Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng Công nghiệp hóa hiện đại hóa và vai trò quản lý của Nhà nước - 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.53 KB, 8 trang )


Nhà nước đảm bảo đồng bộ các điều kiện chủ yếu để thực hiện thành công công nghiệp
hoá. Những quan điểm phương hướng bước đi của công nghiệp hoá có được thực hiện
đầy đủ đúng đắn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện chủ yếu có được đảm
bảo hay không. Nếu không có đủ các điều kiện chủ yếu thì quá trình công nghiệp hoá sẽ
không thể thành công. Từ đó ta thấy vai trò hết sức quan trọng của nhà nước trong sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế.
1.2.2. Vai trò của nhà nước trong việc phát triển khoa học công nghệ
Từ trước đến nay đảng và nhà nước ta luôn xác định khoa học và công nghệ có vai trò
quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế. Nghị quyết hội nghị
trung ương lần thứ VII (khoá VII) đã coi công nghệ là nền tảng của công nghiệp hoá.
Theo những đánh giá của bộ khoa học công nghệ và môi trường thì trình độ khoa học và
công nghệ ở nước ta lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Trang thiết bị cũ nát,
chắp vá và các thiết bị đo lường thử nghiệm nói chung không đồng bộ, tổ chức sản xuất
còn nhiều bất cập Với thực trạng công nghệ sản xuất như vậy thì chúng ta không thể
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá. Với những nước đang phát triển như
nước ta, công nghiệp hoá không phải là sự phát triển ngành công nghiệp với mục đích tự
thân mà là quá trình tạo tính chất công nghiệp cho nền kinh tế quốc dân, là quá trình tăng
trưởng nền kinh tế dựa trên cơ sở nâng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất xã hội.
Thực chất của quá trình công nghiệp hoá là nâng cao một cách mạnh mẽ và nhanh chóng
trình độ công nghệ nhằm sử dụng và phát huy tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinh tế
xã hội. ở nước ta quá trình công nghiệp hoá được xác định là quá trình chuyển từ tình
trạng công nghệ lạc hậu với năng suất lao động và hiệu quả thấp lên trình độ công nghệ
tiên tiến hiện đại với năng suất lao động cao, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế và cớ cấu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

lao động, cơ cấu dân cư theo hướng tăng tỷ trọng đối với việc hiện đại hoá nền kinh tế
quốc dân. Vì thế có thể thấy công nghệ là một vấn đề rất quan trọng cần phải giải quyết
khi bắt tay vào thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Để giải quyết vấn đề này phải có những chính sách đúng đắn của nhà nước, những chính
sách đó sẽ kích thích các đơn vị kinh tế nhanh chóng đổi mới công nghệ sản xuất.


Chính sách đổi mới mở cửa làm các doanh nghiệp phải đổi mới và nâng cao trình độ
công nghệ. Cơ chế thị trường buộc mọi cơ sở phải tìm cách để tồn tại, để phát triển.
Muốn vậy chỉ có một con đường là đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ. Nhà nước
khuyến khích phát triển công nghệ bằng các chính sách: Ưu đãi trong việc vay vốn ngân
hàng để đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở hiện có, mua máy móc thiết bị mới cần thiết cho
sản xuất tạo điều kiện thuận lợi trong xuất nhập khẩu, nhất là xuất khẩu những sản phẩm
do cơ sở mình sản xuất, nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến của nước ngoài, đưa cán bộ
ra nước ngoài để tiếp cận thị trường, nghiên cứu học tập công nghệ mới. Chính sách mở
cửa với những điều kiện ưu đãi trong việc đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện cho các đầu
tư nước ngoài tìm đến liên doanh, đem theo những máy móc thiết bị phụ tùng hiện đại,
những chuyên gia kĩ thuật, chuyên gia quản lý tiên tiến của thế giới. Việc đó đã tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp trong nước nhanh chóng tiếp cận và tiếp nhận công nghệ tiên
tiến hơn nhiều so với công nghệ hiện có trong nước. Nhà nước cũng là nơi ban hành
những chính sách, cơ chế ưu đãi làm động lực kích thích cán bộ hoạt động trong lĩnh vực
khoa học công nghệ trong nước, kích thích phát huy tính sáng tạo nghiên cứu triển khai
khoa học công nghệ mới phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
1.2.3. Nhà nước với vai trò phát triển nguồn vốn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy nhân tố hàng đầu, nếu không muốn nói là quan
trọng nhất đối với công nghiệp hoá hiện đại hoá cũng như đối với sản xuất kinh doanh
của nền kinh tế là phải có vốn lớn. Vấn đề huy động vốn cho quá trình công nghiệp hoá
có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Trước hết là huy động vốn từ nội bộ
nền kinh tế trong nước. Đây là nguồn vốn có tính quyết định, là nhân tố nội lực. Nguồn
vốn nội bộ được tạo ra từ sự liên doanh liên kết giữa các ngành, các lĩnh vực, vùng, miền
của nền kinh tế đất nước, từ sự phát triển mạnh mẽ của các công ty cổ phần, thông qua
việc huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, của các cơ sở kinh tế, các tổ chức đoàn thể, các
khoản thuế nộp ngân sách của nhà nước.
Nguồn vốn nội bộ của nền kinh tế có tính chất quyết định trong quá trình công nghiệp
hoá hiện đại hoá nhưng vẫn còn hạn hẹp. Các quốc gia khác trên thế giới cũng như nước

ta đều phải dùng mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hình
thức: Liên doanh, hợp tác kinh doanh, vay với lãi suất thấp, viện trợ. Trong điều kiện
kinh tế tích luỹ vốn còn chậm thì thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài là rất quan
trọng. Từ nguồn vốn bên ngoài biến thành nguồn lực trong nước tạo điều kiện đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Để huy động vốn đầu tư nước ngoài cần có cơ
chế chính sách thoả đáng để thu hút ngày càng nhiều và tranh thủ cùng với công nghệ
tiên tiến. Muốn tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài thì cần phải có một nguồn vốn tương
ứng trong nước. Còn việc vay vốn thì phải tính đến trả nợ. Ngoài ra còn phải đảm bảo các
yếu tố khác về độc lập, chủ quyền, kinh tế, chính trị. Vì thế mà nguồn vốn nội bộ có ý
nghĩa quyết định. Nhà nước phải tạo điều kiện cho từng địa phương từng cơ sở phát triển
mạnh mẽ sản xuất nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân phục vụ có hiệu quả sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Song song với việc huy động các nguồn vốn, vấn đề bảo toàn, sử dụng và phát triển vốn
cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Yêu cầu bảo toàn vốn được thể hiện trước hết trong công
tác tổ chức tài chính. Sự cần thiết của chế độ bảo toàn và phát triển vốn trước hết xuất
phát từ yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tế mới, phải hoạch toán kinh tế kinh doanh.
Xuất phát từ yêu cầu của công nghiệp hoá hiện đại hoá là phải đảm bảo tính hiệu quả
kinh tế cao. Vì vậy, để quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và sản xuất kinh doanh đạt
hiệu quả kinh tế cao, để nền kinh tế phát triển bền vững tất yếu phải bảo toàn và phát
triển vốn, phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.4. Vai trò của nhà nước trong quản lý quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá chỉ có thể thành công khi được thực hiện theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là một quá trình
lâu dài và phức tạp. Nó tuân theo quy luật và tính quy luật của các quan hệ cung cầu trên
thị trường. Điều đó có nghĩa là cơ chế thị trường và các bộ phận cấu thành: Cung cầu, giá
cả, cạnh tranh sẽ quyết định quá trình công nghiệp hoá, quyết định các phương án phát
triển lựa chọn đầu tư Nhưng cơ chế thị trường có những khuyết tật và hạn chế riêng của
nó, cho nên nếu quá trình công nghiệp hoá lệ thuộc vào cơ chế thị trường thì sẽ không đạt

được những mục tiêu công bằng xã hội, an ninh quốc gia và sự bền vững của môi trường.
Thực tế khách quan này đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước. Sự quản lý của nhà
nước là một bộ phận không thể thiếu của cơ chế quản lý quá trình công nghiệp hoá hiện
đại hoá.
Nhà nước quản lý quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá phải là nhà nước của dân do
dân. Nhà nước thực hiện quyền quản lý của mình thông qua các công cụ chủ yếu như:
Định hướng kế hoạch phát triển, hệ thống luật pháp, các chính sách kinh tế xã hội, các
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

quỹ quốc gia Thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện chuyển sang nền
kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước có vai trò quản lý vĩ mô sau:
Một là, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
đảm bảo sự ổn định về chính trị xã hội, thiết lập khuôn khổ luật pháp thống nhất, có hệ
thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho công
nghiệp hoá.
Hai là, định hướng cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, trực tiếp đầu tư vào một
số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định môi
trường kinh tế vĩ mô như: Chống lạm phát, chống khủng hoảng, ngăn ngừa những đột
biến xấu trong nền kinh tế.
Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo yêu cầu của công nghiệp hoá hiện
đại hoá, thực hiện đúng các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở
hữu tài sản công cuả nhà nước.
Bốn là, khắc phục hạn chế các mắt tiêu cực của cơ chế thị trường, phân phối thu nhập
quốc dân một cách công bằng, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn với tiến bộ
xãhội và công bằng xã hội.
Ngoài ra vai trò của nhà nước trong việc tổ chức quản lý quá trình công nghiệp hoá hiện
đại hoá còn thể hiện trong việc lựa chọn sử dụng những công cụ quản lý có hiệu quả cao
như hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế xã hội đặc biệt là các chính sách kinh tế
nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, lựa chọn các phương

pháp quản lý như: Giáo dục, thuyết phục, động viên, phương pháp tổ chức hành chính,
phương pháp kinh tế, bố trí hợp lý các cán bộ đầu ngành chủ chốt trong các cơ quan quản
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

lý, tóm lại nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý quá trình công nghiệp
hoá.
Chương 2: Thực trạng vai trò của nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá hiện
đại hoá ở nước ta
2.1. Định hướng cho quá trình công nghiệp hoá
2.1.1. Việc đề ra muc tiêu chiến lược kế hoạch bước đi của công nghiệp hoá
Thực hiện công nghiệp hoá nhằm tạo ra những chuyển biến cơ bản về kinh tế, trên cơ sở
đó góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đảm bảo công bằng x• hội.
Nhưng việc xác định phương hướng bước đi của công nghiệp hoá hiện nay còn nhiều
thiếu xót bất cập. Tuy nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho phát triển kinh tế nhưng chưa giải
quyết thoả đáng mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng. Các chính sách kinh tế của nhà
nước chưa gắn bó hữu cơ với các chính sách xã hội. Chính sách xoá đói giảm nghèo
đãđược triển khai nhưng phương pháp thực hiện chưa hữu hiệu, tốc độ còn chậm. Phương
hướng và bước đi thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá chưa gắn bó chặt chẽ với
phương hướng và bước đi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chưa định hướng phát
triển các ngành kinh tế mũi nhọn để phát huy có hiệu quả nguồn lực và lợi thế của đất
nước.
Định hướng phát triển vẫn còn khá dàn trải, chưa đều cho các ngành, chưa khai thác và
động viên có hiệu quả mọi nguồn lực có sẵn trong nước. Tuy nhà nước ta đã cố gắng tích
cực tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài phù hợp với khả năng tiếp thu, quản lý và sử
dụng công nghệ, nhân lực nhưng không có chính sách kiểm tra giám sát chặt chẽ nên vẫn
còn nhiều lãng phí, kém hiệu quả. Nhà nước chưa thúc đẩy nhanh chóng quá trình đổi
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

mới thiết bị, công cụ lao động trong các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là các ngành
trọng điểm.

Việc lựa chọn mục tiêu các giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế
của nhà nước còn nhiều thiếu xót, chủ quan, nóng vội, duy ý chí, vượt qua khả năng thực
hiện.
2.1.2. Thực trạng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với bước đi của quá trình
công nghiệp hoá
Nước ta khi bước vào thời kì đổi mới đã phải tiếp nhận thực trạng của một cơ cấu kinh tế
mang nặng đặc trưng của một nước nông nghiệp lạc hậu. Sau nhiều kế hoạch phát triển
kinh tế lần lượt các mô hình cơ cấu kinh tế được hình thành, song cho đến cuối những
năm 80 nền kinh tế về cơ bản vẫn là cơ cấu kinh tế cũ lạc hậu và kém hiệu quả mà việc
cấu trúc lại không phải là đơn giản. Qua hơn 10 năm đổi mới cơ cấu kinh tế bước đầu có
sự chuyển biến đáng khích lệ: Tỷ trọng công nghiệp và xây dưng trong GDP từ 22,7%
năm 1990 tăng lên 30,1% năm 1995; tỷ trọng ngành dịch vụ từ 38,6% năm 1990 tăng lên
42,4% năm 1995.Nước ta đã chuyển hẳn sang một thời kì mới, thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá hiện đại hoá để đến năm 2000 về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp.
Tuy vậy nhưng về cơ cấu ngành kinh tế, nhà nước chưa thúc đẩy nhanh các vùng tập
chung chuyên canh, chậm đưa công nghệ sinh học và các phương pháp canh tác tiên tiến
vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản xuất khẩu chưa phát triển,
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cơ bản thiết yếu còn ít ỏi nhỏ bé. Ngành cơ khí chưa
hướng vào sản xuất công cụ thiết bị phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp, thiết bị phục
vụ công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Nhà nước chưa chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với bước đi của công
nghiệp hoá hiện đaị hoá. Tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp vẫn còn ở mức cao, tỷ
suất hàng hoá nông lâm sản thấp, tỷ trọng hàng xuất khẩu nhỏ bé manh mún.
Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP còn thấp. Công nghiệp chế biến nông
lâm hải sản và công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng để xuất khẩu phát triển chậm
2.1.3. Tạo nguồn lực cho tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Chúng ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới rất quan trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá

hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp. Để thực hiện được điều đó, Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương
Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Cùng với giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ là
quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ
vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Vì thế cần phải “phát huy
nguồn lực con người, yếu tố phát triển mạnh và bền vững”.
Kinh nghiệm cho thấy, hiện đại hoá nền kinh tế ở các nước phát triển, thực chất là thay
đổi cơ cấu công nghiệp dựa trên các ngành công nghệ cao, trong đó những công nghệ cũ,
tiêu hao nhiều tài nguyên và lao động, dựa trên nền tảng điện cơ khí, được thay thế bằng
ngành công nghiệp cao cấp, dựa trên nền tảng cơ điện tử, giảm suất tiêu hao của các
nguồn lực tính trên một đơn vị tổng sản phẩm nội địa. Sự phát triển của khoa học và công
nghệ đang đòi hỏi một nguồn nhân lực mới phù hợp với nền văn minh trí tuệ. Trí tuệ có
tính sáng tạo sẽ là nền tảng của sự thịnh vượng, giàu có của mỗi x• hội, mỗi quốc gia và
được thể hiện qua nguồn nhân lực của bản thân quốc đó.
2.1.3.1. Thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×