Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.39 KB, 1 trang )

1

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
(DNG CHO HỌC VIN CAO HỌC KHƠNG THUỘC CHUYN NGNH TRIẾT HỌC)

Bin soạn: Đinh Ngọc Thạch, Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG-HCM
(Ti liệu tham khảo lưu hành nội bộ)
NHẬP MƠN
KHI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC


I. TRIẾT HỌC - “CUỘC HNH TRÌNH HƯỚNG ĐẾN CHÂN LÝ”
1. Triết học và đối tượng của triết học.
Tư tưởng triết học ra đời từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VII Tr. CN tại Trung
Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ “Triết học”* xu
ất phát từ tiếng Hy Lạp
(phiên âm ra tiếng Latinh là phileo) – yêu thích, và (sophia) – thông thái,
có nghĩa là “yêu thích sự thông thái” (philosophia). Khi tự xem mình là “người yêu
thích sự thông thái “(philosophos) Pythagoras (nửa sau thế kỷ thứ VI - đầu thế kỷ
V Tr.CN) đã nhấn mạnh ý nghĩa của triết học là khát vọng vươn tới tri thức, tìm
kiếm chân lý. Platon (427 – 347 tr.CN) và Aristoteles (384 – 322 tr. CN) là những
người đã phân biệt tri thức triết học với các lĩnh vực khác của nhận thức, xác định
nhiệm vụ của triết học là nhận thức các chân lý vĩnh cửu và tuyệt đối (Platon), hay
vươn tới cái phổ quát (universaly) trong thế giới, suy ra, đối tượng của triết học là
cơ sở ban đầu và nguyên nhân của tồn tại. Như vậy triết học ở thời kỳ đầu tiên
được xem như tri thức lý luận phổ quát duy nhất, bao trùm là “ khoa học của các
khoa học”.
Từ thế kỷ XV trở đi quá trình chuyên biệt hóa tri thức đưa đến sự ra đời
các ngành khoa học cụ thể, với hệ thống lý luận chuyên biệt của mình.Quan niệm
truyền thống xem triết học là “khoa học của các khoa học” trên thực tế đã không
thể hiện được bức tranh chung và lôgíc nội tại của sự phát triển tri thức. Định nghĩa


triết học, do lệ thuộc vào các yếu tố khác nhau như đặc thù của từng khu vực
(phương Đông, phương Tây), sự mở rộng không ngừng các lĩnh vực nghiên cứu,
những biến đổi chính trị – xã hội, cách tiếp cận chủ quan của từng nhà triết học…
nên cũng không đạt được sự nhất trí hoàn toàn. Mặc dù vậy vẫn có thể chú ý đến
các điểm chung nhất trong đối tượng nghiên cứu của triết học với tính cách là hình
thái đặc thù của ý thức xã hội và dạng nhận thức tổng quát như sau:
+ Nghiên cứu những vấn đề chung nhất của tồn tại, hay khía cạnh bản
thể luận * của triết học.
+ Nghiên cứu những vấn đề chung nhất của nhận thức, hay khía cạnh
nhận thức luận * của triết học.
+ Nghiên cứu những vấn đề chung nhất của sự vận động và phát triển
xã hội, hay triết học xã hội.

×