Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CAO TRÀO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945)_3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.55 KB, 8 trang )

Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2
CAO TRÀO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA
THÁNG TÁM (1939-1945)

Tháng 7 -1944, Liên tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng chủ trương phát động chiến
tranh du kích trong liên tỉnh. Tháng 10-1944, từ Trung Quốc về tới Pác
Bó, đồng chí Hồ Chí Minh đã quyết định hoãn chủ trương của Liên tỉnh
uỷ vì điều kiện chưa chín muồi. Ngay sau đó, Người đề ra chủ trương
thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tăng cường hoạt
động vũ trang tuyên truyền, đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng chính
trị, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này.
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, do đồng
chí Võ Nguyên Giáp lãnh đạo được thành lập. Vài ngày sau, Đội đã đánh
thắng hai trận đầu ở Phai Khắt, Nà Ngần (Cao Bằng), cổ vũ mạnh mẽ
phong trào đánh Nhật, đuổi Pháp.

Để tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc của nhân dân ta, Đảng ta đã tranh thủ sự giúp đỡ của các lực
lượng chống Nhật ở Trung Quốc và vận động Việt kiều ở Trung Quốc
tham gia phong trào giải phóng dân tộc; tiếp xúc với đại diện lực lượng
Mỹ tại Côn Minh để tranh thủ sự đồng tình đối với cuộc đấu tranh của
nhân dân ta chống phát xít Nhật.

3. Cao trào chống Nhật, cứu nước

Đầu năm 1945, phát xít Đức đang ở bên bờ diệt vong, phát xít Nhật ở
tình thế khốn quẫn. Đúng như dự báo của Đảng, năm 1944 mâu thuẫn
Nhật - Pháp ở Đông Dương đã lên tới đỉnh cao giống như "cái nhọt bọc
sẽ phải vỡ mủ". 8 giờ tối ngày 9-3-1945, Nhật làm cuộc đảo chính lật đổ
Pháp. Thực dân Pháp đầu hàng. Nhật giữ nguyên bộ máy cai trị của


Pháp ở Đông Dương để phục vụ cho chúng, chỉ quét thêm một lớp sơn
độc lập giả hiệu cho bọn bù nhìn Trần Trọng Kim.

Ngay trong đêm 9-3, Hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Trung ương
Đảng họp ở Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) do đồng chí Trường Chinh
chủ trì đã nhận định rằng, sau cuộc đảo chính, phát xít Nhật là kẻ thù
chính, cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương. Khẩu hiệu Đánh
đuổi phát xít Nhật - Pháp trước đây được thay bằng khẩu hiệuĐánh
đuổi phát xít Nhật. Hội nghị chủ trương phát động một cao trào kháng
Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Các
hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cần phải thay đổi
cho thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa: tuyên truyền xung phong,
biểu tình tuần hành, bãi công chính trị, biểu tình phá kho thóc của Nhật;
tổ chức các đội tự vệ cứu quốc, thành lập căn cứ địa mới, thống nhất
các chiến khu và thành lập Việt Nam giải phóng quân; thành lập Uỷ ban
nhân dân cách mạng ở những vùng quân du kích hoạt động; sẵn sàng
chuyển sang tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện. Nội dung của Hội
nghị được trình bày trong Chỉ thịNhật, Pháp bắn nhau và hành động của
chúng ta (12-3-1945).

Cao trào kháng Nhật, cứu nước được phát động. Phong trào đấu tranh
vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần đã
diễn ra sôi nổi ở thượng du, trung du miền Bắc. Ở Việt Bắc, Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân đã phối hợp với nhân
dân nổi dậy giải phóng hàng loạt châu, huyện, xã thuộc các tỉnh Cao
Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang. Ở Bắc
Giang, nhân dân nổi dậy thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng, ở nhiều
làng, thành lập đội du kích. Ở Quảng Ngãi, số đảng viên đang bị giam
trong trại an trí Ba Tơ đã khởi nghĩa, chiếm đồn, thành lập đội du kích
Ba Tơ.


Hàng nghìn cán bộ cách mạng bị giam trong các nhà tù Nghĩa Lộ, Sơn
La, Hoả Lò, Buôn Mê Thuột đấu tranh buộc địch phải trả lại tự do
hoặc nổi dậy phá nhà giam, vượt ngục ra ngoài hoạt động, tham gia
lãnh đạo phong trào kháng Nhật, cứu nước.
Giữa lúc phong trào đang phát triển mạnh, do chính sách bóc lột, vơ vét
của Nhật - Pháp, nạn đói xảy ra nghiêm trọng ở các tỉnh phía bắc. Hai
triệu người Việt Nam bị chết đói. Đảng đã kịp thời đề ra khẩu hiệu "phá
kho thóc, giải quyết nạn đói" và coi đó là khẩu hiệu chính để phát động
phong trào chống Nhật, cứu nước. Cuộc đấu tranh phá kho thóc diễn ra
ở khắp các tỉnh miền Bắc, đưa hàng triệu quần chúng đi từ đấu tranh
cho quyền lợi kinh tế hàng ngày đến giác ngộ chính trị khởi nghĩa giành
chính quyền.
Ngày 15-4-1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, do Ban Thường vụ
Trung ương Đảng triệu tập đã họp ở Hiệp Hoà (Bắc Giang), quyết định
đặt nhiệm vụ quân sự lên hàng đầu, gấp rút chuẩn bị cho cuộc tổng
khởi nghĩa. Hội nghị thống nhất sáp nhập Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân và Cứu quốc quân, lấy tên là Việt Nam giải phóng quân;
quyết định xây dựng 7 chiến khu trong cả nước. Đó là các chiến khu Lê
Lợi, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Trần Hưng Đạo (miền Bắc); Trưng
Trắc, Phan Đình Phùng (miền Trung), và Nguyễn Tri Phương (miền
Nam).

Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị tổ chứcUỷ ban dân tộc giải
phóng các cấp, chuẩn bị thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam,
tức Chính phủ cách mạng lâm thời. Đầu tháng 5-1945 đồng chí Hồ Chí
Minh từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ để chỉ
đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Theo chỉ thị của
Người, đầu tháng 6-1945 Khu giải phóng Việt Bắc thành lập.


Trong hai tháng 5 và 6-1945, các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tục nổ
ra và nhiều chiến khu được thành lập ở cả ba miền theo Nghị quyết Hội
nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ. Ở Khu giải phóng và một số địa
phương, chính quyền nhân dân đã hình thành, tồn tại song song với
chính quyền tay sai của phát xít Nhật.

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Đảng đặc biệt
coi trọng việc tăng cường sự nhất trí về đường lối cách mạng của Đảng;
đấu tranh chống lại ảnh hưởng của Nhật, phê phán tư tưởng sợ Nhật,
thân Nhật hoặc lợi dụng Nhật; nghiêm khắc phê bình quan điểm lệch
lạc hy vọng giành độc lập bằng con đường hoà bình thương lượng với
Nhật, lợi dụng và cải tổ Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.

Cao trào chống Nhật, cứu nước đã phát triển tới đỉnh cao sau khi phát
xít Đức ký văn bản đầu hàng Liên Xô và Đồng minh đầu tháng 5-1945 và
phát xít Nhật đầu hàng giữa tháng 8-1945.

4. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945

Từ ngày 13-8 đến ngày 15-8,Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân
Trào. Hội nghị nhận định điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, Đảng chủ
trương lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi
quân Đồng minh kéo vào Đông Dương. Hội nghị cử ra Uỷ ban khởi nghĩa
toàn quốc do đồng chí Trường Chinh phụ trách; đề ra đường lối đối nội
và đối ngoại trong tình hình mới và kiện toàn Ban Chấp hành Trung
ương. Đêm 13-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi
nghĩa.

Ngày 16-8-1945 cũng tại Tân Trào, Đại hội quốc dân họp, nhiệt liệt tán
thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt

Minh: quyết định thành lậpUỷ ban giải phóng dân tộcViệt Nam tức
Chính phủ lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngay sau Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào và
chiến sĩ cả nước: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến.
Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho
ta".

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhândân ta đã nhất tề vùng
dậy giành chính quyền. Từ ngày 14-8, các đơn vị giải phóng quân đã liên
tiếp hạ nhiều đồn Nhật thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Yên Bái. Ngày 18-8, nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Hải
Dương, Phúc Yên, Thái Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Khánh
Hoà giành chính quyền ở tỉnh lỵ.

Ngày 17-8, đông đảo nhân dân thành phố Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của
Đảng và sự điều hành của Mặt trận Việt Minh, đã biến cuộc mít tinh của
chính quyền bù nhìn ở Nhà hát lớn thành cuộc mít tinh và diễu hành
của nhân dân ta, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Theo chủ trương "sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa khi có đủ điều
kiện" của Trung ương, căn cứ thực tế diễn biến ngày 17-8, đêm 17-8,
Xứ uỷ Bắc Kỳ cùng với Thành uỷ Hà Nội quyết định tổng khởi nghĩa ở Hà
Nội vào ngày 19-8-1945. Sáng 19-8, hàng chục vạn quần chúng nội
thành và ngoại thành Hà Nội tiến về Quảng trường Nhà hát thành phố
dự cuộc míttinh do Việt Minh tổ chức, hô vang các khẩu hiệu:

- Đả đảo chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim!

- Thành lập Chính phủ Cộng hoà nhân dân Việt Nam!


- Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên
cạnh Việt Minh!

- Việt Nam hoàn toàn độc lập!

Sau cuộc mít tinh, quần chúng xuống đường biểu tình vũ trang, tiến về
các ngả đường đánh chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn, trước
hết là Phủ Khâm sai, Toà thị chính, Trại lính bảo an, Sở cảnh sát. Bạo lực
cách mạng và khí thế sục sôi khởi nghĩa của quần chúng đã buộc nguỵ
quyền đầu hàng và buộc quân Nhật phải để cho nhân dân giành quyền
làm chủ toàn bộ thành phố.

Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa ngày 19-8 ở Hà Nội có ý nghĩa quyết định
đối với cả nước, làm cho chính quyền tay sai Nhật các nơi bị tê liệt, cổ
vũ và thúc đẩy mạnh mẽ các tỉnh và thành phố khác nổi dậy giành chính
quyền, nhất là Huế và Sài Gòn.

Ngày 23-8, dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ và Tỉnh uỷ Thừa Thiên,
150.000 nhân dân thành phố Huế và các huyện ở Thừa Thiên đã nổi dậy
chiếm các công sở của nguỵ quyền Triều đình Huế và buộc vua Bảo Đại
phải đầu hàng bằng hình thức thoái vị.

×