Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CAO TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931_2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.9 KB, 8 trang )

Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CAO TRÀO
CÁCH MẠNG 1930 – 1931

Trong cao trào cách mạng 1930-1931, Đảng đã giành được thắng lợi to
lớn nhưng một số nơi đã phạm những lệch lạc hữu khuynh, "tả" khuynh.
Thông cáo ngày 3-1-1931 phê phán xu hướng hữu khuynh "củng cố đã
rồi mới đấu tranh", nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa tổ chức và đấu
tranh và việc dựa vào quần chúng lập các đội tự vệ công nông chống
khủng bố. Thông cáo ngày 25-1-1931 nhắc nhở đảng viên giữ vững lòng
tin, đấu tranh chống âm mưu của thực dân Pháp lừa bịp và buộc nông
dân ra đầu thú. Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương cuối tháng
3-1931 ở Sài Gòn phê phán các sai lầm hữu khuynh và "tả" khuynh,
nhấn mạnh bản chất giai cấp công nhân của Đảng và tầm quan trọng của
công tác thanh niên. Chỉ thị ngày 20-5-1931 của Trung ương Đảng
nghiêm khắc phê phán chủ trương của Xứ uỷ Trung Kỳ đưa những đảng
viên xuất thân từ trí thức, phú nông, địa chủ, kỳ hào ra khỏi những chức
vụ quan trọng ("trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ").

2. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất (10-
1930) và Luận cương chính trị của Đảng

Tháng 4-1930, sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được
Quốc tế Cộng sản cử về nước, bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương.
Đồng chí được phân công cùng Ban Thường vụ Trung ương dự
thảoLuận cương chính trị của Đảng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ươnglần thứ nhất họp từ ngày 14 đến ngày 30-10-1930 tại Hương Cảng
do đồng chí Trần Phú chủ trì đã thông qua Nghị quyết về tình hình và
nhiệm vụ cần kíp của Đảng. Dự thảo Luận cương chính trị của Đảng,
Điều lệ Đảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện chỉ thị của
Quốc tế Cộng sản, Hội nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành


Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung
ương chính thức và cử đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư.

Luận cương chính trị năm 1930 nêu lên những vấn đề cơ bản của cách
mạng dân tộc dân chủ (lúc ấy gọi là cách mạng tư sản dân quyền) ở
Đông Dương dogiai cấp công nhân lãnh đạo. Luận cương phân tích: tính
chất xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, thực dân Pháp
kết hợp hai lối bóc lột tư bản chủ nghĩa và bóc lột phong kiến để thu
được lợi nhuận lớn nhất.

Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày
và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế
quốc.

Tính chất cách mạng Đông Dương: Lúc đầu là cách mạng tư sản dân
quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ tư bản chuyển sang giai đoạn cách mạng xã
hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: Là đánh đổ phong kiến, thực
hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp.
Hai mặt đó có quan hệ mật thiết, trong đó vấn đề ruộng đất là cái cốt của
cách mạng tư sản dân quyền.

Về sắp xếp lực lượng cách mạng : Giai cấp vô sản vừa là động lực chính
vừa là giai cấp lãnh đạo dân cày và quần chúng lao khổ. Dân cày là động
lực mạnh. Tư bản thương mại đứng một phe với chủ nghĩa đế quốc và
địa chủ chống lại cách mạng. Tư bản công nghệ khi phong trào quần
chúng nổi lên thì sẽ theo đế quốc. Thương gia không tán thành cách
mạng. Trí thức tiểu tư sản, học sinh trong thời kỳ chống đế quốc hăng
hái tham gia, nhưng chỉ lúc đầu. Các phần tử lao khổ ở thành phố như

người bán rao, thủ công nghiệp nhỏ do đời sống cực khổ cho nên đều
tham gia cách mạng.

Về phương pháp cách mạng: Lúc thường thì phải tuỳ theo tình hình mà
đặt khẩu hiệu "phần ít" (tối thiểu) để bênh vực quyền lợi cho quần
chúng. Đến lúc sức lực cách mạng lên rất mạnh, giai cấp thống trị đã
rung động, giai cấp đứng giữa muốn ngả về phía cách mạng thì Đảng
phải lãnh đạo quần chúng để giành chính quyền.

Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới có
liên hệ chặt chẽ với nhau, giai cấp vô sản Đông Dương phải có quan hệ
mật thiết với giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
Về Đảng: Điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương
là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường lối chính trị đúng, có
kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng và trải qua tranh đấu
mà trưởng thành. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng.

Qua nội dung cơ bản nêu trên, có thể thấyLuận cương chính trị khẳng
định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng màChánh
cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã nêu: Vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản; hai giai đoạn cách mạng từ cách mạng tư sản dân quyền
chống đế quốc và phong kiến nhằm thực hiện độc lập dân tộc và ruộng
đất cho nông dân sau đó chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa; hai
nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến quan hệ mật thiết với
nhau: lực lượng chính của cách mạng là giai cấp công nhân và giai cấp
nông dân trong đó giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo; phương
pháp cách mạng khi chưa có và khi có tình thế cách mạng: cách mạng
Việt Nam liên hệ mật thiết với giai cấp vô sản các nước và các dân tộc
thuộc địa.


Bên cạnh mặt thống nhất cơ bản đó, giữaLuận cương chính trị với
Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt có mặt khác nhau. Luận
cương chính trị không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa
dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế
quốc lên hàng đầu; Luận cương đánh giá không đúng vai trò cách mạng
của giai cấp tiểu tư sản và mặt yêu nước của tư sản dân tộc, một bộ phận
địa chủ nhỏ.

Nguyên nhân của mặt khác nhau là ở chỗ:Luận cương chính trị chưa tìm
ra và nắm vững đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt
Nam.Lại do hạn chế về nhận thức ấu trĩ, tả khuynh, giáo điều, Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương tháng 10-1930 đã không chấp nhận những
quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của đồng chí Nguyễn Ái Quốc
nêu trong Đường Cách mệnh, Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.
(Những quan điểm mới này của đồng chí Nguyễn Ái Quốc sau được
chấp nhận trong thực tiễn của phong trào Mặt trận Dân chủ 1936-1939
và đã biến thành Nghị quyết chính thức của Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng tháng 11-1939 và tháng 5-1941).

Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, cao trào cách mạng 1930 - 1931 đã
tạo lập được khối liên minh công nông, lực lượng đông đảo nhất của dân
tộc, đạo quân chủ lực quyết định thắng lợi của cách mạng sau này. Cao
trào cách mạng 1930 - 1931 khẳng định đường lối cách mạng do Đảng ta
đề ra là đúng đắn. Do kinh nghiệm bản thân, nhân dân thấy được con
đường cứu nước và cứu nhà ở Việt Nam không thể có con đường nào
khác ngoài con đường của chủ nghĩa Mác - Lênin do Đảng ta lãnh đạo.
Qua cao trào cách mạng 1930 - 1931, giai cấp công nhân đã thực hiện
quyền lãnh đạo đối với cách mạng dân tộc dân chủ thông qua Đảng tiền
phong của mình. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc tổng diễn tập

thứ nhất của Đảng ta và quần chúng cách mạng về khởi nghĩa giành
chính quyền.

Đánh giá Xôviết Nghệ - Tĩnh, sau này đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết:
"Xôviết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách
mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng
nó rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau
này". Sau cao trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng ta được công nhận là
một bộ phận độc lập của Quốc tế Cộng sản.

Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xôviết Nghệ -Tĩnh đã đem lại cho
Đảng ta một số kinh nghiệm khi mới ra đời:

- Trong mỗi thời kỳ của cách mạng, phải biết căn cứ vào thực tế tình
hình thế giới và trong nước, căn cứ thực tế lực lượng so sánh giữa cách
mạng và phản cách mạng mà xác định mục tiêu cụ thể, trước mắt của
phong trào cách mạng.

- Khi chưa có tình thế cách mạng trực tiếp, phải biết sử dụng những hình
thức và phương pháp cách mạng thích hợp để vận động nhân dân đấu
tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh, chứ không phải là lãnh đạo nhân dân
đấu tranh giành chính quyền.

- Xây dựng đảng của giai cấp công nhân trong điều kiện một nước nông
nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân chỉ chiếm một phần nhỏ trong dân số,
bên cạnh việc coi trọng kết nạp vào Đảng những người công nhân ưu tú,
vấn đề quan trọng hàng đầu là coi trọng việc làm cho đảng viên thấm
nhuần lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân biểu hiện trong học
thuyết Mác - Lênin, coi trọng nguyên tắc tổ chức và phương thức làm
việc của Đảng Mác - Lênin, coi trọng khắc phục những khuynh hướng

"tả", hữu, xa rời lập trường, quan điểm, nguyên tắc tổ chức và đường lối
đúng đắn của Đảng.

Từ thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam và Đông Dương do Đảng
Cộng sản lãnh đạo, Hội nghị toàn thể lần thứ 11 Ban Chấp hành quốc tế
cộng sản (tháng 4-1931) đã thông qua Nghị quyết công nhận Đảng Cộng
sản Đông Dương"là một bộ phận độc lập của Quốc tế Cộng sản". Nghị
quyết đó sau này được Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935) chính
thức thông qua.

×