Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Kỹ thuật chụp ảnh part 7 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.83 KB, 14 trang )

Nước làm thay đổi bản chất các bề mặt vì không như hầu hết các vật thể trong tự nhiên, mặt
nước có tính phản xạ cao và gây nên bóng sáng trực tiếp khá mạnh. Sương đọng trong cỏ có
thể tạo nên hàng nghìn bóng sáng li ti (nó giữ lại những ánh nắng ban mai), mỗi hạt sương là
1 thấu kính con. Trong tự nhiên, những phản xạ long lanh thường khó thấy (trừ khi các bề
mặt có nước bao phủ). Nước có thể giống các hạt trong bầu không khí.
Một ảnh hưởng lớn khác của nước lên ánh sáng đó là nó phản xạ ngược lại phông cảnh. Nếu
bạn đang đứng cạnh bờ biển, bạn sẽ nhận thấy có rất nhiều ánh sáng phản xạ từ dưới bề mặt
nước biển lên.
Cuối cùng, nước cũng gây nên một số hiệu ứng trong không khí: từ hiện tượng 7 sắc cầu
vồng đến các quầng sáng.


Những hạt sương nhỏ tạo nên hàng nghìn bóng sáng lung linh, thậm chí bóng đổ cũng tạo
cho chúng ta cảm giác đó. Hãy nhìn những giọt sương mai, chúng đang phản xạ bầu trời
trong trẻo.


Bề mặt đọng nước của hè phố trông như 1 tấm gương lớn, phản xạ mọi vật

Nhựa dính trên những quả mọng này làm lớp vỏ ngoài sáng bóng, nổi bật vẻ ngoài của vỏ.
Chúng ta biết được vỏ quả mọng bị ướt vì trong tự nhiên, phản xạ kiểu này không dễ thấy.
Đôi dòng suy nghĩ sau cùng.
Ánh sáng tự nhiên là một thể hỗn hợp và thay đổi liên tục. Tuy cũng tuân theo môt vài khuôn mẫu,
nguyên tắc của thế giới vật lý tự nhiên nhưng loại ánh sáng này vẫn quá phức tạp để có thể cắt
nghĩa được toàn bộ vấn đề trong một bài viết như thế này. Tôi chỉ hi vọng có thể cung cấp cho các
bạn hướng đi, giúp các bạn giải quyết các trường hợp chiếu sáng khác nhau. Hi vọng những gì tôi
cung cấp sẽ khơi dậy trí tò mò trong bạn, giúp bạn tự nghiên cứu, tìm tòi theo cách quan sát của
riêng để có thể áp dụng vào công việc của mỗi người. Các bạn sẽ không những nhận ra những
điểm yếu trong tác phẩm của mình mà còn nhận ra những gì trước đây quá lý thuyết sáo rỗng với
bản thân. Thực tế chỉ là điểm khơỉ đầu và luôn cần sự tìm tòi thêm.
Có một vấn đề tôi vẫn phải cẩn thận là đôi khi những gì thuộc về nguyên tắc của trường hợp này


lại có thể sai lầm khi áp dụng vào trường hợp khác! Ví dụ như ánh nắng ấm sẽ đổ màu lạnh. Có thể
điều này đúng với ánh sáng tự nhiên: ánh sáng mặt trời màu vàng và bóng đổ màu xanh. Nhưng
đây chỉ là một nguyên tắc của tự nhiên và chúng ta không nên làm theo một cách mù quáng, trong
các trường hợp khác nó có thể không đúng (như với trường hợp mây tan).
Cũng tương tự như lý thuyết, màu bóng đổ theo màu của ánh sáng chính. Đây có thể là nguyên lý
ăn sâu vào trí óc của chúng ta nhưng trên thực tế, lại không hoàn toàn như vậy (máy ảnh có thể tạo
dễ dàng). Điều đáng nói ở đây là ý tưởng của bạn, ý đồ của bạn trong tác phẩm, bạn muốn một
hiệu ứng riêng cho mình, không theo một nguyên tắc nào cả.
Danh hoạ giỏi nhất bạn nên học tập đó là Claude Monet, ông có kiến thức sâu sắc về ánh sáng tự
nhiên và hầu hết các tác phẩm của ông đều xử lý ánh sáng rất tuyệt (mặc dù phong cách vẽ của ông
khá thô và không hề tuân theo nguyên tắc chính xác nào của ánh sáng). Ông đã vẽ những bức tranh
có sự thay đổi, biến tấu ánh sáng rất tuyệt như: loạt tác phẩm về Haystacks hay các bức hoạ về nhà
thờ Rouen Cathedral.



Ánh sáng trong nhà rất khác với ánh sáng ngoài môi trường (do ít chịu ảnh hưởng trực
tiếp của ánh sáng mặt trời). Con người điều khiển ánh sáng thường với một mục đích riêng
nào đó. Ví dụ: các thiết bị chiếu sáng trong nhà thiết kế đa phần cho ra ánh sáng khuyếch tán.
Trong khi đó, ở các văn phòng người ta lại quan tâm đến cách chiếu sáng đa chức năng mà
lại tiết kiệm, hiệu quả hơn. Đó cũng chính là lý do tại sao nhưng nhân viên văn phòng thường
làm việc trong vùng sáng xanh lá cây.

Hầu hết ánh sáng nhân tạo trong nhà đều có tính chất khuyếch tán nhằm làm dịu ánh sáng và
bóng đổ của đèn (trừ trường hợp ánh sáng rọi khá cứng). Tuy nhiên, những nhà thiết kế ánh
sáng sẽ cùng cho ra kiểu sáng rọi đa luồng, không chỉ là một luồng sáng rọi mà còn vài luồng
khác, tất cả cùng chiếu sáng có thể làm mềm các vùng bóng đổ khác (trong khi đó vẫn có thể
tạo ra vô số các bóng sáng).
Ánh sáng mặt trời khi chiếu vào nhà thường bị khuyếch tán (do bật nẩy từ các bức tường, sàn
nhà và trần nhà). Trên lý thuyết nó có thể xuyên trực tiếp qua cửa sổ, vào tận trong nhà. Tuy

nhiên, thực tế lại khác, ánh sáng mặt trời thường bị cửa sổ và tường chắn lại. Do vậy, hiếm
khí chúng ta thấy ánh sáng mặt trời rọi trực tíêp vào nhà mà không bị phản xạ bởi một bề mặt
nào đó.


Ánh sáng mặt trời qua ô cửa sổ



Ánh sáng rọi từ cửa sổ vào thường xuất hiện trong phạm vi chiếu sáng trong nhà. Nếu ta coi
bản thân cửa sổ cũng là một nguồn sáng hiệu quả thì ánh sáng hoàn toàn nhẹ (nguồn sáng từ
cửa sổ rộng). Ánh sáng loại này khá hấp dẫn và rất ăn ảnh. Nếu chúng ta chỉ có 1 cửa sổ và
dù nguồn sáng nhẹ đến mấy thì độ tương phản ánh sáng sẽ vẫn cao. Ngược lại, càng nhiều
cửa sổ thì độ tương phản càng thấp và điều này đồng nghĩa căn phòng sẽ nhận nhiều ánh
sáng hơn.

Màu của ánh sáng phụ thuộc nhiều yếu tố: đầu tiên là thời tiết, nó sẽ ảnh hưởng đến ánh sáng
khung cửa sổ. Vào này âm u, ánh sáng sẽ trắng, màu xám hoặc xanh. Vào ngày nắng, nó lại
có màu xanh của ánh sáng bầu trời hoặc màu trắng, vàng hay màu đỏ của ánh sáng mặt trời
(tuỳ theo khoảng thời gian trong ngày). Khi ánh sáng đi qua cửa sổ, nó sẽ chịu ảnh hưởng 1
số bề mặt phản xạ từ trong nhà ra. Tường, sàn nhà và màu sắc đồ đạc trong nhà sẽ ảnh hưởng
đến ánh sáng, ánh sáng phản xạ khắp nhà.

Rõ ràng, để tạo ra ánh sáng cửa số thuyết phục bạn phải cân nhắc cẩn thận các yếu tố trên,
đồng thời có sự tính toán trong cường độ, màu sắc và độ tương phản ánh sáng. Cách thử
nghiệm đơn giản nhất, vào ngày âm u, bạn cho ánh sáng đi qua một cửa sổ lớn vào 1 căn
phòng màu trắng.Tiếp theo bạn có thể quan sát những thay đổi qua mô hình đơn giản như tôi
đã dùng. Nó sẽ là điểm khởi đầu cho tất cả.

Một kiểu ánh sáng cửa sổ rất nổi tiếng đó là North Light (ánh sáng vào qua khung cửa mở

đối diện hướng Bắc). Trước đây, các hoạ sĩ khó đạt được thành công trong ánh sáng nhân
tạo, với cửa sổ luôn hướng về phía Bắc, ánh sáng hầu như không có sự thay đổi trong ngày.
Nguyên nhân do căn phòng◊mặt trời luôn ở hướng Nam (tối thiểu ở phần bán cầu Nam)
ánh sáng yếu, không có◊chỉ nhận được ánh sáng khuyếch tán từ bầu trời hướng hay bóng đổ
rõ rệt. Với những căn hộ có cửa sổ hướng về phía Bắc, chất lượng ánh sáng trong nhà cũng
chả khác gì nhiều so với chất lượng ánh sáng đến từ các khung cửa sổ không nhận ánh sáng
mặt trời trực tiếp. Tuy những căn phòng này có tối hơn (do không thiếu ánh sáng mặt trời)
nhưng ánh sáng rất dịu.

Mặc dù căn phòng cũng có ánh sáng mặt trời nhưng chỉ ảnh hưởng một vùng nhỏ. Hầu hết
ánh sáng trên các bức tường và đồ đạc trong phòng đều nhờ vào ánh sáng phản xạ của mặt
trời hay ánh sáng khuyếch tán từ chính cửa sổ. Để ý màu đỏ trên bức tường phía xa, có thể
nó bị phản xạ bởi các bức rèm. Chúng ta cũng nhận thấy độ tương phản cao của ánh sáng
mặt trời tạo vùng sáng rất rõ nét.

Đây là ảnh minh hoạ cho kiểu ánh sáng nhẹ chiếu qua khung cửa sổ. Bức hình chụp vào
ngày âm u, cửa sổ đóng vai trò như một chiếc hộp khổng lồ chiếu sáng nhẹ nhàng cho hình
ảnh em bé. Vật thể càng gần cửa sổ, ánh sáng càng mềm (tôi sẽ giải thích thêm trong phần
5). Chúng ta hãy để ý các cạnh bóng đổ, rất mờ, đôi khi nhìn không kỹ sẽ khó phát hiện ra.
Sự chuyển đổi giữa ánh sáng và vùng bóng tối hầu như không nhận thấy.

Qua nhiều thế kỷ, kiểu ánh sáng nhẹ, đến từ một khung cửa sổ lớn này đựơc nhiều hoạ sĩ ưa
chuộng (và ngày nay, nó vẫn được các nhiếp ảnh gia tận dụng do vẻ đẹp và độ tin cậy có thể
biết chắc chắn hiệu quả trước của nó)

Ánh sáng bóng đèn điện gia đình

Đây là thứ ánh sáng chúng ta gặp phổ biến nhất trong cuộc sống thường nhật. Nó đến từ
nhiều kiểu đèn: loại bóng tròn chiếu từ phía trên, chiếu xiên. Đặc tính chung là chúng đều
dùng loại bóng đèn sáng nóng.

Dây tóc bóng đèn thật ra có màu vàng/ da cam mạnh (tôi đã đề cập phần 1). Tuy nhiên, khi
chúng ta nhìn vào lại thành ra màu trắng (hiện tượng ta không cảm nhận được màu◊này do
bộ não của chúng ta đã lọc màu vàng vàng của dây tóc bóng đèn khi nhìn trực tiếp. Thường
nếu bạn đang chụp ảnh hay vẽ bức hình một chiếc bóng đèn phát sáng trong phòng, sẽ thật
hơn nếu bạn để dây tóc bóng đèn màu trắng. Nếu bạn để dây tóc bóng đèn màu da cam sáng
(như trên thực tế), trông sẽ kém thuyết phục hơn nhiều.
Nhưng bù lại, độ sáng của dây tóc bóng đèn khá đa dạng và khó đoán trước. Với các đồ vật
thông thường, hầu hết ánh sáng bị khuyếch tán do hình dáng từng loại đèn, tạo nên nguồn
sáng lớn và chiếu sáng mềm hơn.
Tuỳ thuộc vào không gian của mỗi căn phòng mà nhận được độ chiếu sáng khác nhau. Một
số nhà tiêu biểu như phòng thay đồ hay Gara để xe thường chỉ lắp đèn bóng trần, không có
trao đèn, khiến ánh sáng cứng và không hề hấp dẫn chút nào. Chúng ta có thể chấp nhận cho
cách bày trí này vì dù sao cũng chả ai nán lại lâu, do vậy, người ta cũng chỉ cần quan tâm tới
chất lượng chiếu sáng chứ không để ý mấy tới tính thẩm mỹ của không gian chiếu sáng.
Trong những gian phòng thời gian ở lại của mọi người lâu, người ta bắt đầu quan tâm tới chất
lượng chiếu sáng, ánh sáng cần nhẹ nhàng và có sức hấp dẫn, phong phú hơn. Ví dụ như
phòng khách (phòng chính trong nhà), bạn có thể thấy rất nhiều loại đèn kết hợp, tạo không
gian thoải mái cho căn phòng. Tuy nhiên, chức năng chiếu sáng cũng rất quan trọng tại
những căn phòng kiểu thế này. Ví dụ trong phòng ngủ, bên cạnh ánh sáng dịu cho giấc ngủ,
đôi khi bạn bạn cũng cần ánh sáng vừa đủ để nằm đọc sách hay đang đêm thức dậy có viêc
cần. Trong nhà bếp, ánh sáng rọi được bài trí làm sáng toàn bộ khu vực nấu nướng. Phòng
tắm và các tấm gương cũng có thể tham gia vào chiếu sáng với một mục đích, chức năng nào
đó.
Nhìn chung, ánh sáng dùng trong gia đình là sự kết hợp của cả tính thẩm mỹ lẫn chức năng
sử dụng. Bóng đèn thường đi kèm với trao đèn đa dạng về kiểu dáng. Những trao đèn này
đều được thiết kế nhằm làm dịu ánh sáng, chúng giúp che đi hình dáng thô trần của bóng đèn
và làm mềm bóng đổ cứng đơn thuần của các bóng đèn nói chung.
Nhân tố quan trọng tiếp theo chúng ta cần xem xét đó là trong đặt nguồn sáng, nó sẽ làm
mềm ánh sáng và bóng đổ. Ánh sáng từ các phòng khác Hiếm khi có gian phòng nào◊nhau
sẽ lan tràn sang không gian gần kề nó chỉ đơn thuần chịu ảnh hưởng một loại sáng. Một ví

dụ tiêu biểu: Nếu bạn đang ngồi trong phòng khách với 4 hay 5 ánh sáng khác nhau, những
ánh sáng này sẽ tạo nhiều vùng sáng nhỏ, hấp dẫn. Với nhà bếp thiết kế hiện đại, người ta
cũng thường đặt nhiều hàng bóng rọi trên trần nhà.
Đặt nhiều nguồn sáng bóng đèn đồng nghĩ với nhiều loại bóng đổ > ánh sáng rất thú
vị với độ cứng mềm khác nhau. Kêt quả thể hiện rõ nhất trên các bề mặt phản xạ với hàng
loạt bóng sáng. Có thể ánh sáng sẽ khác nhau về màu sắc, cường độ vì bản thân các bóng đèn
càng già, độ chiếu sáng càng yếu dần và đỏ hơn.
Cuối cùng chúng ta cũng nên chú ý tới các thiết bị có khả năng phát sáng trong gia đình như:
máy tính, TV hay lò vi sóng, bếp và rất nhiều những vật dụng khác.
Lời khuyên duy nhất tôi có thể đưa ra đó là bạn hãy thực hành bằng cách tự đặt số lượng đèn
trong phòng, theo tưởng tượng từng người và bạn sẽ phát hịên ra hàng loạt điều thú vị


Một cảnh nội thất tiêu biểu với vài nguồn sáng nhẹ nhàng. Bạn có thể thấy các trao đèn sử
dụng làm mềm ánh sáng và hắt hướng lên tường để không tạo bóng đổ sắc. Trong ảnh này,
tôi đã tăng thêm độ trắng cho đèn, giảm cảm giác màu cam toàn cảnh (trong thực tế thì ánh
sáng dây tóc bóng đèn không như vậy) . Tuy nhiên, làm dịu bớt màu cam lại làm cho bức ảnh
trông thuyết phục hơn, truyền tải đúng màu sắc mà mắt con người cảm nhận được.
Ánh sáng đặt trong các nhà hàng, cửa hiệu và trang trí nội thất mang tính chất
thương mại.



Giống như với ánh sáng sử dụng trong gia đình, ánh sáng dùng với mục đích thương mại rất
đa dạng, chủ yếu nhằm gây cảm xúc, đánh trực tiếp vào mắt người xem. Trong hầu hết các
trường hợp, những nhà thiết kế đều cài đặt ánh sáng, đem lại cho những khách hàng cảm giác
“muốn mua hàng”. Do vậy, phải rất cẩn thận nếu bạn có ý định thay đổi lại hệ thống đèn.
Ánh sáng trong các nhà hàng nhìn chung để dưới thấp, nhẹ. Nó có thể là sự tổng hợp của
nhiều ánh sáng rọi khác nhau, làm nổi rõ từng cánh hoa hồng hay ngọn nến lung linh trên
bàn. Rõ ràng không một nhà hàng nào là không muốn có điểm riêng so với các nhà hàng

khác. Việc quan sát ánh sáng tại các nhà hàng là một cách tiếp cận rất hay nhằm tìm hiểu vấn
đề chiếu sáng nội thất ảnh hưởng thế nào đến tạo cảm giác và không khí cho khung cảnh.
Một chi tiết quan trọng cần nói đến: Khi muốn thay đổi hệ thống chiếu sáng trong gia đình,
bạn có thể tham khảo tại những nhà hàng hay quán bar, bạn sẽ thấy họ sử dụng số lượng lớn
các bóng đèn để tạo bóng sáng phản xạ. Cách bài trí này làm lộ toàn bộ bề mặt phản xạ, từ
từng con dao, cái đĩa. Cũng như với chiếu sáng trong gia đình, các nguồn sáng khác nhau sẽ
cho nhiều màu sắc, cường độ ánh sáng, tạo những vùng sáng khắp nhà.
Các cửa hiệu khác nhau cần ánh sáng khác nhau nhưng chung quy vẫn cần tạo không khí cho
căn phòng, làm nổi rõ mặt hàng bày bán. Hầu hết các cửa hàng ở phố chính dùng đèn tuýp
thắp sáng tạo cảm giác sáng sủa, thoáng mát. Với mặt hàng chưng bày đặc biệt có lắp thêm
đèn phụ
Nếu bạn đang định thay đổi lại không gian cho căn phòng, bạn nên cân nhắc tới chức năng
của căn phòng là gì trước khi quyết định đặt ánh sáng cho nó.
Rõ ràng vấn đề quá rộng để có thể đề cập toàn bộ trong bài viết. Các bạn nên tự quan sát và
chụp vài tấm hình với các góc độ cài đặt ánh sáng khác nhau để tham khảo.

Một nhà hàng tiêu biểu cho tạo ấn tượng không gian bằng cách sử dụng nhiều nguồn sáng,
màu sắc phong phú, cảm giác thú vị lan toả khắp căn phòng.



Quan sát gần hơn, chúng ta hãy để ý có rất nhiều bóng sáng trên những chiếc ly, đây chính
là phản xạ của đủ thứ ánh sáng trong phòng.



Ánh sáng trưng trong cửa hàng, tôi đã chỉnh lại màu sắc cho bức hình nhưng vẫn còn ánh
sáng xanh. Bóng đổ của ghế đến từ nhiều nguồn sáng.



Ánh sáng huỳnh quang

Ánh sáng huỳnh quang thường được dùng trong những tình huống cần số lượng bóng
lớns, màu sắc ánh sáng thường xanh lục. Nhưng như đã biết, khi nhìn bằng◊trí não con
người thường có xu hướng cân bằng màu trắng mắt thường, bạn sẽ cảm thấy nó thật kinh
khủng. Chúng ta thường bắt gặp ánh sáng này tại công sở, nhà ga, những toà nhà công cộng
và bất cứ nơi nào cần giảm chi phí hoạt động của bóng đèn.

nhiều◊Ánh sáng huỳnh quang gắn liền với không gian rộng, nhiều đèn bóng đổ chồng chéo
và bóng sáng đổ hình chữ nhật. Mật độ ánh sáng quy định độ sáng: các cửa hiệu dùng nhiều
đèn để tạo không gian thoáng đãng, những nơi không mấy chú trọng tới ánh sáng như nhà
dừng đỗ xe có thể để tối hơn.

Bức ảnh chụp ban ngày dưới ánh sáng huỳnh quang, bạn có thể nhận thấy bóng đổ màu xanh
rất rõ.

Chiếu sáng hỗn hợp


Ánh sáng tổng hợp tự nhiên và nhân tạo thường xuyên xuất hiện không chỉ trong nhà mà còn
bên ngoài môi trường tự nhiên, đặc biệt khi trời nhá nhem tối hoặc vào ban đêm. Ánh sáng
hỗn hợp cho chúng ta những bức ảnh với màu sắc, cường độ ánh sáng rất thú vị, nhất là khi
ánh sáng tự nhiên và dây tóc bóng đèn có màu xanh, da cam.

Vào buổi tối hay ban đêm, nếu bạn đặt 1 vật thể gần cửa sổ (không để rèm cửa che khuất),
bạn có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều loại ánh sáng: nhân tạo có, tự nhiên có, tác động lên
vật thể. Không chỉ trong nhà mà ngay cả ra bên ngoài, bạn cũng thường xuyên bắt gặp thứ
ánh sáng này (trên đường phố). Ánh sáng chiếu xuống các toà nhà cũng rất thú vị, tạo sự
tương phản ấn tượng với ánh sáng tự nhiên từ bầu trời.


Bản thân tôi cũng thường xuyên dùng loại ánh sáng tổng hợp cho các tác phẩm của mình bởi
hiệu quả truyền cảm tuyệt vời mà nó mang lại.




×