Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Kỹ thuật chụp ảnh part 8 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.96 KB, 14 trang )


Đây là hai bức hình mẫu tôi tự làm, kết hợp nhiều loại ánh sáng, tạo không khí và phối màu
rất ngộ.



Màu ánh sáng ấm từ nhà quốc hội thiết kế rất hợp với ánh sáng tự nhiên buổi tối



Sự tổng hợp sắc màu ánh sáng: màu xanh của ánh sáng huỳnh quang trên các ô cửa pha trộn
với ánh sáng từ bóng đèn và ánh sáng bầu trời.




Vật thể đặt gần cửa sổ chịu tác động ánh sáng cả trong lẫn ngoài môi trường.


Ánh sáng từ lửa, nến


Ánh sáng từ lửa ta nhìn thấy hàng ngày thậm chí còn đỏ hơn so với ánh sáng từ bóng đèn
(mặc dù trong thực tế nhiệt độ màu của nó thấp hơn so vớ ta◊i bóng đèn). Tuy nhiên não bộ
con người không thể phân biệt được thường thấy ánh vàng hay đỏ.
Một nhân tố khá quan trọng khác chúng ta cần xem xét đó là nguồn sáng của loại ánh sáng
này, chúng thường đặt thấp hơn hẳn so với các nguồn sáng khác: Lửa dưới sàn (bếp lò, lò
sưởi,…) hay nến đặt trên bàn…, trong khi đó đèn điện treo tít trên cao. Rõ ràng, nó sẽ gây
ảnh hưởng lên nhiều thứ: từ bề mặt bóng đổ đến các bóng sáng. Cuối cùng chúng ta cũng cần
biết: Nguồn sáng này thường xuyên di động (do ánh lửa luôn bập bùng).




Ánh sáng từ nến rất đỏ. Trong bức hình này tôi đã giảm nhiệt độ màu thực tế để giúp bức
hình thật hơn (Bộ não của con người không có khả năng nhận biết những ánh sáng quá
mạnh vì vậy chúng ta chỉ cảm thấy nó ấm áp).

Ánh sáng trên đường phố.


Ánh sáng trên đường phố có màu cam đậm (tối thiểu tại Anh nơi tôi đang sống), quang phổ
hẹp đồng nghĩa với màu cam chủ đạo, không có cơ hộ cho mọi thứ chịu tác động thứ ánh
sáng này đều có màu cam◊các màu khác đơn sắc.
Giữa hai vật thể chịu tác động ánh sáng loại này sẽ có rất nhiều bóng đổ. Các vùng sáng nhỏ
và chuyển màu tối rất nhanh, làm đường phố vào đêm có độ tương phản rất cao.


Đây là một trong những vị dụ điển hình cho chiếu sáng đường phố! Bạn có thể nhận thấy
những dải màu hep, mọi thứ trù cỏ ra đều có màu da cam. Bóng đổ đa dạng, độ tương phản
cao. Bầu trời sau những tán cây cũng màu cam do ảnh hưởng ánh sáng hắt lên từ thành phố.

Ánh sáng nhiếp ảnh



Ánh sáng trong nhíêp ảnh thật ra chả liên quan gì đến vấn đề chúng ta đang bàn nhưng tôi
vẫn muốn nói qua. Có rất nhiều ánh sáng sử dụng trong nghệ thuật nhiếp ảnh nhưng chung
nhất vẫn là ánh sáng nhẹ Flash dùng chụp ảnh chân dung chân dung hay những bức hình
khác. Loại ánh sáng này thường dễ nhận ra vì nó không có bóng đổ.




Bóng sáng rộng và bóng đổ nhẹ rất hay được sử dụng trong quảng cáo. Nó tạo cảm giác nhẹ
nhàng, tập chung vào kích cỡ của vật thể. Vật thể lúc này đóng vai trò như những nguồn
sáng khuyếch tán.
Các loại ánh sáng khác và những trường hợp đặc biệt
Hi vọng là tôi đã đảo qua hầu hết các loại chiếu sáng. Tuy nhiên,tôi không có ý định hướng dẫn
các bạn tất cả các tình huống chiếu sáng, thay vào đó, tôi khuyến khích các bạn nên quan sát thật
nhiều và tự tích luỹ kiến thức cho mình. Trong thực tế, với lần đầu quan sát đối với bạn rất khó
khăn, nhưng vạn sử khởi đầu nan, đầu có xuôi thì đuôi mới lọt, vượt qua ngưỡng đầu sẽ giúp bạn
có bước tiến tiếp theo.

Vì vậy hi vọng những gì trong bài viết này giúp bạn bổ sung một phần kiến thức nhỏ, xác định
cách chiếu sáng trong những tình huống đặc biệt khác, những tình huống tôi không đề cập trong
bài viết này. Ví dụ như khi bạn muốn diễn tả ánh sáng dưới biển, trong lớp đá ngầm ở vùng nhiệt
đới
Ánh sáng sẽ từ đâu > Ánh sáng sẽ phản xạ lại thế nào > Màu sắc > Độ khuyếch tán >
Bóng đổ >

Hi vọng những thông tin này sẽ là giúp ích cho các bạn trong quá trình tích luỹ kinh nghiệm thực
tế. Học vẹt theo những kiến thông sáo rỗng thật chả có gì khó khăn (như tôi đã đề cập trong phần
3), không những thế còn quá lãng phí thời gian và công sức bởi khi bạn đã có chút thông tin có giá
về ánh sáng, toàn bộ những khuôn mẫu định hình cũ này sẽ nhanh chóng bay biến đi hết.
Hãy tự mình quan sát, tự mình trải nghiệm! Đó mới thực sự là mục đích của bài
viết này.










Kích thước thợ thường gọi/kích thước thật là:
13x18cm/12.7x18
10x15cm/10 x 15.2
15x21cm/15.2 x 21
Độ phân giải tiêu chuẩn là 300dpi

Tức là: Nếu ta có dự định đi rửa hình 13x18 thì ta crop trên máy tính là 12.7x18. Nếu ta crop đúng
13x18 thì khi đi in ra sẽ không đúng.







Nhiếp ảnh cơ bản: Khẩu độ

Khẩu độ: độ mở của ống kính cho anh sáng(hình ảnh) đi vào phim hay cảm biến ảnh. Khẩu
độ mở càng lớn thì ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại.
Các khẩu độ tiêu chuẩn phổ biến là: 1.4 - 1.8 - 2.8 - 3.2 - 3.5 11 - 16 - 22
Khẩu độ càng lớn tương ứng với số giá số thể hiện càng nhỏ. Các số trên càng lớn đồng nghĩa với
khẩu độ càng nhỏ.

hinh họa:





Ảnh hưởng của khẩu độ đến hình:
1 - Độ sáng của hình: như định nghĩa bên trên thì khẩu độ là độ mở của ống kính cho ánh sáng đi
vào. Do đó nếu khẩu độ mở càng to thì lượng ánh sáng(hình ảnh) đi vào film hay cảm biến càng
nhiều.
Các hình dưới đây được chụp với cùng một thông số, chỉ khác khẩu độ.


Ta thấy: f càng lớn (độ mở càng nhỏ) thì hình càng tô'i và ngược lại

2 - Độ sâu của ảnh: khi khẩu độ đóng cà nhỏ thì ảnh sẽ có độ sâu hơn là khẩu độ mở lớn hơn.


Ta thấy ảnh chụp với f nhỏ (khẩu lớn) thì không thấy được rõ các chi tiết phía sau.

Thợ ảnh thường nói đến khẩu độ bằng các từ sau:
- Anh mở bao nhiêu?
- Anh để khẩu bao nhiêu?
- Anh đóng khẩu bao nhiêu?


Mở rộng: với các ống kính(OK) có 1 khẩu độ thì giá thường cao hơn nhiều so với ống kính có hai
khẩu độ. Và khẩu độ càng lớn thì giá càng cao.

VD: OK Nikon 17-55mm khẩu là 2.8 có giá gần 1500usd trong khi ống 18-55mm hai khẩu là 3.5 -
5.6 (từ 3.5 đến 5.6) giá chỉ khoảng 130usd. Dĩ nhiên là còn phụ thuộc vào một số yếu tốc khác.





Bí kíp chụp đẹp ảnh số



Những máy ảnh đời mới liên tục ra đời với mức giá đắt đỏ hơn dễ làm cho chiếc máy ảnh
thân yêu của bạn bị lỗi thời. Thế nhưng, dù sở hữu một chiếc máy ảnh số rẻ hay đắt tiền, cũ hay
mới, chúng ta vẫn có thể tạo ra một bức hình tuyệt đẹp nếu chịu khó vận dụng những “thủ thuật”
cơ bản sau.


Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu
chỉnh này giống như việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh
được cảm giác lành lạnh của các tấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.

Tạo ấn tượng khác lạ cho tấm hình khi chụp ngoài trời nắng: Nếu thật sự muốn tạo một ấn
tượng khác lạ cho những tấm hình, chúng ta có thể dùng một bộ lọc bằng kính phân cực. Giảm
được cường độ sáng và các phản chiếu không mong muốn, hình ảnh sẽ giàu màu sắc và đậm nét
hơn, nhất là cảnh chụp bầu trời.

Nếu máy ảnh không có bộ lọc, bạn có thể dùng một kính mát loại tốt, đặt sát ống kính rồi chỉnh vị
trí của nó khi nhìn qua màn hình LCD. Để tạo hiệu ứng mạnh nhất, hãy đứng sao cho mặt trời ở
phía trên vai trái hoặc vai phải của bạn. Lúc này, chất lượng ảnh sẽ tốt khi nguồn sáng chiếu một
góc 90 độ vào vật thể.

Chụp ảnh ngoài trời: Một trong những tính năng bí mật ẩn giấu trong máy ảnh số là chế độ “fill
flash” hay còn gọi là "flash on". Sử dụng hợp lý tính năng này, chúng ta sẽ tiến được một bước
quan trọng trong việc chụp ảnh ngoài trời.

“Flash on”: camera phơi sáng hình nền trước rồi mới thêm đủ độ sáng để phản chiếu đối tượng
mà chúng ta chọn làm tâm. Đây cũng là thủ thuật mà thợ ảnh chụp đám cưới áp dụng nhiều năm

nay.

Bạn có thể áp dụng kỹ thuật đặt đối tượng chụp ở vị trí mặt trời chiếu sáng từ tóc đến hông hoặc
đến lưng (thường được gọi là viền chiếu) hoặc đưa đối tượng đến một bóng cây rồi dùng đèn flash
để chiếu. Việc này sẽ khiến người được chụp thoải mái hơn, không bị nheo mắt. Một điều cũng
nên chú ý là tầm chiếu sáng của đèn flash tích hợp trong camera chỉ khoảng 3 mét hoặc ít hơn, do
đó chúng ta không nên đứng xa đối tượng khi chụp ngoài trời.

Chụp cận cảnh với chế độ “macro mode”: Khi muốn lưu giữ những thế giới tí hon thú vị như hạt
sương trên lá, hoa cỏ, bạn không cần phải nằm dài ra đất khi sử dụng chế độ “close up” hay
“macro mode” trên máy ảnh số. Tuy nhiên, khi dùng chế độ này, tấm hình chỉ có chiều sâu hạn
chế. Vì vậy, chỉ tập trung vào phần quan trọng nhất để chụp.

Chụp hình nước chảy chậm: Các hình ảnh ấn tượng này được tạo ra bằng cách tìm một bố cục
chuẩn cho một dòng nước chảy, sau đó, để cửa trập mở trong một, hai giây. Chúng ta sẽ cần đến
giá đỡ để cố định camera trong quá trình chụp dài và chức năng self timer để hạ cửa trập. Nếu máy
ảnh có chế độ mở của cửa trập thì đặt theo f8, f1 hay f16. điều này sẽ giúp chúng ta tạo chiều sâu
cho cảnh và giúp cửa trập đóng từ từ.

Đặt giờ chụp: Chức năng này có trên hầu hết các loại máy ảnh số và đợi được đến 10 giây sau khi
bấm nút. Chúng ta có thể dùng “salf timer” cho nhiều tình huống khác nhau như đặt cảnh nền để
chụp chính mình hoặc bắt hình trôi chậm.

Chỉnh độ nhạy bắt sáng (ISO): Nên để ISO phù hợp với điều kiện ánh sáng làm sao vừa dễ chụp,
vừa đẹp. Độ nhạy cao dễ chụp trong điều kiện trời xẩm tối, đêm hay trong nhà nhưng sẽ gây ra
hiện tượng rạn ảnh, vỡ hạt. Như vậy, nên để ISO 200 cho trời nắng và 400 đối với trời u ám. Với
800 hoặc 1.600 chỉ nên dùng trong trường hợp bất đắc dĩ hay về buổi đêm mà không phát đèn
chớp.

Trên máy ảnh thường có các chế độ lấy ánh sáng giúp theo ý muốn.


Aperture (A), không dùng đèn flash: Chỉ phù hợp khi chụp với nguồn sáng mạnh (8 giờ sáng
đến 6 giờ chiều mùa hè, không áp dụng khi chụp trong nhà. Nếu nguồn sáng yếu mà bạn vẫn cố
tình để chế độ này thì ảnh sẽ bị mờ nét, trừ phi camera được đặt lên chân máy hoặc vật cứng).

Speed (S), không dùng flash: Chỉ nên sử dụng chế độ này khi ánh sáng ngoài trời tốt, một người
hoặc vật đang chuyển động với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, độ nét sâu của hình ảnh sẽ bị hạn chế.

Auto: Chụp ở chế độ tự động, máy sẽ tự động phát đèn flash để đảm bảo một bức ảnh chuẩn sáng.
Nhược điểm của chế độ này là ảnh chỉ sáng được những vị trí mà đèn chiếu tới và thông thường
hậu cảnh sẽ bị tối trừ khi chúng ta chụp trong điều kiện trời thật sáng và nắng. Nếu chụp flash khi
trời nắng, các điểm khuất của mặt người được chụp như hốc mắt, mũi, vùng cổ sẽ không bị tối.
Đèn flash sẽ làm cân bằng sáng trên toàn mặt.




Nhiếp ảnh cơ bản: Tốc độ

Tốc độ : tốc độ bàn đến ở đây không phải là tốc độ để đo xem máy ảnh chụp được bao
nhiêu tấm hình trên trong một khoảng thời gian mà là khoảng thời gian mà màng chập mở
ra cho ánh sáng đi vào film hay cảm biến hình.

Tốc độ tiêu biểu là:
1/8000s - 1/6400s - 1/5000s - - 1/125s - 1/60s 1s - 2s -

Trên máy ảnh tốc độ hiển thị là:

8000 - 6400 - 5000 - - 125 - 60 - 1" - 2" -


Tốc độ chụp phổ thông nhất là 125(1/125 của 1 giây).

Ảnh hưởng của tốc độ đến hình:

- Tốc độ càng nhanh thì thời gian ánh sáng(hình ảnh) chiếu lên bề mặt film hay cảm biến
càng ngắn. Tốc độ càng chậm thì thờ gian ánh sáng(hình ảnh) chiếu lên bề mặt film hay cảm
biến hình càng lâu.

Hai ảnh chụp với tất cả các thông số giống nhau trừ tốc độ.

- Tốc độ càng chậm thì càng dễ bị rung khi chụp. Trong điều kiện thiếu sáng ta thường
giảm tốc độ để có hình sáng hơn, điều này khiến cho hình dễ bị nhòe do rung, có thể là do
người chụ rung, có thể là do đối được được chụp di chuyển. Do đó khi giảm tốc độ xuống
thấm hơn mức trung bình thì nên để máy lên chân, bệ (bàn, ghế ). Thông thường sau khi
thấy đèn nhá hay thấy máy kêu do bấm nút chụp tượng được chụp nghĩ là đã chụp xong và di
chuyển, khi chụp tốc độ chậm thì máy vẫn ghi hình sau khi bấm nút chụp, do đó để tránh
hình bị nhòe do đối tượng di chuyển, nhớ nhắc đối tượng đứng lại 1 tí sau khi bấm nút
chụp.

- Tốc độ nhanh chậm mang lại các hiệu ứng khác nhau. Nếu đối tượng chụ di chuyển (chiếc
xe, viên đạn, quả táo rơi, nước bắn tung tóe ) với tốc độ thấp hơn hoặc bằng tốc độ chụp thì
ta có thể bắt đứng đối tượng chụp. Nếu tốc độ chụp thấp hơn thì ta sẽ có hiệu ứng nhòe hình,
cảm giác như là vật đang di chuyển thực sự.


- Ta thấy hình trên ở các tốc độ khác nhau có hiệu ứng khác nhau:
ở S = 1 giây: máy ghi lại quá trình chuyển động của nước từ trên cao xuống thấp nên tạo
thành các vệt nhìn mịn và rất đẹp.
ở S = 1/3 thì độ mịn giảm đi
ở S = 1/30 máy chỉ ghi lại một đoạn đường đi ngắn và ta thấy độ mịn giảm đi đáng kể

ở S = 1/200 và 1/800 thì coi như máy đã bắt đứng các hạt nước (giống như không di chuyển)

- Khi chụp tốc độ cực chậm nơi có ảnh sáng yếu sẽ tạo ra cá hiệu ứng rất hay trong nhiếp
ảnh.

Khi chụp đường nhiều xe với tốc độ thấp sẽ cho các hiệu ứng thú vị.


Tốc độ chụp liên quan đến việc rung máy, có vài cách để xác định sơ bộ tốc độ chụp:

* Với tiêu cự:
Tốc độ chụp tối thiểu để không bị rung máy được tính bằng "1/tiêu cự của ống kính"
VD: ống kính 50 mm thì tốc độ chụp tối thiểu sẽ là 1/50s,
ống kính 100 mm sẽ là 1/100s
ống kính 300 mm sẽ là 1/300s

* Với tốc độ trên máy:
- Tốc độ nhỏ hơn <1/60s tốt nhất là sử dụng chân máy hoặc đặt máy ảnh trên một điểm tựa.
- Tốc độ 1/60s là giới hạn để chụp cầm tay bình thường
- Tốc độ khoảng 1/250 dùng để chụp các chuyển động bình thường (đi bộ, xe đạp…)
- Tốc độ từ 1/500s trở lên dùng để ghi lại chính xác những chuyển động nhanh
(chụp xe chạy trên đường, thể thao, trượt băng, võ thuật…)
- Tốc độ từ 1/4000s trở lên dùng để ghi lại các chuyển động rất nhanh (có người gọi là “đứng
hình” hay “đóng băng chuyển động”. (Đua xe thể thức 1, giọt nước rơi…)

Biết vậy mà em cứ bị rung máy hoài, chẵng tấm ảnh nào ra hồn cả:-)







Kỹ thuật handholding


Để chụp được một bức ảnh đẹp về mặt kỹ thuật thì có 3 yếu tố quyết định: Body, Chất lượng ống kính, và Khả
năng giữ máy ít rung đến không bị rung khi chụp. Máy và ống kính được ta đầu tư tìm hiểu rất nhiều và nhiều khi bỏ
tiền bạc ngàn lựa chọn những cái thuộc hàng cao nhất. Còn yếu tố thứ 3 là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất, khó khống
chế nhất và là yếu tố duy nhất chịu tác động trực tiếp của người chụp lại rất ít được nhiều người quan tâm đầu tư, cả về
thiết bị lẫn kiến thức, có lẽ vì nó không trực tiếp tham gia vô qui trình sản xuất ra ảnh như body và ống kính chăng?
khiến người ta dễ dàng quên đi vai trò của nó dù rất quan trọng

Kỹ thuật handholding là kĩ thuật cơ bản nhất cần phải có ngay khi lần đầu tiên cầm máy chụp hình, thế nhưng không
phải ai cũng hiểu thấu đáo. Ví dụ bản thân tôi lúc mới mua máy cũng chỉ dựa trên cái hình hướng dẫn trên manual theo
máy và cứ thế vô tư chụp một thời gian dài và cũng không nhận xét được nhiều về kết quả vì không có sự so sánh, cứ
thấy tấm nào cũng OK. Đến khi tình cờ tìm được một vài hướng dẫn về kĩ thuật handholding trên internet, liền tiến
hành một loạt test và rút ra được kết quả khác nhau khá quan trọng. Tôi dùng ống kính 30 1.4 (máy canon 30D) chụp ở
tốc độ 1/40s chụp 10 tấm cùng 1 subject bằng 2 kĩ thuật mới và cũ: với kĩ thuật cũ thì trong 10 hình chụp chỉ có 2 tấm
là tạm được, trong khi kĩ thuật mới cho tới 5, 6 tấm tốt và các tấm tốt nhất sắc nét hơn hẳn 2 tấm trên (thí nghiệm ngay
khi chưa có sự luyện tập). Kết luận rút ra là kĩ thuật handholding đúng là rất quan trọng cho kết quả hình chụp, vì vậy
bữa nay xin viết lại chia sẻ với các bác.
-Mặc dù chụp tay, nhưng hãy tìm kiếm các điểm tựa có sẵn: tường, hàng rào, ghế nếu có thể chụp ở tư thế ngồi vững
hơn tư thế đứng, khi đứng nếu có thể dựa vô tường, cây sẽ giúp ổn định hơn. Nếu không có các điểm tựa thì đành
chấp nhận , bây giờ thì kĩ thuật handholding sẽ giúp đỡ chúng ta ít nhiều:
-Tay trái ngửa lên tạo thành một cái "nôi" đỡ máy, ống kính chỗ tiếp xúc body đặt giữa ngón cái và ngón trỏ. Do tay
người chụp kích thước khác nhau, thói quen khác nhau và chiều dài ống kính khác nhau nên các bác thử nghiệm và tìm
cho mình một cách cầm thoải mái nhất, quan trọng là trọng tâm của máy đặt trên lòng bàn tay, theo kinh nhiệm bản
thân thì ở tư thế mà các cơ trên lòng bàn tay trái đều thả lỏng ra cho kết quả tốt nhất. Tay phải nắm lấy "grip" của body
như bình thường.
-Hai khuỷu tay kẹp 2 bên sườn tạo thành 2 điềm tựa, không cần ép thật mạnh đến nỗi nín thở, chỉ cần tựa chắn chắn

nhưng thoải mái.
-Ghì chặt phần cao su quanh ống ngắm vô gờ mắt trên trán tạo thành một điểm tựa thứ 3, ghì chặt nhưng luôn luôn ở
tư thế thoải mái nhất.
Đếy đây thì máy gắn liền với nửa thân trên người chụp thành một khối nhờ có 3 điềm tựa, vấn đề còn lại là phải đứng
thật vững, độ rung bây giờ chỉ còn do người bị đổ tới lui do cơ chân và rung do nhịp thở
-Khi đứng thì chân rộng bằng vai, một chân hơi lùi về phía sau một chút (thường chân phải), trọng lượng thả đều 2
chân, thường tư thế này ít bị ngã tới ngã lui nhất so với đứng ngang hai chân vuông góc với hướng ống kính (kinh
nghiệm bản thân).
-Khi chụp, để khống chế độ rung do nhịp thở thì ta dùng kĩ thuật của sniper (tôi chưa từng làm sniper bao giờ nên cũng
không biết có thật như vậy không), nhưng có 2 ý kiến khác nhau: Một là ta hít sâu vô rồi thở ra từ từ, ta bấm máy ở
thời điểm ĐANG thở ra (đã thở ra được một nửa vì ở vị trí này cơ lồng ngực ít bị căng nhất và thoải mái ít bị rung). Ý
kiến thứ 2 là khi đã thở ra một nửa rồi, ta tạm ngưng thở một chút rồi bấm máy.
-Bây giờ đến kĩ thuật bấm máy, cũng có 2 ý kiến khác nhau nhưng cả 2 đều chống lại việc mà phần đông chúng ta hay
làm là dùng đầu ngón tay "chọt" vô nút bấm. Ý kiến 1 là dùng kĩ thuật "VÊ" ngón tay (rolling), thú thật với các bác là
tôi mất cả tiếng đồng hồ để lăn ngón tay tới lăn lui, lăn qua lăn lại mà không tìm ra thế nào là rolling cả, vì vậy có bác
nào biết xin tả lại chi tiết cho tôi và các bác khác biết với, còn kĩ thuật thứ 2 là "ÉP" ngón tay (squeezing), cái này thì
đơn giản hơn. Ta đặt ngón tay lên nút bấm sao cho phần móng song song với mặt phẳng của nút bấm, ngón tay ép đều
lên mặt vát của body chổ dành cho ngón tay, bụng ngón tay chỗ vân tay ép lên mặt nút. Khi bấm ta "ép" đều xuống nút
(ta đã ép nhẹ để khóa focus và exposion từ trước, canh nhip thở và ép sâu xuống để chụp)
Bây giờ thì chụp portrait, nếu ta quay "grip" và nút bấm lên phía trên như phần đông vẫn làm thì khuỷu tay phải không

×