Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dạy trẻ cách đánh răng khoa học doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.89 KB, 5 trang )

Dạy trẻ cách đánh răng khoa học
Đánh răng cho trẻ vào 2 lần mỗi sáng và tối là rất quan trọng vì nó giúp
trẻ không bị sâu răng hoặc các bệnh về răng miệng sau này. Tuy nhiên,
việc đánh răng quá sớm hoặc quá muộn lại không tốt cho sức khoẻ răng
miệng của trẻ.
Khi nào trẻ nên đánh răng?
Theo BS Lê Thị Hải, Trưởng Trung tâm Khám dinh dưỡng, Viện Dinh
dưỡng Quốc gia, nên cho trẻ đánh răng khi nào trẻ biết tự nhổ nước súc
miệng. Với những trẻ chưa đến tuổi đánh răng, sau mỗi bữa ăn nên vệ
sinh răng miệng cho trẻ bằng cách nhúng khăn xô vào nước muối loãng
và lau sạch khoang miệng cho trẻ.
Tương tự, bác sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Phó trưởng khoa Răng - Hàm-
Mặt, Bệnh biện Nhi đồng 1, TP. HCM cũng cho rằng chỉ nên cho trẻ
đánh răng khi trẻ biết súc miệng và nhổ ra. Vì kem đánh răng tuy cần
thiết cho trẻ bởi chất fluor trong kem đánh răng sẽ làm giảm vi khuẩn,
cũng như tái khoáng hóa bề mặt răng, làm cho chúng chắc, khoẻ hơn.
Nhưng nếu trẻ chưa biết nhổ ra và thường xuyên nuốt kem đánh răng có
chứa fluor có thể khiến trẻ mắc chứng nhiễm fluor, men răng trở nên đục
và có thể bị nhuộm màu. Trường hợp nặng có thể gây khiếm khuyết cấu
trúc răng.

BS Nguyễn Trường, một chuyên gia nha khoa ở Hà Nội cho biết: Có
nhiều bậc cha mẹ đưa con đến phòng khám khi hàm răng của bé bắt đầu
bị sún bởi bé không chịu đánh răng cùng với kem đánh răng, trong đó
nguyên nhân chính là các bậc cha mẹ cho quá nhiều kem đánh răng
khiến các bé, nhất là những bé mới tập đánh răng hay bị nôn oẹ. Có bậc
cha mẹ lại cho trẻ đánh chung cả với kem đánh răng của người lớn khiến
trẻ bị cay miệng và sợ đánh răng.
Theo BS Trường, để răng bé sạch không phụ thuộc vào lượng nhiều hay
ít kem đánh răng mà chính là cách chải răng. Chải răng bằng cách xoay
tròn răng với biên độ nhỏ, sau đó chải kỹ mặt trong, mặt ngoài và mặt


nhai của răng. Lượng kem đánh răng cho trẻ mỗi lần chỉ cần nhỏ bằng
hạt đậu xanh cũng đủ có thể giúp trẻ làm sạch khoang miệng. Để khuyến
khích trẻ chải răng, nên chọn loại thuốc đánh răng chuyên dùng cho trẻ
em, không cay, hơi ngọt và có mùi vị mà bé thích nhất. Bàn chải đánh
răng cho trẻ sử dụng lần đầu tiên nên chọn bộ bàn chải nhỏ có lông
mềm, đầu bờ bàn chải hình tròn sẽ ít làm tổn thương đến các mô nướu
hay làm tổn thương bề mặt răng.
Vậy, bao lâu nên thay bàn chải đánh răng cho bé một lần?
Theo trang web của Bệnh viện Răng – Hàm - Mặt Trung ương: Nên thay
bàn chải đánh răng cho bé 3 tháng/lần. Không nên cho trẻ nhỏ sử dụng
bàn chải điện quá sớm, ít nhất là khi trẻ 4 tuổi trở lên và phải được người
lớn hướng dẫn kỹ. Trẻ cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để tránh sâu
răng. Với trẻ em ăn nhiều đồ ngọt càng cần phải đánh răng trước khi
ngủ, nếu không nguy cơ sâu răng cao.
Đánh răng không sạch, trẻ dễ bị viêm nướu
Theo BS Nguyễn Trường, một trong những bệnh về răng thường gặp ở
trẻ em là bệnh viêm nướu răng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu
răng là do trẻ vệ sinh răng miệng không sạch dẫn đến tình trạng tích tụ
chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu. Trẻ đang giai đoạn
mọc răng, nướu răng trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình
thường nên càng dễ bị viêm nướu hơn. Khi bị viêm, nướu sẽ sưng đau,
mềm bở, chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ ửng hay xanh xám. Bề mặt
nướu trở nên trơn láng, lấm tấm da cam. Khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng
rất dễ bị chảy máu. Vì vậy, rất nhiều bậc cha mẹ vì sợ con đau nên đã
không cho trẻ đánh răng khiến tình trạng viêm nướu lại càng nặng thêm.
Khuyến cáo của Bệnh viện Răng – Hàm - Mặt Trung ương cũng khuyên
trẻ khi bị viêm nướu, vẫn cần được đánh răng nhẹ nhàng tránh tình trạng
vi khuẩn có điều kiện phát triển trong khoang miệng. Khi trẻ bị viêm
nướu, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị mà nên cho bé
đi khám bác sĩ. Việc tự ý điều trị thường không trị được tận gốc bệnh mà

khiến bệnh âm ỉ kéo dài, việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn và có thể
dẫn đến viêm nha chu. Tùy vào tình hình bệnh, bác sĩ nha khoa sẽ áp
dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay
có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.
Theo:
Chí Thanh, Gia Đình

×