BÁO CÁO THỰC TẾ
MỤC LỤC
Trang
1. Tên, địa chỉ Công ty: 3
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG 3
Chỉ $êu 17
Kế hoạch SXKD 5 năm (2007-2011) 17
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, toàn quyền quyết định mọi
hoạt động của Công ty 23
Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và
điều hành Công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu 24
44
1
BÁO CÁO THỰC TẾ
LỜI MỞ ĐẦU
Sự nghiệp giáo dục của nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển
nhằm bắt kịp xu thế giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, vì vậy việc
học tập đi đôi với thực hành là một biện pháp hiệu quả đúng đắn đã và đang được áp
dụng tại các trường đại học tại Việt Nam, không những chỉ trong các ngành kỹ thuật
mà cả trong các ngành kinh tế xã hội khác. Đối với sinh viên các nghành kinh tế thì
việc tổ chức các đợt thực tập,thực tế tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp là một việc
rất cần thiết giúp sinh viên tiếp cận, tìm hiểu và làm quen với môi trường làm việc
thực tế từ đó vận dụng các kiến thức đã học tập được ở nhà trường vào điều kiện làm
việc thực tế một cách linh hoạt sáng tạo. Đồng thời đây cũng là cơ hội giúp nhà trường
nhìn nhận đánh giá được đúng, khách quan hiệu quả đào tạo của mình cũng như đánh
giá được trình độ, khả năng tiếp thu, học lực của mỗi sinh viên.
Được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Thái Hà- trường ĐH Kinh
Tế& QTKD Thái Nguyên, cùng sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên công ty cổ
phần Đầu Tư và Thương Mại TNG, em đã có 4 tuần thực tế tại công ty. Trong 4 tuần
thực tế tại đây đã giúp em có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về vai trò và tầm
quan trọng của quản trị trong doanh nghiệp đồng thời vận dụng một cách cụ thể hơn
những kiến thức đã học vào trong điều kiện thực tế. Quá trình thực tế cũng giúp em
hiểu được quá trình sản xuất thực tế và các lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh cơ bản trong công ty. Em đã nắm được những nội dung về:
Hệ thống kế hoạch của công ty.
2
BÁO CÁO THỰC TẾ
Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của công ty.
Các nội dung về quản trị nhân lực trong công ty.
Hoạt động Marketing của công ty.
Nội dung về Quản trị sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu hoặc Quản trị cung
ứng hàng hóa .
PHẦN 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
THƯƠNG MẠI TNG.
1. Tên, địa chỉ Công ty:
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.
Tên giao dịch tiếng Anh: TNG Investment and Trading Joint Stock Company
Tên viết tắt: TNG
3
BÁO CÁO THỰC TẾ
Trụ sở chính: Số 160 - Đường Minh Cầu, Phường Phan Đình Phùng
TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại: (84-0280) 3858508 fax: (84-0280) 38852060
E-mail:
Website :
Logo của công ty:
Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng
Số đăng ký kinh doanh: 1703000036
Cấp ngày: 28/12/2006
Đơn vị cấp: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên
Tài khoản số: VNĐ: 390-10-00-000392-3
USD: 390-10-37-000403-6
Tại: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên.
Đại diện: Ông: NGUYỄN VĂN THỜI
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT-Tổng Giám đốc.
2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh và các sản phẩm chính
– Ngành nghề sản xuất kinh doanh
+ Sản xuất và mua bán hàng may mặc.
+ Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu
hàng may mặc.
+ Đào tạo nghề may công nghiệp.
+ Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
4
BÁO CÁO THỰC TẾ
+ Vận tải hàng hoá đường bộ, vận tải hàng hoá bằng xe taxi.
+ Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh.
– Các sản phẩm chính:
+ Áo Jackets: Micro, Down, Padding, Vest, Long coat, Skiwear, Seam sealing,
Uniform.
+ Quần Bottoms: Cargo pants, Cargo shorts, Ski pants, Carrier pants, Skirt,
Denim, Uniform.
3. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May
Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ - UB
của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với số vốn là 659,4
nghìn đồng. Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 02/1/1980, với 02 chuyền sản
xuất. Sản phẩm là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của
UBND tỉnh, doanh thu đạt được 501,5 nghìn đồng.
Ngày 07/5/1981 tại Quyết định số 124/QĐ – UB của UBND tỉnh Thái
Nguyên sát nhập Trạm May mặc Gia công thuộc Ty thương nghiệp vào Xí
nghiệp, nâng số vốn của Xí nghiệp lên 843,7 nghìn đồng và năng lực sản
xuất của xí nghiệp tăng lên 08 chuyền, doanh thu đạt được 1.130 nghìn
đồng.
Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ
trưởng về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp được thành lập
lại theo Quyết định số 708/UB-QĐ ngày 22 tháng 12 năm 1992 của
UBND tỉnh với tổng số vốn hoạt động là 577,2 triệu đồng.
Năm 1992 Xí nghiệp đầu tư 2.733 triệu đồng để đổi mới máy móc thiết
bị, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước EU và Đông Âu, đưa doanh thu
tiêu thụ đạt 336 triệu đồng, giải quyết việc làm ổn định và tăng thu nhập
cho người lao động.
Tại Quyết định số 676/QĐ-UB ngày 04 tháng 04 năm 1997 của UBND
tỉnh đó đổi tên Xí nghiệp thành Công ty May Thái Nguyên với tổng số
vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng. Cũng năm 1997 tại Quyết định số
3001/QĐ-UB ngày 14 tháng 11 năm 1997, Công ty được UBND tỉnh cho
phép Liên doanh với Tổng Công ty dệt may Việt Nam thành lập Công ty
5
BÁO CÁO THỰC TẾ
may Liên doanh Việt Thái với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng, đưa năng
lực sản xuất của Công ty tăng thêm 08 chuyền may, doanh thu tiêu thụ đạt
14.209 triệu đồng.
Năm 2000, Công ty là thành thành viên của Hiệp hội dệt may Việt Nam
(Vitas).
Ngày 16/12/2002 Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Thái Nguyên ra Quyết định số
3744/QĐ-UB phê duyệt “Phương án cổ phần hoá doanh nghiệp đơn vị
Công ty may Thái Nguyên”.
Ngày 02/01/2003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May xuất
khẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng.
Sau 4 năm cổ phần hoá Công ty đạt được một số kết quả khả quan:
• Doanh thu tăng trưởng bình quân 4 năm là 55%, năm 2006 đạt 185 tỷ
đồng tăng so với năm 2002 là 4,4 lần; tỷ xuất lợi nhuận trên vốn điều
lệ bình quân 4 năm là 32,18%, năm 2006 đạt 35,7%, cổ tức bình quân
bốn năm là 15,5% và năm 2006 là 18%.
• Vốn kinh doanh năm 2006 là 118,8 tỷ đồng, gấp 2,96 lần so với năm
2002, đạt mức tăng bình quân bốn năm là 52%.
• Ngày 13/08/2006 Đại hội Cổ đông bất thường của Công ty đã quyết
định nâng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng và phê duyệt dự án đầu tư nhà
máy TNG Sông công với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng.
• Ngày 18/03/2007 Đại hội Cổ đông của Công ty đã quyết định nâng vốn
điều lệ lên 80 tỷ đồng và phê duyệt chiến lược phát triển Công ty trở
thành tập đoàn kinh tế có thương hiệu mạnh.
Đến ngày 05/09/2007, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và
Thương mại TNG. Năm 2007, là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Thái
nguyên TNG đã niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Quy mô của công
ty 10.000 lao động, diện tích 24ha. Hiện có:
+ Xí nghiệp may Việt Đức: 160, đường Minh Cầu, TPTN có 20 chuyền may
với 1.200 lao động.
+ Xí Nghiệp may Việt Thái: 221 Đ.Thống Nhất, Tân Lập, TPTN có 17
chuyền may với 1.000 lao động.
+ Xí Nghiệp may Sông Công 1 & Sông Công 2: Khu B khu CN Sông Công
có 72 chuyền may với 4.000 lao động.
6
BÁO CÁO THỰC TẾ
+ 01 phân xưởng thêu, 01 phân xưởng giặt, 01 phân xưởng bao bì, PE: Khu
B khu CN Sông Công .
Với tổng số cán bộ công nhân viên trên 6.000 người được đào tạo cơ bản,
làm việc chuyên nghiệp, quản trị doanh nghiệp tiên tiến. Cùng với cơ sở vật
chất khang trang cùng với máy móc trang thiết bị hiện đại đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc gia và các bạn hàng Quốc tế. Hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế ISO-9001. Trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn Wrap(Hiệp
hội may mặc toàn cầu). Môi trường làm việc “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm
an toàn vệ sinh lao động”.
Đầu năm 2011vừa qua, Công ty đã chính thức khai trương Nhà máy TNG
Phú Bình – TT Kha Sơn huyện Phú Bình với quy mô 4.000 lao động, diện
tích 10ha đưa tổng số chuyền may lên 183 và 10.000 lao động.
Hiện TNG đang xuất khẩu hơn 60% giá trị xuất khẩu của Tỉnh mỗi năm.
Doanh thu tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước nộp ngân sách nhà nước hàng
chục tỷ đồng. Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 6.000 lao động,
bình quân thu nhập 10 tháng đầu năm 2010 của CBCNV Công ty đạt
2.300.000đồng/người.
4. Một số thành tích đã đạt được của công ty:
Năm 1998 Được nhận bằng khen của Thủ trướng Chính phủ về
“Đã có nhiều thành tích trong công tác sản xuất
kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ
Nghĩa Xã Hội và bảo vệ tổ quốc”.
Năm 2000 Chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Dệt May
Việt Nam (Vitas)
13/3/2000 Nhận Huân chương Lao động hạng ba số 75 KT/CT
của Chủ tịch nước trao tặng.
01/9/2001 Được cấp Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO – 9001.
31/8/2004 Được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thương mại
tại Quyết định số 1229/2004/QĐ-BTM về “Đạt thành
tích xuất khẩu xuất sắc trong năm 2003”.
02/02/2005 Được nhận bằng khen số 324/QĐ – VP của Bộ trưởng
7
BÁO CÁO THỰC TẾ
Bộ Công nghiệp về “Thành tích trong phong trào
thi đua lao động sản xuất kinh doanh năm 2004”.
01/3/2005 Được nhận bằng khen số 0360/PTM – TĐKT của Chủ
tịch phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam về
“Những thành tích trong sản xuất kinh doanh và
đóng góp tích cực vào sự phát triển cộng đồng
doanh nghiệp Việt Nam năm 2004”.
10/10/2005 Tại Thượng Hải, Trung Quốc, Công ty cổ phần may
xuất khẩu Thái Nguyên đã vinh dự nhận giải “Nhà
cung cấp tốt nhất trong năm” do Công ty The
Childrens Place Hoa Kỳ trao tặng.
13/10/2005 Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần may
xuất khẩu Thái Nguyên đã vinh dự nhận giải “Doanh
nghiệp uy tín - Chất lượng 2005” do tòa soạn Thông
tin Quảng cáo ảnh Thương mại - Bộ Thương Mại trao
tặng.
Chúc mừng và khích lệ sự thành công của TNG trong những năm qua Lãnh đạo
Đảng và Nhà nước đã về thăm Công ty: đ/c Nông Đức Mạnh, Đồng Chí Đỗ Mười, đ/c
Võ Văn Kiệt, Đồng chí Trương Mỹ Hoa, và mới đây nhất là đồng chí Nguyễn Đức
Kiên phó chủ tịch Quốc Hội. Ghi nhận các thành tích của TNG, Đảng và Nhà nước đã
trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cùng nhiều phần thưởng cao quí khác.
Cùng với đó, nhiều năm liền TNG đạt danh hiêu lao động giỏi cấp tỉnh. Tổng giám
đốc đã vinh dự nhận được danh hiệu “Giám đốc giỏi, doanh nghiệp xuất sắc”; năm
2007, năm 2010 được công nhận là Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, cúp vàng Thánh
Gióng và danh hiệu cúp vàng Văn hóa doanh nhân được nhân tỉnh Thái Nguyên tin
tưởng bầu là đại biểu quốc hội khóa XII.
Với mục tiêu là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị làm đẹp cho xã hội, các sản
phẩm chính của TNG như: quần âu, áo Jackets … hiện đang có mặt tại thị trường
trong nước và thị trường nhiều quốc gia trên thế giới như Trung quốc, Nhật Bản, Mỹ,
Canada, EU không những làm đẹp cho hàng triệu người dân Việt Nam nói riêng mà
còn làm đẹp cho hàng triệu người dân trên thế giới nói chung. Sản phẩm của TNG
được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao, TNG tự hào là một đơn vị xuất khẩu hàng
đầu của ngành dêt may Việt Nam. Triết lý kinh doanh của công ty là: “Khách hàng là
người trả lương cho chúng ta”.Năm 2010, Công ty đã được tổ chức Wrap - Hiệp Hội
các Nhà May Mặc và Dày Da Hoa Kỳ và tổ chức TUV Rheinland Đức đánh giá chứng
nhận cho sự phát triển bền vững của TNG trên các lĩnh vực Trách nhiệm xã hội –
8
BÁO CÁO THỰC TẾ
SA8000, An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp -OHSAS18000, bảo vệ môi trường –
ISO14000.
PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẾ TẠI CÔNG TY
Chương 1: NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC
1.1. Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp
1.1.1.Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp
a) Kế hoạch là gì?
Kế hoạch là một bản phác thảo tương lai của doanh nghiệp bao gồm các mục tiêu
phải đạt được trong một thời kỳ cụ thể xác định cũng như các phương tiện cần thiết để
thực hiện mục tiêu đó.
Kế hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào:
+ Không có kế hoạch tức đã lập kế hoạch cho sự thất bại, không thực hiện được
mục tiêu của tổ chức.
+ Kế hoạch giúp tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của
tổ chức.
+ Kế hoạch giúp giảm thiểu những hoạt động trồng chéo, lãng phí và hạn chế
được những rủi ro bất định của môi trường mang lại.
+ Kế hoạch là một công cụ quản lý hữu hiệu nhờ đó mà nâng cao được hiệu
quả quản trị tổ chức.
b) Hệ thống kế hoạch của công ty được thể hiện như sau:
Trên thực tế chủ yếu Công ty sản xuất hàng để xuất khẩu, sản phẩm may mặc của
Công ty tiêu thụ trong nước chưa nhiều, chưa được thị trường nội địa biết đến.
Nhất là ngay tại Tỉnh Thái Nguyên, sản phẩm quần áo thời trang mang thương
hiệu TNG của Công ty cũng chưa phổ biến. Đánh giá được vấn đề này nên mục
tiêu, kế hoạch dài hạn của Công ty trong tương lai chính là đầu tư hơn vào thị
trường trong nước. Không những tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mà còn
chú trọng cho thị trường trong nước. TNG sẽ đầu tư đáng kể, không ngừng nâng
cao thương hiệu.
Mở rộng tìm kiếm bạn hàng trên thế giới bằng uy tín, bằng chất lượng bảo đảm mà
Công ty đã gây dựng được với những khách hàng cũ. Hàng năm Công ty đã mở
9
BÁO CÁO THỰC TẾ
rộng và đào tạo chuyên sâu tay nghề cho công nhân, thể hiện ở chi phí đào tạo
tăng và được khách hàng đánh giá sản phẩm làm ra có kỹ thuật tốt. Cùng với đó
chất lượng cán bộ quản lý cũng được nâng cao lên nhiều. Đây chính là lợi thế và
sẽ là nhân tố tạo nên uy tín cho sản phẩm của Công ty.
Về nguồn nguyên phụ liệu, kế hoạch của Công ty là tiến đến làm việc trực tiếp với
các nhà cung cấp nguyên phụ liệu nước ngoài để đảm bảo về chất lượng và giảm
được giá thành.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì cần thời gian không ít và đội ngũ cán bộ thực sự
có trình độ. Chắc chắn trong tương lai Công ty sẽ triển khai rất tốt kế hoạch này vì
Công ty có nhiều lợi thế và có nhiều triển vọng.
Triển vọng và kế hoạch năm 2011.
Tập trung công tác quản trị tài chính bằng việc đầu tư phần mềm mới, mời
chuyên gia tư vấn có thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và lĩnh vực quản
lý tài chính kế toán như Công ty TNHH DELOITTE VIỆT NAM VÀ HỌC VIỆN KỸ
THUẬT QUÂN SỰ.
Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh nhà máy TNG Phú Bình để đảm bảo đủ 64 chuyền
sản xuất.
Năm 2011 tiếp tục đầu tư các dự án nhà ăn ca cho CBCNV tại khu B khu Công
nghiệp Sông Công với tổng dự toán 8,6 tỷ đồng, để thu hút lao động, cải thiện, nâng
cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
Tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm,
phát triển ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm từng bước nâng tỷ trọng mặt
hàng công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn trong tổng cơ cấu mặt hàng của Công ty.
Và dành nguồn kinh phi làm công tác chuẩn bị đầu tư cho các dự án mới
Xây dựng chiến lược phát triển Công ty trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Xây dựng chiến lược quản lý vốn và tài sản, chiến lược huy động và sử dụng
vốn. Đảm bảo nguồn vốn phục vụ kịp thời cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
10
BÁO CÁO THỰC TẾ
Lựa chọn các dự án đầu tư thật cần thiết sẽ thực hiện trong năm 2011.
Làm tốt công tác AN SINH XÃ HỘI để người lao động gắn bó lâu dài với
Công ty.
Kế hoạch kinh doanh năm 2011
Căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại và dự kiến tình hình thị truờng năm
2010, HÐQT trình Ðại hội đồng cổ đông kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010
như sau: Doanh thu đạt 650 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 30 tỷ đồng.
CHỈ TIÊU NĂM 2010 KẾ HOẠCH NĂM 2011
Tổng doanh thu (Tỷ đồng) 622,8 1186
Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng) 24,2 50,8
Cổ tức (Đồng/CP) 1.600 2.000
Bảng 1:Kế hoạch kinh doanh năm 2011
Nhận xét: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010 đã đạt kết quả rất khả
quan. Trong đó, góp phần không nhỏ là vai trò của Ban điều hành Công ty. Và theo kế
hoạch của công ty mà ban quản trị công ty đã đề ra là khá khả quan và bắt kịp được với
sự biến động của thị trường trong và ngoài nước.
c) Quy trình xây dựng kế hoạch:
Trải qua các bước như sau:
Bước 1: Thu thập dữ liệu lập kế hoạch
- Phòng Kế hoạch- Tài chínhcủa Công ty có trách nhiệm thu thập những dữ
liệu, số liệu, thông tin liên quan phục vụ cho việc lập kế hoạch (kế hoạch, chiến lược
phát triển, kế hoạch nhà nước giao, kết quả thực hiện kế hoạch những năm trước, biến
động của thị trường, chủ trương của nhà lãnh đạo…).
- Các bộ phận liên quan có trách nhiệm cung cấp số liệu lập kế hoạch theo yêu
cầu của phòng kế hoạch- tài chính.
Bước2: Lập kế hoạch nhà nước/Kế hoạch hướng dẫn.
11
BÁO CÁO THỰC TẾ
- Từ các dữ liệu kế hoạch, phòng Kế hoạch- Tài chính lập kế hoạch hướng dẫn
các đơn vị gồm các chỉ tiêu chính thức, kế hoạch hướng dẫn phải được lập và duyệt
xong trước ngày 15 thàng 12 hàng năm.
- Kế hoạch Nhà nước lập theo biểu mẫu và thời gian do cơ quan quản lý Nhà
nước yêu cầu.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch hướng
dẫn, phê duyệt kế hoạch Nhà nước.
Bước 3: Kế hoạch chi tiết
- Căn cứ và kế hoạch hướng dẫn và thực tế tại đơn vị mình, và xí nghiệp, bộ
phận theo chức năng, nhiệm vụ được giao lập kế hoạch và chậm nhất sau 20 ngày kể
từ ngày nhận được kế hoạch hướng dẫn phải gửi kế hoạch chi tiết cho phòng Kế
hoạch- Tài chính.
- Căn cứ vào kế hoạch chi tiết, các bộ phận lập kế hoạch vật tư sử dụng cho
thực hiện kế hoạch chi tiết của bộ phận theo đuổi.
Bước 4 :Kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng hợp
- Phòng Kế hoạch- Tài chính căn cứ vào các kế hoạch chi tiết, lập kế hoạch
tổng hợp.
- Căn cứ vào kế hoạch chi tiết, kế hoạch tổng hợp, kế hoạch vật tư của các bộ
phận phòng Kỹ thuật lập kế hoạch vật tư.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị xem xét và tổ chức họp thông qua kế hoạch,
phòng Kế hoạch- Tài chínhchỉnh sửa các chỉ tiêu chưa phù hợp sau đó Giám đốc phê
duyệt các kế hoạch thực hiện.
Bước 5: Thực hiện kế hoạch.
- Căn cứ vào kế hoạch tổng hợp, các bộ phận cân đối và lập kế hoạch chi tiết
từng tháng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
12
BÁO CÁO THỰC TẾ
- Kế hoạch chi tiết từng tháng có thể điều chỉnh theo yêu cầu của sản xuất trên
nguyên tắc đảm bảo kế hoạch hàng năm của Công ty. Khi cần điều chỉnh kế hoạch, các bộ
phận lập báo cáo đề nghị điều chỉnh gửi cho phòng Kế hoạch- Tài chính để tổng hợp.
- Giám đốc Công ty quyết định việc điều chỉnh kế hoạch cho các bộ phận.
Bước 6: Đôn đốc, kiểm tra
- Phòng Kế hoạch- Tài chính có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các
bộ phận thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch được giao, sau đó báo cáo Giám đốc về
tình hình thực hiện của các bộ phận theo dõi.
1.1.2.Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp
a) Chiến lược của doanh nghiệp là gì?
Chiến lược kinh doanh là quá trình dựa trên cơ sở phân tích và dự báo các nhân tố
môi trường kinh doanh cũng như việc sử dụng các mô hình thích hợp để quyết định
các vấn đề liên quan đến nghành cũng như thị trường doanh nghiệp sẽ kinh doanh,
mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh
doanh và cách thức doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu chiến lược.
Theo kế hoạch của Hiệp hội dệt may Việt Nam , xuất khẩu dệt may năm 2010 đạt
10,5 tỷ USD, năm 2011 KH đạt 13 tỷ USD, năm 2020 đạt 18 - 20 tỷ USD, tương
đương tốc độ tăng trưởng từ 10% - 17%/năm, nhờ những lợi thế:
Chi phí nhân công cạnh tranh.
Nguồn lao động dồi dào, với hơn 40% dân số trong độ tuổi lao động và hằng năm
bổ sung thêm 1,3 triệu lao động. Ngoài ra, lao động Việt Nam được đánh giá là
khéo léo, cần cù,…
Thị trường nội địa với dân số gần 87 triệu người hứa hẹn nhiều cơ hội cho ngành
dệt may.
Thị trường nước ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, đã khá quen thuộc với các
mặt hàng dệt may Việt Nam và sẽ có nhiều cơ hội mở rộng hơn nữa theo lộ trình
gia nhập WTO của Việt Nam.
13
BÁO CÁO THỰC TẾ
Thêm vào đó, Hiệp hội Dệt may đã xây dựng chiến lược phát triển về chất cho
ngành dệt may Việt Nam, điều này chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngành
đạt được những bước phát triển toàn diện trong thời gian tới.
Trên cơ sở định hướng chung của ngành, TNG xây dựng định hướng phát triển của
Công ty trong những năm tới như sau:
May mặc giữ vai trò chủ đạo, từng bước đầu tư kinh doanh thêm các ngành sản
xuất kinh doanh mới, trước hết để phục vụ trực tiếp cho hàng may mặc là giặt, bao
bì, in, thêu,…
Thị trường xuất khẩu vẫn là chính, tăng dần tỷ lệ doanh thu hàng nội địa lên 10 -
15% từ nay đến năm 2015, cân bằng giữa các thị trường, tránh phụ thuộc quá
nhiều vào thị trường nước Mỹ.
Liên tục phát triển sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu , phát huy tối đa công
suất thiết kế để năng cao năng suất lao động . Công ty cũng thường xuyên bổ
sung, đổi mới máy móc thiết bị theo công nghệ mới.
Định hướng phát triển ngành may là chủ lực, mở rộng sang các lĩnh vực phụ trợ rất phù
hợp với chiến lược phát triển toàn diện của ngành Dệt may Việt Nam trong thời gian
tới. Việc tăng cường đầu tư được xác định trên cơ sở nhận định về tiềm năng, lợi thế
của Việt Nam trên thị trường hàng dệt may thế giới và mục tiêu chiến lược của Dệt may
Việt Nam giai đoạn tới. Bên cạnh đó, cũng như các đơn vị trong ngành, Công ty luôn ý
thức được sức nặng của thị trường nội địa với hơn 87 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, nhu
cầu tiêu dùng ngày càng lớn.
b) Phương pháp xây dựng chiến lược
Đánh giá ma trận SWOT
Điểm mạnh (Strengths)
- Đội ngũ lãnh đạo cao cấp có tầm nhìn chiến lược, có năng lực lãnh đạo và định
hướng phát triển tốt với gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành may.
- Công ty có hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ, hệ thống sản xuất được tổ
chức một cách khoa học, chặt chẽ.
- Công ty có cơ sở khách hàng tốt trong đó có những khách hàng lớn như The
Children’s Place, Colombia Sportwear,… Công ty cũng xây dựng được mối
14
BÁO CÁO THỰC TẾ
quan hệ tốt với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn, nhờ đó nguồn cầu
đầu ra của Công ty tương đối dồi dào và ổn định.
- Trung tâm Đào tạo chuyên trách giúp Công ty không ngừng nâng cao tay nghề
của người lao động và phần nào tự đáp ứng được nhu cầu lao động trong quá
trình mở rộng sản xuất.
Điểm yếu (Weaknesses)
- Công tác quảng bá và phát triển thương hiệu chưa thực sự tốt. Thương hiệu
TNG – Thainguyen Garment (May Thái Nguyên) tuy được các nhà nhập khẩu
nước ngoài đánh giá cao song chưa quen thuộc với người tiêu dùng trong nước.
- Khâu thiết kế sản phẩm của Công ty chưa mạnh, chưa đóng góp nhiều giá trị
gia tăng vào sản phẩm. Đây cũng là điểm yếu chung của ngành dệt may Việt
Nam.
Cơ hội (Opportunities)
- Việt Nam gia nhập WTO sẽ là cánh cửa mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung và ngành may nói riêng tham gia bình đẳng vào thị trường toàn cầu.
- Chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh
Thái Nguyên sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho Công ty trong những giai
đoạn phát triển sắp tới.
- Thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU,… đã khá quen thuộc với hàng dệt may Việt
Nam nói chung, trong đó có thương hiệu TNG. Thị trường nội địa với dân số
hơn 80 triệu người là thị trường đầy tiềm năng với Công ty.
- Chiến lược phát triển về chất của ngành Dệt may Việt Nam sẽ là tiền đề thuận
lợi cho các đơn vị trong ngành, giảm tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu
nhập khẩu
Nguy cơ (Threats)
- Sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu dệt may khác như Trung Quốc,
Ấn Độ,… là những nước có nhiều lợi thế hơn về thị trường, nguyên phụ liệu,…
không chỉ đe doạ thị trường xuất khẩu mà còn chiếm lĩnh cả thị trường nội địa.
- Hiện tại, khi Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập
WTO, hàng dệt may Việt Nam vẫn phải chịu một số hàng rào phi thuế quan
15
BÁO CÁO THỰC TẾ
như các tiêu chuẩn chất lượng, quy định chống bán phá giá, quy chế giám sát,
…
c) Chiến lược chung của Công ty trong năm 2011
Về mặt hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Về mặt hàng sản xuất kinh doanh từ nay đến 2011 Công ty vẫn xác định mặt
hàng may mặc là chủ lực và từng bước đầu tư kinh doanh thêm các mặt hàng
mới, trước hết là mặt hàng phục vụ trực tiếp cho hàng may mặc là giặt, bao bì,
thêu. Tiến tới đầu tư kinh doanh chợ, kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà
hàng và kinh doanh bất động sản.
- Về mặt hàng sản xuất kinh doanh từ nay đến 2011 vẫn xác định xuất khẩu là
chính. Năm 2007 tỷ trọng xuất khẩu là 94,76%, nội địa 5,24%. Từ 2008 tăng
dần tỷ trọng nội địa đến 2011 đạt tỷ lệ 10%. Thị trường xuất khẩu chính năm
2007 là thị trường Mỹ chiếm 65%, thị trường Canada 20%, còn lại là các thị
trường khác. Từ năm 2008 giảm dần tiêu thụ tại thị trường Mỹ, tăng tiêu thụ
các thị trường khác đặc biệt là thị trường EU để cân bằng giữa các thị trường,
tránh phụ thuộc vào các thị trường Bắc Mỹ.
Về đầu tư.
- Trong năm 2007 và 2008 đầu tư hoàn chỉnh nhà máy TNG Sông Công với
diện tích hơn 8 ha, tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Quy mô gồm 48 chuyền may
quần âu, áo Jacket, xưởng giặt, xưởng sản xuất bao bì cát tông và túi PE.
- Năm 2007 lập tiếp dự án đầu tư xây dựng chợ trung tâm thị xã Sông Công với
diện tích là 2 ha, tổng vốn đầu tư ước tính 50 tỷ đồng. Năm 2008 khởi công xây
dựng và đưa vào khai thác sử dụng.
- Năm 2008 lập tiếp thiết kế dự toán xây dựng toà nhà 5 tầng đa năng, tại mặt
tiền xí nghiệp may Việt Thái thuộc phường Tân Lập thành phố Thái Nguyên
với diện tích sản là 10000m
2
. Tổng vốn đầu tư tạm tính 30 tỷ đồng. Năm 2009
khởi công xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng.
- Năm 2010 và 2011 lập tiếp dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại
văn phòng Công ty số 160 đường Minh Cầu thành phố Thái Nguyên với quy
mô 15 tầng diện tích sàn hơn 30.000m
2
, tổng vốn đầu tư tạm tính 100 tỷ đồng.
16
BÁO CÁO THỰC TẾ
- Từ 2007 đến 2011 tiếp tục đầu tư bổ sung đổi mới máy móc thiết bị theo hướng
công nghệ mới tạm tính 30 tỷ.
- Tổng vốn đầu tư năm 2007 đến 2011 ước tính là 400 tỷ đồng, đưa tổng giá trị
tài sản cố định của Công ty theo nguyên giá lên 500 tỷ đồng.
Về sản xuất
- Từ năm 2007 không đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất nữa mà tập trung đầu
tư hoàn chỉnh nhà máy TNG Sông Công vào đầu năm 2008 và đầu tư bổ sung
thêm máy móc thiết bị công nghệ mới để tăng năng suất lao động, hạ giá thành
sản phẩm. Tuyển dụng và đào tạo thêm công nhân dần dần từng bước chuyển
xí nghiệp may Việt Đức và xí nghiệp may Việt Thái sang làm việc 2 ca để khai
thác hết công suất máy móc thiết bị, thu hồi khấu hao nhanh để lấy vốn đầu tư
sang lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực khác.
- Năm 2008 tuyển dụng thêm 3.200 công nhân cho giai đoạn 2 nhà máy TNG
Sông Công và cho xí nghiệp may Việt Đức, xí nghiệp may Việt Thái làm 2 ca.
Đưa tổng số lao động làm việc tại Công ty lên là 6.700 người.
- Năm 2009 số lao động làm việc ổn định trong Công ty là 7.570 người.
Về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
- Khi xí nghiệp may Việt Đức, xí nghiệp may Việt Thái làm việc ổn định 2 ca và
nhà máy TNG Sông Công làm việc ổn định 1 ca. Thì tổng doanh thu của Công
ty đến năm 2011 đạt 1.038 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu là 84 triệu USD, lợi
nhuận trước thuế là 96,4 tỷ đồng. Chỉ tiêu của từng năm như sau:
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch SXKD 5 năm (2007-2011) Tăng trưởng
BQ (%)
2007 2008 2009 2010 2011
1 Doanh thu Tỷ đồng 367 548 898 991 1.038 29,6%
2
Kim ngạch
XK
Tr USD 20 38 62 72 84 43,2%
3 Lao động Người 3.500 6.700 7.570 7.570 7.570 21,3%
4
Lợi nhuận
trước thuế
Tỷ đồng 23,9 36,9 56,7 86,3 96,4 41,7%
(Nguồn phòng tổ chức Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG)
17
BÁO CÁO THỰC TẾ
Bảng 2:Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
Trách nhiệm xã hội
- Từ năm 2007 Công ty tập trung chỉ đạo xây dựng văn hoá doanh nghiệp và
thực hiện cam kết của tổng giám đốc với người lao động theo tiêu chuẩn
SA8000. Công ty không phân biệt người lao động trong Công ty có cổ phần
hay không có cổ phần, mọi người đều được bình đẳng ngang nhau về quyền
lợi và nghĩa vụ. Công ty cam kết làm hết sức mình để mang lại quyền lợi tối đa
cho tất cả mọi người lao động. Với điều kiện phát triển như hiện nay thì đến
năm 2011 cán bộ quản lý của Công ty 100% có xe riêng và được đóng thuế thu
nhập cá nhân.
d) Chiến lược phát triển trung và dài hạn của công ty:
Phát triển ngành nghề cốt lõi:
Công ty xác định ngành nghề sản xuất kinh doanh cốt lõi của TNG là sản xuất hàng
may mặc xuất khẩu vì nó tiếp tục mang sự ổn định và lợi nhuận cho TNG trong nhiều
năm tới :
- TNG đang có các khách hàng là nhà bán lẻ có thương hiệu lớn như Columbia
Sportswear, The Children’s Place, Capital Các khách hàng này đều cam kết
đặt hàng lâu dài, ổn định với công ty. Các khách hàng này đều đề nghị TNG
tăng thêm sản lượng hàng năm, TNG chủ động cung cấp được nguyên phụ liệu
và chuyển dần sang làm mẫu phát triển để tăng giá trị lợi nhuận trên sản phẩm.
- TNG có bề dầy kinh nghiệm trong sản xuất hàng may mặc xuất khẩu nên có
nhiều lợi thể để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường
Kế hoạch sản xuất kinh doanh từ năm 2011-2015:
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm
2013
Năm 2014 Năm 2015
Doanh thu
(tỷ)
1.186 1.400 1.700 2.000 2.400
18
BÁO CÁO THỰC TẾ
Lợi nhuận
(tỷ)
50 70 110 130 170
Vốn Điều lệ
(tỷ)
134 134 200 200 250
EPS (đ) 3.731 5.223 5.500 6.500 6.800
Bảng 3: Kế hoạch sản xuất kinh doanh từ năm 2011-2015
Giải pháp thực hiện:
Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng các giải pháp sau:
+ Đầu tư cho các bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ đi đào tạo nâng cao trình độ kỹ
năng làm việc ở trong và ngoài nước. Yêu tiên số 1 là cho cán bộ kỹ thuật và
cán bộ đơn hàng
+ Đầu tư bằng cơ chế tiền lương, đề bạt bổ nhiêm và các chế độ phúc lợi khác thu
hút được cán bộ có năng lực và trình độ cao vào làm việc cho công ty
Đầu tư nâng cao chất lương công tác quản lý bằng việc đầu tư ứng dụng các
phần mềm vào công tác quản lý, phấn đấu đến hết năm 2011 tất cả các số liệu
sản xuất kinh doanh của công ty đều được cập nhật và online trên phần mềm
máy tính và ứng dụng các kỹ năng quản lý tiên tiến và công tác điều hành sản
xuất kinh doanh.
+ Hoàn chỉnh phần mềm quản lý nhân sự, chấm công , tính toán tiền lương và
theo dõi các chế độ chính sách cho người lao động kiểm soát được việc thanh
toán chế độ không đúng qui định
+ Đầu tư phần mềm về theo dõi đánh giá chất lượng cán bộ, phấn đấu đến năm
2012 việc đánh giá chất lượng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ của toàn công
ty được lượng hóa bằng điểm số theo phần mềm.
+ Và tiếp tục nghiên cứu để ứng dụng các phần mềm tiên tiến khác vào công tác
quản lý và điều hàng sản xuất kinh doanh của công ty để giảm chi phí, tăng
được giá trị gia tăng cho sản phẩm và tăng được hiệu quả sản xuất kinh doanh
Đầu tư cơ sở vật chất.
+ Tiếp tục đầu tư cho nhà máy TNG Phú Bình để đảm bảo đủ cho 64 chuyền sản
xuất
+ Tiếp tục đầu tư thêm một số máy móc thiết bị chuyên dùng để làm được các
đơn hàng có chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn cho công ty
+ Trong năm 2011 đầu tư hoàn chỉnh nhà máy TNG Phú Bình 64 chuyền may
19
BÁO CÁO THỰC TẾ
hàng dệt kim và đưa tổng số chuyền may của toàn công ty lên 172 chuyền với
số lao động gần một vạn người. sau đó ta không đầu tư mở rông thêm nhà máy
may nữa mà tập trung đầu tư chiều sâu và công tác mở rộng thị trường, công
tác thiết kế mẫu để gia thêm giá trị hiệu quả kinh tế cho sản phẩm.
+ Tiếp tục nghiên cứu lập các dự án đầu tư cho sản phẩm mới để khi khấu hao
hết giá trị đầu tư của các nhà máy may thì đầu tư tiếp.
Phát hành thêm cổ phiếu để lấy vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuât kinh doanh
và đầu tư Dự án TNG Phú Bình của công ty.
Nhận xét: Chiến lược kinh doanh của Công ty được xây dựng trên cơ sở các khảo sát
thực tế và dự báo của Công ty về tình hình ngành cũng như trên cơ sở tham khảo kế
hoạch chiến lược của Hiệp hội Dệt may, dự kiến của các khách hàng lớn, khách hàng
tiềm năng và chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương tỉnh Thái Nguyên.
Vì vậy, Công ty tin chắc rằng khi tình hình kinh doanh của Công ty được đặt trong bối
cảnh hiện nay và những năm sắp tới thì mục tiêu mà Công ty đặt ra là có cơ sở để đạt
được.
1.2. Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của doanh nghiệp
1.2.1. Số cấp quản lý của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG bao gồm ba cấp quản lý đó là:
Quản lý cấp cao, quản lý cấp trung gian và quản lý cấp cơ sở.
Quản lý cấp cao nhất của Công ty là: Đại hội đồng cổ đông đây là cơ quan quyền
lực cao nhất của Công ty, các quyết định được thông qua bằng cách biểu quyết của tất
cả thành viên của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty
có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền
lợi của Công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Tổng
giám đốc Công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm để điều hành mọi hoạt động hàng
ngày của Công ty.
Quản lý cấp trung gian là người hướng dẫn hoạt động hàng ngày của Công ty,
hình thành và cụ thể hoá các quyết định quản lý cấp cao thành các công việc cụ thể.
Cụ thể ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG thì nhà quản lý cấp trung gian
là: Giám đốc các chi nhánh và bộ phận giúp việc cho họ.
20
BÁO CÁO THỰC TẾ
Những nhà quản lý cấp cơ sở là những người giám sát hoạt động của các nhân
viên trực tiếp sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ
của cấp trên giao cho. Cụ thể đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG thì
cấp quản trị cơ sở được thể hiện ở các tổ trưởng các tổ sản xuất, quản lý kho, …
1.2.2.Mô hình tổ chức quản lý:
21
Các PX
+PX may: 6PX
+PX cắt: 1PX
+PX hoàn thiện :1PX
XN MAY
VĐ-VT
XN MAY
SC 1,2 & PB
1,2
Phòng
KT-HC
PGĐ kỹ
thuật
PGĐ
chuẩn bị
sx
PGĐ
chất
lượng
Điều độ
Phó QĐ
chất lượng
Quản đốc
P. KCS
1,2
PX may:
+ VĐ: 3PX
+VT: 2PX
Quản đốc
Phó QĐ
chất lượng
Điều độ
ĐHĐCĐ
BAN KIỂM SOÁT
Các tổ: tổ may,
tổ cắt, tổ là, tổ
hoàn thiện
Các tổ: tổ may,
tổ cắt, tổ là, tổ
hoàn thiện
PTGĐ
Lý Thị
Liên
P.
XNK
P.
XDCB
P.Kỹ
thuật
chuyền
P.thiết
bị
P.KH-
VT 1,2
PGĐ
chất
lượng
P.Kỹ
thuật
chuyền
P.
KCS
P.
KDNĐ
1,2
P. TB-
VT
P. thiết
kế
TỔNG GIÁM ĐỐC
TGĐ
PTGĐ
Lã Anh
Thắng
PTGĐ
Nguyễn
Huy Hoàng
CÁC PX
ĐỘC LẬP
Phòng
KT-
HC
P.KH-
VT
PGĐ
kỹ
thuật
P.thiết
bị
P.thiết
kế
PX
bao
bì
PX
giặt
PX
thêu
P.
KDXK
1,2
P.
thiết
kế
mẫu
P.
TCCB-
HCQT
P.KSNB
T.T
đào tạo
P. bảo
vệ
P.QLLD-
TL-BH
P.CNTT
HĐQT
KT
Trưởng
P. kế
toán
BÁO CÁO THỰC TẾ
Hình 1: Mô hình tổ chức quản lý hiện tại của công
Các kí hiệu sử dụng trong mô hình:
ĐHĐCĐ: Đại Hội Đồng cổ đông
TGĐ: Tổng Giám Đốc
PTGĐ: Phó Tổng Giám Đốc
XN: Xí nghiệp
VĐ- VT: Việt Đức – Việt Thái
PX: Phân xưởng
QĐ: Quản đốc
SC & PB: Đơn vị Sông Công & Phú Bình
PGĐ: Phó giám đốc
Phòng KT- HC: Phòng kế toán- hành chính
P. KH-VT: Phòng kế hoạch- vật tư
P.TCCB-HCQT: Phòng Tổ chức cán bộ - Hành chính quản trị
P.KDXK: Phòng kinh doanh xuất khẩu
P.KDNĐ: Phòng kinh doanh nội địa
P.KSNB: Phòng kiểm soát nội bộ
P.CNTT: Phòng công nghệ thong tin
P.QLLD-TL-BH: Phòng quản lý lao động- tiền lương- bảo hiểm
P.TB-VT: Phòng thiết bị vật tư
TT: Trung tâm
XNK: xuất nhập khẩu
XDCB: xây dựng cơ bản
1.2.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy Quản trị
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG được tổ chức và điều hành theo mô
hình Công ty Cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Bộ máy
22
BÁO CÁO THỰC TẾ
quản lý của Công ty được chia thành các Phòng, Ban nhằm quản lý tốt nhất mọi hoạt
động trong Công ty.
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, toàn quyền quyết
định mọi hoạt động của Công ty.
Đại hội đồng cổ đông thông qua chủ trương chính sách dài hạn trong việc phát triển
của Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty
để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn
đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty
để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những
vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Hội đồng Quản trị định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện
các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra
nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Hội đồng Quản trị gồm 05 thành viên:
1. Ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch Hội đồng quản trị
2. Ông Lã Anh Thắng – Uỷ viên
3. Ông Nguyễn Việt Thắng – Uỷ viên
4. Bà Lý Thị Liên – Uỷ viên
5. Bà Lương Thị Thúy Hà – Uỷ viên
Ban kiểm soát
23
BÁO CÁO THỰC TẾ
Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh,
quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu.
Ban kiểm soát gồm 03 thành viên:
1. Ông: Nguyễn Huy Hoàng -Trưởng ban.
2. Ông Chu Thuyên
3. Ông Nguyễn Văn Đức
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc, do HĐQT Công
ty bổ nhiệm. Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty và
chịu trách nhiệm trước HĐQT, Đại hội đồng cổ đông về các quyết định của mình.
Tổng Giám đốc có nhiệm vụ:
• Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh;
• Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ Công ty theo đúng
Điều lệ Công ty, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và HĐQT;
• Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo sự phân cấp của Điều lệ Công ty;
• Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và
chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty trước HĐQT;
• Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của
Công ty.
Phó Tổng Giám đốc là người hỗ trợ cho Tổng Giám đốc trong hoạt động điều hành
Công ty trong mảng công việc được giao.
Ban Giám đốc Công ty gồm 06 thành viên:
1. Ông Nguyễn Văn Thời - Tổng Giám đốc
2. Ông Nguyễn Huy Hoàng – Phó Tổng giám đốc
3. Bà Cao Thị Tuyết – Phó Tổng giám đốc (miễn nhiệm ngày 01 tháng 10
năm 2010)
4. Ông Lã Anh Thắng - Phó Tổng giám đốc
5. Bà Lý Thị Liên – PhóTổng giám đốc
6. Bà Lương Thị Thuý Hà - Kế toán trưởng
Các phòng chức năng
24
BÁO CÁO THỰC TẾ
Phòng kinh doanh XK 1,2, Phòng kinh doanh nội địa: Tham mưu cho Tổng Giám
đốc về công tác thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phòng có nhiệm vụ:
• Tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm nhà cung cấp nguyên, phụ liệu, dịch vụ
và chăm sóc khách hàng;
• Cân đối, điều tiết và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đơn hàng của các
đơn vị trong Công ty;
• Xác định mặt hàng sản xuất, tỷ lệ mặt hàng sản xuất, xây dựng giá thành để
ký hợp đồng đơn hàng cho phù hợp với cơ cấu thiết bị và khả năng đầu tư của
Công ty;
• Phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch SX đơn hàng và giao kế hoạch SX
cho các đơn vị.
Phòng thiết kế mẫu: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác kỹ thuật và công
nghệ, có nhiệm vụ:
• Thiết kế mẫu sản phẩm theo ý tưởng của khách hàng;
• Thiết kế mẫu chào hàng được khách hàng chấp thuận
• Kiểm tra mẫu trước khi trình duyệt sản xuất;
Phòng Xuất nhập khẩu: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác xuất, nhập khẩu ,
Phòng Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ:
• Thực hiện nghiệp vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá.
• Lập hồ sơ đòi tiền khách hàng chuyển kế toán
Phòng Tổ chức cán bộ - Hành chính quản trị: Quản lý công tác tổ chức nhân sự và
công tác quản trị hành chính của Công ty. Phòng Tổ chức - Hành chính có nhiệm
vụ:
• Sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của
Công ty;
• Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
cho Công ty;
• Tổng hợp báo cáo, phân tích chất lượng nguồn nhân lực toàn Công ty;
• Kiểm tra, kiểm soát công tác quản trị nhân sự và hành chính quản trị của toàn
Công ty;
• Thực hiện công tác bảo vệ tài sản của CBCNV và của toàn Công ty;
• Quản lý hồ sơ của người lao động toàn Công ty;
25