MÔ HÌNH NGHIỆP VỤ CỦA HỆ THỐNG
3.1. Khái niệm về mô hình nghiệp vụ
Mô hình nghiệp vụ là một mô tả các chức năng nghiệp vụ của một tổ chức (hay một
miền đựoc nghiên cứu của tổ chức) và những mối quan hệ bên trong giữa các chức năng
đó cũng như các mối quan hệ của chúng với môi trường bên ngoài. Mô hình nghiệp vụ
được thể hiện bằng một số dạng khác nhau. Mỗi một dạng mô tả một khía cạnh của hoạt
động nghiệp vụ. Tất cả các dạng đó cho ta một bức tranh toàn cảnh về hoạt động nghiệp
vụ.
3.2. Biểu đồ phân rã chức năng
Một trong những cách thể hiện của mô hình nghiệp vụ là biểu đồ phân rã chúc năng.
Nó cho ta thấy được các chức năng nghiệp vụ của tổ chức được phân chia thành các chức
năng nhỏ hơn theo một thứ bậc xác định.
3.2.1. Các khái niệm và ký pháp sử dụng
Chức năng nghiệp vụ được hiểu là tập hợp các công việc mà tổ chức cần thực hiện
trong hoạt động của nó. Khái niệm chức năng là khái niệm logic, tức là chỉ nói đến tên
công việc cần làm và mối quan hệ phân mức (mức gộp và chi tiết) giữa chúng mà không
chỉ ra công việc được làm như thế nào, bằng cách nào, ở đâu, khi nào và ai làm (là khái
niệm vật lý)
Chức năng (hay công việc) được xem xét ở các mức độ từ tổng hợp đến chi tiết sắp
theo thứ tự sau:
- Một lĩnh vực hoạt động (area of activities)
- Một hoạt động (activity)
- Một nhiệm vụ (task)
- Một hành động (action): thường do một người làm
Sự phân chia trên đây là tương đối, tùy thuộc vào phạm vi nghiệp vụ và từng trường
hợp cụ thể mà phân chia chức năng thành các mức gộp và chi tiết khác nhau. Ví dụ: Hoạt
động du lịch là một lĩnh vực các hoạt động về dịch vụ tham quan, lữ hành, ăn nghỉ. Kinh
doanh khách sạn là một hoạt động của lĩnh vực du lịch chuyên về các dịch vụ ăn uống và
nhà nghỉ. Tiếp nhận khách trong khách sạn là một nhiệm vụ của kinh doanh khách sạn.
Cuối cùng thanh toán với khách là một hành động bao gồm việc lập hóa đơn thanh toán
và thu tiền của khách khi khách rời khỏi khách sạn.
Hai ký pháp sử dụng trong mô hình là :
- Hình chữ nhật có tên chức năng ở bên trong để mô tả một chức năng (hình 3.1a)
- Đường thẳng gấp khúc hình cây dùng để nối một chức năng ở mức trên và các chức
năng ở mức dưới được trực tiếp phân chia (phân rã) từ chức năng đó (hình 3.1b)
Hình 3.2 là một ví dụ về biểu đồ chức năng nghiệp vụ của một tổ chức kinh doanh bán
buôn
Hình 3.2. Biểu đồ chức năng nghiệp vụ dạng chuẩn
3.2.2. Ý nghĩa của mô hình
- Mô hình phân rã chức năng được xây dựng dần cùng quá trình khảo sát tổ chức từ
trên xuống giúp cho việc nắm hiểu tổ chức và định hướng cho hoạt động khảo sát tiếp
theo.
- Nó cho phép xác định phạm vi các chức năng cần nghiên cứu hay miền cần nghiên
cứu của tổ chức.
- Nó cho thấy vị trí của mỗi công việc trong toàn hệ thống, tránh sự trùng lặp, giúp
phát hiện các chức năng còn thiếu.
- Nó là một cơ sở để cấu trúc hệ thống chương trìng sau này.
3.2.3. Xây dựng mô hình
a. Nguyên tắc phân rã các chức năng
Trong quá trình tiếp cận một tổ chức theo phương pháp từ trên xuống, ta nhận được
thông tin về các chức năng từ mức gộp (do lãnh đạo cung cấp) đến mức chi tiết (do các
bộ phận chức năng cung cấp). Cách phân chia này phù hợp với sự phân công các chức
năng công việc cho các bộ phận chức năng cũng như cho các nhân viên của một tổ chức.
Cách phân chia này thường theo nguyên tắc sau:
- Mỗi chức năng được phân rã phải là một bộ phận thực sự tham gia thực hiện chức
năng đã phân rã ra nó (tính thực chất)
- Việc thực hiện tất cả các chức năng ở mức dưới trực tiếp phải đảm bảo thực hiện
được chức năng ở mức trên đã phân rã ra chúng (tính đầy đủ)
Quy tắc này được sử dụng để phân rã một sơ đồ chức năng nhận được còn đang ở
mức gộp. Quá trình phân rã dần thường được tiếp tục cho đến khi ta nhận được một biểu
đồ với các chức năng ở mức cuối mà ta hoàn toàn nắm được nội dung thực hiện nó.
b. Bố trí, sắp xếp mô hình
- Không nên phân rã biểu đồ quá sáu mức
- Ở mỗi mức, các chức năng cùng mức sắp xếp trên cùng một hàng, cùng một dạng.
Chẳng hạn, ở mức cuối cùng của biểu đồ phân rã chức năng, các chức năng thuộc
cùng một mức và có cùng một chúc năng cha có thể sắp xếp theo hàng dọc (hình 3.3)
- Biểu đồ cần bố trí cân đối, rõ ràng để dễ kiểm tra, theo dõi.
c. Đặt tên chức năng
Mỗi chức năng có một tên duy nhất, các chức năng khác nhau tên phải khác nhau.
Tên chức năng phải là một mệnh đề động từ gồm một động từ và bổ ngữ. Ví dụ: chúc
năng “lập đơn hàng”, “bảo trì kho”. Động từ thể hiện hoạt động, bổ ngữ thường liên quan
đến các thực thể dữ liệu trong miền nghiên cứu. Tên chức năng cần phản ánh được nội
dung công việc thực tế mà tổ chức thực hiện và người sử dụng quen dùng nó. Ví dụ sau
đây là mô hình mô tả một lĩnh vực hoạt động trong một tổ chức:
- Nhiệm vụ đặt ra: Nhận đơn hàng của khách và tổ chức gửi hàng cho khách
- Bộ phận trách nhiệm: Bộ phận bán hàng và quản lý kho (một lĩnh vực nghiệp vụ
được khảo cứu của tổ chức).
Biểu đồ chức năng nghiệp vụ của tổ chức là một mô hình dạng chuẩ được mô tả trên
biểu đồ hình 3.3.
Hình 3.3. Biểu đồ phân rã chúc năng nghiệp vụ
của bộ phận kinh doanh bán hàng.
d. Mô tả chi tiết chức năng lá
Đối với mỗi chức năng lá (mức thấp nhất) trong biểu đồ cần mô tả trình tự và cách
thức tiến hành nó bằng lời và có thể sử dụng biểu đồ hay một hình thức nào khác. Mô tả
thường bao gồm các nội dung sau:
- Tên chức năng
- Các sự kiện kích hoạt (khi nào? Cái gì dẫn đến? điều kiện gì?)
- Quy trình thực hiện
- Yêu cầu giao diện cần thể hiện (nếu có)
- Dữ liệu vào (các hồ sơ sử dụng ban đầu)
- Công thức (thuật toán) tính toán sử dụng (nếu có)
- Dữ liệu ra (các báo cáo hay kiểm tra cần đưa ra)
- Quy tắc nghiệp vụ cần tuân thủ
Ví dụ: Mô tả chức năng lá “kiểm tra khách hàng” trong biểu đồ hình 3.3. “người ta
mở sổ khách hàng để xem có khách hàng nào như trong đơn hàng không (tên gọi, địa
chỉ…). Nếu không có, đó là khách hàng mới. Ngược lại là khách cũ thì cần tìm tên khách
hàng trong sổ nợ, và xem khách có nợ không và nợ bao nhiêu, có quá số nợ cho phép
không và thời gian nợ có quá thời hạn hợp đồng không”
3.3. Hai dạng biểu diễn của biểu đồ phân rã chức năng
Mô hình phân rã chức năng nghiệp vụ có thể biểu diễn ở hai dạng: dạng chuẩn và
dạng công ty.
3.3.1. Biểu đồ dạng chuẩn
Dạng chuẩn được sử dụng để mô tả các chức năng cho một miền khảo sát (hay một hệ
thống nhỏ). Biểu đồ dạng chuẩn là biểu đồ hình cây. Ở mức cao nhất chỉ gồm một chức
năng, gọi là “chức năng gốc” hay “chức năng đỉnh” (hình 3.3). Những chức năng ở mức
dưới cùng (thấp nhất) gọi là “chức năng lá”.
3.3.2. Biểu đồ dạng công ty
Dạng nầy sử dụng để mô tả tổng thể toàn bộ chức năng của một tổ chức có quy mô
lớn. Ở dạng công ty, mô hình thường gồm ít nhất hai biểu đồ trở lên. Một “biểu đồ gộp”
mô tả toàn bộ công ty với các chức năng thuộc mức gộp (từ hai đến ba mức). Các biểu đồ
còn lại là các “biểu đồ chi tiết” dạng chuẩn để chi tiết mỗi chúc năng lá của biểu đồ gộp.
Nó tương ứng với các chức năng mà mỗi bộ phận của tổ chức thực hiện, tức là một miền
được khảo cứu.
Khi bắt đầu khảo sát, ta có một chức năng nhiệm vụ bao trùm toàn tổ chức (có thể là
mục tiêu chiến lược) và chức năng gộp do các bộ phận của tổ chức thực hiện. Khi mô tả
những chức năng này ta được một biểu đồ mức gộp. Hình 3.4 là biểu đồ dạng công ty
mức gộp có dạng bảng. Khi tổ chức có nhiều bộ phận người ta sử dụng cách biểu diễn ở
dạng này. Trong cách biểu diễn này, mỗi chức năng được mô tả trên một dòng, và hai
chức năng ở hai mức khác nhau được sắp ở những cột khác nhau phân biệt ở vị trí lề bên
trái của nó được sắp thụt vào (hình 3.4). Với cách biểu diễn này, ta có thể biểu diễn được
số các chức năng ở mỗi cấp không hạn chế.
1. Bộ phận kế hoạch
1.1. Lập kế hoạch chiến lược
1.2. Lập kế hoạch hàng năm
1.3. Lập kế hoạch tác nghiệp (quý, tháng).
1.4. Xét cấp phát vật tư, phụ tùng
2. Bộ phận tài chính
2.1. Lập kế hoạch ngân sách
2.2. Quản lý thu chi
2.3. Quản lý thanh quyết toán
2.4. Hạch toán giá thành
2.5. Tổng hợp báo cáo
3. Bộ phận lao động tiền lương
3.1. Quản lý nhân sự
3.2. Đào tạo, kèm cặp
3.3. Bố trí cán bộ, nâng bậc, xếp lương
4. Bộ phận quản lý cơ điện
4.1. Lập kế hoạch trang bị sửa chữa
4.2. Theo dõi tình trạng cơ điện
4.3. Cung cấp giải pháp kỹ thuật
4.4. Tổ chức sửa chữa thay thế
5. Bộ phận quản lý công nghệ
5.1. Định dạng sản phẩm và chỉ tiêu chất lượng
5.2. Xây dựng và quản lý quá trình công nghệ
5.3. Nghiên cứu thử nghiệm công nghệ
6. Bộ phận quản lý chất lượng
6.1. Kiểm tra thực hiện quy trình
6.2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
6.3. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
7. Bộ phận tiếp thị
7.1. Thu thập thông tin thị trường
7.2. Phân tích và đề xuất chính sách tiêu thụ
7.3. Xây dựng chiến lược sản phẩm
7.4. Tổ chức quảng cáo
8. Bộ phận tiêu thụ
8.1. Tổ chức ký kết hợp đồng
8.2. Tổ chức cung ứng sản phẩm
8.3. Quản lý kho thành phẩm
9. Bộ phận nguyên liệu
9.1. Tổ chức vùng nguyên liệu
9.2. Ký kết hợp đồng mua nguyên liệu
9.3. Quản lý kho nguyên liệu
Hình 3.4. Bảng mô tả hình dạng công ty
Trên thực tế, người ta sẽ không chi tiết hóa ngay tất cả các chức năng ở mức thấp nhất
của biểu đồ. Thứ nhất, đó là vịêc làm rất tốn kém. Thứ hai: Thật sự không cần thiết phải
xây dựng HTTT cho mỗi bộ phận chức năng của tổ chúc. Để chọn những bộ phận tiếp tục
khảo sát và chi tiết hóa mô hình, người ta thường phải nghiên cứu phạm vi miền nghiệp
vụ của tổ chức liên quan đến hệ thống cần xây dựng. Dưới đây sẽ trìng bày một số cách
để làm việc đó.
3.3.3. Một cách xác định mô hình phân rã
Đối với một lĩnh vực hay một phạm vi nghiên cứu không lớn, đôi khi người ta có thể
biết ngay được mọi công việc chi tiết. Trong trường hợp này, việc xây dựng mô hình có
thể theo hướng ngược lại từ dưới lên. Bằng cách nhóm dần các chức năng nghiệp vụ chi
tiết từ dưới lên trên theo từng nhóm một cách thích hợp và gán cho nó những cái tên
tương ứng, ta có được biểu đồ chức năng nghiệp vụ phân cấp của phạm vi nghiên cứu.
Bảng 3.1 cho ví dụ về cách làm này. Từ bảng 3.1 ta dễ dàng vẽ biểu đồ biểu diễn chức
năng nghiệp vụ của hoạt động trông gửi xe trong bãi (hỉnh 3.5)
Các chức năng chi tiết (lá) Nhóm lần 1 Nhóm lần 2
1. Nhận dạng loại xe vào gởi
Nhận xe
vào bãi
Trông gửi xe
ở bãi
2. Kiểm tra chỗ trống trong bãi
3. Ghi vé cho khách
4. Vào sổ gửi xe, cho xe vào
5. Kiểm tra vé lấy xe
Trả xe
Cho khách
6. Đối chiếu với xe
7. Thanh toán tiền, cho xe ra
8. Ghi sổ xc ra
9. Kiểm tra sự cố trong sổ gửi
Giải quyết
sự cố
10. Kiểm tra sự cố khách yêu cầu
11. Lập biên bản sự cố
12. Giải quyết hay bồi thường
Bảng 3.1. Cách nhóm các chức năng theo phuơng pháp dưới lên.
Hình 3.5. Biểu đồ phân rã chức năng hoạt động trông gửi xe
3.4. Xác định phạm vi hệ thống
Khi phát triển một hệ thống thông tin, người ta thường sử dụng nhiều ma trận khác
nhau phục vụ quá trình phân tích và lựa chọn các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng mô
hình ở các bước tiếp theo của vòng đời phát triển hệ thống. Dưới đây chỉ trình bày hai ma
trận thường được sử dụng nhất là: ma trận yếu tố quyết định thành công - chức năng và
ma trận thực thể - chúc năng.
3.4.1. Ma trận yếu tố quyết định thành công và chức năng
Trong khi lập kế hoạch chiến lược phát triển HTTT, sau khi đã xác định được mục
tiêu hay các vấn đề mà tổ chức phải gặp phải, người ta thường phải xác định các yếu tố
quyết định thành công. Đó là những yếu tố có liên hệ với các hoạt động nghiệp vụ bên
trong và bên ngoài mà có thể đo được và có ảnh hưởng to lớn đến việc tổ chức có thể đạt
được mục tiêu của nó hay không. Mức độ đạt được của các yếu tố quyết định thành công
phụ thuộc vào việc thực hiện các nhiệm vụ chức năng của tổ chức có liên quan đến nó. Vì
vậy, HTTT cần xây dụng hỗ trợ các nhiệm vụ chức năng này. Ma trận yếu tố quyết định
thành công-chức năng được xây dựng nhằm mục đích xác định cho được các nhiệm vụ
chức năng có tầm quan trọng này.
Trong một tổ chức, các yếu tố quyết định sự thành công có thể gồm từ ba đến sáu yếu
tố. Chẳng hạn, trong một công ty máy tính nhỏ, các yếu tố quyết định sự thành công có
thể là: sự đổi mới sản phẩm, sản phẩm chất lượng cao và kiểm soát chặt chẽ được giá
thành. Còn đối với một bệnh viện, các yếu tố đó là: sự chăm sóc bệnh nhân chu đáo, kiểm
soát được chi phí và thuê được những người làm việc có tay nghề cao (các y, bác sĩ).
Ma trận yếu tố quyết định thành công-chức năng có các dòng là các chức năng gộp
(hay bộ phận chức năng), các cột là yếu tố quyết định sự thành công, ở mỗi ô tương giao
giữa một chức năng và một yếu tố thành công người ta để trống hay đánh dấu bằng chũ E
(essential) hay chữ D (desirable) tùy thuộc vào việc chức năng này có tác động quyết
định hay chỉ ở mức nào đó đối với yếu tố quyết định thành công cột.
Sau khi đã xét tất cả các ô và đánh dấu được các ô tương ứng của ma trận, người ta
chọn ra các dòng chức năng chứa ô có chữ E đưa vào các lĩnh vực của tổ chức cần được
xem xét để phát triển HTTT. bảng 3.2 mô tả một ma trận yếu tố quyết định thành công-
chức năng đối với một nhà máy sản xuất thuốc lá. Từ ma trậ trên cho thấy, các bộ phận
kế hoạch, tài chính, tiếp thị, tiêu thụ và nguyên liệu cần được lựa chọn đưa vào phạm vi
lĩnh vực nghiệp vụ cần xem xét để xây dựng HTTT.
Các yếu tố quyết định thành công
Các bộ phận chức năng Nguyên liệu
đủ số lượng,
đảm bảo về
chất lượng
Mở rộng
thị trường
tiêu thụ
10%
Kiểm soát
chi phí,
không
tăng giá
1. Bộ phận kế hoạch E D
2. Bộ phận tài chánh D E
3. Bộ phận lao động tiền lương D D
4. Bộ phận quản lý cơ điện
5. Bộ phận quản lý công nghệ D
6. Bộ phận quản lý chất lượng D
7. Bộ phận tiếp thị E
8. Bộ phận tiêu thụ E
9. Bộ phận nguyên liệu E
10. Bộ phận hành chánh
11. Bộ phận bảo vệ an ninh
Bảng 3.2. Ma trận yếu tố quyết định thành công và chức năng
3.4.2. Ma trận thực thể-chức năng
Khi khảo sát, ta thu được các thực thể dữ liệu của rổ chức (xem bảng 3.3). Để tiếp
tục, ta cần phải xem xét những dữ liệu nào là thực sự cần thiết cho các chức năng của
phạm vi đang nghiên cứu và các chức năng nào là có tác động lên dữ liệu. Với mục đích
trên, ta xây dựng ma trận thực thể-chức năng.
Ma trận thực thể-chức năng gồm các dòng và các cột:
Các thực thể
1. Kế hoạch chiến lược
2. Kế hoạch hàng năm
3. Kế hoạch điều hành
4. Phiếu xuất vật tư
5. Phiếu nguyên vật liệu
6. ….
7. Nguyên liệu
8. Hợp đồng mua nguyên liệu
…………………….
Các chức năng nghiệp vụ 1 2 3 4 5 6 7 8
1.1 Lập kế hoạch chiến lược C
1.2 Lập kế hoạch hàng năm C
1.3 Lập kế hoạch tác nghiệp C
1.4 Xép cấp phát vật tư phụ tùng C C
8.1 Tổ chức ký kết hợp đồng tiêu thụ
8.2 Tổ chức cung ứng sản phẩm
8.2 Quản lý kho thành phẩm
9.1 Tổ chức vùng nguyên liệu R
9.2 Ký kết hợp đồng mua nguyên liệu R C
…………………
Bảng 3.3. Một ma trận thực thể và chức năng
Mỗi cột ứng với một thực thể. Các thực thể là các hồ sơ và các tài liệu thu thập được
trong quá trình khảo sát. Mỗi dòng ứng với một chức năng. Các chức năng này thường là
chức năng ở mức tương đối chi tiết, Nhưng không phải mức lá. Vì nếu sử dụng mức lá thì
số chức năng là quá nhiều. Mặt khác, nếu sử dụng các chức năng quá gộp thì khó nhận
thấy được tác động của chức năng đến các thực thể, tức là khó xác định được các ô tương
ứng trong bảng cần đánh dấu.
Ở mỗi ô giao giữa một chức năng và một thực thể ta đánh dấu bằng chữ sau R, U hay
C. Các chữ được sử dụng như sau:
- Chữ R, nếu chức năng dòng đọc (Read) dữ liệu thể cột
- Chữ C, nếu chức năng dòng tạo (Create) mới dữ liệu trong thực thể cột.
- Chữ U, nếu chức năng dòng thực hiện việc cập nhật (sửa, xóa, thêm) dữ liệu trong
thực thể cột.
Ma trận được mô tả như trong ví dụ bảng 3.3. Nó cho phép phát hiện những thực thể
hay chức năng cô lập:
- Nếu một dòng ứng với một chức năng không chứa một ô nào được đánh dấu, thì
chức năng đó hoặc không phải là một tiến trình thông tin (không có tác động lên dữ liệu),
hoặc đánh dấu sót, hoặc khảo sát đã bỏ sót thực thể dữ liệu.
- Nếu một cột nào không chứa một ô được đánh dấu thì hoặc là khảo sát thiếu chức
năng, hoặc đánh dấu sót, hoặc thực thể là không cần thu thập và có thể bỏ đi.
Những phát hiện trên đây cho phép ta xem xét, bổ sung những khiếm khuyết trong
khảo sát, loại bỏ những chức năng hay thực thể thừa (ứng với dòng hay cột cô lập) của
miền khảo sát. Trong một số trường hợp có thể phải phân rã chức năng nhỏ hơn để tìm ra
mối quan hệ của chức năng và thực thể.
Ma trận nhận được cuối cùng cho ta biết mối quan hệ giữa các chức năng được xét và
các hồ sơ dữ liệu còn được giữ lại: mỗi chức năng có tác động lên những hồ sơ nào, theo
cách thức nào (đọc, cập nhật hay tạo ra nó). Ma trãn thực thể-chức năng sau khi đã bỏ đi
các dòng và các cột không được đánh dấu sẽ sử dụng như một dạng mô tả trong mô hình
nghiệp vụ. Nó là một đầu vào để xác định các luồng dữ liệu trong biểu đồ luồng dữ liệu.
3.5. Ví dụ
A. Mô tả bài toán
Một bãi trông gửi xe có 2 cổng: Một cỏng xe vào, một cổng xe ra. Người ta chia bãi
thành 4 khu dành cho 4 loại xe khác nhau : Xe máy, xe buýt, xe tải và công-ten-nơ. Khi
khách đến gửi xe, người coi xe nhận dạng xe theo bảng phân loại, sau đó kiểm tra chỗ
trống trong bãi. Nếu chỗ dành cho loại xe đó đã hết thì thông báo cho khách. Ngược lại
thì ghi vé đưa cho khách và hướng dẫn xe vào bãi, đồng thời ghi những thông tin trên vé
vào sổ xe vào.
Khi khách lấy xe, người coi xe kiểm tra vé xem vé là thật hay giả, đối chiếu vé với xe.
Nếu vé giả hay không đúng xe thì không cho nhận xe. Ngược lại thì viết phiếu thanh
toán và thu tiền của khách, đồng thời ghi các thông tin cần thiết vào sổ xe ra.
Khi khách đến báo cáo có sự cố thì kiểm tra xe trong sổ xe vào và sổ xe ra để xác
minh xe có gửi hay không và đã lấy ra chưa. Nếu không đúng như vậy thì không giải
quyết. Trong trường hợp ngược lại tiến hành kiểm tra xe ở hiện trường. Nếu đúng như sự
việc xảy ra thì tiến hành lập biên bản giải quyết và trong trường hợp cần thiết thì viết
phiếu chi bồi thường cho khách. Các bảng dữ liệu khảo sát thu được bao gồm:
a. Bảng giá (và phân loại)
Loại xe Đơn giá/ngày đêm Khu Số chỗ
Xe máy 3.00đ A 200
Xe buýt 15.000đ B 100
Xe tải 20.000d C 100
Công ten nơ 30.000đ D 10
b. Phiếu thanh toán
Số: xxx
Số xe: ………… Loại xe: ……………
Ngày giờ vào: ……………… Ngày giờ ra: ………….
Thời gian gửi: …………. Thành tiền: ………….
c. Sổ ghi xe vào
Ngày Số vé Số xe Loại xe Giờ vào Ghi chú
d. Sổ ghi xe ra
Ngày Số vé Số xe Loại xe Giờ ra Thời gian gởi Thành tiền
e. Các thông tin trên vé được ghi lại vào sổ xe vào
Hãy xây dựng mô hình nghiệp vụ của hệ thống thể hiện qua các thể hiện có thể xây
dựng được?
B. Bài giải
Trước hết ta lập một bảng phân tích trên cơ sở những mô tả của bài toán nhận được.
Bảng này sẽ giúp tìm ra các nhân tố để xây dựng lên các thể hiện của mô hình nghiệp vụ:
Động từ + bổ ngữ Danh từ Nhận xét
Nhận dạng xe Bãi xe =
Kiểm tra chỗ trống cổng =
Thông báo cho khách Khu =
Ghi vé cho khách loại xe =
Ghi thông tin vé vào sổ Khách (tác nhân)
kiểm tra vé xe người coi xe (tác nhân)
đối chiếu vé với xe bảng phân loại
xe
hồ sơ DL
viết, thu phiếu thanh toàn, tiền chỗ trống =
Ghi sổ xe ra Vé Hồ sơ DL
kiểm tra xe trong sổ sổ xe vào hồ sơ DL
kiểm tra xe ở hiện trường sổ xe ra hồ sơ DL
lập biên bản Biên bản hồ sơ DL
viết phiếu chi phiếu chi hồ sơ DL
Bảng 3.4. Bảng phân tích
Từ cột cuối cùng của bảng phân tích, ta rút ra được hai đối tượng có thể là tác nhân:
Đó là khách hàng và người coi xe. Khi phân tích dựa vào bảng mô tả và định nghĩa, ta chỉ
còn một tác nhân duy nhất là KHÁCH và xác định được các luồng thông tin tương tác
giữa KHÁCH và hẽ thống. Từ đó vẽ được biểu đồ ngữ cảnh ở hình 3.7.
Từ cột 1 của bảng phân tích, ta rút ra được các chức năng chi tiết xây dựng được biểu
đồ phân rã cho trong hình 3.5. Từ các mô tả và các dữ liệu đã cho, ta lập và xây dựng
được danh sách các hồ sơ (bảng 3.5) và ma trận thực thể chức năng (hình 3.8)
a. Bảng giá (và phân loại xe)
b. Vé xe
c. sổ xe vào
d. sổ xe ra
e. Phiếu thanh toán
f. Biên bản sự cố
Bảng 3.5. Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng
Hình 3.7. Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống
Các thực thể
1. Bảng giá (phân loại xe)
2. Vé xe
3. Sổ xe vào
4. Sổ xe ra
5. Phiếu thanh toán
6. Biên bản sự cố
7. Phiếu chi bồi thường
Các chức năng nghiệp vụ 1 2 3 4 5 6 7
a. Nhận xe R C C
b. Trả xe R C C
c. Giải quyết sự cố R R C C
Hình 3.8. Ma trận thực thể-chức năng
Các mô tả nghiệp vụ ở trên cho ta hiểu biết và hình dung một cách đầy đủ, chính xác
hơn về hoạt động nghiệp vụ của bãi trông gửi xe và cho những cơ sở phân tích ban đầu
giúp ta xác định được yêu cầu của hệ thống trong các phần tiếp theo.
Câu hỏi cuối chương
1. Mô hình nghiệp vụ của tổ chức là gì? Những công cụ nào được sử dụng để mô tả mô
hình nghiệp vụ. Các dạng thể hiện mô tả mô hình nghiệp vụ là những dạng nào?
2. Những khái niệm và ký pháp nào được sử dụng trong biểu đồ phân rã chức năng?
Định nghĩa và giải thích từng khái niệm?
3. Nêu các nguyên tắc phân rã một chức năng? Nội dung mô tả một chức năng lá? Cách
bố trí, sắp xếp chức năng trong biểu đồ?
4. Vai trò và ý nghĩa của biểu đồ phân rã chức năng?
5. Có mấy dạng của biểu đồ phân rã chức năng dùng để mô tả mô hình nghiệp vụ? Mỗi
dạng được sử dụng trong trường hợp nào?
6. Hai cách hình thành biểu đồ phân rã chức năng dựa trên cách tiếp cận nào? Khi nào
sử dụng mỗi cách đó?
7. Có những loại ma trận phân tích nào?
8. Trình bày nội dung của mỗi loại ma trận? Ý nghĩa và vai trò của nó? Mỗi ma trận
được sử dụng ở giai đoạn nào của quá trình phân tích?