Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tính tất yếu khách quan và con đường hình thành công ty mẹ - con ở Việt Nam - 6 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.76 KB, 8 trang )

ty (có thể là công ty cổ phần, công ty liên doanh) mà một công ty khác (công ty mẹ) sở
hữu một phần hay toàn bộ.
Các doanh nghiệp là “công ty con” tham gia liên kết theo mô hình này đều là những
pháp nhân đầy đủ, liên kết với “công ty mẹ” theo nhiều mức độ: chặt chẽ, nửa chặt chẽ
và không chặt chẽ thông qua sự chi phối vốn, phân công và hiệp tác của “công ty mẹ”.
“Công ty mẹ” là một doanh nghiệp mạnh, giữ vai trò trung tâm, đầu tư vốn vào các
“công ty con” theo nhiều cấp độ, theo đó chi phối các “công ty con” theo nhiều cấp độ
tùy theo tỷ lệ vốn đầu tư vào “công ty con” đó. Mức độ đầu tư vốn của “công ty mẹ”
vào các “công ty con” có thể là 100% vốn, đầu tư gữ cổ phần chi phối, giữ cổ phần
không chi phối. Công ty mẹ là doanh nghiệp đầu đàn, mạnh về vốn, tài sản, năng lực
công nghệ, quản l ý và cán bộ, công nhân kỹ thuật, đồng thời là doanh nghiệp có nhiều
uy tín để tiên phong trong việc khai thác thị trường, liên kết, liên doanh, làm đầu mối
thực hiện các dự án lớn, tổ chức phân công, giao việc cho các công ty con trên cơ sở
hợp đồng kinh tế. Như vậy công ty mẹ vừa là đơn vị sản xuất-kinh doanh, vừa có chức
năng chỉ đạo và hợp tác với các công ty con về thị trường, kỹ thuật, định hướng phát
triển, là đầu mối liên kết kinh tế của tập đoàn kinh tế.
Mặc dù sự chi phối của công ty mẹ đối với công ty con được chi phối bằng yếu tố vốn-
tài sản, trong đó bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình không xác định được
bằng lượng: sở hữu công nghiệp, uy tín, thị trường, phát minh khoa học, nhưng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh thì mối quan hệ phải dựa trên các hợp đồng kinh tế và
việc tuân thủ hợp đồng kinh tế được bảo đảm và giám sát bằng pháp luật.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Về quan hệ hợp đồng kinh tế:
Các công ty mẹ-công ty con được xây dựng dựa trên các mối quan hệ như: quan hệ tổ
chức, quan hệ vốn và tài sản, quan hệ về kinh tế, tài chính, về kế hoạch hóa đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật của công ty, về tổ chức và nhân sự, về đảm bảo các yếu tố chi phí
sản xuất (đầu vào) và tiêu thụ sản phẩm (đầu ra).
2.1.3.Một thí điểm cụ thể
Thí điểm Tổng công ty Công nghiệp tầu thủy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình
công ty mẹ-công ty con với những nội dung sau:


-Mục tiêu: đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện liên kết và phát huy năng
lực các doanh nghiệp thành viên để phát triển ngành Công nghiệp tầu thủy; thúc đẩy
quá trình tích tụ, tập trung vốn để từng bước hình thành Tập đoàn Công nghiệp Tầu
thủy của Nhà nước, kinh doanh đa ngành, trên cơ sở ngành chính là đóng mới và sửa
chữa tàu biển; tạo mối quan hệ chặt chẽ và xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về sản
phẩm, vốn và lợi ích kinh tế giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân; cung cấp tốt
hơn các dịch vụ thông tin, tiếp thị, tiêu thụ, cung ứng, nghiên cứu, đào tạo cho các đơn
vị tham gia liên kết, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sản
phẩm của Tổng công ty trên thị trường.
-Nội dung:
Hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con như sau:
Công ty mẹ (Tổng công ty) là doanh nghiệp nhà nước, trực tiếp thực hiện các hoạt
động sản xuất kinh doanh và có vốn đầu tư ở các công ty con, chịu trách nhiệm bảo
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
toàn và phát triển vốn nhà nước tại công ty và vốn đầu tư vào các công ty con, toàn
quyền điều hòa phần vốn nhà nước tại các công ty con.
Tùy theo đặc điểm về sản xuất-kinh doanh, quy mô, tính chất đầu tư vốn và vị trí quan
trọng đối với sự phát triển của công ty mẹ, có thể hình thành các loại công ty con sau
đây:
Công ty con là doanh nghiệp do công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ, gồm doanh
nghiệp nhà nước và công ty TNHH 1 thành viên.
Công ty cổ phần do công ty mẹ giữ cổ phần chi phối.
Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên do công ty mẹ giữ tỷ lệ vốn góp chi phối.
Công ty con có tư cách pháp nhân, có tài sản, tên gọi, bộ máy quản l riêng, tự chịu
trách nhiệm dân sự trong phạm vị số tài sản của doanh nghiệp; được tổ chức à hoạt
động theo các quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của công ty con.
Cơ cấu vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ và từng công ty con; tổ
chức, quản l ýcủa công ty mẹ; quan hệ giữa công ty mẹ với chủ sở hữu nhà nước và với
công ty con, công ty thành viên, đơn vị sự nghiệp.
Công ty mẹ có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty

công nghiệp tàu thủy.
-Việc chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con của Tổng công ty
Công nghiệp tàu thủy được thực hiện như sau:
Giai đoạn 1(đến hết năm 2003):
Thành lập công ty mẹ bao gồm bộ máy của Tổng công ty hiện có và 10 đơn vị hạch
toán phụ thuộc Tổng công ty.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Hình thành các công ty con gồm 4 công ty TNHH 1 thành viên và 2 doanhnghiệp nhà
nước.
Đối với phần vốn góp của các doanh nghiệp thành viên thuộc tổng công ty tầu thủy
Việt Nam trong các công ty ccổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh với nước
ngoài công ty mẹ là đại diện chủ sở hữu.
Giai đoạn 2 (2004-2005):
Chuyển 5 doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH 1 thành viên.
Cổ phần hóa 21 doanh nghiệp nhà nước.
2.2. Những thành công ban đầu và hạn chế
2.2.1. Những thành công ban đầu.
Nhìn chung, nhiều Tổng công ty đa thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực, xương sống của
nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương
đối cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho 600 ngàn lao động,
nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và tích cực tham gia thực hiện các chính sách
xa hội.
Nhiều tổng công ty đa huy động nguồn lực nội bộ trong toàn tổng công ty kết hợp với
huy động các nguồn vốn khác để điều hòa thực hiện các chương trình đầu tư chiều sâu,
đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khai thác thị trường
trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước.
Điều hòa vốn khấu hao cơ bản hoặc vốn tự tích lũy của những nơi thừa theo phương
thức tín dụng nội bộ để đầu tư phát triển thêm năng lực mới.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tổng công ty Bưu chính viễn thông đa chủ động vay vốn, đi thẳng vào công nghệ hiện

đại, nâng cao chất lượng viễn thông đạt trình độ quốc tế và nâng số máy điện thoại
trang bị cho đầu người dân trong cả nước gấp hơn 10 lần năm 1991.
Tổng công ty dầu khí năm 1999 khai thác và xuất khảu 15,5 triệu tấn dầu thô, tăng
28% so với năm 1998 mang lại giá trị xuất khẩu 1,9 tỷ USD. Năm 2000 khai thác được
16,2 triệu tấn dầu thô, tăng 6% so với năm 1999.
Năm 1999 trong hoàn cảnh khó khăn chung nhưng các tổng công ty vẫn duy trì được
mức sản xuất, doanh thu tăng 11%, lợi nhuận tăng 23%, nộp ngân sách tăng 22% so
với mức thực hiện năm 1998.
Nâng cao khả năng dự thầu theo thông lệ quốc tế đối với các dự án do nước ngoài đầu
tư hoặc cho vay ODA, giảm dần tỷ lệ thầu phụ nhờ có tổng vốn lớn và khả năng đầu tư
trang thiết bị hiện đại lớn, nhất là trong các tổng công ty xây dựng cầu đường, thủy lợi,
công nghiệp và dân dụng.
Nhiều tổng công ty đa cố gắng tổ chức đáp ứng những dịch vụ chung về cung cấp công
nghệ và thị trường, đào tạo, nghiên cứu thực nghiệm công nghệmớ, xuất nhập khẩu,
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên phát huy được sở trường và hạn chế
những chi phí hoặc những rủi ro nếu tự lo theo kiểu khép kín trước đây.
Kết quả thực tế trên đây đa chứng minh chủ trương thành lập Tổng công ty là đúng đắn
và cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
2.2.2. Những hạn chế và yếu kém
Mặc dù đa đạt được một số kết quả không nhỏ nhưng các Tổng công ty nhà nước còn
nhiều mặt yếu kém, hạn chế.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Trước hết là hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm dần
Nếu năm 1996 các Tổng công ty 91 đạt tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn kinh
doanh là 15,1% thì năm 1997 rút xuống còn 13,2% năm 199 tăng lên 14,4% nhưng sau
đó lại giảm xuống còn 12,3% vào năm 2000; tỷ suất lợi nhuận tên doanh thu tương tự
là 12,8% xuống 10,5%, 9,4% và 8,1 %.
Thứ hai, thiếu vốn là một thực tế và rất nghiêm trọng
Tình trạng thiếu vốn của các Tổng công ty nhà nước có một nguyên nhân quan trọng là

Nhà nước ít có biện pháp hỗ trợ ban đầu (trứơc tiên là hỗ trợ tài chính). Khi thành lập,
số vốn giao cho Tổng công ty mới chỉ là vốn của các doanh nghiệp thành viên cộng lại,
bản thân tổng công ty không được cấp vốn để hoạt động. Nhiều tổng công ty có số vốn
do các doanh nghiệp thành viên cộng lại vẫn không đủ số vốn cần thiết tối thiểu. Ngoài
ra nhièu tổng công ty có tình hình tài chính không lành mạnh, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở
hữu cao. Nợ nhiều thì phải trả lai vay nhiều. Trong nhiều trường hợp l•i làm ra không
đủ để trả lai vay.
Thứ ba, Quá trình tổ chức lại chưa thực sự tạo ra sự gắn kết về tài chính, công nghệ, thị
trường. Do đó, hoạt động của Tổng công ty có phần rời rạc, chưa phát huy được hiệu
quả sức mạnh tổng hợp của toàn tổng công ty.
Thứ tư, mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và tổng giám đốc. Nhiều tổng sông ty nhà
nước đa tạo mối quan hệ tốt giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Tổng giám đốc
thực hiện nghiêm tuc các nghị quyết của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị không
can thiệp sâu vào hoạt động điều hành của Tổng giám dốc. Tuy vậy, chức năng quản l ý
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
của Hội đồng quản trị và chức năng điều hành của Tổng giám đốc chưa được quy định
rõ ràng. Chính điều này đa gây không ít khó khăn cho cả Hội đồng quản trị và cả Tổng
giám đốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc cùng do một cấp đề nghị, cùng
do mọt cấp quyết định bổ nhiệm, cùng k ý nhận vốn do nhà nước giao nên không xác
định rành mạnh được quyền hạn và trách nhiệm cũng như địa vị pháp lý của mỗi chức
danh này. Kết quả là cá nhân giữ vai trò quyết định, có nơi chủ tịch hội đồng quản trị
can thiệp vào việc điều hành tổng công ty làm lu mờ vai trò điều hành của tổng giám
đốc. Ngược lại, có nơi Tổng giám đốc lại xem nhẹ Chủ tịch hội đồng quản trị.
Thứ năm, một số cơ chế chính sách đối với tổng công ty nhà nước đến nay không còn
phù hợp, đặc biệt là cơ chế hạch toán, cần được bổ sung sửa đổi kịp thời. Doanh nghiệp
thành viên hach toán phụ thuộc thì bị hạn chế vai trò chủ động ssáng tạo còn doanh
nghiệp thành viên hạch toán độc lập thì chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình như
những doanh nghiệp nhà nước độc lập ngoài tổng công ty, thiếu sự gắn kết toàn tổng
công ty.
Thứ sáu, các tổng công ty 90 và tổng công ty 91 hầu như không tiến hành sắp xếp các

doanh nghiệp thành viên ngoại trừ một số bộ phận của công ty thành viên và một số rất
ít doanh nghiệp thành viên thực hiện cổ phần hóa và giải thể (trong các tổng công ty
901 số doanh nghiệp cổ phân fhóa chỉ chiếm 3,1%, số doanh nghiệp giải thể và phá sản
chiém 0,3%).
Thứ bảy, quan hệ giữa tổng công ty với các Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trong việc thực hiện chức năng quản l nhà nước và thực hiện một số
quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tổng công ty chưa được thực hiện đầy dủ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
theo nội dung đa được phân cấp, nổi cộm nhất là trong việc duyệt dự án đầu tư và quản
lý cán bộ.
Thứ tám, tổ chức Đảng, đoàn thể trong Tổng công ty nhà nước chưa đựoc hướng dẫn
thống nhất.
Thứ chín, nhiều tổng công ty thiếu cán bộ có năng lực về kinh doanh phù hợp để bố trí
đúng vị trí, đặc biệt là vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
Chính vì những nhuợc điểm nói trên nên các tổng công ty hiện có tuy đạt được một số
tiến bộ khác nhau nhưng so với tiêu thức của một tổng công ty mạnh hay một tập đoàn
kinh tế mạnh còn một khoảng cách khá xa.
2.3. Phương hướng và biện pháp chủ yếu
2.3.1. Phương hướng
Việc thành lập, phát triển, quản l ý tập đoàn kinh doanh phải gắn liền và phục vụ có
hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế.
Tập đoàn kinh doanh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế thị trường. Nó có vai
trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước và tăng khả năng cạnh tranh cho
các doanh nghiệp. Đối với nước ta, vấn đề thành lập và phát triển tập đoàn kinh doanh
là giải pháp chiến lược để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh, bền vững, có
hiệu quả. Như vậy tập đoàn kinh doanh sẽ phải là đầu tàu và là lực lượng nòng cốt của
quá trình đó. Vì vậy sự thành lập, phát triển quản l tập đoàn kinh doanh phải xuất phát
và gắn với yêu cầu, nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×