Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TÌM HIỂU BÀI THƠ GIẢI ĐI SỚM (Tảo giải),VI HÀNH, NHẬT KÍ TRONG TÙ HỒ CHÍ MINH ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.69 KB, 11 trang )

TÌM HIỂU BÀI THƠ GIẢI ĐI SỚM (Tảo
giải),VI HÀNH, NHẬT KÍ TRONG TÙ -
HỒ CHÍ MINH
I.Giới thiệu chung.
Tảo giải là một bài thơ có thể tách thành hai bài tứ tuyệt độc lập và
cũng có thể gộp lại thành một bài thống nhất, trọng vẹn.
II.Phân tích.
1.Khung cảnh đêm chuyển lao (4 câu đầu)
-Thời gian: gà gáy, đêm chưa tan: quá nửa đêm sắp chuyển sang ngày,
cảnh vật có sự hoang vắng, lạnh lẽo bao quanh người tù.
-Cảnh vật: “quần tinh……” : thiên nhiên xuất hiện trong tình cảm gắn bó
nâng đở nhau.
+Đỉnh núi mùa thu: câu thơ đậm ý vị, sắc màu cổ điển.
+So với câu 1, ý thơ có nhiều bất ngờ.
C1 khung cảnh tối tăm, C2 có ánh sáng huyền ảo của trăng sao
C1 người tù lên đường trong cô đơn, C2 cùng lúc đó, có trăng sao như
người bạn khời hành, chia sẻ: thiên nhiên tri âm.
=>Trong hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt nhưng tâm hồn nhà thơ CM
luôn hướng tới ánh sáng, sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người:
chất thép trong thơ HCM.
-“Chinh nhân …… trận hàn”
+Điệp từ chinh và trận tạo âm hưởng trầm hùng, rắn rỏi và mạnh mẽ
cho câu thơ
+Chinh nhân: người đi xa vì lý tưởng, sứ mệnh lớn lao (khác người tù
bình thường)
+Nghênh diện: tư thế chủ động.
+Trận trận hàn: từng cơn gió thu lạnh liên tiếp thổi tới.
=> con ngừơi ra đi vì lí tưởng trong hoàn cảnh vô vùng khắc nghiệt vẫn
chủ động sẵn sàng đón nhận: tư thế của một chiến sĩ ý chí kiên cường
của một nhà CM lớn.
*Bốn cấu thơ dựng lại bức tranh chuyển lao khi trời chưa sáng, một


tiếng gà, một chòm sao từng cơn gió lạnh và ngừơi tù nơi đất lạ nhưng
con người không cô đơn, rất ung dung vướn lên làm chủ hoàn cảnh.
2.Bình minh ngày mới-Tâm hồn thi sĩ.
-Hai câu đầu của khổ thơ thứ 2 mở ra cảnh đẹp chân trời lúc rạng đông:
màu trắng chuyển sang hồng, bóng tối hết sạch.
+So với khổ 1 có sự vận động.
+Thiên nhiên như có cuộc đấu tranh và ánh sáng đã chiến thắng.
+Câu thơ “Hơi ấm……trụ” tạo ra một khung cảnh mới, sức sống mới.
-Con người: “Người đi……nồng” sức sống của thiên nhiên, hơi ấm của
đất trời khơi hứng tâm hồn thi sĩ
III.Kết luận.
Hai khổ thơ nói về việc giải người tù HCM đi trong cảnh khắc nghiệt
nhưng không thấy bóng dáng của người tù, chỉ thấy đó một chiến sĩ,
một thi sĩ ung dung cất bước và nồng n thi hứng CM.


NHẬT KÍ TRONG TÙ

(Ngục trung nhật ký)




Hồ Chí Minh
I.Hoàn cảnh sáng tác.
-8/1942 NAQ- HCM trở lại TQ tranh thủ sự ủng hộ của thế giới với cuộc
chiến tranh chống xâm lược. Ngày 29/8/42 tại Túc Vinh Quảng Tây
Người bị chính quyền TGT bắt giam. 13 tháng tù bị giải đi qua 30 nhà
lao của 13 huyện thuộc QT, Người st 133 bài thơ bằng chữ Hán và lấy
tiêu đề là Ngục trung nhật kí.

II.Giá trị của tác phẩm.
1.Nội dung.
a.Phản ánh chân thực bộ mặt đen tối của nhà tù & chính quyền phản
động Tưởng Giới Thạch :
-Bắt giam vô lí người vô tội: Cháu bé trong nhà lao TD; Gia quyến người
bị bắt lính.
-Xã hội bất công vô nhân đạo đày ải người tù dã man: Cấm hút thuốc lá,
Tiền vào nhà giam, Cờ bạc.
-Hình ảnh những người tù luôn đói cơm rách áo, tiều tuỵ khổ ải đến
chết: Cơm tù, một người tù cờ bạc vừa chết, Bốn tháng rồi.
b.Bức chân dung tinh thần tự hoạ của HCM: Đại nhân, Đại trí , Đại
dũng.(Viên Ưng)
-Tâm hồn lớn:
+Lòng nhân đạo sâu sắc mang tinh thần của giai cấp vô sản ( thương
yêu không phân biệt với người cùng khổ): -Dành tình yêu thương cho
mọi kiếp người , c/đ đau khổ mà Bác gặp trong tù và trên đ/n TQ

-Thương nhớ đất nước và nd Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ: Om
nặng , không ngủ được, Tức cảnh….
+Tình yêu thiên nhiên nồng nàn, sâu sắc : TN trong thơ sinh động có
hồn , gửi gắm tâm sự & thể hiện tâm hồn Bác.
+Yêu tự do tha thiết đấu tranh suốt đời cho tự do của nd: Bị hạn chế.
-Trí tuệ lớn ; tầm tư tưởng lớn:
+Nhận thức quy luật cuộc sống theo hướng biện chứng tích cực:
+Tầm nhìn khái quát, tổng kết được những bài học quý trong cuộc sống
và trong đấu tranh: Học đánh cờ, Nghe tiếng giã gạo, Đi đường.
-Dũng khí lớn:
+Giữ vững tinh thần ý chí CM,kiên cường trong mọi hoàn cảnh gian khổ.
+Tinh thần lạc quan vượt mọi kkhó khăn trước mắt: Ngắm trăng, Trên
đường đi, Giải đi sớm.

=>HCM là một tâm hồn yêu nước, một tấm lòng nhân đạo lớn, một cốt
cách nghệ sĩ lớn.
2.Nghệ thuật:
Tập thơ thể hiện bút pháp nghệ thuật đặc sắc & phong cách độc đáo
của HCM.
a.Thơ bác bình dị mà sâu sắc: Lính gác khiêng lợn đi cùng, Nghe tiếng
giã gạo.
b.Cổ điển và hiện đại.
-Cổ điển.
+Đề tài( lên núi , Đi đường )
+Miêu tả thiên nhiên = bút pháp chấm phá ghi lại linh hồn của tạo vật .
+NV trữ tình ung dung tự tại, nhàn tản hoà hợp với tự nhiên, vũ trụ.
-Hiện đại:
+HT thơ vận động hướng tới sự sống , ánh sáng & tương lai.
+Con người trong quan hệ TN là c/sĩ.
c.Phong phú đặc sắc trong giọng điệu: Trữ tình , dí dỏm ,triết lí.


Vi hành

( Trích “ Những bức thư gửi cô em họ do tác giả dịch từ tiếng An
Nam”)

-Nguyễn Ái Quốc-


I. Tìm hiểu chung:

1. Hoàn cảnh sáng tác- Mục đích sáng tác:


- 1922 thực dân Pháp đưa vua Khải Định sang Pháp
- 1923 NAQ đã viết một loạt TP để vạch trần âm mưu của chính phủ
Pháp và lật tẩy bộ mặt bù nhìn bán nước của Khải Định
- Đối tượng sáng tác là người dân Pari Bác viết bằng tiếng Pháp theo
nghệ thuật Châu Âu hiện đại

2. Chủ đề: vạch trần bộ mặt thậtbù nhìn lố lăng của Khải Định và âm
mưu thâm độc nham hiểm của thực dân Pháp đối với nhân dân các
nước thuộc địa.

II. Phân tích:

1. Giá trị nội dung:

a, Châm biếm lật tẩybản chất bù nhìn của KĐ

* Chân dung KĐ qua cái nhìn của nhân dân Pháp

- Diện mạo: mũi tẹt, mặt bủng như vỏ chanh
- Trang phục: ngón tay đeo đầy những nhẫn, cái chụp đèn chụp lên cái
đầu quấn khăn.
- Cử chỉ thái độ: nhút nhát, lúng túng.
- Hành động: lén lút có mặt tại trường đua, tiệm cầm đồ, ga tàu điện
ngầm.
-> KĐ hiện lên như một thứ đồ cổ xa lạ kệch cỡm lố lăng trong XH
phương tây hiện đại hắn không có tư cách của một đế vương.
- Chân dung KĐ được dựng lên qua sự miêu tả của đôi trai gái người
Pháp-> đảm bảo được tính khách quan
- Họ gọi KĐ là hắn, người khách của chúng ta, anh vua, so sánh với
những trò giải trí tầm thường-> vua KĐ như một thứ đồ chơi, một con

rối, một trò giải trí rẻ tiền
=> Hạ bệ KĐ hắn không xứng đáng là kẻ đại diện quốc gia chuyến đi của
hắn chỉ nhằm mục đích đàng điếm không phải vì lợi ích của đất nước.

* Lời kết tội KĐ qua liên tưởng bình luận của người kể truyện

- Nhờ đến chuyện xưa, vua Thuấn- Pie-> họ vi hành xứng đáng-> phê
phán KĐ với những hành tung mờ ám tầm thường-> kết tội KĐ: tội làm
nhục quốc thể.

- Tác giả đặt ra rất nhiều câu hỏi: phải chăng ngài muốn biết…=> chất
vấn KĐ từ đó đi đến kết tội KĐ: hại nước hại dân, bán nước và làm tay
sai cho Pháp.

b. Vạch trần bộ mặt giả rối thâm độc của thực dân Pháp:

* Tố cáo chính sách cai trị của Pháp ở thuộc địa

- “ Công bảo hộ” khai thác và làm kiệt quệ kinh tế tài chính Đông
Dương: Nhà băng Đông Dương luôn cạn ráo=> chính sách bóc lột.

- “Công khai hoá” bằng rượu cồn và thuốc phiện=> chính sách ngu dân.

* Tố cáo chính sách khủng bố ở chính quốc:

- Vạch trần luận điệu “tự do bình đẳng bác ái”: ngay tại nước Pháp
chính phủ Pháp đã thi hành chính sách khủng bố theo dõi những người
yêu nước Việt Nam trên nước Pháp

KL: Tác phẩm đạt được cả hai mục đích phản đế và phản phong.


2. Những sáng tạo nghệ thuật:

a, Những tình huống nhầm lẫn độc đáo

- Đôi trai gái người Pháp nhầm TG là KĐ.
- Dân chúng Pháp nhầm những người VN trên đất Pháp là KĐ
- Chính phủ Pháp nhầm những người An Nam trên đất Pháp đều là KĐ
=> 3 tình huống liên tiếp tăng cấp

* ý nghĩa:

- Thể hiện thái độ khách quan của người kể chuyện
- Tình huống như đùa như bịa làm tăng tính hài hước khiến cho KĐ hiện
lên càng trở lên lố bịch như một câu truyện tiếu lâm.

b, Hình thức viết thư:

- Bác viết thư cho cô em họ ở An Nam

* ý nghĩa: tạo được sự gần gũi và không khí như thật
-Khiến cho TP hấp dẫn mang dáng dấp một bức thư tình
- Có thể đưa ra những phán đoán giả định.
- Đổi giọng chuyển cảnh kinh hoạt, liên hệ tạt ngang so sánh thoải mái.

c, Những thành công khác:

- Nghệ thuật làm bấo
- Ngôn ngữ sinh động hấp dẫn đa giọng điệu
- Thể văn trào phúng thâm thuý sâu cay

- Nghệ thuật dựng chân dung độc đáo, miêu tả KĐ mà không cần KĐ
xuất hiện.

III. Tổng kết:

- Vi hành thể hiện sức mạnh trong ngòi bút chiến đấu của HCM
- Vi hành cũng thể hiện tài năng văn chương của Bác

×