Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VỚI CHI PHÍ THỰC TẾ VÀ TƯ BẢN ỨNG TRƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.43 KB, 21 trang )

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Nhóm21 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1. Chủ nghĩa tư bản 3
 Khái niệm 3
 Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội 3
 Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản 3
2. Sản xuất tư bản chủ nghĩa. 4
 Khái niệm 4
 Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa 4
3. Nhà tư bản đã sử dụng sức lao động để tạo ra giá trị thặng dư 7
PHẦN 2: SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VỚI CHI PHÍ
THỰC TẾ VÀ TƯ BẢN ỨNG TRƯỚC 11
1. Tư bản bất biến 11
2. Tư bản khả biến 11
3. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa 13
4. Chi phí thực tế 14
5. Tư bản ứng trước 14
6. So sánh chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với chi phí thực tế 14
7. So sánh chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với tư bản ứng trước 17
PHẦN 3: Ý NGHĨA THỰC TIỄN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Nhóm21 10



Tổng chi phí sản xuất
16 đôla
Tổng doanh thu
20 đôla

Nhà tư bản đối chiếu giữa doanh thu sau khi bán hàng (20 đôla) với tổng chi
phí tư bản ứng trước quá trình sản xuất (16 đôla) nhà tư bản nhận thấy tiền ứng ra
đã tăng lên 4 đôla, 4 đôla này được gọi là giá trị thặng dư.
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất ra giá trị thặng dư, là
nhân giá trị lên. Việc tạo ra giá trị thặng dư quả thực là động lực vận động của
phương thức tư bản chủ nghĩa. C. Mác viết “Mục đích của sản xuất tư bản chủ
nghĩa là làm giàu, là nhân giá trị lên, làm tăng giá trị, do đó bảo tồn giá trị trước kia
và tạo ra giá trị thăng dư.”

















Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Nhóm21 11

PHẦN 2: SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VỚI CHI
PHÍ THỰC TẾ VÀ TƯ BẢN ỨNG TRƯỚC
1. Tư bản bất biến :
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tiền ra để mua tư liệu sản xuất và
sức lao động, nghĩa là biến tư bản tiền tệ thành các yếu tố của quá trình sản xuất.
Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư.
Trong sản xuất, công nhân sử dụng tư liệu sản xuất để chế tạo ra sản phẩm.
Tư liệu sản xuất có nhiều loại, có loại như nhà xưởng, kho tàng, thiết bị, máy móc
được sử dụng trong một thời gian dài, hao mòn dần qua nhiều chu kỳ sản xuất, nên
giá trị của nó được chuyển từng phần vào sản phẩm. Có loại như nguyên liệu -
nhiên liệu, vật liệu phụ tiêu hao toàn bộ qua một chu kỳ sản xuất, nên giá trị của nó
được chuyển nguyên vẹn ngay vào sản phẩm mới.
Dù giá trị tư liệu sản xuất được chuyển dần từng phần hay chuyển nguyên
vẹn ngay vào sản phẩm, bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất có
đặc điểm chung là giá trị của chúng được bảo tồn không có sự thay đổi về lượng và
chuyển vào sản phẩm mới trong quá trình sản xuất. Bộ phận tư bản này gọi là tư
bản bất biến (ký hiệu bằng c).
Như vậy, tư bản bất biến ( c – constant) là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình
thái tư liệu sản xuất và giá trị của nó không biến đổi về lượng trong quá trình sản
xuất.
2. Tư bản khả biến.
Để sản xuất ra giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng trước tư bản ra để mua tư
liệu sản xuất và sức lao động. Trong quá trình sản xuất, giá trị của tư liệu sản xuất
được lao động cụ thể của người công nhân chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị
của chúng không đổi. Bộ phận tư bản ấy được gọi là tư bản bất biến. Nhưng đối
với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản xuất, bằng lao

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Nhóm21 12

động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không chỉ bù
đắp đủ giá trị sức lao động của công nhân mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư
bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng và được gọi là tư bản
khả biến (ký hiệu bằng v).
Như vậy, tư bản khả biến ( V – Variable) là bộ phận dùng để mua sức lao
động và có sự biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất.
Lưu ý:
Việc phân chia tư bản ứng trước thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là
dựa vào vai trò của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
Ở tư bản sản xuất, có đặc điểm riêng là phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư
bản lưu động; căn cứ của sự phân chia này là phương thức chuyển dịch giá trị của
chúng vào sản phẩm trong quá trình sản xuất hay dựa vào phương thức chu chuyển
của tư bản.
 Tư bản cố định: là một bộ phận của tư bản sản xuất, đồng thời là bộ
phận chủ yếu của tư bản bất biến (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, …) tham
gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết
một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của
nó trong quá trình sản xuất.
 Tư bản lưu động: là một bộ phận của tư bản sản xuất, gồm một phần tư
bản bất biến (nguyên liệu, nhiên liệu, ) và tư bản khả biến (sức lao động),
được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó chuyển
toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất.






Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Nhóm21 13





C
1

C
2

v




Trong đó:
c
1
: giá trị máy móc, thiết bị, nhà xưởng,
C
2
: giá trị nguyên, nhiên, vật liệu,…
V: giá trị sức lao động

Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động không phản

ánh được nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong
quản lý kinh tế. Nó là cơ sở để quản lý, sử dụng vốn cố định, vốn lưu động một
cách có hiệu quả.

3. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Như chúng ta đã biết, muốn tạo ra giá trị hàng hóa, tất yếu phải chi phí một
số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao
động hiện tại. Lao động quá khứ (Lao động vật hóa), tức là giá trị của tư liệu sản
xuất; lao động hiện tại (lao động sống) tức là lao động tạo ra giá trị mới (v+m).
Đối với nhà tư bản, họ không phải chi phí lao động để sản xuất, cho nên họ
không quan tâm đến điều đó. Trên thực tế, họ chỉ việc ứng ra một lượng tư bản
nhất định để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Do đó, nhà tư bản
chỉ quan tâm xem hao phí hết bao nhiêu tư bản, chứ không tính đến hao phí hết bao
nhiêu lao động xã hội.


Tư bản cố định
Tư bản cố định
Tư bản lưu động
Tư bản bất biến
Tư bản khả biến
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Nhóm21 14

C.Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k).
k = c + v
Vậy: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của
những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng
hóa cho nhà tư bản.


4. Chi phí thực tế
Muốn tạo ra giá trị hàng hóa, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất
định, gọi là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao động hiện tại.
Lao động quá khứ (lao động vật hóa) là giá trị của tư liệu sản xuất ( c ); lao
động hiện tại (lao động sống) là lao động tạo ra giá trị mới ( v + m ).
Đứng trên quan điểm xã hội mà xét, chi phí lao động đó là chi phí thực tế
của xã hội, chi phí này tạo ra giá trị hàng hóa. Ký hiệu giá trị hàng hóa là W
W = c + v + m
Về mặt lượng:
Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa
Vậy: Chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng và đầy đủ hao phí
lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa.

5. Tư bản ứng trước
Tư bản ứng trước là toàn bộ tư bản ứng ra cho quá trình sản xuất của nhà tư
bản, bao gồm cả phần tư bản bất biến đã hao phí trong sản xuất và phần chưa hao
phí.
K = c
1
đã hao mòn + c
1
chưa hao mòn + c
2
+ v

6. So sánh giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với chi phí thực tế:
Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa (W) = c + v + m
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn


Nhóm21 15

Tuy nhiên, khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ( k = c + v ) thì
công thức giá trị hàng hóa sẽ chuyển thành: W = k + m
Như vậy, giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có
sự khác nhau cả về lượng lẫn chất.
 Về lượng: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí thực
tế một lượng là giá trị thặng dư (m)
( c + v ) ‹ ( c + v + m )
 Về chất: Chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng và đầy đủ
hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất, tạo ra giá trị hàng hóa. Chi phí sản
xuất tư bản chủ nghĩa ( k ) chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà thôi,
nó không tạo ra giá trị hàng hóa.
Phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị
hàng hóa, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm
giá trị.
Sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ( k ) đã che đậy đi thực
chất bóc lột của nhà tư bản. Giá trị hàng hóa: W = k + m, trong đó k = c + v.
Nhìn vào ta dễ hiểu lầm rằng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) tạo ra giá trị
thặng dư nhưng thực chất là chi phí lao động (v) tạo ra giá trị thặng dư. Việc
hình thành nên chi phí sản xuất tư bản đã xóa nhòa khoảng cách giữa c và v.
Như vậy, lao động không công của người công nhân tạo ra giá trị thặng dư đã
không được tính trong chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó chính là sự bóc lột
của tư bản đối với công nhân lao động nhưng đã bị che đậy bởi khái niệm chi
phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Thông qua ví dụ sau, ta sẽ thấy rõ được sự khác nhau giữa chi phí sản xuất
tư bản chủ nghĩa với chi phí thực tế.
Ví dụ: Để sản xuất sợi, nhà tư bản phải mua các yếu tố sản xuất sau:
10 kg bông giá: 10 đô la.
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn


Nhóm21 16

Mua sức lao động sử dụng một ngày 3 đô la.
Hao mòn máy móc 2 đô la để chuyển hết 10 kg bông thành sợi.
Giả sử trong 4 giờ đầu, bằng lao động cụ thể người công nhân chuyển hết 10
kg bông ra sợi. Bằng lao động trừu tượng công nhân tạo thêm giá trị mới là 3 đô la,
bằng với tiền công của mình tức tiền mua sức lao động của nhà tư bản.
Đến đây sản phẩm của quá trình lao động trong 4 giờ có tổng giá trị là
10+2+3=15 đô la. Nếu ngày lao động chỉ có 4 giờ thì nhà tư bản không có lợi gì.
Nhưng việc thuê lao động là 8 giờ/ ngày, do vậy, công nhân tiếp tục lao động thêm
4 giờ nữa.
Trong 4 giờ sau, nhà tư bản chỉ chi phí thêm: 10 đô la mua bông + 2 đô la
hao mòn máy móc. Còn lao động của công nhân không đươc trả công nhưng họ
vẫn hao phí một lượng lao động kết tinh vào trong sợi là 3 đô la. Kết quả của 4 giờ
lao động sau tạo ra sợi có giá trị là 15 đô la.
Tổng cộng ngày lao động 8 giờ, nhà tư bản chi phí những khoản sau:
Mua bông 20 đô la.
Hao mòn máy 4 đô la.
Trả công cho công nhân 3 đô la.
 Tổng cộng chi phí tư bản 27 đô la.
Nhưng chi phí lao động thực tế (lao động sống và lao động quá khứ) để sản
xuất hàng hóa sợi của nhà tư bản có giá trị 15 + 15 = 30 đô la.
Như vậy so với chi phí tư bản, nhà tư bản thu được 3 đô la dôi ra. 3 đô la đó
chính là giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng
hoá sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
Qua ví dụ trên ta thấy, chủ nghĩa tư bản thu được giá trị thặng dư bằng cách
bóc lột công nhân làm thuê.



Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Nhóm21 17

7. So sánh giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với tư bản ứng trước.
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là một bộ phận của tư bản ứng trước,
bởi lẽ:
 Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng tổng tư bản cố định (c
1
), tư bản
lưu động (c
2
) và tư bản khả biến (v). Tuy nhiên, tư bản cố định không chuyển
hết giá trị ngay trong một năm, mà giá trị của nó được chuyển trong nhiều năm
nên công thức của chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ là:
k = c
1
đã hao mòn + c
2
+ v
 Tư bản ứng trước là toàn bộ tư bản ứng ra cho quá trình sản xuất của nhà
tư bản, bao gồm cả phần tư bản bất biến đã hao phí trong sản xuất và phần chưa
hao phí.
K = c
1
đã hao mòn + c
1
chưa hao mòn + c
2
+ v

Thông qua ví dụ sau, ta sẽ thấy rõ được sự khác nhau giữa chi phí sản xuất
tư bản chủ nghĩa với tư bản ứng trước
Ví dụ: Một nhà tư bản sản xuất đầu tư, với :
Số tư bản cố định ( c
1
) là 1200 đơn vị tiền tệ.
Số tư bản lưu động ( c
2
và v ) là 480 đơn vị tiền tệ. Trong đó, giá trị của
nguyên, nhiên, vật liệu ( c
2
) là 300, tiền công ( v ) là 180.
Nếu tư bản cố định hao mòn hết trong 10 năm, tức là mỗi năm hao mòn
120 đơn vị tiền tệ thì:
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng: k = c
1
đã hao mòn + c
2
+ v = 120
+ 480 = 600 đơn vị tiền tệ
Tư bản ứng trước bằng: K = c
1
đã hao mòn + c
1
chưa hao mòn + c2+ v =
1200 + 480 = 1680 đơn vị tiền tệ
 K › k


Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn


Nhóm21 18

BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VỚI
CHI PHÍ THỰC TẾ

Chi phí thực tế
Chi phí sản xuất tư bản
chủ nghĩa
Về lượng
c + v + m c + v
Về chất
Đây là chi phí thực tế về lao động
để sản xuất hàng hóa
Đây là chi phí về tư bản mà
nhà tư bản bỏ ra để sản xuất
hàng hóa


BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VỚI
TƯ BẢN ỨNG TRƯỚC

Chi phí sản xuất tư bản
chủ nghĩa
Tư bản ứng trước
k = c
1
đã hao mòn + c
2
+ v

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ
là một bộ phận của tư bản ứng trước

K = c
1
đã hao mòn + c
1
chưa hao mòn
+ c
2
+ v
Tư bản ứng trước là toàn bộ tư bản ứng ra
cho quá trình sản xuất của nhà tư bản, bao
gồm cả phần tư bản bất biến đã hao phí
trong sản xuất và phần chưa hao phí
>
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Nhóm21 19

PHẦN 3: Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Qua những phân tích ở trên, ta thấy rằng:
Các nhà tư bản rất quan tâm đến tư bản ứng trước và chi phí đã đầu tư, họ
luôn tìm mọi cách để tiết kiệm chúng, giảm chi phí sản xuất và bảo toàn chúng để
có giá trị thặng dư ngày càng nhiều.
Phạm trù chi phí sản xuất và tư bản ứng trước không có quan hệ gì với sự
hình thành giá trị hàng hóa, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho
tư bản tăng thêm giá trị. Chỉ có chi phí lao động sống mới tạo ra giá trị mới của
hàng hóa, làm cho giá trị hàng hóa tăng lên, tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư
bản.

Việc phân tích trên giúp chúng ta càng làm rõ được thực chất bóc lột của chủ
nghĩa tư bản. Đó là bóc lột giá trị thặng dư của công nhân làm thuê, tạo ra trong
quá trình sản xuất.
Trong Học thuyết về giá trị thặng dư, C. Mác đã có một nhận định có tính
chất dự báo khoa học trong xã hội hiện nay, đó là: "Mục đích thường xuyên của
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm thế nào để với một tư bản ứng trước tối thiểu,
sản xuất ra một giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng dư tối đa”.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của nước ta, trong một chừng mực nào
đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay. Càng phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần chúng ta càng thấy rõ: chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải
phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng
ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi
phương án tìm cách định lượng chính xác mức độ bóc lột người lao động đều xa
rời thực tế và không thể thực hiện được.
Để hạn chế quan hệ bóc lột, các chủ trương - chính sách của nhà nước đều
được thể chế hóa thành luật và các bộ luật. Khi đó, nó chẳng những góp phần xây
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Nhóm21 20

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy luật làm công cụ và cơ sở để điều
chỉnh các hành vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi bóc lột nói riêng.
Mặt khác, nhà nước cũng phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của cả người lao
động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới
bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá
trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào
để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay,
thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng
là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện

hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn
thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Nhóm21 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), TS. Nguyễn Khánh Vân, TS. Lưu Thị
Kim Hoa, …; Tài liệu học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin (học phần nâng cao); Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM; 2012.
2. TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), TS. Nguyễn Văn Sáng, TS. Nguyễn
Khánh Vân, …; Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin (học phần nâng cao); Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
TP.HCM; 2011.
3. PGS.TS. Vũ Anh Tuấn; Các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin
về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; Nhà xuất bản Thanh Niên; 2009.
4. PGS.TS. Vũ Anh Tuấn; Lịch sử các học thuyết kinh tế; Nhà xuất bản Thanh
Niên; 2009.
5. PGS.TS. Vũ Anh Tuấn; Kinh tế chính trị Mác Lênin: Lý thuyết – bài tập;
Nhà xuất bản Tổng Hợp; 2007.
6. PGS.TS. Nguyễn Viết Thông, …; Giáo trình những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; 2012.
7.
8.
9.
10.

×