Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bình luận “tắt đèn, việc làng, lều chõng” của Ngô Tất Tố_5 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.83 KB, 7 trang )

Bình luận “tắt đèn, việc làng, lều
chõng” của Ngô Tất Tố

Bối cảnh “Lều chõng” bắt đầu từ năm Minh Mệnh thứ 12 đến năm
Kiến Phúc (1884).Thời gian đó xã hội phong kiến lâm vào khủng hoảng,
nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tiếp, thực dân Pháp đe dọa
nền độc lập nước nhà. Nhưng triều đình phong kiến vẫn xổ hủ trong quy
cách thi cử lạc hậu.Thí sinh muốn thi đỗ đạt thì phải dùi mài kinh sử ở
xứ Bắc mà Nam sử thì lại chỉ là thứ yếu.Họ chỉ cần nhai lại các giáo lí
và tuân thủ nguyên tắc “tôn Khổng, sùng Nho, chuyên kinh, phục cổ”,
những nguyên tắc giáo dục mà Khổng Tử đã đề ra cho môn đệ của mình
hai ngàn năm trước.
Vận mệnh đất nước đang nghiêng ngả mà cụ bảng Tiên Kiều vẫn say
sưa giảng Kinh Dịch, Trung Dung, Tống sử, cụ có ngờ đâu cái học kinh
viện, giáo điều mà cụ truyền bá, lại là cái học đua đến sự mất nước.
trong lời giới thiệu cuốn “Lều chõng”, Ngô Tất Tố đã nêu rõ công tội
của chế độ khoa cử phong kiến : “ chính nó đã làm cho nước Việt Nam
trở nên một nước có văn hóa rồi lại chính nó lại đua nước Việt Nam đến
cõi diệt vong”. “Lều chõng” là một tấn bi kịch của cả một thế hệ nhà nho
trí thức.
Tác phẩm đã dựng lại một cách sinh động, chân thật bức tranh vừa bi
thảm vừa khôi hài của chế độ giáo dục và khoa cử mục nát dưới triều
Nguyễn. Trường thi “như một sân khấu rạp tuồng”, các quan giám khảo
thì múa may “giống hệt những quan phường chèo”, còn sĩ tử chỉ “như
những vai hề, những con rối. Nho sĩ chẳng mảy may nghĩ tới đạo thánh
hiền, đến “tu tề trị bình” mà lăn vào thi cử chỉ vì những danh vọng nhỏ
nhen. Họ xô đẩy, chen chúc, hối lộ, thông lương, gian lận giữa trường
thi. Họ sẵn sàng cúi đầu, uốn gối tuân theo những quy chế, phép tắc kì dị
và vô lối cốt giành giật cho được mảnh bằng tiến thân. Họ bê tha đến
thảm hại: hút thuốc phiện, chơi bời hưởng lạc rồi đánh chửi nhau…
Người thực tài bị đánh trượt, bị vùi dập tàn nhẫn, vô lí.


Viết “Lều chõng”, Ngô Tất Tố cũng dành phần thiện cảm rõ rệt cho
những nhà nho như Đào Vân Hạc, Hải Âu, cụ bảng Tiên Kiều, cụ nghè
Quỳnh Liên… Qua họ ông muốn gửi gắm một phần tâm sự của chính
mình và những người trí thức tiểu tư sản bi quan bất lực từ sau 1930, gợi
ra một con đường thoát limang vẻ “thi vị ngày xưa” của những tâm hồn
nho sĩ tài hoa lỡ vận.
Nhờ có vốn sống phong phú, sâu sắc, ngòi bút hiện thực châm biếm sắc
sảo, tài hoa, óc quan sát tinh tế, khả năng dựng người, dựng cảnh độc
đáo, Ngô Tất Tố qua “ Lều chõng” đã làm sống lại cả không khí xã hội
Việt Nam thời xa xưa trong những kì thi cử. Cùng với giá trị văn học
đặc sắc, tác phẩm còn có giá trị tư liệu lịch sử và xã hội. So với một số
tiểu thuyết cùng chủ đề, cùng thời như “Nhà nho”, “ Bút nghiên” của
Chu Thiên, “Thanh đạm” của Nguyễn Công Hoan thì “Lều chõng” là tác
phẩm nổi bật hơn cả về phẩm chất nghệ thuật đặc biệt ở những trang
miêu tả tâm lí nhân vật. Đặt trong hoàn cảnh đương thời khi phong trào
phục cổ đang được khuyến khích thì “Lều chõng” thực sự là một tác
phẩm có ý nghĩa hiên thực và ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Trong tác phẩm, Ngô Tất Tố dựng nên bức chân dung của các sĩ tử bị
chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến nhấn chìm trong khuôn phép, trở
nên là những con người không có cá tính. Họ phải giấu đi bản lĩnh, cá
tính của mình và làm theo sách cổ nhân, nhắm mắt phục tùng mọi tôn ti
trật tự phong kiến. Đó là hình ảnh con người vô dụng, nhưng lại được xã
hội phong kiến cho là “hữu dụng”.
Ngô Tất Tố đã giáng những đòn rất mạnh vào đầu não chế độ phong
kiến và những kẻ muốn lấy đạo Nho làm nền tảng “tề gia, trị quốc, bình
thiên hạ”.
Đi thi, không những cách làm văn gò bó, thể lệ phức tạp mà còn phải
không được phạm húy (kiêng tên vua, tên hoàng hậu…, thậm chí tên
cung điện , lăng tẩm cũng phải kiêng nốt. Chỉ cần vi phạm, thì dù văn
hay tới đâu cũng bị bỏ, thậm chí tù tội.

Chưa hết, thêm những sự đố kị của quan trường và của triều đình; sự
gian lận của thí sinh trong khi thi, kẻ học dốt đem tài liệu vào phòng thi
chép… Những tiêu cực đó cũng bị Ngô Tất Tố cực lực phê phán.
Dưới chế độ phong kiến, học tập chủ yếu là học vẹt, chuộng hình thức,
lấy cái cổ xưa làm chuẩn mực nên văn chương sáo rỗng, giáo điều. Thử
lấy một câu trích trong tác phẩm để thấy rõ điều đó : “Thấy một giò lan
bạch ngọc mới nở, sự khao khát càng bồn chồn…Tôi đang quét lối hoa
rụng đợi anh”. Đó là trích trong lá thư Khắc Mẫn mời vân Hạc tới chơi.
Do chuộng lối khuôn sáo mà Khắc Mẫn lấy một điển tích tô vẽ cho câu
văn, thực ra lúc đó không phải mùa lan thì làm gì có hoa lan!
Không ít người chán nản với thi cử mà vẫn phải theo riết nó cho đến
suốt đời. Bởi lẽ trong xã hội phong kiến ngoài thi cử ra không có con
đường nào khác để tiến thân. Nếu không theo con đường khoa cử thì họ
suốt đời chỉ là những kiếp người hèn kém, suốt đời không được xã hội
trọng vọng.
Thế nên mới có những cụ già ở vào cái tuổi “gần đất xa trời” vẫn cố đi
thi cho tới lúc chết trong lều.
Động cư thi cử lúc này không phải là xuất phát từ việc muốn “ kinh bang
tế thế” mà chỉ vì muốn “vinh thân phì gia” mà thôi.
Với “Lều chõng”, Ngô Tất Tố muốn làm nổi bật lên những nét chính của
cái sự học và lối thi cử thời phong kiến với tất cả mọi sự thối nát của nó.
Tác phẩm tập trung vào giáo dục, thi cử nên những quan hệ thầy trò,
những lối giảng dạy, những cảch trường thi… đều được miêu tả rất tỉ mỉ.
Nhiều khi tỉ mỉ quá thành ra nói quá nhiều về “phạm húy”.Nhưng
cunngx nhờ sự tập trung ấy nên tác phẩm đã nêu bật được chế độ khoa
cử của nhà Nguyễn với sự thối nát của nó. “Lều chõng” thực sự là bản
án đanh thép đối với cách thi tuyển nhân tài của giai cấp phong kiến Việt
Nam ở vào giai đoạn khủng hoảng nay.
Ngô Tất Tố thẳng thắn chiến đấu với chế độ giáo dục và thi cử phong
kiến đã suy tàn.

Trong “Lều chõng” đồng thời chúng ta cũng nhận thấy Hà Nội hiện lên
với nhiều nét đẹp. Người Hà Nội từ những cô hàng bán giấy bút, cho tới
những ông chủ quán trọ cũng đều hết sức tài hoa, lịch thiệp. Tác phẩm
có những nét tự truyện đã ghi nhận lại ảnh hưởng của Hà Nội đối với
cuộc đời những kẻ sĩ tương tự như ông. Lúc bấy giờ mức độ xâm nhập
của văn minh Tây Âu vào nước ta còn hạn chế. Hà Nội chưa có vẻ sầm
uất với nhiều nét sinh hoạt thị dân rõ rệt như sau này. Nhưng khi lên Hà
Nội, lớp học trò như Đào Vân Hạc vẫn cảm thấy có gì thật thoải mái, họ
dễ dàng tìm được chút tự do lặt vặt như xuống xóm cô đầu-xóm cô đầu
lúc đó còn là một thú chơi tao nhã, hoặc thăm thú các nơi. Quan trọng
hơn, lên đây những kẻ gọi là nhân tài các tỉnh có dịp trò chuyện, “đấu”
với nhau để tự kiểm tra sức học, trình độ năng lực của mình. Riêng với
Đào Vân Hạc thì trong những dịp thi cử, chàng cảm thấy cái vô nghĩa
của con đường hoạn lộ mà việc học đã mở ra và chàng cương quyết sống
theo lối ở ẩn giữa đời. Đó cũng là những kết luận mà chỉ những kẻ sĩ
tương đối từng trải mới có được. Tóm lại, “Lều chõng” là cho ta thấy
chân dung tinh thần của Ngô Tất Tố mà trong đó Hà Nội đóng vai trò
đặc biệt.
“Lều chõng” là một cuốn tiểu thuyết gần với tiểu thuyết truyền thống.
Cũng kể theo trình tự thời gian, cũng có lời đoán trước số mệnh ( cô
Ngọc bói “Kiều”) nhưng cái kết thúc lại không đẹp đẽ như trong các
truyện Nôm. Đây là một tấn bi hài kịch nên kết cục là một sự vỡ mộng,
chứ không phải là kết thúc có hậu như truyền thống. Chính vì thế mà
“Lều chõng” là một tiểu thuyết hiện thực phê phán, nó không rơi vào lối
thi vị hóa, lý tưởng hóa như các tác phẩm lãng mạn ( “Nhà nho”, “Bút
nghiên”, “Thanh đạm”).
Về bố cục, tác phẩm có đôi chỗ hơi lỏng lẻo, như lúc cô Ngọc ưng thuận
lấy Vân Hạc không hề có một sự đấu tranh tư tưởng, và tương tự Vân
Hạc cũng ngỏ lời với cô mà không hề suy tính.
Nghệ thuật phản ánh hiện thực cũng có những chỗ tinh vi, đánh dấu hẳn

một giai đoạn lịch sử : Giữa thế kỉ XIX, người trí thức Việt Nam còn bị
danh lợi cám dỗ, chỉ biết bản thân và gia đình, kgông biết Tổ quốc đang
lâm nguy; người phụ nữ thuộc gia đình nho sĩ có căn bệnh trầm trọng là
yêu danh vọng hơn yêu con người ; giai cấp thống trị thì thối nát, sắp rơi
rụng.
Do những hạn chế và mâu thuẫn trong lập trường tư tưởng của một nhà
nho trí thức, do chưa có ánh sáng chủ nghĩa Mac-Lênin soi sáng nên có
đôi lúc sự phê phán Nho giáo của Ngô Tất Tố còn thiếu triệt để. “Lều
chõng phê phán chế độ khoa cử phong kiến, nhưng trong tác phẩm lại có
những trang viết miêu tả thi vị hóa một số cảnh sinh hoạt của nhà nho
hoặc đi quá sâu vào những lễ nghi cổ.
Chung quy lại, với kinh nghiệm của mình, Ngô Tất Tố đã thể hiện
những hiểu biết của mình về chế độ khoa cử thối nát, vẽ nên bức tranh
đó với tất cả những gam màu đen tối nhất. Độc giả ghi nhận ở “Lều
chõng” thành công đặc sắc đó

×