Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CHƯƠNG 1 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ-TRẦN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.85 KB, 8 trang )

CHƯƠNG 1
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI
LÝ-TRẦN






I. LÃNH THỔ QUỐC GIA, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ QUÂN SỰ

Nước Đại Việt thời Lý-Trần là một quốc gia dân tộc độc lập có chủ
quyền. Lãnh thổ Đại Việt về đại thể là vùng Bắc Bộ và một phấn
Trung Bộ ngày nay. Phía đông có biển và các hải đảo; phía bắc cùng
biên giới với Trung Quốc ở vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng
Tây), lúc đó thuộc nhà Tống và nhà Nguyên đồng thời giáp với vương
quốc Nam Chiếu (Đại Lý) ở vùng Vân Nam; phía tây giáp lãnh thổ các
bộ tộc Lão Qua, Chân Lạp; phía nam giáp vương quốc Chăm Pa
(Chiêm Thành). Từ khi giành được độc lập vào đầu thế kỷ X cho đến
cuối thế kỷ XIV nhân dân Đại Việt đã trải qua một quá trình lâu dài,
gian khổ của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Sau hơn 1.000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, qua nhiều lần
chia cắt, tách nhập, từ Nam Việt của Triệu Đà, đến Giao Chỉ bộ thời
Hán, An Nam đô hộ phủ thời Đường, một phần lãnh thổ ở phía bắc
nước ta bị phong kiến ngoại bang, bấy giờ là nhà Nam Hán, chiếm
giữ. Từ khi Khúc Thừa Dụ nổi dậy năm 905, quyền tự chủ của dân tộc
được lập lại trên phạm vi hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân, tức vùng Bắc
Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay. Các triều đại Ngô, Đinh và Tiền Lê kế
tiếp nhau củng cố nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Kinh
đô nước ta thời Ngô là Cổ Loa (Đông Anh - ngoại thành Hà Nội). Thời


Đinh, Lê, tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô ở Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh
Bình). Đinh Bộ Lĩnh chia nước thành 12 đạo hành chính, Lê Hoàn đổi
đạo thành bộ và cho các hoàng tử, thân vương trấn trị ở các vùng.
Dưới triều Tiến Lê, phía bắc, Lê Hoàn đánh tan quân Tống, phía nam,
đánh bại quân Chiêm giữ yên bờ cõi. Cơ đồ nhà Tiền Lê được xây
dựng vững vàng trên toàn bộ đất nước, bấy giờ chủ yếu là vùng trung
du, đổng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Các vùng rừng núi xa xôi còn
ràng buộc lỏng lẻo, giao cho thổ tù, châu mục bản địa coi giữ, dưới sự
quản lý của triều đình. Tuy nhiên, biên giới phía đông bắc đất nước đã
khá rõ ràng, vùng biên giới từ Vĩnh An (Móng Cái) đến Khâm Châu và
từ Quan Lang (Ôn Châu) đến Ung Châu đã được hai bên Tống, Việt
kiểm soát. Cương vực phía nam Đại Cồ Việt là Hoành Sơn (Kỳ Anh, Hà
Tĩnh).

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập nên vương triều Lý. Thấy
Hoa Lư chật hẹp không phù hợp với kinh đô của một quốc gia độc lập
đang trên đà phát triển, năm 1010, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) dời đô
ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long, để “mưu toan nghiệp lớn,
tính kế lâu dài cho con cháu đời sau” (Chiếu dời đô). Từ đấy Thăng
Long là kinh đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt, một lần nữa
khẳng định sự trưởng thành của quốc gia độc lập tự chủ.

Nhà Lý rất quan tâm bảo vệ non sông gấm vóc toàn vẹn lãnh thổ và
độc lập, tự chủ của dân tộc. Cuộc đấu tranh vì chủ quyền lãnh thổ
diễn ra dài lâu và liên tục. Phía bắc, nhà Tống thường xuyên mưu
toan mở rộng lãnh thổ, nhiều lần cho quân xâm lấn và phát động
chiến tranh xâm lược. Trong thời kì nhà Tống âm mưu chiếm giữ đất
Quảng Nguyên (Cao Bằng), nhà Lý đã kiên trì đấu tranh, cho nên sau
cuộc xâm lăng 1076-1077 hai năm, nhà Tống buộc phải trả lại Quảng

Nguyên cho ta. Cương vực Đại Việt ở phía bắc từng bước ổn định. Biên
giới từ Cao Bằng về phía đông lúc đó đã rõ ràng, gồm các châu Tây
Bình, Lộc Bình và huyện An Viễn. So với ngày nay phía gần biển, lãnh
thổ Đại Việt còn ăn sâu vào tỉnh Quảng Đông đến gần vịnh Khâm
Châu1; còn phía tây Cao Bằng, cư dân Đại Việt sống thành từng động,
sự ràng buộc của triều đình chưa chặt chẽ.

Thời nhà Trần, về cơ bản cương vực phía bắc Đại Việt không thay đổi.
Sau những lần bị giặc Nguyên - Mông xâm lược, nhà Trần chú ý nhiều
đến biên giới; việc kiểm soát các châu, động phía bắc và đông bắc
càng chặt chẽ hơn thời Lý.

Ở phía nam, vương quốc Chiêm Thành thường đem binh thuyền quấy
phả vùng biên giới và ven biển của ta. Các vua Lý, vua Trần đã nhiều
lần phải động binh đánh dẹp. Trong đợt tiến công năm 1069, vua Chế
Củ bị bắt, Chiêm Thành xin dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma
Linh. Đến đời Lý Thái Tông (1028 - 1054), lãnh thổ phía nam Đại Việt
đã gồm cả nửa phần tỉnh Quảng Trị bây giờ. Năm 1075, Lý Nhân Tông
cử Tể tướng Lý Thường Kiệt đi kinh lý vùng đất mới, vẽ bản đồ hình
thể núi sông, rồi đổi châu Địa Lý thành Lâm Bình, Ma Linh thành Minh
Linh. Cư dân phía bắc được phép vào khai khẩn ruộng hoang và lập
các trang hộ2. Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền
Trân (con vua Nhân Tông) cho vua Chiêm là Chế Mân. Chế Mân đem
hai châu Ô và Lý dâng Đại Việt để làm lễ vật dẫn cưới.

Vua Anh Tông sai Hành khiển Đoàn Nhử Hài vào Ô, Lý để hiểu dụ đặt
quan cai trị, cấp ruộng cho dân và thu thuế, đồng thời đổi tên hai
châu đó thành Thuận Châu và Hóa Châu. Như vậy lãnh thổ Đại Việt
vào đầu thế kỷ XIV đã vươn tới tỉnh Thừa Thiên ngày nay.


Xu hướng khai phá đất hoang để tăng diện tích cư trú và canh tác ra
vùng biển vẫn được tiến hành liên tục. Vùng đất phù sa sông Hổng và
các sông lớn khác dẩn dần trở thành đồng bằng và làng xóm của
người Đại Việt. Chẳng hạn, vùng Bố Hải Khẩu đầu thế kỷ X hãy còn là
đất biển, đến đầu thế kỷ XI, đã trở thành đồng ruộng trù phú. Năm
1038, Lý Thái Tông đã tới đây cày tịch điền. Đó là thị xã Thái Bình
ngày nay. Dưới triều Lý - Trần, công cuộc khẩn hoang, trị thủy được
tiến hành quy mô, đất canh tác ngày càng mở rộng, dân cư ngày một
đông đúc. Điều này được phản ánh ở nhiều sử sách trong và ngoài
nước.

Sách An Nam chí nguyên của Trung Quốc chép: “Xứ Giao Chỉ dân cư
trù mật, đất không đủ cày cho nên người trước đắp đê cao ở hai bên
sông ngòi để phòng nước lụt. Đất ở ven biển bị nước mặn lấn vào, bọn
quý tộc thế gia muốn chiếm riêng đất đó, đều tự ý đắp đê để ngăn
nước mặn rồi gieo trồng cày cấy bên trong, như thế là để yên dân và
khai thác hết mối lợi của đất đai Đê cao ba thước rộng năm trượng,
đặt hà đê chánh và phó sứ để trông coi Từ đó thủy tai không còn
nữa mà đời sống dân được sung sướng, đất không bỏ sót nguồn lợi
nào”3.

Chính vì thế lưu vực của các con sông lớn ở Bắc Bộ và Trung Bộ đã trở
thành địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân thuở ấy. Nước Đại Việt vốn
từ xưa đã bao gồm một cộng đồng dân tộc nhiều tộc người, trung tâm
là người Việt. Ở vùng trung du và nhất là vùng núi là địa bàn sinh
sống của các tộc khác như Mường, Tày, Thái, Mèo, Nùng, Dao, v.v
Thời Lý, cư dân vùng rừng núi gần biên giới phía bắc là người Tày,
Mán, Nùng sinh sống. Họ cư trú thành từng động, bản do các tộc
trưởng có uy tín đứng đầu. Bấy giờ, các dòng họ có thế lực như Tôn,
Hoàng. Thân, Vi, Nùng. . . đã từng làm chủ các châu động. Triều đình

Lý vừa dùng đức vừa dùng uy để vỗ về phủ dụ các tộc trưởng địa
phương. Chính nhờ vậy mà họ đã có đóng góp lớn trong cuộc kháng
chiến chống quân Tống xâm lược hồi thế kỷ XI. Như vậy từ thời Lý,
Đại Việt đã là một quốc gia đa tộc có đa số, có thiểu số, phân bố khắp
lãnh thổ gồm miền núi, trung du và đồng bằng. Tuy trình độ phát
triển có khác nhau, nhưng từ sớm họ đã cố kết, đùm bọc, chung lưng,
đấu cật cùng nhau dựng nước và giữ nước.

Sách Đảo di chí lược của Trung Quốc đời Nguyên có ghi: “Nước Đại
Việt đất rộng người đông, khí hậu thường nóng, ruộng đất phần lớn
phì nhiêu”4. Sách An Nam chí lược cũng phản ánh: Nước Đại Việt có
“dân cư đông đúc”. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đời Lý thiên hạ
chia thành 24 lộ; Hành khiển dâng số hộ gồm 3.300.100 đinh. Đời
Trần chia nước thành 12 xứ; viện quan dâng số vàng, hạng đại nam
và trung nam có 4.900.000 đinh, hạng hoàng nam có 2.104.300
đinh5. Như vậy, theo Nguyễn Trãi, thời Trần Đại Việt.đã có trên 7
triệu đinh nam (?) Bấy giờ, do nhu cầu cần nắm vững nhân đinh để
tuyển quân, bắt phu và thu thuế, Nhà nước Lý - Trần quản lý chặt chẽ
số người bằng phương pháp lập sổ hộ tịch. Phan Huy Chú cho biết,
“buổi đầu đời Trần làm sổ hộ tịch, cứ hằng năm lại làm kế tiếp, phép
làm rất rõ và kỹ vì noi theo phép cũ của nhà Lý nên như vậy”6. Tuy
rằng sử sách xưa không ghi chép cụ thể dân số Đại Việt là bao nhiêu,
nhưng chúng ta có thể đoán rằng dân số nước ta thời Lý - Trần
khoảng từ 5 đến 7 triệu.

Theo sử cũ, Đại Việt là một xứ sở phồn thịnh. Đó là một nước, như
Cao Hùng Trưng viết, ruộng đất màu mỡ, cấy lúa, trồng dâu và chăn
nuôi đều thích nghi cả Muối thì trắng sạch như tuyết. Cánh chim trả
thì đỏ tía, đẹp mắt. Vàng thì sẵn ở các châu Phú Lương và Quảng
Uyên. Hạt trai thì sáng, sẵn ở các xứ Tĩnh An và Vân Đồn. Còn san hô

và đồi mồi thì sẵn ở trong biển”7. Sách Lịch triều hiến chương loại chí
cho biết, “nước Đại Việt là nơi đô hội ở phương Nam, ruộng cấy lúa
tốt, đất trồng dâu tốt, núi sẵn vàng bạc, biển sẵn châu ngọc, người ở
đâu đến làm ăn buôn bán cũng làm giàu được cả”8.

Đất nước Đại Việt đông dân và giàu có, lại nằm ở một vị trí địa lý
quan trọng, trên đường giao lưu từ bắc xuống nam, từ đông sang tây,
từ đất liền ra biển cả… đã lọt vào cặp mắt dòm ngó, đầy tham vọng
của các thế lực xâm lược láng giềng hết thế kỷ này đến thế kỷ khác.
Lịch sử đã để lại những bài học quý giá về mặt này. Phan Huy Chú
viết: “Cái tiếng phong phú ấy đồn đi xa, nên Trung Quốc lúc nào cũng
nghĩ cách chiếm đất nước mình, đặt làm quận huyện để cai trị đã từ
lâu rồi. Lúc chưa lấy được thì nghĩ cách để lấy; lúc đã lấy được rồi thì
không chịu bỏ ra nữa”9. Từ thế kỷ X, nước ta đã giành được độc lập,
nhưng vẫn thường xuyên bị các thế lực phong kiến phương Bắc tìm cơ
hội để thôn tính, đặt quyền cai trị và mở đường tiến xuống phía nam.
Tham vọng biến Đại Việt thành các quận huyện nội thuộc vẫn chưa
dứt trong tư tưởng của nhiều triều đại phong kiến thống trị ở Trung
Quốc.

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII, các triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên
đã bảy lần gây binh lửa xâm lược Đại Việt: nhà Nam Hán hai lần (các
năm 931 và 938), nhà Tống hai lần (các năm 981 và 1075 - 1077),
nhà Nguyên - Mông ba lần (các năm 1258, 1285 và 1288). Triều đại
này bị đánh bại nhiều lần mới chịu thôi, thì triều đại sau trong các thế
kỷ sau, lại nuôi tham vọng xâm lược mới. Nhà Nam Hán rồi nhà Tống
thất bại, buộc vua Tống phải thốt lên: “Đừng thấy Giao Chỉ nhỏ mà
xem thường” và đã có lúc chán chường: “Nước Giao Chỉ nhỏ, thủy thổ
độc dữ, dân chúng gan lý liều chết, có lấy được cũng vô ích” (Tống
sử), thế nhưng đến nhà Nguyên tham vọng bành trướng lại trỗi dậy,

liên tục gây ra ba cuộc chiến tranh. Kết quả cả ba lần đều thất bại để
rồi “việc Nam chinh luôn luôn như ngứa ngáy trong tim” Hốt Tất Liệt.

Ở mỗi cuộc chiến tranh, hoàn cảnh của kẻ thù một khác. Giặc Tống
gây chiến tranh với Đại Việt trong lúc nội tình đang đầy rẫy khó khăn,
muốn thông qua chiến tranh để ổn định nội trị. Giặc Nguyên - Mông
xâm lược nước ta trong giai đoạn vó ngựa của chúng đã tung hoành
khắp các lục địa Âu - Á. Dẫu trong hoàn cảnh nào, kẻ thù dân tộc luôn
luôn là những thế lực xâm lược lớn mạnh gấp ta nhiều lần. Nhà Tống
huy động 30 vạn quân cho chiến tranh, trong khi quân đội nhà Lý có
hơn 10 vạn. Trong cuộc xâm lăng năm 1285, quân Nguyên đông hơn
nửa triệu, còn triều đình nhà Trần lúc động viên cao nhất cũng chỉ có
30 vạn quân. Tuy nhiên, trong các cuộc chiến tranh nói trên, nhân
dân ta đều giành thắng lợi, đó là kết quả của sự nỗ lực phi thường của
cả dân tộc, không chỉ trong giai đoạn chiến tranh mà cả trong giai
đoạn xây dựng đất nước. Trần Quốc Tuấn khái quát quy luật của cuộc
kháng chiến chống Nguyên rằng: tóm lại, giặc cậy trường trận, ta cậy
đoản binh, lấy đoản chế trường là việc thường của binh pháp”10.

Cùng với nguy cơ xâm lược từ phương Bắc, nước Đại Việt còn thường
xuyên bị các thế lực phía nam quấy nhiễu, cướp phá. Thời Lý, năm
1069, quân Chiêm Thành quấy phá biên giới; năm 1128, Chân Lạp
đem 2 vạn quân vào cướp Nghệ An; năm 1132, Chân Lạp và Chiêm
Thành đánh phía nam, tiến đến tận Nghệ An Thời Trần, quân Chiêm
Thành liên tục trong các năm 1353, 1361, 1365, 1367, 1380, 1383,
1389 đã xâm lấn Hóa Châu, Lâm Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng
Oai. Đặc biệt nghiêm trọng dưới triều vua Chế Bồng Nga, quân Chiêm
ba lần cướp phá kỉnh thành Thăng Long vào các trăm 1371, 1377 và
1378.

×