Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tìm hiểu về cao trào cách mạng 1930 - 1931

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.84 KB, 17 trang )

Câu 1:
Tìm hiểu về cao trào cách mạng 1930 - 1931
1. Hoàn cảnh lịch sử của cao trào
Vào năm 1929 đến 1933, thế giới tư bản chủ nghĩa bị khủng hoảng kinh tế
trầm trọng. Đế quốc Pháp trút tất cả gánh nặng cuộc khủng hoảng ở Pháp lên vai
các thuộc địa. Đông Dương bị kéo vào cuộc khủng hoảng đó nên đã chịu những
hậu quả thảm khốc là: nông dân bị phá sản, bị chết đói; công nhân ngày càng bị
bóc lột nặng nề, thất nghiệp; giai cấp tư sản vừa ra đời đã bị tư sản Pháp bóp
nghẹt.
Hành động đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp diễn ra khắp nơi gây
không khí chính trị căng thẳng. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta và thực dân Pháp
ngày càng gay gắt, đẩy nhân dân ta vùng lên đấu tranh mạnh mẽ hơn, quyết liệt
hơn với kẻ thù để giành lấy cuộc sống.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu
tranh chống đế quốc và phong kiến. Cơ sở Đảng tuy chưa nhiều, song đã trở
thành hạt nhân của phong trào cách mạng. Những tổ chức quần chúng cách
mạng được thành lập ở nhiều nơi. Đường lối của Đảng đã phản ánh đúng
nguyện vọng của quần chúng, được tuyên truyền rộng rãi, làm cho ý thức giác
ngộ của quần chúng ngày một nâng cao.
Phong trào đấu tranh của quần chúng đã bùng lên mạnh mẽ dẫn đến cao
trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
2. Diễn biến của cao trào
Nhiệm vụ của Đảng là "phải lấy những sự nhu yếu hàng ngày làm bước
đầu mà dắt vô sản giai cấp và dân cày ra chiến trường cách mạng... để dự bị họ
về phía võ trang bạo động sau này". Hương hướng đấu tranh đó, phong trào
công nông được dấy lên từ cuối nǎm 1929 đến nǎm 1930. Tiếp theo cuộc đấu
tranh của công nhân đồn điền Phú Riềng (Nam Bộ) tháng 2-1930, cuộc bãi công
của 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định kéo dài ba tuần lễ, từ ngày 25 tháng
3 đến ngày 16 tháng 4 do Tỉnh uỷ Nam Định và Đảng uỷ nhà máy tổ chức. Ngay
sau đó ngày 19 tháng 4, 400 công nhân nhà máy diêm Bến Thuỷ, thành phố
1


Vinh đình công đòi tǎng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Ngoài những
cuộc đấu tranh của công nhân, còn có những cuộc đấu tranh của nông dân và các
tầng lớp nhân dân lao động khác như: cuộc biểu tình của nông dân Hà Nam,
Thái Bình, đòi giảm sưu thuế nổ ra trong tháng 4-1930.
Những cuộc đấu tranh lớn nói trên của công nhân và nông dân là những
"pháo hiệu" mở đầu cao trào cách mạng mới ở Việt Nam, chứng tỏ vai trò dẫn
đầu cao trào là giai cấp công nhân và tiếp theo là giai cấp nông dân.
Trên cơ sở phong trào công nông bước đầu phát triển và thắng lợi, Đảng
kêu gọi quần chúng tiếp tục đấu tranh đòi tǎng lương, giảm giờ làm cho công
nhân, giảm sưu, hoãn thuế cho nông dân để thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế lao
động 15-1930. Cuộc đấu tranh ngày 1-5-1930 là một bước ngoặt đánh dấu
phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển thành cao trào cách mạng. Ngày
đó, từ thành thị đến nông thôn ở nhiều nơi trong cả nước treo cờ Đảng, rải
truyền đơn, tổ chức mít tinh, biểu tình, tuần hành thị uy, khẩu hiệu đấu tranh đòi
quyền lợi kinh tế đã kết hợp với khẩu hiệu chính trị. Nhiều cuộc bãi công, biểu
tình đã liên tiếp nổ ra từ các xí nghiệp công nghiệp ở thành thị đến các vùng
nông thôn ở nhiều tỉnh trong cả nước. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cuộc bãi
công của công nhân các nhà máy với các cuộc biểu tình của nông dân ở làng xã,
sự đoàn kết đấu tranh giữa công nhân và nông dân làm cho đế quốc Pháp lúng
túng, bị động, lo sợ.
Tháng 9-1930, cao trào tiếp tục phát triển lên đỉnh cao. Những khẩu hiệu
chính trị được kết hợp chặt chẽ với các yêu sách về kinh tế trong hàng loạt các
cuộc đấu tranh ở khắp cả nước. Ở Nghệ An, Hà Tĩnh từ cuối tháng 8 đến đâu
tháng 9-1930 là thời kỳ "đấu tranh kịch liệt", diễn ra nhiều cuộc đấu tranh quy
mô huyện và liên huyện với hàng nghìn, hàng vạn dân chúng tham gia. Những
cuộc đấu tranh tiêu biểu như cuộc biểu tình của 3.000 nông dân huyện Nam Đàn
ngày 30-8, của 20.000 nông dân Thanh Chương ngày 1-9, của 3.000 nông dân
huyện Can Lộc ngày 7-9, của 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12-9-
1930. Phần lớn những cuộc biểu tình này là những cuộc đấu tranh chính trị có
vũ trang tự vệ. Quần chúng phá huyện đường, đốt giấy tờ, phá nhà giam, phá

2
xiềng gông, giải phóng những người bị bắt. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ
của quần chúng, bọn thực dân, phong kiến hoảng sợ, nhiều tên tri huyện, lý
trưởng nộp lại ấn tín hoặc chạy trốn, nhiều nơi chính quyền địch tan rã. Trong
tình hình đó, Xô viết Nghệ Tĩnh, một hình thức chính quyền đâu tiên của công
nông trong lịch sử cách mạng Việt Nam xuất hiện.
Xây dựng được đội quân chủ lực của cách mạng, thực hiện được liên
minh công nông là một thành tích nổi bật của Đảng ta trong cao trào cách mạng
1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh.
Thực tế lịch sử cho thấy, trong cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết
Nghệ Tĩnh, công nông thể hiện một nghị lực cách mạng Phi thường và sức mạnh
to lớn. Hàng triệu nông dân đã đứng lên cùng với giai cấp công nhân phối hợp
đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
Đó là nhờ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đúng, gắn nhiệm vụ chống đế
quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, thực hiện giải phóng dân tộc và ruộng đất
cho dân cày, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của công nông.
3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của cao trào
a. Ý nghĩa
Cao trào 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh phản ánh đường lối chống đế
quốc và phong kiến trong cương lĩnh của Đảng là đúng đắn. Khối liên minh giữa
2 giai cấp công nhân và nông dân đã được thiết lập trong thực tế đấu tranh.
Đảng đã xác lập được quyền lãnh đạo, kiểm nghiệm được đường lối, rèn
luyện được đội ngũ cán bộ, đảng viên của mình. Bản thân quần chúng qua cao
trào đã tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng- lực lượng duy nhất có thể đưa cách
mạng Việt Nam đến thắng lợi, đồng thời cũng tin tưởng vào khả năng cách
mạng của bản thân mình. Cao trào cách mạng 1930-1931 là một cuộc tổng diễn
tập giành chính quyền của nhân dân ta và Đảng ta.
b. Bài học kinh nghiệm
Cao trào 1930-1931 đã để lại cho Đảng ta kinh nghiệm bước đầu về kết
hợp 2 nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc và chống phong kiến, kết hợp phong

trào đấu tranh của công nhân và nông dân, thực hiện liên minh công nông dưới
3
sự lãnh đạo của giai cấp công nhân; kết hợp phong trào cách mạng ở đô thị; kết
hợp các hình thức tổ chức và đấu tranh giành cách mạng của quần chúng.
Tuy nhiên do nhấn mạnh vào một chiều đến vấn đề giai cấp mà chưa quan
tâm thích đáng đến vấn đề dân tộc trong cao trào 1930-1931, vấn đề sách lược
và phương pháp cách mạng chừng nào đó còn thiếu linh hoạt, mềm dẻo. Do đó,
mặt trận phản đế chưa được phát triển rộng rãi.
Câu 2:
Tìm hiểu cao trào cách mạng 1936 - 1939
1. Hoàn cảnh lịch sử của cao trào
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới của chủ nghĩa tư bản đẩy những mâu
thuẫn vốn có của chúng ngày càng trở nên sâu sắc. Chủ nghĩa phát xít đã ra đời.
Đây là nền chuyên chính độc tài nhất, tàn bạo nhất, sô vanh nhất, hiếu chiến
nhất của bọn tư bản tài chính phản động. Chuyên chính phát xít đã được thiết
lập, tiêu biểu ở Đức- Ý- Nhật và một số nước khác. Phong trào chống phát xít
nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước đã thu hút các lực lượng có xu hướng chính
trị khác nhau. Kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới lúc này không phải
là chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít,
nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân quốc tế là đấu tranh chống chủ nghĩa
phát xít giành dân chủ và hòa bình. Giai cấp công nhân quốc tế phải thống nhất
hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, “vấn đề mặt trận thống nhất
chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt”.
Ở nước ta, cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc đến
đời sống các giai cấp, các tầng lớp nhân dân lao động, đến cả các nhà tư sản, địa
chủ hạng vừa và nhỏ. Bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn thi hành
chính sách bóc lột, vơ vét và khủng bố, đàn áp dã man phong trào cách mạng
của nhân dân ta.
Tháng 7 năm 1936, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng họp tại

Thượng Hải (Trung Quốc) do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì đã nhận định:
Nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập
4
dân tộc, xóa bỏ giai cấp địa chỉ, thực hiện người cày có ruộng không hề thay đổi,
nhưng chưa phải là nhiệm vụ cách mạng trực tiếp trong lúc này. Yêu cầu cấp
thiết trước mắt của nhân dân Đông Dương là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống.
Phải thành lập mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi “bao gồm các giai cấp, các
đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đấu tranh đòi
những điều dân chủ đơn sơ....”.
Hội nghị đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược
với mục tiêu cụ thể trước mặt của cách mạng nước ta. Do đó đã nhanh chóng
đưa phong trào cách mạng của quần chúng lên một giai đoạn mới.
2. Diễn biến của cao trào
Thành phần tham gia Mặt trận dân chủ rộng hơn Mật trận phản đế. Mặt
trận dân chủ không chỉ có các lực lượng tiên tiến, kiên quyết chống đế quốc mà
gồm cả những thành phần chỉ có yêu cầu cải cách, không chỉ có quần chúng cơ
bản là công nhân, nông dân mà còn có cả những tầng lớp tư sản, địa chủ, các
đảng phái cải lương ít nhiều tiến bộ, các thủ lĩnh dân tộc, tôn giáo đấu tranh cho
dân chủ, tự do cơm áo, hoà bình.
Mặt trận không chỉ bao gồm những người tán thành dân chủ thuộc ba
nước Đông Dương, mà còn thu hút cả những ngoại kiều như Hoa kiều, Pháp
kiều tán thành mục tiêu này. Để tập hợp đồng đảo quần chúng, trong chính sách
mặt trận, Đảng coi trọng liên minh các tầng lớp, giai cấp cơ bản, vừa thực hiện
liên minh các tầng lớp, giai cấp cơ bản, vừa thực hiện liên minh với các tầng lớp
trên, lấy liên minh công nông làm nền tảng.
Các nghị quyết của Đảng thời kỳ này vạch rõ tình hình mới đòi hỏi Đảng
phải có đường lối chính trị mới và có phương pháp hoạt động mới. Phương pháp
phải rất linh hoạt nhằm đoàn kết đồng đảo quần chúng trong một mặt trận thống
nhất chống phản động thuộc địa, chống phátxít và chiến tranh, đòi tự do, dân
chủ.

Đảng chủ trương chuyển hình thức hoạt động bí mật, không hợp pháp
sang các hình thức công khai, hợp pháp và nửa công khai, hợp pháp, nhằm tập
5
hợp và hướng dẫn đông đảo quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, qua đó giáo
dục, phát triển lực lượng cách mạng.
Các cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp đã diễn ra sôi
nổi ở cả ba nước Đông Dương nhất là ba xứ Nam, Trung, Bắc thuộc Việt Nam.
Đó là phong trào Đông Dương đại hội, phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh,
dân chủ, phong trào báo chí, truyền bá quốc ngữ, đấu tranh nghị trường, những
cuộc mít tinh nhân ngày quốc tế lao động 1-5, những cuộc đón tiếp Gôđa và
Brêviê, các "vị quan to của nhà nước bảo hộ Pháp". Nhứng cuộc đấu tranh đó đã
thu hút được hàng nghìn, hàng vạn quần chúng. Đảng và quần chúng trưởng
thành nhanh chóng qua thực tiễn đấu tranh, đồng thời càng thấy rõ sức mạnh to
lớn của nhân dân cùng những kinh nghiệm giác ngộ, tổ chức quần chúng thành
những lực lượng cách mạng tự giác.
Thực tiễn thời kỳ 1936-1939, Đảng nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa
mục tiêu với các hình thức tổ chức đấu tranh.
2. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của cao trào
a. Ý nghĩa
Uy tín của Đảng lan rộng, thấm sâu vào những tầng lớp quần chúng rộng
rãi; đã động viên, giáo dục chính trị, xây dựng tổ chức, đoàn kết đấu tranh cho
hàng triệu quần chúng thông qua những cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng rộng
khắp từ thành thị đến nông thôn, từ nhà máy đến đồn điền, hầm mỏ đến các làng
mạc, thôn xóm. Thắng lợi to lớn đó tạo nên những tiền đề để Đảng đưa quần
chúng vào những trận chiến đấu kiên quyết sau này.
b. Bài học kinh nghiệm
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu
trước mắt, xác định đúng kẻ thù, nhiệm vụ cụ thể và khẩu hiệu sát hợp để động
viên quần chúng lên trận tuyến cách mạng.
Kết hợp hoạt động bất hợp pháp và hoạt động công khai, hợp pháp, sử

dụng mọi hình thức tổ chức và đấu tranh, chống khuynh hướng bảo thủ, rụt rè,
đồng thời chống chủ nghĩa công khai, hợp pháp, không coi trọng xây dựng đảng
6

×