Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TÌM HIỂU TIỂU SỬ NHÀ THƠ LÝ BẠCH_2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.26 KB, 8 trang )

TÌM HIỂU TIỂU SỬ NHÀ
THƠ LÝ BẠCH

Thời Khai Nguyên, lúc hoa nở đẹp, vua Đường Minh Hoàng cùng
Dương Quý Phi ra ngắm hoa, sai nhạc đội ca hát. Lần này vua muốn có
lời ca ngợi sắc đẹp của Dương Quý Phi, liền vời Lý Bạch đương say
rượu vào đặt cho. Lý Bạch đang say viết liền 3 bài Thanh Bình điệu.
Vua và Quý Phi rất thích. Sau này Dương Quốc Trung, Cao Lực Sĩ,
những người từng bị Lý Bạch làm nhục gièm pha ông với Dương Quý
Phi (em gái của Dương Quốc Trung) về bài Thanh Bình Điệu, bài này có
đoạn:

Khả liên Phi Yến ỷ tân trang

Hai người cho là Lý Bạch sánh ngang Quý Phi với Triệu Phi Yến, một
hoàng hậu bị thất sủng. Dương Quý Phi từ đó không ưa Lý Bạch, lại
thêm Trương Ký ganh ghét gièm pha, Lý Bạch phải cuốn gói khỏi triều
đình.

Cái chết

Thời kỳ sau của Lý Bạch ít được chú ý, đến khi Đường Đại Tông - một
người yêu thơ Lý Bạch - lên ngôi thì ông đã không còn nữa rồi. Có
người bảo ông chết do bệnh, nhưng trong dân gian còn lưu truyền một
chuyện đẹp đẽ về cái chết của Lý Bạch:

Tại sông Thái Trạch, huyện Đang Đồ, trong một đêm rằm, Lý Bạch
đang say xỉn trên bờ sông, thấy trăng in đáy nước đẹp quá, liền nhảy
xuống với bắt mà chết đuối. Nơi đó có một cái đài, người sau đặt tên là
Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng). Chuyện này được Đỗ Phủ, Vương Định
Bảo, Hồng Dung Trai ghi lại.



Có nhiều bằng chứng lịch sử nêu rằng Lý Bạch đã tự tử (bài thơ tuyệt
mệnh của ông).

Tác phẩm

Nhà thơ Bì Nhật Hưu thời vãn Đường nói rằng: "Từ khi nhà Đường
dựng nghiệp đến giờ, ngữ ngôn ra ngoài trời đất, tư tưởng vượt xa quỷ
thần, đọc xong thì thần ruổi tám cực, lường rồi thì lòng ôm bốn bể, lỗi
lạc dị thường, không phải lời của thế gian, thì có thơ Lý Bạch".

Lý Bạch làm hơn 20.000 bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó,
nên được biết tới là nhờ dân gian ghi chép hơn cả. Sau loạn An Lộc Sơn
thì mất rất nhiều. Đến khi ông mất năm 762 thì người anh họ Lý Dương
Lân thu thập lại, thấy chỉ còn không tới 1/10 so với người ta truyền tụng.
Sang năm 1080, Sung Minh Chiu người Hàn Quốc mới gom góp lại tập
thơ Lý Bạch, gồm 1800 bài. Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000
bài, bài nào cũng được đánh giá rất cao, nhưng nổi tiếng trong dân gian
thì có: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ
nan

Khác với Đỗ Phủ, thơ Lý Bạch thích viển vông, phóng túng, ít đụng
chạm đến thế sự mà thường vấn vương hoài cổ (Phù phong hào sĩ ca,
Hiệp khách hành, Việt trung lãm cổ ), tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp (Cổ
phong, Quan san nguyệt ), cảm thông cho người chinh phụ (Trường can
hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca ), về tình bạn hữu (Tống hữu nhân,
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương
Xương Linh thiên Long Tiêu ), tình trai gái (Oán tình, Xuân tứ ), nhớ
quê hương (Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn ). Nhưng nhiều nhất vẫn là về
rượu (Tương Tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt, 4 bài nguyệt hạ độc chước,

Xuân nhật độc chước, Đối tửu ).

Lý Bạch làm thơ lối Cổ Phong rất được yêu thích, ngoài ra còn có thơ tứ
cú, bát cú. Sau đây là những bài được truyền tụng:

Vọng Lư sơn bộc bố

Nhật chiếu hương lô sinh tử yên,
Dao khán bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.



Xa ngắm thác núi Lư

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này :
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.

Hành lộ nan

Đình bôi đầu trợ bất năng thực
Bạt kiếm tứ cố tâm mang nhiên

Hành lộ nan! Hành lộ nan
Đa kỳ lộ, kim an tại?
Trường phong phá lãng hôi hữu thì
Trực quải vân phàm tế thượng hải.





Đường đi khó

Dừng chén,ném đũa,nuốt không được
Tuốt kiếm nhìn quanh lòng mênh mang
Muốn vượt Hoàng Hà sông băng đóng

Đường đi khó ! Đường đi khó !
Nay ở đâu ? Đường bao ngả ?
Cưỡi gió phá sóng hẳn có ngày
Treo thẳng buồm mây vượt biển cả.
Dịch: khuyết danh



Sắp mời rượu
Biết chăng ai:
Sông Hoàng Hà ngọn nước tại lưng trời
tuôn đến bể khôn vời lại được.
Biết chăng nữa:
Đài gương mái tóc bạc
sớm như tơ mà tối đã như sương.
Nhân sinh đắc ý nên càng
Khôn nỡ để chén vàng trơ với nguyệt.
Tài hữu dụng lẽ trời âu hẳn quyết,
Nghìn vàng kia khi hết lại còn.
Lúc vui chơi nào nhắm mùi ngon,

Ba trăm chén cũng dồn một cuộc.
Cụ Sầm rủ cụ Đan khuyên chuốc,
Rượu nâng lên chớ được dừng tay.
Vì ngươi hát một khúc này,
Xin ngươi sẽ lắng tai nghe lấy.
Tiệc chung cổ ngọc vàng là mấy,
Hãy nên say say mãi tỉnh chi mà.
Thánh hiền xưa cũng vẵng xa,
Chỉ có rượu với người say là vẫn để.
Tiệc Bình Lạc xưa kia cũng thế,
Muời nghìn chung mặc thích vui cười.
Tiền chủ nhân bao quản vắn dài,
Cũng mua nữa cùng ngươi khuyên rót.
Ngựa hoa tốt mà áo cừu cũng tốt,
Gọi đồng ra đổi lấy rượu ngon.
Cùng ngươi giải vạn kiếp buồn.
Dịch: khuyết danh



Thanh bình điệu kỳ 1 - Dịch
Ngô Tất Tố
Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng.
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.

Bài ca người hiệp khách
Khách nước Triệu phất phơ giải mũ
Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương

Long lanh yên bạc trên đường
Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay
Trong mười bước giết người bén nhạy
Nghìn dặm xa vùng vẫy mà chi
Việc xong rũ áo ra đi
Xoá nhòa thân thế, kể gì tiếng tăm
Rảnh rang tới Tín Lăng uống rượu
Tuốt gươm ra, kề gối mà say
Chả kia với chén rượu này,
Đưa cho Châu Hợi, chuốc mời Hầu Doanh.
Ba chén cạn, thân mình xá kể!
Năm núi cao, xem nhẹ lông hồng
Bừng tai, hoa mắt chập chùng,
Mống tuôn hào khí mịt mùng trời mây
Chùy cứu Triệu vung tay khảng khái,
Thành Hàm Đan run rẩy, kinh hoàng
Nghìn thu tráng sĩ hai chàng
Tiếng tăm hiển hách, rỡ ràng Đại Lương.
Thân dù thác, thơm xương nghĩa hiệp;
Thẹn chi ai hào kiệt trên đời.
Hiệu thư dưới gác nào ai?
Thái huyền, trắng xoá đầu người chép kinh
Dịch: Trần Trọng San

Bài thơ trên đây đã được Kim Dung dựa vào để viết lên truyện Hiệp
khách hành, sau này đã được dựng lên thành phim

×