Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Người kể chuyện trong tiểu thuyết "Bọn làm bạc giả" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.58 KB, 7 trang )

Người kể chuyện trong tiểu
thuyết "Bọn làm bạc giả"







Phần ba cũng có tên là Paris và cũng có mười tám chương như ở phần thứ nhất
(nhật ký của Édouard chiếm hơn sáu chương). Trong đó, ngoài các câu chuyện được kể qua
nhật ký của Édouard là các câu chuyện liên quan đến ký túc xá Vedel và cái chết thương
tâm của cậu bé Boris. Ở cuối truyện là một kết thúc có hậu: Olivier thực sự tỉnh mộng và
quyết định đi theo ông cậu Édouard, còn "đứa con lưu lạc" Bernard quyết định trở về nhà và
theo tác giả "đó là điều tốt nhất cậu ta cần làm".
Toàn bộ các câu chuyện đan xen nhau trong tiểu thuyết đã được trần thuật bởi ba
kiểu NKC khác nhau: NKC ở ngôi thứ ba giấu mặt, NKC đồng thời là nhân vật chính
Édouard, NKC xưng “tôi”. Chiếm 2/3 cuốn tiểu thuyết là lời kể của NKC giấu mặt. NKC
này đã kể với chúng ta về nhiều nhân vật khác nhau liên quan đồng thời đến nhau và các
câu chuyện của họ.
Một trong những điểm độc đáo của tiểu thuyết Bọn làm bạc giả là sự xuất hiện của
NKC đồng thời là nhân vật chính trong tác phẩm: nhà văn Édouard. A. Gide đã để cho
NKC này xuất hiện trong một môi trường đặc trưng cho nghề nghiệp của ông là giới văn
chương (dù mức độ thật giả, chất lượng có khác nhau): bá tước de Passavant, tác giả
của Chiếc xà đơn được "một số nhà phê bình làm rùm beng" và liên quan đến Passavant là
tạp chí Tiền phong cùng một loạt "tác giả" viết hoặc dự định viết cho tờ tạp chí như Olivier,
Dhurmer, Bercail, Armand… Bernard, một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết
cũng có sáng tác. Ngoài các tên hư cấu, nhà văn còn đưa vào tiểu thuyết một tác giả có
thực, đó là Alfred Jarry, tác giả của Ubu Vua (trong cuộc dạ hội của nhóm de Passavant).
Trong câu chuyện trao đổi của các nhân vật, tên nhiều nhà văn Pháp cũng như của nước
ngoài đã được nhắc tới như La Fontaine, Racine, Balzac, Stendhal, Rimbaud, Dostoievsky,


v.v… Rất nhiều vấn đề thuộc văn chương nói chung, tiểu thuyết nói riêng được các nhân
vật trong tiểu thuyết đề cập đến.
NKC nhà văn Édouard đã dùng hình thức nhật ký để kể các câu chuyện của mình với
số trang chiếm gần 1/3 cuốn tiểu thuyết. Như trên đã nêu, tiểu thuyết Bọn làm bạc giả có ba
phần. Trong số 43 chương của cả 3 phần, nhật ký của Édouard chiếm trọn vẹn 12 chương
cộng thêm các phần trong 4 chương khác. Chỉ một phần nhỏ trong nhật ký là được viết
trước thời điểm xảy ra các câu chuyện được kể trong tiểu thuyết, còn phần lớn nhật ký kể
những chuyện vừa mới xảy ra hoặc gần như đồng thời với lúc người viết viết nhật ký. Điểm
này rõ ràng đã mang lại sự tươi mới, sinh động và tính hiện đại của những câu chuyện kể.
Ngoài việc nhật ký cung cấp cho bạn đọc rất nhiều thông tin, nhiều tuyến truyện xen kẽ,
bản thân việc trình bày hình thức nhật ký trong tiểu thuyết cũng tạo nên sự đa dạng và
phong phú: có thể chiếm trọn cả chương, có thể kéo dài liên tiếp chiếm vài chương liên tục
(các chương XI,XII,XIII ở Phần thứ nhất và các chương I,II,III ở Phần thứ ba), cũng có thể
là các đoạn xen kẽ với giọng kể của NKC giấu mặt, hoặc xen lẫn với thư, với cả một số
dòng trong tiểu thuyết của chính Édouard.
Với hình thức nhật ký, NKC Édouard đã cung cấp cho người đọc các chi tiết liên
quan đến chuyện của các nhân vật trong tiểu thuyết. Trước hết là về Laura, người ông quan
tâm đến đầu tiên khi trở về Pháp cùng với tất cả các éo le trong cuộc đời của cô (lấy một
người chồng mà cô không yêu, rồi do tình cờ quen Vincent trong bệnh viện và có thai với
Vincent, bị anh ta bỏ rơi, rồi cuối cùng nhờ sự giúp đỡ chân tình của Édouard, cô lại quay
trở về với chồng mình). Cũng qua nhật ký của Édouard, người đọc được biết thêm các câu
chuyện về Bernard, Olivier và gia đình của Olivier (bố mẹ, ông bà Molinier, anh trai
Vincent, em trai Georges), Passavant và các "cộng tác viên" của tạp chí Tiền phong, chuyện
của cụ La Pérouse, v.v… Nó tạo thêm một giọng điệu bổ sung cho các câu chuyện do người
kể chuyện giấu mặt thuật lại. Ví dụ, NKC giấu mặt đã kể khá nhiều sự kiện liên quan đến
Olivier (từ chuyện biết tin Bernard sẽ bỏ nhà đi hoang, mời Bernard đến nhà mình ngủ tạm,
kể chuyện rắc rối của anh trai Vincent cho Bernard nghe, đi đón ông cậu Édouard ở nhà ga,
hợp tác với Passavant, thất vọng vì bản thân, tự tử không thành, v.v…), còn trong nhật kí
của Édouard, người đọc lại được biết thêm tình cảm khá đặc biệt của hai cậu cháu, chủ yếu
là những cảm xúc của Édouard với Olivier. Tình hình ngược lại với những câu chuyện về

cụ La Pérouse: nếu như nhờ NKC giấu mặt, người đọc chỉ biết tình hình khốn khổ của cụ ở
kí túc xá qua một câu ở gần cuối tiểu thuyết, thì nhật kí của Édouard lại cung cấp nhiều
thông tin, sự kiện liên quan đến cuộc đời cụ, một sự bổ sung rất chi tiết và cụ thể (từ vụ
quan hệ riêng tư của con trai khiến cụ mất hết cả học trò đồng nghĩa với mất nguồn thu
nhập, đến những xích mích thường ngày của đôi vợ chồng già, sự quan tâm không được
đền đáp đối với đứa cháu nội, cuối cùng là bi kịch thực sự xảy ra khi đứa cháu nội bị chết từ
viên đạn của khẩu súng của chính cụ…).
Édouard đã làm mọi người bất ngờ là tiểu thuyết của ông, một cuốn sách quan trọng
"đáng để đời" sau bao trăn trở, suy nghĩ, lại không có đề tài. Trong cuộc nói chuyện với bà
bác sĩ Sophroniska, Laura và Bernard, ông khẳng định: "Tiểu thuyết của tôi không có đề
tài". Ngay sau đó, ông giải thích quan điểm của mình là muốn nghe theo tất cả những gì từ
cuộc sống của những người khác và cuộc sống của bản thân ông mách bảo cho mình. Ông
không sao chép hiện thực, không phản ánh hiện thực, ông nghe theo hiện thực và đối thoại
với nó. Ông phê phán tiểu thuyết Pháp và cho rằng tiểu thuyết Anh, Nga "thoát khỏi sự câu
thúc là thế, vẫn phải lệ thuộc vào thước đo giống như thật". Để rõ hơn ý mình, hơn một lần
Édouard khẳng định với cử toạ: "… và đề tài của cuốn sách, nếu các bạn muốn, chính là
cuộc đấu tranh giữa những gì thực tại mang đến cho anh ta (nhân vật nhà tiểu thuyết trong
cuốn sách - LPT thêm) và những gì mà bản thân anh ta có ý định làm từ thực tại đó"
(BLBG, tr.239). Và: "Nói cho đúng ra, đó sẽ là đề tài: cuộc tranh đấu giữa các sự kiện do
thực tế khơi gợi ra và thực tế lý tưởng" (BLBG, tr.40).
Trong nhật ký của mình, Édouard nói rõ hơn về chuyện đề tài: "Mình bắt đầu thấy
cái có thể gọi là "đề tài sâu xa" của cuốn sách. Chắc chắn đó sẽ là sự đua tranh giữa thế giới
hiện thực và sự thể hiện thực tế của chúng ta". Từ quan niệm liên quan đến đề tài của tiểu
thuyết, Édouard đã thực sự quan tâm đến một vấn đề quan trọng trong sáng tạo, đó là quan
hệ giữa hiện thực và việc sáng tác của nhà tiểu thuyết. Đây cũng là chỗ để nhà văn A. Gide
thông qua nhân vật trung tâm đồng thời là NKC trong tác phẩm nói lên những điều tâm
huyết của mình. Rõ ràng, ông không có ý định gánh trách nhiệm làm "thư ký của thời đại"
trung thành với các sự kiện của hiện thực như Balzac. Trong Ghi chép về A. Gide, nhà văn
cùng thời và là "đàn em" của A. Gide, Martin du Gard đã cung cấp cho chúng ta những
thông tin thú vị liên quan đến quan niệm của A. Gide về tiểu thuyết như chúng ta đã biết ở

phần trên. Trong cuộc nói chuyện của hai người liên quan đến tiểu thuyết, Gide đã khẳng
định tuy rất ngưỡng mộ Tolstoi, nhưng A. Gide là người đứng về phía của Dostoievsky,
người luôn khiến cho A. Gide kinh ngạc bởi những “cái mới, cái không ngờ tới, cái chưa
từng thấy!”.
NKC nhà văn Édouard xuất hiện trong tiểu thuyết Bọn làm bạc giả đã khiến người
đọc liên tưởng nhiều đến chính tác giả A. Gide cùng các quan niệm, các ý kiến của ông về
nghề văn, nhưng tất nhiên, Édouard không phải và không thể là một bản sao trùng khít của
nhà văn, vì đó không phải là mục tiêu hướng tới của ông. Sự sáng tạo của nhà văn trong
việc xây dựng một NKC đặc biệt rõ ràng đã mang lại sắc thái độc đáo cho tác phẩm.
Michel Raimond cho rằng: "… vào khoảng năm 1930, phần lớn các tiểu thuyết Pháp
vẫn được thể hiện như "một truyện kể bằng văn xuôi xen lẫn đối thoại" như Julien Green đã
viết. Việc sử dụng những kỹ thuật mới của độc thoại nội tâm và điểm nhìn chỉ là ngoại lệ.
Crémieux và Vogt, vào năm 1930, trong một cuộc hội thảo đã nhận xét rằng những hình
thức tiểu thuyết đã không hề phát triển. Thế nhưng họ lại dành một vị trí đặc biệt cho tác
phẩm Bọn làm bạc giả của André Gide, vì họ cho rằng tiểu thuyết này là sự tổng hợp hài
hoà của tất cả các hình thức đã biết cho đến lúc ấy (…) đó là một tác phẩm đặc biệt phong
phú ở nhiều điểm nhìn và nó tiêu biểu cho một thời kỳ của những tranh luận và tìm
kiếm"
(4)
.
Như chúng ta đã biết, lâu nay, vấn đề điểm nhìn trong tiểu thuyết đã được nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới quan tâm và cho đó là một trong những vấn đề đáng kể khi bàn về
những cuộc tìm tòi đổi mới của tiểu thuyết
(5)
. GS. Phùng Văn Tửu, trong công trình của
mình đã xác định "điểm nhìn" ở đây với nghĩa "thuần tuý chỉ muốn xét về mặt kỹ thuật
chọn chỗ đứng để nhìn và kể, chứ không bao hàm ý quan điểm tư tưởng, chính trị, xã hội
của người kể"
(6)
. Tiểu thuyết Bọn làm bạc giả của A. Gide được Giáo sư nhắc tới khá kỹ khi

đề cập đến các vấn đề "tiểu thuyết là đề tài của tiểu thuyết" và "tiểu thuyết trong tiểu
thuyết". Ông khẳng định tác phẩm Bọn làm bạc giả đã vượt qua "chuẩn mực" một điểm
nhìn của tiểu thuyết truyền thống và cho rằng việc tăng thêm điểm nhìn trong cuốn tiểu
thuyết đã khiến "câu chuyện kể trở nên sinh động hơn".
A. Gide luôn quan tâm đến tính khách quan của tác giả trong quá trình sáng tác. Điều
đó đã thể hiện từ thời kỳ ông sáng tácKẻ vô luân và đã khẳng định quan điểm của mình
qua Lời tựa như chúng ta đã biết. Chính điều đó đã giúp ông tránh được đường mòn của
tiểu thuyết truyền thống thường có một điểm nhìn. Việc làm đa dạng các điểm nhìn trong
tiểu thuyết đã giúp độc giả nhận ra sự phong phú và phức tạp được thể hiện qua tác phẩm.
Trong Bọn làm bạc giả ngoài điểm nhìn của NKC giấu mặt, các câu chuyện các vấn đề
chồng chéo nhau một cách sống động còn được thể hiện qua điểm nhìn của NKC nhân vật
chính Édouard (chính xác hơn là qua nhật ký của Édouard) như chúng ta đã thấy ở trên.
Thêm vào đó còn là điểm nhìn của NKC ngôi thứ nhất xưng "tôi" (Je) hoặc “chúng
tôi” (nous) trực tiếp trong tác phẩm. Khảo sát cụ thể Phần thứ nhất của tiểu thuyết Bọn
làm bạc giả, chúng ta thấy số lần lộ diện của NKC xưng “tôi” hoặc “chúng tôi” là khá
nhiều: toàn bộ phần này chiếm 213 trang, trong đó nhật kí của Édouard đã gồm 70 trang.
Như vậy, trong số 143 trang về cơ bản là lời kể của NKC giấu mặt (vì còn phải tính tới vài
trang thư từ và lời đề từ ở đầu một số chương) NKC ở ngôi thứ nhất đã xuất hiện 18 lần (ở
các trang 15, 34, 35, 49, 50, 57, 70, 72, 91, 100, 149, 166, 182-183-184-185, 191, 199).
NKC ngôi thứ nhất có mặt trong chuyện kể (ở cả ba phần trong tiểu thuyết) không chỉ để tỏ
thái độ của mình trước sự việc, sự kiện qua các câu như “Tôi tin rằng…”, Tôi cho
rằng…”, “Tôi đã bảo rằng…”, “Tôi không dám nói…”, “Tôi hơi khó chịu…”, “điều kinh
khủng nhất theo tôi…”, v.v… Rất nhiều lúc, NKC kiểu này đã trực tiếp tham gia vào sự
việc đang diễn ra, lúc thì nói thẳng việc dõi theo các nhân vật, lúc lại bỏ mặc họ để trả lại
mạch chuyện cho NKC giấu mặt. Đó là chưa kể có những lúc NKC ở ngôi thứ nhất sa đà
thực sự vào câu chuyện kể và lời của NKC này chiếm tới vài trang liền (các trang 183-185).
Đặc biệt, ở mục VII, mục cuối cùng của Phần thứ hai, chúng ta gặp duy nhất một lần nhân
vật “người đi đường” (voyageur) được ví với tác giả (auteur), người không biết trước được
câu chuyện của mình sẽ dẫn tới đâu. Đó không phải một tác giả “biết tuốt”, như một Chúa
Trời điều khiển mọi việc trong tiểu thuyết truyền thống, mà là một tác giả hướng tới sự đổi

mới mong muốn có những sự cách tân trong sáng tạo. Đến nỗi, không dằn lòng được, “tôi”
đã chiếm diễn đàn của tiểu thuyết trong 4,5 trang liền để trút bầu tâm sự về các nhân vật của
mình (các trang 280-284): “tôi” bực mình, không hài lòng với Édouard, “tôi” phân vân và
có phần tin cậy ở Bernard, “tôi” lo lắng cho Olivier, v.v… Khó có thể nói rằng lúc nào việc
“tôi” can thiệp thẳng vào mạch chuyện cũng làm cho người đọc thích thú, nhất là đối với
người đọc sống sau tác giả của Bọn làm bạc giả đến gần cả thế kỉ. Nhưng chúng ta hãy đặt
tác phẩm này vào thời điểm ra đời của nó khi cái “tôi” toàn tri vẫn ngự trị khắp nơi. Tiểu
thuyết của Gide đổi mới, nhưng vẫn gắn phần nào vào mạch truyền thống. Đó là một điều
hợp lẽ trong thời của ông. Mặt khác, khi đặt điểm nhìn ở ngôi thứ nhất này vào hệ thống
chung rõ ràng nó đã đem lại sự đa dạng khi tiếp cận vấn đề.
Tiểu thuyết Pháp vào khoảng ba thập niên đầu thế kỉ XX đã có những chuyển động
nhất định, thể hiện rõ nhất ở các cuộc hội thảo, nhưng nhìn chung, các nhà tiểu thuyết Pháp
vẫn tỏ ra khá dè dặt và thận trọng trong việc cách tân. Vì vậy, bên cạnh việc xuất hiện tác
phẩm Đi tìm thời gian đã mất của Proust, tiểu thuyết Bọn làm bạc giả của Gide thực sự gây
xôn xao trong giới văn chương thời đó. Chúng tôi xin trích dưới đây ý kiến của một số bài
báo viết năm 1926, thời điểm tác phẩm ra đời, được đăng lại trên Tạp chí Những người bạn
của André Gide: “Tiểu thuyết của ngài André Gide luôn được chờ đón như một tác phẩm
giá trị và quan trọng: đó là sự thú vị bất ngờ với bạn đọc và một tài sản đối với các nhà phê
bình. Cuốn Bọn làm bạc giảmới công bố một nửa trên Tạp chí Pháp Mới đã gây chú ý rất
nhiều"
(7)
. “Trong Bọn làm bạc giả, tác giả đã lần đầu tiên tập hợp những cái “tôi" khác nhau
của mình trong một tác phẩm; ông đã hiến mình trọn vẹn trong cuốn tiểu thuyết"
(8)
.
Thời điểm sáng tác Bọn làm bạc giả, đã gần đến ngưỡng 60 tuổi, Gide vẫn say sưa
với cái mới, tiểu thuyết của ông vẫn tràn trề sức trẻ, với sự hăng say, bởi giọng điệu nổi
loạn, bởi lòng hăng hái tiến lên phía trước. Vẫn gắn bó với truyền thống, ông đồng thời dám
chấp nhận các cuộc phiêu lưu, tìm đến những vùng đất mới: “Gide là nơi gặp gỡ của hai
quan niệm văn học, quan niệm truyền thống đặt lên trên hết hạnh phúc sáng tạo ra các kiệt

tác, và quan niệm văn học như cuộc thử nghiệm coi thường các tác phẩm và sẵn sàng chịu
thất bại miễn là đạt tới điều không thể. Chính từ đó tạo ra số phận đúp của ông"
(9)
. Chỉ với
một cuốn tiểu thuyết duy nhất trong cuộc đời sáng tác, nhà văn đã đánh dấu mốc thành công
trong sự nghiệp của riêng mình và trong lộ trình phát triển chung của tiểu thuyết phương
Tây hiện đại. Ông xứng đáng với những lời ngợi ca của những người cùng nghiệp cầm bút
như ông. Nếu như A. Camus thừa nhận: “Gide ngự trị trong thời thanh niên của tôi… Gide
đối với tôi như một kiểu mẫu nghệ sĩ, người bảo vệ, con của vua chúa, người canh giữ ở các
cánh cửa của khu vườn nơi tôi muốn sống ở đó"
(10)
thì John Steinbeck khẳng định: “Bọn
làm bạc giả là một trong những cuốn sách hay nhất mà tôi đã từng đọc. Đơn giản là Gide đã
biết viết, trí tuệ của ông biết bùng nổ"
(11)
, và: “ Bọn làm bạc giả, cuốn tiểu thuyết ấy đã
thể hiện một lần nữa, và mãi mãi, một cách chắc chắn, là một đỉnh cao trong sự nghiệp của
ông, cuốn tiểu thuyết giá trị nhất, sâu sắc nhất đã đem lại cho chúng ta trí tuệ thuần khiết và
sâu sắc của nó”

×