BÀI SOẠN MƠN QUẢN TRỊ NGÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI
Câu 1: So sánh quản trị doanh nghiệp và quản trị ngành Cơng tác xã hội? Rút
ra ý nghĩa từ sự so sánh này?
- Khái niệm Quản trị:
Quản trò là quá trình tác động thường xuyên, liên tục và có tổ chức của
chủ thể quản trò (hệ thống quản trò) đến đối tượng quản trò (hệ thống bò quản
trò) nhằm phối hợp các hoạt động giữa các bộ phận, các cá nhân, các nguồn lực
lại với nhau một cách nhòp nhàng, ăn khớp để đạt đến mục tiêu của tổ chức với
hiệu quả cao nhất.
- Khái niệm QT Doanh nghiệp:
Quản trị doanh nghiệp là q trình tác động liên tục có tổ chức, có mục đích
của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động trong doanh nghiệp, sử
dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội để thực hiện một cách tốt nhất mọi
hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu đề ra
theo đúng luật định.
- Khái niệm QTCTXH:
QTCTXH là một tiến trình chuyển đổi các chính sách xã hội thành các dịch vụ xã
hội. Tiến trình này diễn ra theo 2 chiều: chiều thứ nhất, chuyển đổi chính sách thành
các dịch vụ cụ thể; chiều thứ hai, thơng qua thực tiễn các dịch vụ để điều chỉnh các
chính sách xã hội cho phù hợp với u cầu. Mục đích của QTCTXH là làm thay đổi,
phục hồi các chức năng xã hội của cá nhân, nhóm, cộng đồng.
Hoạt động QTCTXH bao giờ cũng có mục tiêu cụ thể, mục tiêu càng cụ thể rõ ràng thì
cơng tác quản trị cơ sở càng có hiệu quả.
Hoạt động quản trị bao gồm các hoạt động như: quản lý, lãnh đạo, hoạch định
chính sách, thực hiện các dịch vụ xã hội, kiểm huấn, và các hoạt động tuyển dụng
nhân sự…
* Sự giống và khác nhau giữa QTDN với QTCTXH
- Giống:
+ Cả hai đều là tiến trình giải quyết vấn đề
+ Bao gồm hàng loạt các hoạt động quản lý, lãnh đạo, tuyển dụng nhân sự,…
+ Là một hệ thống (các bộ phận có liên quan và tác động qua lại lẫn nhau)
+ Quan tâm đến tương lai
+ Sử dụng, khai thác các nguồn tài ngun với mục đích phát triển
+ Cả hai đều hướng đến phục vụ con người
+ Cùng phải huy động nguồn lực
+ Tồn tại giữa khách thể và đối tượng của nó (khách thể con người)
NGUYỄN ĐÌNH CƠ Page 1
BÀI SOẠN MÔN QUẢN TRỊ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
- Khác:
Nội dung
Tiêu chí ss
QT Doanh nghiệp QT CTXH
Mục tiêu Mang tính lợi nhuận Phi lợi nhuận, an sinh xã hội
Hoạt động
- Sản xuất ra các sản phẩm
- Triển khai các dịch vụ
dựa vào chính sách do
doanh nghiệp đề ra
- Cung cấp các dịch vụ
- Triển khai các chính sách
do nhà nước đề ra
Mối quan hệ
Chủ - người làm thuê Lãnh đạo – NVXH (thể hiện
tính tôn trọng, dân chủ)
Cách thức huy động
nguồn lực
Phạm vi hẹp hơn Phạm vi rộng hơn: GD, YTế,
Văn hóa, xã hội…
- Ý nghĩa rút ra từ sự so sánh:
QTCTXH là ngành quan tâm đến con người, coi con người là giá trị cao nhất. Bởi vì,
từ khi ngành CTXH ra đời cho đến nay đều khẳng định: “con người là giá trị cao
nhất”. Quá trình này chi phối suốt quá trình thực hiện chức năng, phương pháp
CTXH. Đặc biệt có ý nghĩa trong việc thực hiện QTCTXH. Bởi vì, con người dù thuộc
đối tượng nào, sống trong hoàn cảnh nào, thuộc bất cứ nền văn hóa nào, dân tộc nào
đều có quyền thiêng liêng của họ. Cho nên, QTCTXH không chỉ tôn trọng, đồng cảm
mà cần phải tìm mọi cách để giải quyết mọi vấn đề cho đối tượng nhằm thay đổi,
phát triển các chức năng của con người. Có như vậy, QTCTXH mới thực hiện mục tiêu
cao cả của ngành CTXH. Điều này có ý nghĩa quan trọng về mặc khoa học lý luận,
nhận thức, thực tiễn. Về mặc khoa học lý luận, nhận thức đặt ra cho ngành QTCTXH
nhận thức đúng vai trò của con người trong xã hội, mọi người sinh ra đều có vị trí
bình đẳng, công bằng đó là quyền bất khả xâm phạm, chính con người sáng lập ra xã
hội loài người. Về mặc ý nghĩa thực tiễn, công việc của nhân viên CTXH, nghĩa là dù
bất kỳ vùng nào, nông thôn hay thành thị thân chủ chúng ta luôn gặp hoàn cảnh khác
nhau cần sự giúp đỡ của nhân viên xã hội, phải tôn trọng thân chủ, phát huy ưu điểm
nội tại của họ tạo niềm tin để họ vươn lên bằng chính sức mình.
Tóm lại, ngành quản trị CTXH phải:
- Phục hồi chức năng xã hội của thân chủ bị suy yếu;
NGUYỄN ĐÌNH CƠ Page 2
BÀI SOẠN MÔN QUẢN TRỊ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
- Tạo điều kiện cung cấp các nguồn lực để thân chủ thực hiện các chức năng xã hội
của mình;
- Các dịch vụ xã hội cung cấp phải đóng góp vào việc phòng ngừa các chức năng bị
suy thoái đó;
- Các chính sách xã hội phải góp phần vào sự phát triển của cộng đồng tạo nên những
cộng đồng khuôn mẫu bền vững.
Câu 2: Nhà QTCTXH có phải là nhân viên công tác xã hội không? Trình bày
những năng lực cần có của nhà QTCTXH?
Trình bày:
* Nhà QTCTXH có thể là nhân viên công tác xã hội hay là một người hoạt động ở một
lĩnh vực khác.
* Những năng lực cần có của nhà QTCTXH:
1. Biết vạch ra kế hoạch hành động trong từng tình huống cụ thể
2. Biết đánh giá tính khả thi của từng kế hoạch đó
3. Biết đưa ra nhiều phương án khác nhau để thực hiện kế hoạch đó
4. Biết lường trước và đánh giá được kết quả của những phương án đó
5. Biết sắp đặt thứ tự các phương án, các quyết định theo trình tự và tầm quan trọng
6. Ra quyết định
7. Xử lý đồng thời nhiều vai trò và nhiệm vụ
8. Duy trì được trạng thái cân bằng tâm lý cá nhân
9. Hiểu biết về hệ thống hành chính và cách thức tổ chức công việc để quản lý về mặt
hành chính, để phân công công việc trong cơ sở một cách hiệu quả.
10. Biết tận dụng tài năng của từng nhân viên, biết khai thác hiệu quả của việc làm
nhóm để tăng hiệu quả của công việc, biết khuyến khích người khác làm việc có năng
suất.
11. Biết sử dụng quyền và ủy quyền một cách hiệu quả
12. Biết giao tiếp hiệu quả với mọi người
13. Hành động quyết đoán, kiên quyết.
Câu 3: Trình bày tiến trình ra quyết định trong QTCTXH?
Khái niệm ra quyết định:
Ra quyết định là việc làm rất quan trọng trong QTCTXH. Bởi vì, quyết định đó
không chỉ cho nhà quản trị mà nó ảnh hưởng toàn bộ hoạt động của cơ sở xã hội,
tương lai của các thành viên trong cơ sở xã hội. Một quyết định đúng đắn sẽ làm thay
đổi cơ sở xã hội theo chiều hướng tích cực và ngược lại. Có thể nói ra quyết định là
một bộ phận chính của công tác Quản trị.
NGUYỄN ĐÌNH CƠ Page 3
BÀI SOẠN MÔN QUẢN TRỊ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ra quyết định là một tiến trình bao gồm các bước xác định vấn đề cần ra quyết
định, tìm kiếm các thông tin liên quan đến vấn đề đó, đưa ra các phương án lựa chọn
để giải quyết vấn đề, dự báo được kết quả của các phương án mới đưa ra quyết định
cuối cùng.
Tiến trình ra quyết định bao gồm các bước sau:
1. Xác định được trọng tâm tình huống cần giải quyết
2. Thu thập các dữ kiện liên quan đến vấn đề cần ra quyết định
3. Đưa ra các sự lựa chọn, sắp xếp ưu tiên các phương án
4. Dự báo kết quả từng phương án
5. Xem xét các cảm nghĩ
6. Chọn hành động vững chắc
7. Theo dõi đến cùng tránh nữa vời
8. Linh hoạt
9. Lượng giá
Câu 4: Tại sao con người lại muốn trở thành nhà lãnh đạo? Những kỹ năng cơ
bản của một nhà lãnh đạo?
Khái niệm lãnh đạo:
So sánh giữa thuật ngữ lãnh đạo và quản trị. Thuật ngữ lãnh đạo và người
lãnh đạo xuất phát từ tên tiếng anh là “Lead” và “Leader”. Thuật ngữ lãnh đạo muốn
nói đến sự dẫn dắt hướng dẫn một cái gì đó, ai đó trong một tổ chức. Còn thuật ngữ
quản trị và nhà quản trị xuất phát từ tên tiếng anh “Manage” và “Manager” có nghĩa
là sắp xếp, tổ chức, điều chỉnh cái gì đó, ai đó trong tổ chức. Như vậy, cả Quản trị và
lãnh đạo đều có đối tượng chung là tác động vào con người dựa trên cơ sở vật chất,
phương tiện sẵn có của một tổ chức để đạt được mục đích của tổ chức đề ra.
Có thể nói, lãnh đạo là một hoạt động của nhà quản trị trong tổ chức, là một
nghệ thuật tác động đến con người làm sao cho những người bị tác động có sự đồng
cảm, sự tự giác, sự nhiệt tình, phấn đấu vì mục tiêu của cơ sở.
* Con người muốn trở thành nhà lãnh đạo có thể vì nhiều lý do khác nhau:
1. Uy tín và địa vị
2. Lương cao (thu nhập)
3. Ước mong thành đạt
4. Vươn tới quyền lực
5. Cơ hội cho sự sáng tạo
6. Những nhu cầu do rối loạn thần kinh chức năng
7. Phục vụ, cống hiến
* Những kỹ năng cơ bản của một nhà lãnh đạo:
NGUYỄN ĐÌNH CƠ Page 4
BÀI SOẠN MÔN QUẢN TRỊ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
1. Sự kiên nhẫn
2. Quản lý về thời gian
3. Thỏa hiệp
4. Nhẹ nhàng, khóe léo
5. Sự sáng tạo
Câu 5: Trình bày những nguyên tắc kiểm huấn cơ bản trong QTCTXH. Những
đặc điểm của một kiểm huấn viên giỏi?
* Khái niệm Kiểm huấn
Kiểm huấn là một tiến trình hay quá trình làm việc giữa KHV- người kiểm huấn
với người được kiểm huấn (cá nhân hoặc nhóm). Sự tương tác này nhằm mục đích
hướng dẫn giúp đỡ cho người được kiểm huấn hoàn thành tốt công việc của mình ở
cơ sở xã hội. Hay nói đúng hơn là một quá trình dạy và học giữa KHV với người được
kiểm huấn.
* Nguyên tắc:
1. Kiểm huấn viên CTXH giảng dạy cho người được kiểm huấn về những nguyên tắc
và những kỹ năng của cơ sở và dịch vụ của họ và sau đó người được kiểm huấn tự
điều hành.
2. Nhân viên tự điều hành công việc chủ yếu bằng cách chọn lọc mục tiêu tổng quát
và mục tiêu cụ thể phù hợp với những nguyên tắc và kiến thức được KHV chỉ rõ.
3. Kiểm huấn viên được chuẩn bị và sẵn sàng giúp đỡ nhân viên khi cần, ngoài việc
truyền đạt kiến thức thường xuyên và học hỏi kinh nghiệm.
4. Nhân viên yêu cầu kiểm huấn viên của mình giúp đỡ khi cần đến.
5. Nhân viên làm báo cáo cho KHV và về những hoạt động của mình cùng đặt mục
tiêu cho tương lai.
* Đặc điểm của Kiểm huấn viên (KHV) giỏi:
1. Sự am tường
Am tường: am hiểu một cách tường tận về: Chuyên môn, kiến thức xã hội, đạo
đức nghề nghiệp, về cơ sở xã hội.
2. Kỹ năng thực hành
Vai trò thực hành là quan trọng, KHV là chuyên gia về phương pháp thực hành
cá nhân, nhóm, cộng đồng. Mục đích cuối cùng nhân viên có kiến thức toàn diện cũng
như hình thành kỹ năng thực hành tốt nhất.
3. Chính sách mở cửa
Sự khôn khéo của người KHV là cần thiết đối với một người KHV giỏi, kinh
nghiệm của KHV này, chính sách này do bản thân KHV đề ra với những quy định cụ
thể trong công việc được người được kiểm huấn chấp nhận, việc đề ra chính sách này
NGUYỄN ĐÌNH CƠ Page 5
BÀI SOẠN MÔN QUẢN TRỊ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
vừa giúp cho người được kiểm huấn có sự hỗ trợ những lúc cần thiết trong công việc,
vừa giúp cho bản thân người kiểm huấn quản lý được mối quan hệ.
4. Tận tụy với công việc kiểm huấn
5. Sự cởi mở
6. Bày tỏ những cảm kích và khen ngợi.
NGUYỄN ĐÌNH CƠ Page 6