Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Nghiên cứu tâm lý học sinh và ứng dụng trong viết báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.63 KB, 19 trang )

Lời mở đầu
Báo chí nói riêng và tất cả các ngành đều có một mục đích là hướng tới
phục vụ cho lợi ích của con người. Hơn nữa khi muốn đưa ra một sản
phẩm, một thương hiệu mới thì điều đầu tiên mà các nhà sản xuất, phân
phối đều chú ý tới việc nghiên cứu đối tượng mình phục vụ, đối tượng tác
động và ảnh hưởng. Do đó việc tiếp cận ở góc độ con người luôn được
chú ý.
Nghiên cứu con người và nghiên cứu tâm lý con người là một trong
những vấn đề đã được hình thành từ rất lâu, đặc biệt đối với báo chí thì
việc nghiên cứu tâm lý để có hướng tiếp cận công chúng, độc giả là một
việc làm hết sức được quan tâm.
Bất cứ một tòa soạn nào cũng đều đặt mục đích hướng đến công chúng
của mình, vì chỉ có điều đó thì tòa soạn mới có thể tồn tại được. Các tác
phẩm báo chí được viết ra đều nhằm mục đích thông tin cho người đọc,
những tin tức nóng mang tính thời sự là điều mà độc giả mong được đón
nhận. Do đó, việc nghiên cứu tâm lý công chúng để có hướng điều chỉnh
sản phẩm báo chí của tòa soạn báo là điều cần thiết để phát triển một sản
phẩm báo chí.
1
Đề tài: Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh THPT và hướng ứng
dụng trong viết báo và tổ chức của một số ấn phẩm dành cho học
sinh tại Việt Nam
Phần I: Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh THPT
I. Vài nét về tâm lý học lứa tuổi
Tâm lý học lứa tuổi là một chuyên ngành của tâm lý học. Tâm lý học
lứa tuổi nghiên cứu quy luật và động lực phát triển tâm lý của con người
theo các lứa tuổi khác nhau và xem xét quá trình con người trở thành
nhân cách như thế nào. Nghiên cứu quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý,
thuộc tính tâm lý ở các lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt của chúng ở
mỗi cá nhân trong cùng một lứa tuổi. Nghiên cứu các dạng hoạt động (vui
chơi, học tập, lao động…) khác nhau và vai trò của chúng với sự phát


triển tâm lý của cá nhân. Qua đó nêu lên nguyên nhân động lực của sự
phát triển tâm lý cùng với những đặc trưng tâm lý qua các giai đoạn phát
triển của từng lứa tuổi. Ngoài ra, tâm lý học lứa tuổi chia thành những
chuyên ngành hẹp để nghiên cứu sâu về từng lứa tuổi.
II. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi THPT
Lứa tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết
thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 15 – 25
tuổi, được chia làm hai thời kỳ:
+ Thời kỳ từ 15 – 18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên
+ Thời kỳ từ 18 – 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên
sinh viên)
Lứa tuổi học sinh THPT thuộc giai đoạn đầu.
2
1. Yếu tố ảnh hướng tới sự phát triển của học sinh THPT
a. Đặc điểm về sự phát triển thể chất
Tuổi học sinh THPT là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể.
Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kỳ phát triển bình thường, hài
hòa, cân đối. Ở tuổi đầu thanh niên, học sinh THPT vẫn còn tính dễ bị
kích thích và sự biểu hiện giống như lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính
dễ bị kích thích ở tuổi thanh iên không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý
như lứa tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân ở độ tuổi này
như (hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi…)
Nhìn chung lứa tuổi THPT có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi
thiếu niên. Sự phát triển của thể chất lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng nhất
định đến tâm lý và nhân cách cũng như ảnh hưởng tới những lựa chọn
trong cuộc sống.
b. Điều kiện sống và hoạt động
+ Vị trí trong gia đình
Trong gia đình, lứa tuổi THPT đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm
như người lớn. Cha mẹ bắt đầu trao đổi với con cái ở lứa tuổi này về một

số vấn đề quan trọng trong gia đình. Học sinh lứa tuổi này bắt đầu quan
tâm đến nề nếp, lối sống, sinh hoạt và điều kiện kinh tế của gia đình. Đây
là lứa tuổi vừa học tập vừa lao động.
+ Vị trí trong nhà trường
Ở nhà trường, học tập vẫn là chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì
cao hơn lứa tuổi thiếu niên. Lứa tuổi này đòi hỏi tính tự giác và độc lập
hơn. Trong giai đoạn này, nhà trường có vị trí quan trọng, đây là nơi
không chỉ trang bị tri thức mà còn tác động hình thành thế giới quan và
nhân sinh quan cho mỗi học sinh.
+ Vị trí ngoài xã hội
3
Hoạt động xã hội của thiếu niên thường mang tính chất nội bộ của nhà
trường. Đối với lứa tuổi THPT lại khác, hoạt động lúc này đã vượt ra
khỏi phạm vi của nhà trường, ảnh hưởng của xã hội tới nhóm này rất
mạnh. Ở lứa tuổi này đã có suy nghĩ về việc lựa chọn nghề và cách sống
trong tương lai. Khi tham gia vào các hoạt động xã hội học sinh THPT
được tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau giúp các em có cơ hội hòa
nhập vào cuộc sống đa dạng và phức tạp, giúp tích lũy kinh nghiệm, vốn
sống cho cuộc sống tự lập sau này.
2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ
a. Đặc điểm hoạt động học tập
Học tập vẫn là hoạt động chủ đạo của học sinh THPT. Với những yêu
cầu cao hơn về tính tích cực và độc lập trí tuệ. Muốn lĩnh hội được sâu
sắc môn học phải có trình độ tư duy. Đòi hỏi phải có tính năng động và
độc lập ở lứa tuổi này.
Thái độ đối với việc học tập cũng có sự thay đổi. Thái độ tự ý thức về
việc học tập cho tương lai được nâng cao. Học sinh THPT bắt đầu đánh
giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm của tương lai của mình. Có thái độ
lựa chọn đối với từng môn học và đôi khi chỉ chăm chỉ học những môn
được cho là quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai.

Ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập đã trở nên xác
định và thể hiện rõ ràng hơn, học sinh thường có hứng thú ổn định đối với
một môn khoa học hay lĩnh vực nào đó. Điều này kích thích nguyện vọng
muốn mở rộng và đào sâu các tri thức trong linh vực tương ứng.
b. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Lứa tuổi THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do
cơ thể được hoàn thiện nên tạo điều kiện cho phát triển trí tuệ. Cảm giác
4
và tri giác lứa tuổi này đã đạt mức độ của người lớn. Điều này làm cho
năng lực cảm thụ được nâng cao
Trí nhớ cũng phát triển rõ rệt, học sinh đã biết sử dụng nhiều phương
pháp ghi nhớ chứ không chỉ ghi nhớ một cách máy móc (học thuộc). Sự
chú ý của học sinh THPT cũng phát triển. Ví dụ học sinh có thể tập trung
chú ý vào tài liệu mà mình không hứng thú nhưng hiểu được ý nghĩa
quan trọng của nó.
Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, ở thời kỳ này
học sinh đã có khả năng tư duy lý luận, trừu tượng một cách độc lập và
sáng tạo. Những năng lực như phân tích, so sánh, tổng hợp cũng phát
triển.
Tóm lại, hoạt động nhận thức của lứa tuổi học sinh THPT đã phát triên
ở mức độ cao, có khả năng nhận thức vấn đề một cách đúng đắn và sâu
sắc. Khả năng tư duy và nhận thức cũng sẽ dần được hoàn thiện trong quá
trình học tập và rèn luyện cá nhân.
2. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT
a. Sự phát triển của tự ý thức
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của
học sinh trung học phổ thông, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển
tâm lý của lứa tuổi này.
Sự tự ý thức của học sinh THPT được biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu và
tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức

của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống. Điều này khiến học
sinh quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và
năng lực riêng, cũng như tự đánh giá khả năng của mình.
Giai đoạn này, học sinh không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình mà
cong nhận thức vị trí của mình trong tương lai. Xuất hiện khuynh hướng
phân tích và tự đánh giá bản thân mình một cách độc lập. Học sinh THPT
5
có nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trước mọi người một cách độc
đáo, tìm cách đề người khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó nổi
bật.
b. Sự hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì
họ đang có nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới. Việc hình thành thế
giới quan dựa trên cơ sở những tri thức mà học sinh được học ở trường về
nhưng thói quen đạo đức, thấy được cái đẹp, cái tốt, xấu…dần dần ý thức
và qui vào các hình thức, tiêu chuẩn nguyên tắc hành vì xác định theo
một hệ thống hoàn chỉnh.
Học sinh THPT đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết
xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng
ngày.
c. Xu hướng nghề nghiệp
Học sinh THPT đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội cho bản
thân trong tương lai và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy. Họ đã
nhận thức được rằng cuộc sống trong tương lai phụ thuộc vào chỗ mình
có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn không.
d. Hoạt động giao tiếp
+ Giao tiếp với người lớn
Quan hệ với bạn bè và cha mẹ. Tình bạn là cảm tình quan trọng nhất ở
lứa tuổi THPT. Ở tuổi này giao tiếp với người lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi
chiếm vị trí nhớ. Điều này là do thanh niên khát khao có nhưng quan hệ

bình đẳng trong cuộc sống. Giai đoạn này họ đã có nhu cầu sống tự lập:
tự lập về hành vi, tình cảm và đạo đức, giá trị. Mối quan hệ với cha mẹ
trong giai đoạn này trở nên phức tạp nhưng cũng dần bình đẳng hơn.
+ Giao tiếp trong nhóm bạn
6
Ở tuổi này, quan hệ với bạn bè được mở rộng và chiếm vị trí quan
trọng. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi phát triển mạnh mẽ.
Tình bạn trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng, học sinh giai đoạn
này có khát vọng tự khám phá bản thân mình nhưng vì chưa có khả năng
hiện thực hóa biểu tượng bản thân mình nên thanh niên muốn kiểm tra
mình bằng cách so so sánh với người khác. Chính tình bạn thân thiết giúp
họ đối chiếu được những trải nghiệm, ước mơ…
+ Giao tiếp với bạn khác giới
Ở tuổi học sinh THPT đã xuất hiện một loại tình cảm đặc biệt - tình
yêu nam nữ. Đây là trạng thái hoàn toàn mới trong đời sống tình cảm của
lứa tuổi này. Tuy nhiên tình cảm này chỉ mới dùng ở mức yêu đương bạn
bè, do lứa tuổi này ít bộc lộ tình cảm của mình. Nhìn chung đây là một
vấn đề phức tạp nó đòi hỏi sự nghiên cứu từ nhiều phía.
+ Đời sống tình cảm của học sinh THPT
Đời sống tính cảm của lứa tuổi này rất đa dạng phong phú, mang tính
sâu sắc. Nó gắn liền với thế giới quan, lý tưởng, nghề nghiệp…Thời kỳ
này, các nhà tâm lý đã phân chia các loại người theo đặc điểm cảm xúc
của họ như: loại người đa cảm, loại người lạnh lùng, loại người dề gần…
chúng dần được hình thành bởi nhiều yếu tố bản thân và xã hội.
3. Những đặc điểm tâm lý chủ yếu của học sinh THPT
+ Ở một số học sinh THPT tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu yếu,
trình độ giác ngộ, nhận thức về xã hội còn thấp. Một số có thái độ coi
thường lao động chân tay, thích cuộc sống xa hoa lãng phí, ăn chơi, đua
đòi theo bạn bè..
+ Học sinh THPT là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái

mới lạ. chuộng cái đẹp hình thức bên ngoài, có mới nới cũ…
+ Lứa tuổi này rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời
nhưng cũng rất dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại
7

×