
người lao động đã làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ về việc
đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ chốt sổ bảo hiểm và hỗ
trợ người lao động thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
(các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được đánh giá mức “rất tốt”,
doanh nghiệp lớn được đánh giá mức “tốt”, trong khi các doanh
nghiệp vừa và nhỏ chỉ được đánh giá mức “yếu”). Rõ ràng là, để
bảo về tốt hơn quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp của người lao
động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần có thay đổi tích cực

hơn khi thực hiện trách nhiệm của mình trong qúa trình giải quyết
hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
KẾT LUẬN
Từ những câu trả lời của 348 người được lựa chọn, nhà
nghiên cứu nhận thấy rằng đánh giá về việc thực hiện bảo hiểm thất
nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, chúng
ta có thể rút ra một số vấn đề cơ bản như sau:
- Bảo hiểm thất nghiệp hiện hành chỉ cung cấp cho đối tượng
bắt buộc mà không có đối tượng tự nguyện. Hơn nữa, những người
làm việc có thời hạn dưới 12 tháng là những người có nguy cơ thất
nghiệp cao, rất cần bảo hiểm thất nghiệp lại không thể tham gia vào
chính sách này.
Người lao động, đặc biệt là những người làm việc trong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (đây là số lớn) rất thiếu thông tin về chính
sách bảo hiểm thất nghiệp (một phần do không có sự tuyên truyền
của doanh nghiệp, cơ quan lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội). Do
đó, họ không biết những lợi ích to lớn mà bảo hiểm thất nghiệp mang
18

lại. Đây chính là một “rào cản” cho việc mở rộng đối tượng tham gia
bảo hiểm thất nghiệp.
- Nhiều người lao động không biết đến các điều kiện hưởng
bảo hiểm thất nghiệp. Điều này đương nhiên ảnh hưởng tới quyền lợi
bảo hiểm thất nghiệp của họ.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp hiện nay chưa
thực sự hợp lý.
- Quy định mức đóng phí bảo hiểm thất nghiệp cho người lao
động là vừa phải nhưng của người sử dụng lao động là chưa đúng
mức. Điều này liên quan mật thiết đến sự hoài nghi của nhiều người
lao động về khả năng cân bằng quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở thời điểm

hiện nay.
Việc đóng góp quỹ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động
là nghiêm túc nhưng người sử dụng lao động, đặc biêt là doanh
nghiệp vừa và nhỏ là không nghiêm túc. Điều này tất nhiên ảnh
hưởng tiêu cực tới việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
- Người lao động thông thường nhận thức được và tin tưởng
vào hiệu quả của các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Một số lượng lớn người lao động chỉ quan tâm tới chế độ trợ
cấp thất nghiệp mà không nhận thấy tầm quan trọng của chế đỗ hỗ
trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm.
- Quy định về quy trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp phức
tạp, nhiều cơ quan liên quan khác nhau giải quyết,… dẫn tới khó
khăn cho người lao động.
Nhiều doanh nghiệp không tạo điều kiện cho người lao động
của họ thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp: không chốt sổ bảo hiểm xã
hội, không hỗ trợ giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp,…
19

KHUYẾN NGHỊ
Để tăng cường việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trong
những năm tới, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị sau:
Khuyến nghị về đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp
Đối với chính sách
- Nhà nước nên tiếp tục nghiên cứu mở rộng đối tượng tham
gia bảo hiểm thất nghiệp tới các doanh nghiệp, người sử dụng lao
động, không nên hạn chế số lượng người lao động.
- Bảo hiểm thất nghiệp nên có quy định bắt buộc đối với
những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn
từ đủ 3 tháng trở lên trong các loại doanh nghiệp, đơn vị, không
quan tâm đến quy mô doanh nghiệp (giống như bảo hiểm xã hội

hiện hành).
- Mở rộng loại hình bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện.
Đối với việc thực hiện chính sách
Để mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, việc
tuyên truyền thông tin về chính sách bảo hiểm thất nghiệp là vô cùng
quan trọng.
Khuyến nghị về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Đối với chính sách
- Điều kiện đầu tiên nên được xem xét lại: Người thất nghiệp
được thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi thoả mãn: có ít nhất đủ 12 tháng
đóng phí bảo hiểm thất nghiệp trong 24 tháng trước khi thất nghiệp.
- Nên có quy định chế độ hưởng phù hợp cho các trường hợp
thoả mãn các điều kiện ở mức khác nhau, ví dụ: người lao động chủ
động bỏ việc có mức hưởng khác so với người lao động mất việc làm vì
lý do khách quan.
20

Đối với việc thực hiện chính sách
- Doanh nghiệp, cơ quan lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội
nên có mối quan hệ gắn bó hơn với người lao động, để giúp họ hiểu
về những những điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tránh những
bất lợi trong việc hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
- Cơ quan có thẩm quyền khi xem xét hưởng bảo hiểm
thất nghiệp cần thận trọng, tránh hiện tượng trục lợi bảo hiểm
thất nghiệp.
Khuyến nghị về quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Đối với chính sách
- Quy định cụ thể về kế hoạch thu phí bảo hiểm thất nghiệp,
việc sử dụng quỹ và đầu tư từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
- Quy định cụ thể về những hoạt động bị cấm trong quá trình

tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đối với việc thực hiện chính sách
- Các cơ quan có thẩm quyền nên theo dõi sát sao các doanh
nghiệp, các đơn vị để xác định đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm
thất nghiệp, đảm bảo thu đầy đủ cho quỹ.
- Quỹ phải được tính toán một cách độc lập với quỹ bảo hiểm xã
hội, cân đối thu chi, đầu tư hiệu quả, đảm bảo an toàn cho quỹ
Khuyến nghị đối với các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp
Đối với chính sách
Tiếp tục duy trì các chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện hành. Nếu
nguồn quỹ cho phép, Nhà nước nên tiếp tục tăng mức trợ cấp thất nghiệp.
Đối với việc thực hiện chính sách
Thực hiện một cách hiệu quả hơn hệ thống hỗ trợ học nghề,
hỗ trợ tìm việc làm và bảo hiểm y tế, để cho chính sách bảo hiểm thất
21

nghiệp không chỉ là “cứu đói” mà quan trọng hơn là giúp người lao
động trở lại thị trường lao động.
Khuyến nghị về quy trình thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Đối với chính sách
- Quy định về quy trình thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nên
đơn giản hơn, với ít buớc hơn, ít cơ quan có thẩm quyền tham gia
giải quyết hơn.
- Quy định về một số loại thời hạn nên cụ thể hơn, phù hợp
với tình hình thực tế hơn.
- Nhà nước nên có sự xử lý thích đáng đối với người lao động,
người sử dụng lao động và các cơ quan có thẩm quyền đã không làm,
làm không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình trong quy trình giải
hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Đối với việc thực hiện chính sách

- Người sử dụng lao động cần thực hiện nghiêm túc trách
nhiệm của họ: chốt sổ bảo hiểm xã hội, hỗ trợ người lao động hoàn
thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
- Các cơ quan có thẩm quyền nên có sự phối hợp tốt hơn,
tránh việc đi lại nhiều lần cho người thất nghiệp. Nên đào tạo đội ngũ
cán bộ có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để giải
quyết quy trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
- Trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp, người thất
nghiệp cần thông báo đến cơ quan lao động tình trạng tìm kiếm việc
làm của họ.

×