Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CAO TRÀO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945)_2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.44 KB, 7 trang )

Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2
CAO TRÀO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA
THÁNG TÁM (1939-1945)

Đầu năm 1940, đồng chí Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc với Đảng và chuẩn
bị về nước. Ngày 28-1-1941 Người trở về Tổ quốc và ngày 8-2-1941,
Người tới Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng).

Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã họp tại Pác Bó do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Từ sự phân
tích diễn biến của chiến tranh thế giới và tình hình trong nước, Hội nghị
khẳng địnhnhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng
dân tộc.

Hội nghị khẳng định tính chất đúng đắn của chủ trương tạm gác khẩu
hiệu cách mạng ruộng đất của Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, tập
trung mũi nhọn chống đế quốc và tay sai giành độc lập dân tộc, đồng
thời nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực
hiện người cày có ruộng. Hội nghị chỉ rõ, sau khi đánh đuổi đế quốc
Pháp - Nhật, sẽ thành lậpChính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà; Hội nghị quyết định thay tên các Hội phản đế thành Hội
cứu quốc, thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là
Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
và giúp đỡ việc lập mặt trận ở các nước Lào, Campuchia.
Hội nghị xác định hình thái của khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa
từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận:chuẩn bị khởi nghĩa là
nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.

Hội nghị đưa ra dự báo: Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ
ra Liên Xô - một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc chiến tranh đế quốc lần


này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, do đó mà cách mạng nhiều
nước mới thành công.

Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh công tácxây dựng Đảng nhằm làm cho
Đảng có đủ năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng Đông Dương đi đến toàn
thắng, chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, chú trọng cán bộ lãnh đạo,
cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự; tăng thành phần vô sản
trong Đảng. Hội nghị đề ra nhiệm vụ giúp đỡ các Đảng bộ Campuchia,
Lào và cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức, bầu đồng chí
Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5-1941 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hội
nghị đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải
quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều
chủ trương sáng tạo thực hiện mục tiêu ấy. Cùng với Nghị quyết Hội
nghị Trung ương tháng 11-1939, Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng
5-1941 có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám năm 1945.

2. Xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền

Ngày 6-6-1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi toàn dân đoàn
kết đánh đuổi Nhật - Pháp, chỉ ra điều kiện quan trọng để giành chính
quyền "Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều:Toàn dân
đoàn kết".

Cuối tháng 10-1941, Việt Nam độc lập đồng minh công bố Tuyên ngôn,
Chương trình và Điều lệ. Từ cuối năm 1941 đến năm 1942, các hội Công
nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu
quốc, Tự vệ cứu quốc đã được thành lập ở nhiều tỉnh miền Bắc, một

số tỉnh miền Trung và ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng. Ở Cao Bằng
xuất hiện những xã, tổng toàn dân tham gia Việt Minh ("xã hoàn toàn",
"tổng hoàn toàn"). Ở Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên
Quang, Việt Minh phát triển mạnh mẽ tại nhiều vùng nông thôn và thị
xã.

Đảng rất chú trọng xây dựng các khu an toàn và căn cứ địa, lập các đội
tự vệ vũ trang. Trung đội Cứu quốc quân hình thành từ cuộc khởi nghĩa
Bắc Sơn, hoạt động tại Võ Nhai đã bám sát quần chúng, tiến hành cuộc
chiến đấu gian khổ trong 8 tháng, phá được cuộc càn quét quy mô lớn
của địch (từ giữa năm 1941).

Đảng thường xuyên quan tâm tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong
Đảng, nâng cao cảnh giác, ngăn ngừa bọn A. B chui vào phá Đảng từ
bên trong. (A. B: là viết tắt hai chữ Pháp Anti Bolchévique- có nghĩa là
chống Đảng cộng sản). Công tác đào tạo cán bộ được tiến hành qua các
lớp huấn luyện ngắn ngày, các lớp bồi dưỡng công tác ở tất cả các cấp.

Thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng mở rộng các tổ chức quần chúng
và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh,
tiểu thương ở ngay các trung tâm kinh tế, chính trị.

Thực dân Pháp làm tay sai cho Nhật khủng bố điên cuồng phong trào
cách mạng. Từ cuối năm 1941 nhiều cán bộ của Đảng bị bắt và giết hại.
Tháng 8-1942, trên đường đi công tác ở Trung Quốc, đồng chí Nguyễn
Ái Quốc (lúc này lấy tên là Hồ Chí Minh) bị chính quyền Tưởng Giới
Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

Trong thời gian bị giam giữ ở các nhà tù Quảng Tây, đồng chí Hồ Chí
Minh đã viết tập thơ Nhật ký trong tù nổi tiếng, một lần nữa nêu cao

tấm gương về ý chí bất khuất, tinh thần lạc quan cách mạng.

Vừa ra khỏi nhà tù Liễu Châu, Người đã bắt liên lạc ngay với Hội giải
phóng Việt Nam. Do sự đóng góp tích cực của Người, tháng 9-1943, Hội
nghị đại biểu các đảng phái, các đoàn thể yêu nước của người Việt Nam
ở Trung Quốc được triệu tập do Việt Minh và Hội giải phóng Việt Nam
đóng vai trò nòng cốt.

Vì sự bất lực của các tổ chức tay sai, chính quyền Tưởng Giới Thạch
buộc phải bắt tay với Việt Minh. Đồng chí Hồ Chí Minh và những cán bộ
của Đảng đã khéo lợi dụng tình hình trên để hoạt động có lợi cho cách
mạng, vạch trần âm mưu của Tưởng Giới Thạch và bọn giả danh cách
mạng.

Để đẩy tới công việc chuẩn bị khởi nghĩa, cuối tháng 2-1943 Ban
Thường vụ Trung ương Đảng đã họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên).
Hội nghị chủ trương mở rộng Mặt trận Việt Minh, liên minh với tất cả
các đảng phái, các nhóm yêu nước ở trong và ngoài nước chưa gia nhập
Việt Minh; đẩy mạnh công tác vận động thanh niên, phụ nữ, dân tộc
thiểu số và binh lính, chú ý vận động tư sản, địa chủ yêu nước; lập Hội
Văn hoá cứu quốc.

Hội nghị vạch ra kế hoạch cụ thể về chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, phổ
biến kinh nghiệm khởi nghĩa và chiến thuật du kích, tổ chức và huấn
luyện các đội tự vệ, các tiểu tổ du kích, đặc biệt coi trọng việc xây dựng
lực lượng cách mạng ở thành thị, công tác vận động công nhân tham
gia khởi nghĩa.

Hội nghị nêu rõ, để làm tròn nhiệm vụ trong giai đoạn mới, phải làm
cho Đảng mạnh mẽ và "bônsêvích hoá" vì chính sách lập mặt trận của

Đảng càng rộng rãi thì vai trò lãnh đạo của Đảng càng phải vững chắc.

Trong hai năm 1943-1944, phong trào cách mạng ở hai miền Bắc, Trung
có bước phát triển mới, ở miền Nam được phục hồi. Tổ chức Việt Minh
mở rộng ở các thành thị và nông thôn. Trên cơ sở cao trào cách mạng
của quần chúng, từ hai căn cứ địa trung tâm Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ
Nhai nhiều căn cứ địa liên hoàn đã hình thành nối liền Cao Bằng với
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Bắc Giang, Vĩnh Yên. Nhiều
đội du kích thoát ly ra đời.

Trên mặt trận văn hoá và tư tưởng, Đảng ta cũng thu được nhiều thành
tựu. Nhiều sách báo của Đảng và Mặt trận Việt Minh được xuất bản.
Năm 1943, Đảng đưa ra Đề cương văn hoá Việt Nam, vũ trang cho toàn
Đảng và những người hoạt động văn hoá yêu nước phương hướng
chống lại văn hoá phát xít và phong kiến, xây dựng nền văn hoá dân tộc,
khoa học, đại chúng. Hội văn hoá cứu quốc (thành viên của Mặt trận
Việt Minh) ra đời. Tháng 6-1944,Đảng dân chủ Việt Nam, tập hợp trí
thức yêu nước và tư sản tiến bộ được thành lập và gia nhập Mặt trận
Việt Minh.

Đầu tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa".
Cuối năm 1944 phong trào cách mạng sôi sục ở nhiều địa phương. Ở
các căn cứ địa cách mạng, quần chúng đã sẵn sàng nổi dậy.

Tháng 10-1944, thực dân Pháp mở cuộc càn quét ở vùng Võ Nhai (Thái
Nguyên), đáng lẽ cấp uỷ địa phương phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh
chống khủng bố nhưng lại phát động khởi nghĩa vì vậy bị nhiều thiệt
hại.


×