Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

skkn kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài - trường thcs bình lăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.86 KB, 17 trang )














SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN
HỌC SINH VẼ TRANH ĐỀ TÀI
- TRƯỜNG THCS BÌNH LĂNG


Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài Như chúng ta đã biết, dạy các
môn khoa học tự nhiên đã khó, trừu tượng như Mỹ thuật lại càng khó hơn. Cảm
nhận khó, sáng tạo khó, dạy học sinh cách cảm nhận và sáng tạo Mỹ thuật là một
điều rất khó. Cho nên cách thức truyền đạt của người giáo viên Mỹ thuật là cả một
nghệ thuật.
Sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học từ quan điểm “lấy người dạy làm
trung tâm” sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” đối với môn Mỹ thuật
cũng là một cuộc cách mạng, thông qua con đường ấy cái bản chất của Mỹ thuật sẽ
ngấm sâu vào tâm hồn học sinh của chúng ta. Đó là cái đích của đội ngũ giáo viên
Mỹ thuật chúng ta cần phải thực hiện.
Ngày nay, cái đẹp trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con


người. Tất cả những gì phục vụ cho con người đều cần đẹp về hình thể và màu sắc.
Và khi cuộc sống ngày càng cao thì cái đẹp lại càng trở nên quan trọng, có thể nói
nó đóng góp một phần đáng kể vào phát triển nền kinh tế quốc dân. Vì thế, dạy học
Mỹ thuật ở trường phổ thông là cần thiết.
Với nhiều lợi thế, môn Mỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho học sinh học có điều kiện thể
hiện qua các môn học khác, thể hiện ở khả năng quan sát, nhận xét, cách suy nghĩ,
tìm tòi sáng tạo, tư duy hình tượng và phương pháp làm việc khoa học, góp phần
hình thành phẩm chất của con người lao động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Song, hiện nay việc dạy – học Mỹ thuật ở bậc THCS vẫn còn nhiều bất cập từ việc
cho học sinh hiểu, vận dụng được kiến thức tới bài thực hành; cách truyền thụ kiến
thức của người dạy. Việc học sinh lĩnh hội được đầy đủ kiến thức để áp dụng vẽ
được một bức tranh có hiệu quả cao nhất còn phụ thuộc vào rất nhiều ở yếu tố
người dạy. Chính vì vậy, qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế môn Mỹ thuật ở bậc
THCS, tôi xin được trao đổi một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh rèn
luyện kỹ năng thực hành, đặc biệt thể hiện các bức tranh vẽ theo đề tài.
Tuy nhiên trong phạm vi bài viết vẫn còn những hạn chế nhất định, mong các đồng
chí đồng nghiệp nhất là các đồng chí đang trực tiếp giảng dạy môn Mỹ thuật đóng
góp ý kiến, cùng thảo luận góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong thời kì
mới.
Xin chân thành cảm ơn!
Chi Lăng, ngày 01 tháng 5 năm 2009
Người viết


Nguyễn Văn Lam





Nhìn nhận về kết quả của chương trình Mỹ thuật ở bậc THCS, tôi thấy rằng bộ
môn Mỹ thuật đ• giúp các em có rất nhiều chuyển biến tốt đẹp về nhận thức nghệ
thuật. Khía cạnh nghệ thuật ở đây có thể chỉ là những bức tranh ngộ nghĩnh do
chính tay các em vẽ mà khi nhìn vào đó thì người ta có thể bắt gặp được bao nhiêu
là ước mơ, khát vọng được biểu hiện một cách khoáng đạt với những yếu tố màu
sắc và hình hài ngồn ngộn chất trẻ thơ. Hay đơn giản hơn là cách mà các em vận
dụng những hiểu biết thẩm mĩ để ăn mặc sao cho đẹp, để trao đổi và học hỏi nhau
về những điều làm cho học trò trở nên văn minh hon trong học tập và sinh hoạt tại
trường. Và hơn lúc nào hết đó là sự cảm nhận bước đầu với cái đẹp, với nghệ thuật
làm đẹp, từ đó hình thành trong các em ý thức tự làm đẹp.
Trong môn Mỹ thuật ở bậc THCS các em được làm quen với rất nhiều phân
môn khác nhau, song vẽ tranh theo đề tài là một phân môn rất quan trọng, là tổng
hợp của tất cả các phân môn khác vì vậy việc hướng dẫn các em hiểu và vẽ đúng
đề tài yêu cầu là một vấn đề rất quan trọng của giáo viên hướng dẫn.
Không phải cứ lúc nào giáo viên nêu yêu cầu là học sinh có thể lĩnh hội được đầy
đủ kiến thức và kĩ năng thực hành vì đối tượng học sinh không đồng nhất. Trong
quá trình giáo dục muốn con người phát triển về mọi mặt thì phải hiểu con người
về mọi mặt. Vì thế giáo viên phải hiểu được học sinh của mình nắm bắt được đặc
điểm tâm lý, nhận thức của học sinh.
Cụ thể, đối với môn Mỹ thuật trong nhà trường phổ thông người giáo viên ngoài
việc nắm bắt về đặc điểm tâm lý ra thì giáo viên cần nắm bắt được rõ và cụ thể hơn
về những nhu cầu hứng thú trong học tập nắm bắt sự phát triển, ghi nhớ tư duy
tưởng tượng của các em, kích thích làm cho tư duy sáng tạo trí tưởng tượng, phát
triển tốt có hiệu quả trong môn Mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói
riêng.
Vậy trí tưởng tượng đối với các em có tầm quan trọng như thế nào? Nếu các em có
trí tưởng tượng càng cao thì các em vẽ tranh càng đẹp, vậy hình vẽ của các em
không chỉ là những gì thực tế mà còn có sự sáng tạo thông qua lăng kính chủ quan
và khách quan cho ta những hình ảnh thật sinh động và ngộ nghĩnh, rất hồn nhiên
đầy chất ngây thơ của chính các em. Vì thế khả năng tưởng tượng đối với các em

rất quan trọng góp phần tạo ra hứng thú cần thiết trong khi làm bài.
Cho đến bây giờ nhìn lại những thành quả có được từ phía các em ở các môn học
trong đó có Mỹ thuật tôi mới thấy được đổi mới phương pháp dạy và học là một
nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục đáp ứng được nhu cầu phát
triển của x• hội hiện nay.
Kết quả đánh giá, xếp loại trong năm học 2008 – 2009 của học sinh trường THCS
Bình Lăng:

Lớp Sĩ số Giỏi Khá T. Bình Yếu
6A 34
6B 35
6C 37
6D 36

Cộng 142
7A 42
7B 41
7C 42
7D 41
Cộng 126
8A 42
8B 44
8C 45
8D 45
Cộng 176
9A 36
9B 38
9C 36
9D 33
9E 36

Cộng 179

Như vậy để có được kết quả như trên, tôi nhận thấy vấn đề đổi mới phương pháp,
truyền đạt kiến thức, hướng dẫn học sinh làm bài thực hành là rất quan trọng. Hội
hoạ đối với các em nói chung, học sinh nói riêng là cả một thế giới muôn hình
muôn vẻ, với những nét ngây thơ và sinh động, các em không vẽ theo một quy
luật nhất định nào mà vẽ dựa trên cảm xúc do môi trường thẩm mỹ tạo nên chứ
không phải do hiểu biết kỹ về cuộc sống, các em thường vẽ theo trí nhớ vẽ theo các
biểu tượng được hình thành hoặc tưởng tượng ra nhiều hơn là vẽ theo mẫu thực.
Chính vì những lí do trên tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm thực tế giảng
dạy mà tôi đ• áp dụng trong những năm vừa qua.






1. Thực trạng:
Trong quá trình giáo dục muốn con người phát triển về mọi mặt thì phải hiểu con
người về mọi mặt. Vì thế giáo viên phải hiểu được học sinh của mình, nắm bắt
được đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh.
Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy bộ môn Mỹ thuật trong nhà trường phổ thông
tôi nhận thấy:
* Học sinh chưa bắt nhịp với bộ môn, vẫn cho rằng bộ môn Mỹ thuật là môn học
phụ.
* Chuẩn bị phương tiện học - tập sơ sài.
* Tư liệu phục vụ môn học còn hạn chế.
* Vẽ theo cảm tính, suy nghĩ độc lập cá nhân.
* Tinh thần tự học, sáng tạo chưa cao.



2. Nguyên nhân:
Xét về nguyên nhân, tôi nhận thấy:
* Trước tiên chúng ta – những người trực tiếp đang xây dựng nền tảng giáo dục –
vẫn xem nhẹ tầm quan trọng môn học.
* Giáo viên hướng dẫn chưa thực sự nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, sự tác
động qua lại của phân môn với các môn học khác.
* Khai thác nội dung ở khía cạnh hạn hẹp.
* Tính liên hệ thực tiễn chưa cao.
* Chưa khơi dậy được tính sáng tạo trong tâm hồn trẻ.
* Dạy theo tính áp đặt, hoàn thành mục tiêu của bài nhưng ở mức hoàn thành thấp,
chống đối.
* Cụ thể, với môn Mỹ thuật trong nhà trường phổ thông người giáo viên ngoài
việc nắm bắt về đặc điểm tâm lý ra thì giáo viên cần nắm bắt được rõ và cụ thể hơn
về những nhu cầu hứng thú trong học tập, nắm bắt sự phát triển, ghi nhớ tư duy
tưởng tượng của các em, kích thích làm cho tư duy sáng tạo trí tưởng tượng, phát
triển tốt có hiệu quả trọng môn Mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói
riêng.
3. Giải pháp – kinh nghiệm thực tiễn:
Nếu các em có trí tưởng tượng càng cao thì các em vẽ tranh càng đẹp, vậy hình vẽ
của các em không chỉ là những gì thực tế mà còn có sự sáng tạo thông qua lăng
kính chủ quan và khách quan cho ta những hình ảnh thật sinh động và ngộ nghĩnh,
rất hồn nhiên đầy chất ngây thơ của chính các em. Vì thế khả năng tưởng tượng đối
với các em rất quan trọng góp phần tạo ra hứng thú cần thiết trong khi làm bài .
Trong phân phối chương trình môn Mỹ thuật ở bậc THCS, phân môn vẽ
theo đề tài bao gồm 34 tiết:
* Khối 6: 9 tiết.
* Khối 7: 11 tiết
* Khối 8: 10 tiết.
* Khối 9: 4 tiết.

Như vậy so 34/123 tiết ta thấy phân môn vẽ tranh theo đề tài chiếm 1/4 trong
tổng số tiết thực học, do đó có thể khẳng định việc vẽ được một tranh vẽ theo đề tài
đạt hiệu quả cao là vấn đề tương đối phức tạp cả người học lẫn người hướng dẫn.
Như đ• dẫn, giữa nhận thức và lĩnh hội kiến thức của người học, hướng dẫn,
định hướng của người dạy quyết định rất lớn đến kết quả bài vẽ của người học.
Để có được bức tranh đề tài có kết quả cao người học sinh cần phải có một
trí tưởng tượng tốt, do vậy người giáo viên cần phải trang bị học sinh thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình là quan sát ghi nhớ và tưởng tượng.
Tùy thuộc vào từng nội dung cụ thể khác nhau sẽ có sự định hướng riêng.
Song về cơ bản, hướng người học phát huy trí tưởng tượng để đóng vai trò làm tư
liệu giúp ích trong việc vẽ tranh là quan trọng.Từ bài học đầu tiên môn Mỹ thuật ở
bậc THCS (Luật xa gần, cách vẽ tranh đề tài), tôi luôn chú trọng người học làm
quen với phân môn, biết cách sưu tầm tư liệu để phục vụ môn học.
VD: Tiết 9: Vẽ tranh - Đề tài học tập (lớp 6).
Học sinh là đối tượng người học nên nội dung này gắn liền với tâm lí lứa
tuổi của các em. Vậy chúng ta phải làm gì để phát huy tính tích cực học tập của các
em? Trước tiên theo tôi nên khơi gợi một số hình ảnh quen thuộc của các em như:

Học nhóm, học trên lớp, học ở nhà, học ngoài sân trường để các em định hình
được nhiệm vụ của người học từ đó hình thành và cung cấp kiến thức về hình ảnh
cho các em.Đối với nội dung như thế này yêu cầu ở giáo viên hướng đẫn cần nhiều
tư liệu khác nhau từ tranh của họa sĩ đến tranh vẽ của học sinh để từng bước các
em có những phép so sánh cụ thể hơn. Tôi xin trình bày một cách thiết kế mà tôi đ•
áp dụng mang lại nhiều hứng thú và đạt hiệu qủa cao trong học tập của các em tại
trường THCS Bình Lăng:
I. Mục tiêu bài học:
- HS thể hiện được tình cảm yêu mến thầy , cô giáo, bạn bè, trường, lớp học
thông qua tranh vẽ.
- Luyện cho học sinh tìm bố cục theo chủ đề.
- HS vẽ được tranh vẽ về đề tài học tập.

II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh của các họa sĩ và học sinh về đề tài Học tập.
- Hình minh họa cách vẽ.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh có liên quan đề tài.
- Đồ dùng học vẽ.
III. Tiến trình dạy – học:
1. ổn định:
2. Kiểm tra:
? Em h•y trình bày các bước tiến hành bài vẽ tranh đề tài.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
- Gv giới thiệu nội dung bài học:

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài
Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động
của học sinh








- Nội dung đề tài rất phong phú. - Gv yêu cầu HS đọc phần I/SGK.
-Gv cho HS quan sát một số tranh
? Nhận xét nội dung từng bức tranh.
? Nội dung của những bức tranh trên thể hiện những nội dung gì.

? Nhận xét hình ảnh chính, phụ trong các bức tranh trên.
? Màu sắc được thể hiện trên những bức tranh đó như thế nào.
- GV yêu cầu một số HS nêu các hoạt động học tập.
? Em định chọn nd gì để thể hiện?

? Em định đặt mảng chính, phụ ntn, ở đâu?
- GV kết luận chung.
- GV giới thiệu thêm một số tranh khác và phân tích để giúp HS hình dung rõ thêm
về nội dung học tập, cách tìm hình ảnh, sắp xếp bố cục, cách thể hiện màu sắc
trong từng bài vẽ cụ thể.
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung học tập. - HS đọc thầm.
- HS quan sát
- Học sinh trả lời
- HS nêu.


- HS nhận xét.


- HS nêu.


- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.


- HS nhắc lại.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh
Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh


- Chọn nội dung
- Tìm bố cục
- Vẽ phác hình ảnh chính, phụ.
- Vẽ chi tiết, sửa hình.
- Vẽ màu, hoàn thiện bài. ? Để tiến hành vẽ tranh đề tài ta tiến hành theo các bước
ntn?
- GV nhận xét.
- GV minh họa nhanh một nội dung học tập và hướng dẫn HS thực hiện trình tự
các bước.
- HS trả lời.

- HS nghe.
- HS theo dõi.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành
Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Vẽ 1 bức tranh về đề tài học tập
- Khổ giấy A4 - GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS có cách sắp xếp
hợp lí, chưa hợp lí.
? Nhận xét cách sắp xếp, cách thể hiện màu sắc trong các bức tranh trên.

? Trong các bức tranh trên em lựa chọn theo cách vẽ nào? Vì sao?
- GV phân tích, rút ra kết luận chung.

- Gv Qsát theo dõi từng bước tiến hành gợi ý giúp HS phát huy tính tích cực, chủ
động trong khi làm bài
- Động viên HS suy nghĩ tìm bài - HS quan sát.



- HS nhận xét.
_ HS lựa chọn.

- HS nghe, quan sát.

- Học sinh làm bài
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Nhận xét về nội dung, bố cục, màu sắc
- Gv cho học sinh treo bài lên bảng
- Gọi học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Học sinh mang bài lên bảng- Nhận xét đánh giá
bài của bạn.
4. Củng cố dặn dò :
- Hoàn thiện bài vẽ.
- Tập vẽ một tranh khác mà em thích.
- Chuẩn bị bài học sau.

Tuy nhiên trong quá trình hướng dẫn, chúng ta cũng không nên quá cứng
nhắc áp đặt theo cách máy móc, dập khuôn dẫn đến việc các em thực hiện không
có tính sáng tạo. Việc kích thích tính sáng tạo trong thực hành bài vẽ là rất cần
thiết để hiệu quả bài vẽ được nâng cao. Thường thì trong quá trình hướng dẫn học
sinh cách vẽ, chúng ta thường chú ý nhiều đến việc sắp xếp bố cục ra sao, hình vẽ
như thế nào trong khi nội dung của đề tài không được chú ý. Vậy khai thác đề tài
cần được lồng ghép thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện để các em hình
dung đến hình ảnh cần vẽ từ đó mới biết cách sắp xếp hình vẽ như thế nào là phù
hợp. Không những vậy, giáo viên hướng dẫn cần khơi gợi những hình ảnh liên
quan để các em hình thành tính liên hệ trong bài vẽ.

Với đối tượng học sinh không đồng đều nên việc hướng dẫn khai thác được khía

cạnh nội dung là tương đối quan trọng. Việc đổi mới phương pháp dạy và học luôn
được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhưng đổi mới sao cho phù hợp với
lứa tuổi với điều kiện thì đòi hỏi những người giáo viên chúng ta phải tự đặt ra
những câu hỏi và cùng giải quyết sao cho phù hợp với từng trường, từng cơ sở. Khi
lên lớp tạo ra bầu không khí cởi mở thoải mái, say mê, quá trình thực nghiệm cho
thấy giáo viên cởi mở thì học sinh học tập phấn khởi hào hứng, đặc biệt là phân
môn vẽ tranh đề tài này. Năng khiếu của học sinh được bộc lộ nhiều và rõ nhất là
thể hiện ở bài vẽ theo đề tài, thông qua bài vẽ của học sinh thì giáo viên có thể

nhận thấy khả năng Mĩ thuật của học sinh thông qua hình vẽ, màu sắc và cách xây
dựng bố cục. Vì vậy phong cách dạy vẽ theo đề tài thì cũng 1 đề tài nhưng gợi ý
cho học sinh bằng nhiều cách thể hiện khác nhau, có nghĩa là các em mỗi em có
cách thể hiện đề tài bằng nhiều hình tượng khác nhau trong 1 đề tài. Cách vẽ tranh
khuyến khích sự sáng tạo của các em, miễn sao cho đúng được yêu cầu của thể loại
và mỗi bài vẽ mà cách thể hiện nhẹ nhàng hơn.
Ngoài việc khơi gợi tính sáng tạo, tạo không khí lớp học, chúng ta cần nắm vững
nội dung và mục tiêu bài học để có hướng khai thác tốt hơn. Trong quá trình hướng
dẫn ngoài việc khơi gợi trí tưởng tượng, óc sáng tạo cần cung cấp tư liệu phong
phú sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Tôi xin giới thiệu một cách khai thác nội dung bài giảng Mỹ thuật lớp 9
Bài 5: Vẽ tranh:
Đề tài phong cảnh quê hương

A. Mục tiêu bài học:
* HS hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh.
* HS biết cách tìm, chọn cảnh đẹp và vẽ được tranh về tài Phong cảnh quê
hương
* HS yêu quê hương và tự hào về nơi mình đang sinh sống.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:

+Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ.
+Sưu tầm tranh phong cảnh của các họa sĩ trong nước và ngoài nước.
+Bài của học sinh năm trước.
2. Học sinh:
+Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh.
+Nghiên cứu bài học.
+Giấy vẽ A4.
+Màu, chì, tẩy…

C. Tiến trình dạy – học:
1. ổn định.
2. Kiểm tra:
? Nêu khái niệm tranh vẽ tĩnh vật.
3. Bài mới:
- GV giới thiệu bài

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức

- GV giới thiệu một số tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật.
? Nhận xét về nội dung của từng tranh.
? Vậy tranh nào là tranh phong cảnh, vì sao em biết.
? Nêu khái niệm tranh phong cảnh.

- GV giới thiệu thêm một số tranh phong cảnh.
? Em sẽ vẽ những hình ảnh nào trong tranh vẽ của em.

- GV kết luận chung:


- GV treo hình minh họa cách vẽ và thuyết giảng.



- GV thực hiện nhanh trên bảng một số cảnh.


- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước.
? Nhận xét về cách tìm nội dung, vẽ hình, vẽ màu.
? Em chọn cách vẽ nào, vì sao.
- GV phân tích, kết luận.

- GV bao quát chung.


- HS quan sát.
- HS nhận xét.
- HS nêu.

- HS quan sát.
- HS kể.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.



- HS nêu lại cách vẽ.

- HS theo dõi.



- HS quan sát.
- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.
- HS thực hành theo cá nhân trên giấy A4.
I.Tìm, chọn nội dung đề tài:







- Thể hiện những cảnh đẹp của quê hương đất nước trên mọi vùng miền thông qua
suy nghĩ và cảm xúc của người vẽ.


II. Cách vẽ:
- Lựa chọn nội dung đề tài.
- Vẽ phác mảng cho phần hình ảnh chính, phụ.
- Vẽ phác hình ảnh chính, phụ.
- Vẽ chi tiết, sửa hình.
- Vẽ màu.

III. Thực hành:

- Vẽ một bức tranh phong cảnh quê hương em mà em thích theo khổ 20 x 25 cm./.

D. Củng cố – tổng kết:

- HS trưng bày kết quả bài vẽ.
- HS nhận xét chéo giữa các tổ.
- GV nhận xét chung: + Cách tìm nội dung.
- + Cách sắp xếp bố cục.
+ Vẽ màu.
- Động viên, khuyến khích những HS có bài làm tốt.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Rút ra bài học chung.
E. Bài tập:
- Hoàn thành bài vẽ.
- Tập vẽ một tranh khác mà em thích có cùng nội dung đề tài.
- Chuẩn bị cho bài học sau.

* Hoặc khối 6:
Bài 22: Vẽ tranh :
Đề tài ngày tết và mùa xuân

A. Mục tiêu bài học:
• HS yêu quê hương, đất nước thông qua việc tìm hiểu các hoạt động của ngày
tết và vẻ đẹp của mùa xuân.
• HS hiểu biết hơn về bản sắc văn hoá dân tộc qua các phong tục tập quán ở
mỗi miền quê trong ngày tết và mùa xuân.
• HS vẽ hoặc cắt, xé dán giấy màu một tranh về ngày tết và mùa xuân.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
+ Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài ngày tết và mùa xuân.
+ Bộ tranh về đề tài ngày tết và mùa xuân MT 6.
+ Hình minh hoạ cách vẽ.
2. Học sinh:


+ Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài ngày tết và mùa xuân.
. + Đồ dùng học vẽ.
C. Tiến trình dạy – học:
1. ổn định.
2. Kiểm tra:
+ Đồ dùng của HS.
? Nêu cách vẽ tranh đề tài.
+ GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
- GV giới thiệu bài

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức

- GV yêu cầu HS đọc thầm phần I SGK/131.
- GV cho HS quan sát một số tranh vẽ.
? Nhận xét nội dung được thể hiện trong các bức tranh.

? Nhận xét về màu sắc, cách thể hiện trong từng tranh.
? Các nội dung các em vừa quan sát thường diễn ra vào thời gian nào trong năm.
? Ngoài các nội dung trên, trong ngày tết và mùa xuân còn diễn ra các hoạt động
nào.

- GV cho HS quan sát thêm một số bức tranh khác có cùng nội dung đề tài và phân
tích.
- GV bổ xung, kết luận chung:


- GV minh hoạ một nội dung và phân tích, hướng dẫn trên hình minh hoạ.



- GV yêu cầu học sinh nhắc lại.

- GV cho HS quan sát một số cách vẽ của HS năm trước.
? Nhận xét cách sắp xếp bố cục, cách khai thác nội dung, cách vẽ hình.
? Em chọn cách thể hiện nào ? Vì sao
- GV bổ sung, kết luận.
- GV bao quát chung.
- HS đọc thầm.
- HS quan sát.
- HS trả lời.

- HS nhận xét
- HS nêu.

- HS nêu.


- HS khác bổ xung.
- HS theo dõi.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS nêu.

- HS theo dõi.
- HS nhận x

- HS nêu.


- HS thực hành theo cá nhân. I.Tìm, chọn nội dung đề tài:

- Tranh 1: Đi chợ tết.
- Tranh 2: Nấu bánh trưng.
- Tranh 3: Chúng em xem múa sư tử.
- Tranh 4: Chơi đu.
- Tranh 5: Trồng cây.


- Ngày Tết và mùa xuân.

II. Cách vẽ:
+ Xác định nội dung cần vẽ.
+ Vẽ phác mảng cho phần hình ảnh chính, phụ.
+ Vẽ phác hình ảnh chính, phụ.
+ Vẽ chi tiết, sửa hình.
+ Vẽ màu, hoàn thiện bài.
III. Thực hành:

- Em h•y vẽ một bức tranh về đề tài ngày tết và mùa xuân mà em thích theo khổ 20
x 25cm./.

D. Củng cố – tổng kết:
- HS trưng bày kết quả học tập.
- Các nhóm nhận xét chéo.
- GV nhận xét chung, động viên khuyến khích những HS có bài vẽ đúng, đẹp.
- Rút ra bài học chung.
E. Bài tập:
- Tập vẽ một tranh khác mà em thích về đề tài ngày tết và mùa xuân.

- Sưu tầm thêm các tranh , ảnh về đề tài ngày tết và mùa xuân.
- Sưu tầm kiểu chữ in hoa nét đều.
- Chuẩn bị cho bài học sau.


Khối 7:
Bài 4
Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh
I/ Mục tiêu.
- HS hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua
cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.
- Biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản có bố cục
và màu sắc hài hoà.
II/ Chuẩn bị:
- Sưu tầm 1 số tranh về đề tài phong cảnh.
- Bài vẽ của HS năm trước về phong cảnh.
III/ Tiến trình dạy - học.
Nội dung HĐ của giáo viên HĐ của học sinh
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (?) Nêu các bước tiến hành tạo hoạ tiết trang trí?
- Y/c một bàn mang vở bài tập lên chấm.
- Nhận xét ý thức học bài ở nhà.
- 1 em lên trả lời.

3. Bài mới - Ghi đầu bài.
a/ HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. - Cho HS xem 1 số tranh về đề tài
phong cảnh, đặt các câu hỏi về các bức tranh trên:
+ Tranh diễn tả cảnh vật gì?
+ Hình ảnh chính/phụ trong tranh?
+ Gam màu chủ đạo là gì?

+ Có thể thêm hình ảnh người vào tranh phong cảnh không?
* Nhận xét chung: Có rất nhiều hình ảnh phong cảnh khác nhau thể hiện đặc điểm
về cảnh vật của các vùng miền: Miền núi, miền biển, trung du, đồng bằng, nong
thôn, thành thị mỗi một vùng miền có những đặc trưng riêng về cảnh vật. Cần
chắt lọc những hình ảnh điển hình để tạo nên 1 bức phong cảnh. - Quan sát tranh.

HS trả lời
b/ HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ: - Treo TQ: Các bước vẽ tranh phong cảnh.
+ B1: Suy nghĩ, lựa chọn hình ảnh và phân chia mảng chính phụ.
+ Bước 2: Vẽ phác = những nét đơn giản.
+ B3: Vẽ chi tiết (vẽ chi tiết ở hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau).
+ B4: Chỉnh sửa + tô màu.
(Hình MH các bước vẽ tranh P.C) - Quan sát hình MH.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ các bước.
c/ HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài: - Cho các em xem trước bài của HS năm
trước, chỉ ra cho lớp thấy vẻ đẹp, những điểm
được và hạn chế của bài vẽ.

+ Trong quá trình HS làm bài, giáo viên luôn luôn xem bài và góp ý cho từng em
về cách sắp sếp hình ảnh trong trang giấy, cách vẽ hình và vẽ màu. - Quan sát


IV Đânh giá kết quả:
- Chọn một số bài để giới thiệu + chấm.
- Động viên những em có bài vẽ tốt.
V. Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Rút ra bài học kinh nghiệm.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập tốt cho giờ sau.


Hiện nay, trong thực tế chúng ta đ• tiến hành giảng dạy các môn học sử dụng phần
mềm Microsoft Powerpoint cùng các phần mềm dạy học khác, bản thân tôi đ• sử
dụng trong quá trình dạy học tôi nhận thấy: Việc kết hợp giữa cách dạy truyền
thống và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại đ• mang lại hiệu quả rất cao. Tuy
nhiên việc chúng ta lạm dụng quá về máy móc đôi khi lại mang lại tác dụng phụ
không mong muốn. Chúng ta khai thác càng nhiều tư liệu minh hoạ càng phát huy
được tác dụng và hiệu quả giờ dạy.
Xin giới thiệu một phương án:Khối 8

Bài 9: vẽ tranh
Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
I./Mục tiêu:
- HS hiểu được nội dung đề tài, và cách vẽ tranh.
- HS vẽ được tranh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
- Thể hiện tình cảm đối với các thầy cô giáo.

II./ đồ dùng:
- Thiết bị trình chiếu điện tử.
- Sưu tầm các tranh về đề tài.
- Một số tranh không thuộc đề tài ngày NGVN để so sánh.
- Bài vẽ cuả HS năm trước.

III./ Tiến trình dạy - học.
Nội dung HĐ của giáo viên HĐ của học sinh
1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài.
2. Kiểm tra bài cũ (?) H•y nêu các bước tiến hành bài vẽ theo đề tài?
- Nhận xét, cho điểm. - 1 em trả lời.
3. Bài mới:





a. HĐ1: HDHS tìm và chọn nọi dung đề tài.


- Cho xuất hiện một đoạn băng hình.
? Đoạn băng hình vừa rồi diễn tả về ngày lễ gì?
- Chúng ta nhìn thấy những hình ảnh gì trong đoạn băng?

? Hình ảnh chính là ai?

Cho các nhóm thảo luận:
*N1: Em thường thấy có các hoạt động gì trong ngày lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt
Nam ở trường em?
*N2: Khung cảnh của các hoạt động trong ngày 20 - 11 có thể diễn ra ở đâu?
*N3: Màu sắc của bức tranh vẽ về ngày 20 - 11 như thế nào?
*N4: Dáng vẻ của các nhân vật chính, phụ ra sao?
-quan sát.
- Ngày lễ hiến chương các nhà giáo.

- Các thầy cô & các em trong trang phục đẹp tập trung dưới lễ đài, ca múa hát chào
mừng.
- Là 3bạn hs lên tặng hoa thầy cô giáo.
- nhận câu hỏi và tập trung thảo luận theo nhóm trong thời gian 2 phút.
- Sau 2p, GV cho các em trình bày.
- Y/c ý kiến bổ xung.
- Công bố các đáp án trên màn hình.
- Cho các em quan sát mọt số hoạt động trong ngày 20 - 11 của trường qua các bức

ảnh chụp của mọi năm. - Tbày ý kiến tluận.

- quan sát.
B. HĐ2: HDHS các vẽ: - Y/C một hs đứng lên nhắc lại các bước thực hiện bài vẽ
này.
- Cho HS quan sát lần lượt từng bước trên màn hình. GV giải thích để hs nắm được
cách vẽ.
Gợi ý: Có thể vẽ 3-4 em tặng hoa cho cô giáo tại lớp của mình. Có thể vẽ các em
hs trò chuyện vui vẻ với cô giáo, khoe với cô thành tích htập của mình. Có thể vẽ
một buổi liên hoan văn nghệ chào mừng,
- Cho HS quan sát bài vẽ của các bạn năm trước về đề tài vngày NGVN. - Một
hs TL.

- Lắng nghe để có thêm được nội dung vẽ.


- Quan sát.
C. HĐ3: Thực hành: - Yêu cầu các em lựa chọn những nội dung tiêu biểu,
những hình ảnh hợp lý để vẽ vào bài. Không nên vẽ hình ảnh nhân vật quá nhỏ sẽ
làm cho bố cục không đẹp. Các hình dáng phải phong phú, không nên vẽ dáng bị
lặp lại.

- Theo dõi quá trình các em thực hành để hdẫn kịp thời, nhắc nhở các em vẽ ẩu, vẽ
không tuân theo các bước tiến hành. - HS thực hành.
4./ Củng cố: - Chọn và trưng bày trước lớp các bài vẽ có chất lượng tốt, hướng dẫn
để các em tự nhận xét đánh giá.
- Khẳng định: Tất cả các bài vẽ của chúng ta hôm nay cũng sẽ là những món quà
vô giá giành tặng các thầy cô nhân ngày lễ kỉ niệm sắp tới.
- Chấm điểm (Có động viên khen ngợi các em có sự cố gắng) -Quan sát, đánh
giá bài của các bạn.


- Lắng nghe, vỗ tay hưởng ứng.
5./ Dặn dò, giao BTVN. - Nhắc HS hoàn thiện bài nếu ở lớp chưa xong;
- Xem lại bài 14 và bài 21 ở sách MT L7. Đọc trước bài mới và chuẩn bị đồ dùng
chu đáo.




Tranh vẽ đề tài là sự phân cách cái đẹp của hiện thực khách quan thông qua lăng
kính chủ quan người vẽ , người vẽ lựa chọn chắt lọc và sắp xếp tạo ra sản phẩm
thẩm mỹ .
Việc vẽ tranh đề tài có một mối quan hệ rất cần thiết đến tưởng tượng mà vẽ tranh
đề tài là vẽ theo chủ đề cho trước trong đó có sự phối hợp tổng hoà các yếu tố tạo
hình đòi hỏi phải có trí tưởng tượng tốt để sắp xếp ăn ý giữa đường nét, đậm nhạt,
hình mảng, màu sắc, cảm xúc


Như vậy, có thể nói thành công của một tiết dạy – học là sự kết hợp của rất nhiều
yếu tố trong đó nhân tố quyết định quan trọng vẫn là sự định hướng và hướng dẫn
của người thầy. Dạy học là khó, dạy nghệ thuật lại càng khó hơn, cần phải mang
tính nghệ thuật cao. ở một góc độ nào đó có thể mang tính khách quan, tuy nhiên
với tâm huyết nghề tôi tin chắc mỗi chúng ta cần xác định rõ mục tiêu, nội dung
bài học để tìm ra cho mình một phương pháp phù hợp với điều kiện và tình hình cụ
thể nơi mình công tác.

Và tuỳ thuộc vào từng nội dung khác nhau chúng ta có những phương pháp phù
hợp để đạt hiệu quả cao nhất .
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh đề
tài mà tôi đ• áp dụng trong quá trình giảng dạy tại trường ở những năm vừa qua,

qua đó đ• thu được những thành công và hiệu quả cao.Tuy nhiên có thể vẫn còn
những hạn chế nhất định rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng
nghiệp, đặc biệt các đồng chí đang trực tiếp giảng dạy Mỹ thuật.
Xin cảm ơn!

===*****===


×