Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

báo cáo giám sát hossack mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.5 KB, 24 trang )

CÔNG TY TNHH HOSSACK (VIỆT NAM)

BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
(LẦN I NĂM 2013)
CÔNG TY TNHH HOSSACK (VIỆT NAM)
NHÀ XƯỞNG SỐ II
ĐỊA CHỈ: ĐƯỜNG SỐ 2A, KCN AMATA, PHƯỜNG LONG BÌNH,
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH HOSSACK
(VIỆT NAM)
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
MÔI TRƯỜNG THUẬN PHÁT
Biên Hòa, tháng 7/2012
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
MỤC LỤC
2
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
MỞ ĐẦU
A. Mục tiêu của báo cáo
Công ty TNHH Hossack (Việt Nam) được Ban quản lý các KCN Đồng Nai cấp giấy
chứng nhận đầu tư số 472043000274, chứng nhận lần đầu ngày 25/10/2007, thay đổi lần
1 ngày: 16/10/2008, thay đổi lần 2 ngày: 21/01/2009.
Công ty đã được UBND tỉnh Đồng Nai cấp quyết định phê duyệt ĐTM số 1502/QĐ-
UBND ngày 13/5/2008 cho dự án: “Xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm điện, điện
tử với công suất 5.000.000 sản phẩm/năm” tại KCN Amata, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.
Hiện công ty đã tiến hành thuê nhà xưởng phục vụ hoạt động sản xuất các bán thành


phẩm cung cấp cho nhà máy chính đặt tại Lô 226/4, đường 2, KCN Amata, p. Long Bình,
Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Địa chỉ nhà xưởng: Lô 104/1, đường 2A, KCN Amata, p.
Long Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Tuân thủ luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn, công ty TNHH Hossack
(Việt Nam) đã tiến hành lập Báo cáo giám sát môi trường cho hoạt động tại Nhà xưởng
sản xuất bán thành phẩm của Công ty (Nhà xưởng số II), địa chỉ: Lô 104/1, đường 2A,
KCN Amata, p. Long Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
B. Nội dung báo cáo
Nội dung báo cáo giám sát bao gồm các thành phần chính sau:
 Thông tin chung.
 Các nguồn gây tác động môi trường.
 Công tác bảo vệ môi trường đã thực hiện.
 Kết quả giám sát chất lượng môi trường.
 Kết luận và cam kết
C. Tổ chức thực hiện
Công ty TNHH Hossack (Việt Nam) đã phối hợp Công Ty TNHH Phát triển Công
nghệ Môi trường Thuận Phát tổ chức thực hiện chương trình giám sát định kỳ bao gồm:
khảo sát hiện trạng hoạt động sản xuất của Công ty, xác định các nguồn ô nhiễm và đánh
giá tác động các nguồn ô nhiễm đến môi trường. Trên cơ sở đó, Công ty thực hiện quan
trắc định kỳ thông qua việc lấy mẫu và phân tích các thông số ô nhiễm đến chất lượng
không khí, nước thải và lập báo cáo kết quả chương trình giám sát chất lượng môi trường
của Công ty.
D. Thời gian thực hiện:
Thời gian thực hiện: tháng 7 năm 2013.
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 3
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Cơ sở pháp lý
Báo cáo giám sát môi trường thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý sau:

- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005.
- Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 về Quy định về đánh giác môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường do Chính phủ ban
hành;
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT, ngày 15/072009 V/v Quy định quản ký và bảo vệ môi
trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
- Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT, ngày 18/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường vê việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tứ số 08/200/TT-BTNMT ngày 15
tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường quy định quản lý và bảo vệ
môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
 Quy định về áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc ban hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 47/2001/TT-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
Ban hàng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
- Quyết định 16/2010/QĐ-UBND ngày 19/03/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về
việc phân vũng nước thải trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
 Quy định về quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/12/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn.
- Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 414/04/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại.
- Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 21/06/2011 Về tiếp tục tăng cường quản lý chất thải rắn
thông thường, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
- Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 10/03/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
V/v thu phí bảo vệ môi trường đối với Chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 4
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
 Các thủ tục pháp lý về môi trường của công ty
- Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 1502/QĐ-UBND ngày 13/5/2008 cho dự án:
“Xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm điện, điện tử với công suất 5.000.000 sản
phẩm/năm” tại KCN Amata, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Sổ đăng ký Chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 83/SĐK-CCBVMT ngày 11/9/2012, mã
số quản lý CTNH: 75.001358.T (cấp lần 2);
1.2. Thông tin chung về doanh nghiệp
- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH HOSSACK (VIỆT NAM) – NHÀ XƯỞNG
SỐ 2
- Đại diện: Bà LEUNG PO YEE; chức vụ:Tổng giám đốc
- Địa chỉ trụ sở chính : Lô 104/1, đường 2A, KCN Amata, phường Long Bình, Biên
Hòa, Đồng Nai
- Điện thoại: 0613 936 919 Fax: 0613 936 933
- Giấy chứng nhận đầu tư số 472043000274 do Ban quản lý khu công nghiệp Đồng
Nai cấp lần đầu ngày 25/10/2007 chứng nhận thay đổi lần 2 ngày 21/01/2009.
* Do tình hình hoạt động hiện tại, mặt bằng nhà máy hiện hữu (đã được cấp quyết
định phê duyệt báo cáo ĐTM số: 1502/QĐ-UBND ngày 13/5/2008) không đảm bảo
khoảng trống cho hoạt động sản xuất nên Công ty TNHH Hossack (Việt Nam) quyết định
thuê thêm Nhà xưởng do Công ty TNHH Bao bì kỹ thuật cao Riches Việt Nam quản lý

(lúc trước là nhà xưởng của Công ty TNHH Grobest Industrial (Việt Nam)) – Nhà xưởng
đã được xây dựng sẵn - nằm trên đường số 2A, cách vị trí nhà máy chính của công ty
Hossack khoảng 200 m.
Hợp đồng thuê nhà xưởng giữa Công ty TNHH Hossack (Việt Nam) và Công ty
TNHH Bao bì kỹ thuật cao Riches Việt Nam số 312012 ngày 31/12/2012;
Khu đất của Công ty trực thuộc KCN Amata, tỉnh Đồng Nai có diện tích khuôn viên
đất: 11.344 m
2
bao gồm cả diện tích xây dựng nhà xưởng, văn phòng và các hạng mục
phụ trợ khác.
1.3. Thông tin về hoạt động sản xuất
1.3.1. Loại hình sản xuất
Nhà xưởng số 2 của công ty (nằm trên đường số 2A) là nhà xưởng sản xuất các
bán thành phẩm là nguyên liệu đầu vào sẽ được tiếp tục gia công thành sản phẩm hoàn
chỉnh tại nhà máy chính của công ty (nằm trên đường số 2). Vì vậy, nhà xưởng số 2
không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để xuất bán. Sản phẩm chính là các lõi dây quấn sẵn
của các thiết bị Xạc nguồn,…
1.3.2. Quy trình, công nghệ sản xuất
• Thuyết minh quy trình công nghệ:
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 5
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
Quy trình sản xuất đối với các sản phẩm điện tử đều có dây chuyền sản xuất tương
tự như nhau. Vì vậy từng loại sản phẩm đều có chung một qui trình như sau:
- Nguyên liệu đầu vào là các linh kiện bằng đồng hoặc bằng thép sau khi được kiểm tra
chất lượng sẽ được đưa qua khâu lắp ráp sản phẩm, tùy theo từng loại sản phẩm của các
ngành điện tử khác nhau mà sản phẩm sẽ đươc ráp bằng máy hay thủ công. Sau khi lắp
ráp sản phẩm sơ bộ sẽ tiếp tục đưa qua công đoạn hàn bằng công nghệ nhúng nóng (kim
loại hàn: thiếc được - gia nhiệt bằng điện trở) nhằm giữ chặt các mối quan hệ sản phẩm.
- Sản phẩm sau khi hàn sẽ được kiểm tra bằng phương pháp thủ công để loại bỏ những sản

phẩm không đạt chất lượng.
- Đối với những sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được chuyển về Nhà máy nằm trên đường số 2,
KCN Amata (Nhà xưởng số I – Công ty Hossack) để tiếp tục thực hiện công đoạn: lắp vỏ
bọc bên ngoài sản phẩm, sau đó kiểm tra lần cuối, chạy thử sản phẩm trước khi đóng gói,
lưu kho, xuất bán.
Quy trình sản xuất được trình bày tại hình bên dưới:
Lắp ráp các linh kiện
(bằng thủ công và bằng máy)
Hàn và sơn epoxy bằng sóng điện từ
Sửa chữa mối hàn bằng phương pháp thủ công
Kiểm tra chất lượng
Chuyển về Nhà xưởng số I
Kiễm tra chất lượng
Nguyên liệu
Hơi kim loại (thiếc)
Hơi dung môi
Chất thải rắn
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 6
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
Hình 1.1. Quy trình công nghệ sản xuất và nguồn ô nhiễm phát sinh
1.3.3. Danh mục các nguyên, nhiên liệu, hóa chất
Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hóa chất của Công ty được trình bày tại bảng sau:
Bảng 1.1. Danh mục các nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng tại Nhà máy
STT Tên nguyên, nhiên liệu, hóa chất
Đơn vị tính
(/6 tháng)
Khối lượng
1 Dây đồng Kg 180
2 Linh kiện điện tử Cái 1.500.000

3 Thùng giấy Kg 150
4 Keo A, B Kg 200
5 Cồn Kg 15
6 Xylen Kg 15
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 7
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
7 Nước chà board Lit 200
8 Thiếc (dùng cho hàn linh kiện) Kg 100
(Nguồn: Công Ty TNHH Hossack (Việt Nam))
Ghi chú: Các nguyên liệu này phục vụ sản xuất ra bán thành phẩm, không sản xuất ra
sản phẩm linh kiện điện, điện tử
1.3.4. Nguồn cung cấp điện nước và lượng sử dụng
Nhu cầu về điện: Công ty sử dụng điện của trạm cung cấp điện chung của KCN
Amata và máy phát điện dự phòng có công suất 1.000 KVA, điện năng tiêu thụ trung bình
khoảng 54.375 Kwh/tháng.
Nhu cầu về nước: lưu lượng nước sử dụng là 25 m
3
/ngày.đêm. Trong đó khoảng
22 m
3
sử dụng cho mục đích sinh hoạt (cho 560 công nhân) và 3 m
3
còn lại cho mục đích
tưới cây và làm mát sân đường nôi bộ. Nước cấp lấy từ tuyến nước cấp của KCN Amata
1.3.5. Nhu cầu về lao động của công ty
Nhu cầu nhân lực hiện tại của công ty cho hoạt động của Nhà xưởng số II: 560
người
1.3.6. Danh mục máy móc thiết bị
Danh mục thiết bị hiện sử dụng tại Nhà xưởng số II được trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.2. Danh mục thiết bị sử dụng tại Nhà máy
STT Tên máy móc, thiết bị Số lượng
1 Máy cắt 712
2 Máy cao áp 11
3 Máy cắt lá đồng 1
4 Máy cắt lá đồng tư động 2
5 Máy điện cảm 13
6 Máy điện trở 2
7 Máy đo số vòng 25
8 Máy doa tay (nhỏ) 1
9 Máy hàn 42
10
Máy hiện sóng
8
11 Máy hút chân không 6
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 8
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
12 Máy in 2
13 Máy nhúng thiếc tự động 9
14
Máy quấn băng keo tự động
13
15 Máy quấn biến áp tự động 2
16 Máy quấn dây thô sơ 84
17 Máy quấn dây tự động 105
18 Máy tước dây 1
19 máy tước dây tự động 1
(Nguồn: Công Ty TNHH Hossack (Việt Nam))
1.3.7. Sản phẩm và công suất sản xuất

Sản phẩm của Nhà xưởng số II là các bán thành phẩm cung cấp cho Nhà xưởng số
I: khoảng 2.000.000 sản phẩm/6 tháng
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 9
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
CHƯƠNG II. CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dựa theo quy trình sản xuất, các nguyên vật liệu đã sử dụng và khảo sát thực tế tại
Công ty, quá trình hoạt động sản xuất của Công ty có các nguồn gây ô nhiễm phát sinh
như sau: nước thải công nghiệp, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại.
2.1. Nguồn gây tác động do nước thải
Nguồn phát sinh nước thải của Công ty bao gồm 2 dạng chính:
- Nước thải công nghiệp (chủ yếu là nước thải sinh hoạt);
- Nước mưa chảy tràn.
2.1.1. Nước thải công nghiệp
Như đã trình bày, nước thải công nghiệp của công ty chủ yếu là nước thải sinh
hoạt. Tại khu vực hoạt động của Nhà máy không có hoạt động chế biến thức ăn, công ty
chỉ mua xuất ăn công nghiệp (từ đơn vị bên ngoài) để phục vụ cho nhân viên, vì vậy
không phát sinh nước thải từ hoạt động chế biến thức ăn. Nước thải sinh hoạt phát sinh
chủ yếu từ các hoạt động hằng ngày của công nhân như: Hoạt động vệ sinh cá nhân, rửa
chân tay …
Lượng nước thải này trung bình khoảng 20 m
3
/ngày (80% lượng nước cấp cho
hoạt động này).
Thành phần ô nhiễm chủ yếu nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là chất rắn lơ lửng,
chất hữu cơ (đặc trưng bởi thông số BOD
5
, COD), chất dinh dưỡng (đặc trưng bởi thông
số Nitơ tổng, Photpho tổng) và vi khuẩn gây bệnh (đặc trưng bởi thông số coliform).
2.1.2. Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng Công ty sẽ cuốn theo đất cát, rác và các tạp
chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước.
So với các nguồn thải khác , nước mưa chảy tràn khá sạch, vì vậy có thể tách riêng
đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho thải thẳng ra môi trường sau khi qua hệ thống
hố ga và song chắn rác có kích thước lớn.
2.2. Nguồn gây tác động do khí thải
Các thành phần có khả năng làm ô nhiễm môi trường không khí của công ty gồm:
- Bụi và khí thải từ hoạt động gia công, sản xuất (hơi thiếc trong quá trình hàn bằng
phương pháp nhúng nóng);
- Bụi và khí thải do hoạt động của phương tiện vận chuyển.
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 10
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
2.2.1. Nguồn ô nhiễm do hoạt động sản xuất
Trong quá trình sản xuất, công đoạn hàn các mối nối và có khả năng làm phát tán
bụi, hơi thiếc và hơi dung môi. Với một nồng độ đủ lớn, các khí này có thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như môi trường.
2.2.2. Nguồn ô nhiễm do hoạt động giao thông, vận chuyển
Các phương tiện vận tải chủ yếu trong Công ty bao gồm: xe nâng, xe tải và một số
loại phương tiện khác. Các loại phương tiện này sử dụng nguồn nhiên liệu để hoạt động
là xăng hoặc dầu DO. Khi nhiên liệu bị đốt cháy sẽ phát sinh các chất ô nhiêm, chủ yếu là
khói, bụi, SO
2
,NO
x
…Tải lượng của các chất khí này phụ thuộc vào số lượng, loại nhiên
liệu, tình trạng xe cộ …Tuy nhiên sự hoạt động của các loại phương tiện này không nhiều
và không tập trung vào cùng thời điểm và lại là nguồn di động nên ảnh hưởng của nguồn
gây ô nhiễm này là không đáng kể.
2.3. Nguồn gây tác động do chất thải rắn

Chất thải rắn sinh ra trong quá trình hoạt động của Công ty bao gồm: chất thải rắn
thông thường và chất thải nguy hại.
2.3.1. Chất thải rắn thông thường
2.3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: thực phẩm, rau quả dư thừa, túi nilon, giấy, vỏ lon,
vỏ hộp, chai lọ,… phát sinh từ quá trình sinh hoạt của nhân viên và chất thải rắn sinh hoạt
từ khu nhà vệ sinh, khối lượng khoảng 55 kg/ngày (tương ứng với số lượng 560 nhân
viên), tương đương: 1.430 kg/tháng.
2.3.1.2. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại tại nhà xưởng số II của Công ty bao gồm:
Giấy vệ sinh phế, Gỗ phế, Kim loại phế, Bọc nilong và hộp nhựa phế, Giấy vụn văn
phòng phế. Khối lượng phát sinh trong 6 tháng đầu năm: 720 kg.
2.3.2. Chất thải nguy hại
Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh thực tế từ hoạt động sản xuất từ tháng
1 đến tháng 4/2013 khoảng 99 kg được trình bày tại bảng sau:
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 11
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
Bảng 2.1 Danh sách chất thải nguy hại phát sinh từ tháng 1 đến tháng 4/2013
TT Tên chất thải
Số lượng phát sinh thực
tế (kg/4 tháng)
Số lượng
theo sổ quản
lý CTNH
(kg/năm)
Mã CTNH
Nhà xưởng
số II
Toàn

công ty
1. Chất thải có chứa silicon nguy hại - - 284 02 08 01
2. Hộp mực in thải có chứa các thành
phần nguy hại
0 01 0,5 08 02 04
3. Bóng đèn huỳnh quang thải 1 2 42 16 01 06
4. Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng
hợp thải
5 15 20 17 02 03
5. Các loại dung môi và hỗn hợp dung
môi thải khác
33 100 1.709 17 08 03
6. Bao bì mềm thải
23 70
125 18 01 01
7. Bao bì kim loại thải 160 18 01 02
8. Bao bì nhựa thải 450 18 01 03
9. Bao bì khác 50 18 01 04
10. Giẻ lau dính dầu 37 110 73 18 02 01
Tổng số lượng 99 298 2.913,5
(Nguồn: Sổ Quản lý CTNH và Chứng từ CTNH trong đợt giao xử lý ngày 16/4/2013 -
Công Ty TNHH Hossack (Việt Nam))
2.4. Nguồn gây tác động do nhiệt thừa, tiếng ồn
Nhiệt thừa phát sinh chủ yếu từ quá trình gia công hàn các chi tiết, ngoài ra còn do
ảnh hưởng của bức xạ mặt trời lên bề mặt mái che nhà xưởng và do sự tập trung đông
công nhân trong khu vực sản xuất, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không cao do quá trình
hàn diễn ra trên các chi tiết có kích thước nhỏ và số lượng không nhiều.
Tiếng ồn phát sinh trong khu vực sản xuất chủ yếu từ quá trình cắt nguyên liệu
(dây đồng), vận chuyển nguyên vật liệu, ngoài ra còn phát sinh từ hoạt động vận chuyển
sản phẩm với đặc trưng ô nhiễm không cao.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 12
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
2.5. Nguy cơ cháy nổ.
Khi sự cố cháy nổ xảy ra có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến con người và trang
thiết bị, cơ sở vật chất. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến sự cố cháy nổ là:
- Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt…bị quá tải trong quá trình
vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy.
- Khi nồng độ các chất dễ cháy nổ nằm trong giới hạn nổ.
- Không đảm bảo các quy định cấm lửa tại nơi lưu trữ hóa chất dễ cháy nổ.
2.6. Nguy cơ tai nạn lao động
Các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động là do:
- Công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động.
- Sự bất cẩn về điện trong lúc vận hành các máy móc thiết bị.
- Rơi hàng hóa khi bốc dỡ.
- Hư hỏng máy móc
Xác suất xảy ra sự cố: Tùy thuộc vào ý thức chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao
động của công nhân trong từng trường hợp cụ thể.
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 13
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
CHƯƠNG III. CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN
Trong quá trình hoạt động của Công ty, chúng tôi luôn xem trọng việc bảo vệ môi
trường và thực hiện đầy đủ việc kiểm tra môi trường làm việc của công nhân cũng như
môi trường xung quanh. Đồng thời thực hiện lập báo cáo giám sát chất lượng môi trường
để đánh giá diễn biến các nguồn ô nhiễm và có biện pháp BVMT thích hợp, được trình
bày cụ thể bên dưới
3.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải
3.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải công nghiệp từ sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt (từ toalet) được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại tại khu vực nhà vệ

sinh trước khi dẫn vào tuyến thoát nước thải của công ty và đấu nối vào HTXL nước thải
tập trung của KCN Amata. Ngoài ra, nước thải từ hoạt động rửa tay, chân của nhân viên
được dẫn trực tiếp vào tuyến thoát nước thải, lắng cặn tại các hố ga trên đường dẫn, trước
khi đấu nối vào HTXL nước thải tập trung của KCN Amata. Cấu tạo của bể tự hoại được
trình bày trong hình 3.1.
Hình 3.1. Cấu tạo của bể tự hoại 3 ngăn
3.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn
Hệ thống thoát nước mưa hiện hữu bao quanh các nhà xưởng của Công ty, được
che chắn bằng đan và lắng cặn tại các hố ga. Công ty sẽ duy trì, đảm bảo khả năng tiêu
thoát nước mưa, thường xuyên vệ sinh sân đường nội bộ nhằm tránh hiện tượng nước
mưa chảy tràn lôi cuốn theo các chất bẩn vào tuyến thoát nước.
3.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do khí thải
3.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động sản xuất
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng của khí thải và ngăn ngừa các nguồn
ô nhiễm như bụi, nhiệt thừa, hơi dung môi, hơi thiếc, Công ty đã và sẽ duy trì thực hiện
một số biện pháp sau:
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 14
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
- Công đoạn hàn (bằng công nghệ nhúng nóng trong mẻ thiếc nóng chảy) được bố trí trong
tủ kính, bên trên có ống hút hơi nhằm thu gom nhiệt thừa, bụi và hơi kim loại sau đó
được dẫn về ống thải tập trung bố trí bên ngoài nhà xưởng. Ống thải có chiều cao hơn
mái nhà xưởng đảm bảo khả năng phát tán khí thải đi xa. Tuy nhiên, do kim loại hàn là
thiếc (Sn) nên ít gây ô nhiễm môi trường hơn việc dùng chì (Pb). Biện pháp trên là phù
hợp thực tế. Ngoài ra còn có các biện pháp khác được trình bày bên dưới.
- Nhà xưởng thiết kế và bố trí bảo đảm thông thoáng nhờ hệ thống quạt hút, quạt thổi và
thông gió tự nhiên
- Khoảng cách máy móc bố trí hợp lý nhằm giảm sự gia tăng nhiệt độ khu vực hoạt động;
- Đối với các công nhân trực tiếp làm việc trong nhà xưởng, được trang bị đầy đủ bảo hộ
lao động (khẩu trang…).

3.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động giao thông, vận tải
Công ty đã và sẽ thực hiện các biện pháp:
- Bê tông hóa đường nội bộ, sân bãi và kho chứa nguyên liệu.
- Tạo ẩm đường nội bộ và khuôn viên của Công ty vào mùa nắng.
- Các phương tiện giao thông khi chạy trong công ty giảm tốc độ <10 km/h.
- Đối với các phương tiện bốc dỡ và các xe vận chuyển thuộc tài sản của Công ty,
tiến hành bảo dưỡng định kỳ, vận hành đúng tải trọng để giảm thiểu các khí thải độc hại
từ các phương tiện này.
- Ngoài ra, công ty đảm bào duy trì diện tích cây xanh trong khuôn viên nhằm giảm
thiểu bụi và khí thải phát tán ra môi trường xung quanh, cây xanh còn có tác dụng tạo
cảnh quan trong khuôn viên công ty.
3.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
Đối với các loại chất thải rắn, Công ty đã phân loại tại nguồn phát sinh và thu
gom về khu vực chứa chất thải riêng biệt sau đó giao cho đơn vị có chức năng xử
lý (theo đúng hướng dẫn tại nghị định 59/2007/NĐ-CP và thông tư số 12/2011/TT-
BTNMT), cụ thể như sau:
3.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn thông thường
3.3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Hiện nay Công ty đã bố trí hệ thống các thùng chứa chất thải rắn trong phạm vi toàn
Công ty nhằm tránh lượng chất thải rắn sinh hoạt này bị vứt bỏ bừa bãi. Chất thải rắn
sinh hoạt được tập trung tại một vị trí nhất định nhằm hạn chế sự phát tán và ảnh hưởng
đến môi trường. Lường chất thải này sẽ được Công ty TNHH MTV DVMT Đô Thị Đồng
Nai thu gom 2 lần/tuần. Hợp đồng xử lý đính kèm tại phụ lục.
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 15
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
3.3.1.2. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
Các loại chất thải này được thu gom và tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau
trong phạm vi nhà máy hoặc bán ra bên ngoài. Hiện tại công ty đã có hợp đồng thu mua
phế liệu với DNTN Đại Phát Thắng Lợi.

3.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại
- Công ty đã được Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai cấp Sổ đăng ký quản lý
chủ nguồn thải CTNH số 83/SĐK-CCBVMT ngày 11/09/2012;
- Hiện các loại chất thải nguy hại được phân loại, tập trung tại khu vực riêng biệt và
giao cho DNTN Duy Khương thu gom và vận chuyển (theo hợp đồng số 014/2012/HĐ-
CTNH ngày 24/8/2012), sau đó giao cho đơn vị xử lý: Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi
xử lý. Công ty Cổ phần dịch vụ Sonadezi đã được UBND tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép
hành nghề quản lý chất thải nguy hại mã số 75.001.VX.
- Kho chứa chất thải của Công ty được xây dựng cách ly, kết cấu nền bê tông, tường
gạch xi măng, có mái che, diện tích kho khoảng 30 m
2
. Các loại chất thải được thu gom
vào các thùng nhựa hoặc bao nilon có dán nhãn, tên để dễ phân biệt theo đúng quy định
tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT, ngày 14/04/2011 về quản lý chất thải nguy hại.
- Trong 6 tháng đầu năm 2013 công ty đã giao CTNH cho đơn vị xử lý và được theo
dõi, ghi nhận qua chứng từ CTNH theo đúng quy định (đính kèm chứng từ tại phụ lục),
các loại chất thải được giao nhận chung cho cả 2 nhà xưởng số I và số II.
- Định kỳ 6 tháng/lần, Công ty lập báo cáo về tình hình phát sinh và quản lý CTNH
của chủ nguồn thải và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai theo đúng thời gian
quy định; lần thực hiện gần nhất: tháng 7/2013.
- Ngoài ra, căn cứ vào thực tế số lượng chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt
động sản xuất và chứng từ giao nhận chất thải nguy hại; Công ty sẽ thực hiện điều chỉnh
Sổ Chủ nguồn thải CTNH theo đúng quy định trong trường hợp có sự sai biệt với nội
dung đã đăng ký.
• Kê khai nộp phí BVMT đối với chất thải rắn
Công ty đã kê khai nộp phí BVMT đối với CTR đến quý 2/2013 và trình nộp về Chi
cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai.
3.4. Giảm thiểu tác động do nhiệt thừa, tiếng ồn
Để giảm thiểu tiếng ồn, nhiệt phát sinh trong quá trình sản xuất, công ty đã áp
dụng các biện pháp sau:

+ Bố trí các thiết bị, máy móc hợp lý nhằm tránh tập trung các máy móc gây ra
tiếng ồn lớn trong cùng một khu vực hẹp.
+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, thay thế những bộ phận
cũ để hạn chế tiếng ồn.
- Để hạn chế nhiệt độ cao, công ty áp dụng các biện pháp sau:
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 16
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
+ Xây dựng nhà xưởng cao, thông thoáng; bố trí các cửa ra vào hợp lý và nhờ vào
thông gió tự nhiên để giảm nhiệt độ trong các phân xưởng.
+ Trang bị hệ thống quạt gió công nghiệp tại một số nơi trong phân xưởng sản xuất
để tăng cường thông gió cưỡng bức.
+ Tiến hành trồng cây xanh trong khu vực công ty.
3.5. Phòng cháy chữa cháy
Công ty đã trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy và lập đề án phòng cháy
chữa cháy với cơ quan chức năng. Công ty đã bố trí các bình cứu hỏa trong khu vực sản
xuất và văn phòng bao gồm: Họng cứu hỏa, bình chữa cháy, máy bơm nước, bể chứa
nước.
Bên cạnh đó, Công ty cũng chú trọng đến việc giáo dục ý thức về phòng cháy và trang
bị kĩ năng chữa cháy cho cán bộ công nhân viên thông qua các đợt tuyên truyền, tập
huấn.
3.6. An toàn lao động
Để đảm bảo an toàn lao động Công ty đã và sẽ tiến hành các biện pháp như sau:
- Tất cả công nhân làm việc tại Công ty đều được đào tạo cơ bản về vệ sinh an toàn
lao động và công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường đều do công nhân
quản lý. Chính vì vậy nên công nhân đã có nhận thức đúng và tuân thủ nghiêm túc
các nguyên tắc về an toàn lao động, các nội quy Công ty đã đề ra.
- Thực hiện công tác đo đạc hiện trạng môi trường trong khu vực theo định kỳ để từ
đó có biện pháp cải thiện lao động ngày càng tốt hơn.
- Liên tục xem xét và cải thiện môi trường lao động như ánh sáng, thông gió…ở

những nơi cần thiết.
- Thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy chữa cháy, nổ
- Định kỳ tiến hành khám sức khỏe cho người lao động.
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 17
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
Để đánh giá mức độ ô nhiễm tại Công ty, chúng tôi đã phối hợp với Phân viện
NC/KHKT Bảo hộ lao động Tp. HCM tiến hành chương trình giám sát môi trường cho
Công ty, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường hiện tại. Từ
đó Công ty của chúng tôi sẽ đưa ra biện pháp khắc phục tốt hơn công tác bảo vệ môi
trường.
4.1. Vị trí đo đạc, lấy mẫu giám sát môi trường
Bảng 4.1. Vị trí các điểm lấy mẫu giám sát môi trường
STT Ký hiệu Vị trí đo đạc, lấy mẫu
1 KK1 Khu vực khuôn viên công ty
2 KK2 Khu vực giữa line E3-E4
3 KK3 Khu vực line E10
4 KK4 Khu vực giữa line F7-F8
5 NT1 Nước thải tại cống thải
4.2. Kết quả giám sát môi trường
4.2.1. Giám sát môi trường không khí
4.2.1.1. Môi trường không khí xung quanh
Kết quả giám sát chất lượng Môi trường không khí xung quanh được trình bày tại
bảng sau:
Bảng 4.2. Bảng kết quả đo đạc và phân tích không khí xung quanh
STT Thông số Đơn vị Kết quả KK1
QCVN 05:2009
/BTNMT
Phương pháp

thử nghiệm
1 Độ ồn dBA 58 – 61 70
(**)
TCVN 7878-2-
2010
2 Bụi mg/m
3
0,277 0,3
(*)
TCVN
5067:1995
3 NO
x
mg/m
3
0,081 0,2
(*)
TCVN
5971/1995
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 18
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
4 SO
2
mg/m
3
0,12 0,35
(*)
TCVN
6137/2009

5 CO mg/m
3
3,03 30
(*)
TQKT- 2002
(Nguồn: Phân viện NC/KHKT Bảo hộ lao động Tp. HCM)
• Ghi chú:
Quy chuẩn áp dụng :
- (*): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN
05:2009/BTNMT).
- (**):Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT).
• Nhận xét:
Qua so sánh kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực khu vực xung quanh
(KK1) tại bảng 4.2 với quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT
nhận thấy: tất cả các thông số giám sát đều đạt quy chuẩn quy định (chất lượng không
khí xung quanh đối với bụi, chất vô cơ và tiếng ồn).
4.2.1.2. Môi trường không khí khu vực sản xuất:
Kết quả giám sát chất lượng Môi trường không khí khu vực sản xuất được trình
bày tại bảng sau:
Bảng 4.3. Bảng kết quả đo đạc và phân tích không khí khu vực sản xuất
STT Thông số Đơn vị
Kết quả
TCVSLĐ
(iii)
Phương pháp
đo/thử nghiệm
KK2 KK3 KK4
1 Độ ồn dBA 73- 75 71- 74 72- 76 ≤85
TCVN 7878
2-2010

2 Bụi mg/m
3
0,610 0,544 0,652 6 TQKT - 1993
3 NO
2
mg/m
3
0,12 0,13 0,13 10 TQKT- 2002
4 SO
2
mg/m
3
0,30 0,36 0,38 10 TQKT- 2002
5 CO mg/m
3
4,10 4,27 4,25 40 TQKT- 2002
6 Nhiệt độ
0
C 31,3-31,6 31,5-31,8 31,4-31,7 32
TCVN 5508-20097 Độ ẩm % 61-62 60-61 60-61 80
8 Tốc độ gió m/s 0,2-0,4 0,3-0,4 0,3-0,5 0,2-1,5
(Nguồn: Phân viện NC/KHKT Bảo hộ lao động Tp. HCM)
• Ghi chú:
Tiêu chuẩn áp dụng: theo quy định tại Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, ban hành kèm
theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế
• Nhận xét:
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 19
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
Qua so sánh kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực sản xuất (KK2, KK3,

KK4) tại bảng 4.3 với tiêu chuẩn Vệ sinh lao động của Bộ Y Tế, nhận thấy: 8/8 thông số
tại các vị trí giám sát đều đạt tiêu chuẩn quy định
4.2.2. Giám sát chất lượng nước thải
Kết quả giám sát chất lượng chất lượng nước thải được trình bày tại bảng sau:
Bảng 4.4. Bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải
STT Thông số Đơn vị Kết quả Giới hạn tiếp nhận
của KCN Amata
Phương pháp
phân tích
1 pH - 7,41 6 – 9 TCVN 6492:99
2 Chất rắn lơ lửng mg/l 166 200 TCVN 6625:20
3 COD mg/l 204 530 TCVN 6491:99
4 BOD
5
mg/l 117 500 TCVN 6001:95
5 Tổng N mg/l 18,50 30 TCVN 6638:20
6 Tổng P mg/l 3,29 4 TCVN 6202:96
7 Thiếc (Sn) mg/l 0,003 0,2 TCVN 6193:96
8 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,1 TCVN 6193:96
9 Dầu mỡ khoáng mg/l 0,01 KĐP TCVN 5070:95
10 Tổng coliform MPN/100ml 6,8 x 10
3
5.000 TCVN 6187:09
(Nguồn: Phân viện NC/KHKT Bảo hộ lao động Tp. HCM)
• Nhận xét:
Qua so sánh kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra sau cùng trước khi
đấu nối tại Bảng 4.4 với giới hạn tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập
trung KCN Amata, nhận thấy: các thông số giám sát đều nằm trong giới hạn cho phép
đấu nối của KCN Amata
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 20

Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
KẾT LUẬN VÀ CAM KẾT
A. Kết luận
Qua kết quả đo đạc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường do Phân viện
NC/KHKT Bảo hộ lao động Tp. HCM thực hiện tại Nhà xưởng số II - Công ty TNHH
Hossack (Việt Nam), nhận thấy hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường
như sau
Công ty TNHH Hossack (Việt Nam) đã tuân thủ thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo
vệ môi trường, các biện pháp quản lý và xử lý môi trường theo đúng quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở khảo sát thực tế về quy trình công nghệ, nguồn gây ô nhiễm và qua kết
quả phân tích mẫu không khí xung quanh, môi trường lao động và nước thải tại các vị trí
giám sát trong khuôn viên Công ty, có thể kết luận như sau:
 Đối với nước thải
- Công ty đã thực hiện tách riêng hệ thống tuyến thoát nước thải và nước mưa.
- Nước thải của công ty chủ yếu là nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý sơ bộ bằng bể
tự hoại 3 ngăn trước khi đấu nối vào nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Amata
- Kết quả phân tích mẫu qua đợt thu mẫu tại hố ga đấu nối nước thải của công ty về nhà
máy xử lý nước thải tập trung KCN Amata cho thấy: các thông số đều đạt giá trị giới hạn
đấu nối của KCN Amata.
 Đối với khí xung quanh và môi trường lao động
Trong đợt thu mẫu giám sát môi trường 6 tháng đầu năm 2013, các thông số đo
đạc phân tích chất lượng không khí xung quanh đạt so với quy chuẩn QCVN
05:2009/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT và chất lượng không khí trong môi trường
lao động đạt tiêu chuẩn TCVSLĐ 3733/2002/QĐ-BYT.
 Đối với chất thải rắn
- Công ty đã tiến hành thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn.
+ Chất thải rắn sinh hoạt được tập trung vào các thùng chứa và hợp đồng với Công
ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường Đô thị Đồng Nai thu gom, vận chuyển và xử lý; chất

thải rắn công nghiệp không nguy hại được giao cho cơ sở thu mua phế liệu.
+ Đối với chất thải nguy hại:
- Công ty đã được Chi cục Bảo vệ Môi trường cấp Sổ đăng ký quản lý chủ nguồn
chất thải nguy hại số 83/SĐK-CCBVMT ngày 11/9/2012, mã số quản lý CTNH:
75.001358.T (cấp lần 2);
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 21
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
- Hiện các loại chất thải nguy hại được phân loại, tập trung tại khu vực riêng biệt và
giao cho DNTN Duy Khương thu gom và vận chuyển, sau đó giao cho đơn vị xử lý:
Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi xử lý.
- Kho chứa chất thải của Công ty được xây dựng cách ly, kết cấu nền bê tông, tường
gạch xi măng, có mái che. Các loại chất thải được thu gom vào các thùng nhựa hoặc bao
nilon có dán nhãn, tên để dễ phân biệt theo đúng quy định
- Định kỳ 6 tháng/lần, Công ty lập báo cáo về tình hình phát sinh và quản lý CTNH
của chủ nguồn thải và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai theo đúng thời gian
quy định; lần thực hiện gần nhất: tháng 7/2013.
- Công ty đã kê khai nộp phí BVMT đối với CTR đến quý 2/2013 và trình nộp về
Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai.
B. Cam kết
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Hossack (Việt
Nam) cam kết:
- Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
- Duy trì tốt công tác bảo vệ môi trường đã thực hiện trong thời gian qua.
- Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy và chăm sóc sức khỏe cho công nhân.
- Tuân thủ đầy đủ chương trình giám sát môi trường định kỳ để theo dõi diễn biến hiện
trạng môi trường và có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phát sinh trong hoạt động sản xuất.
Cụ thể:
 Quản lý và kiểm soát nước thải
- Thường xuyên kiểm tra, khai thông tuyến dẫn nước thải

- Duy trì hiện trạng hoạt động của hệ thống thoát nước mưa, đảm bảo tách riêng với
hệ thống thu gom nước thải. Toàn bộ lượng nước mưa này được thu gom riêng vào hệ
thống thoát nước mưa của Công ty và thoát ra Cống thoát nước chung của KCN.
 Quản lý và kiểm soát chất thải rắn
- Công tác quản lý chất thải theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn và Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại.
- Duy trì công tác tập trung và phân loại chất thải rắn tại nguồn.
- Duy trì hợp đồng xử lý chất thải theo đúng quy định.
- Duy trì lưu giữ các loại CTNH trong thùng chứa có dán ký hiệu cảnh báo, quản lý chứng
từ giao nhận CTNH đúng quy định.
- Định kỳ 6 tháng/lần Công ty sẽ lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải
theo quy định
 Quản lý và kiểm soát khí thải
- Duy trì môi trường làm việc tại các khu vực sản xuất để không khí trong môi trường lao
động luôn đạt tiêu chuẩn VSLĐ 3733/2002/QĐ-BYT Bộ Y tế.
Công ty TNHH Hossack (Việt Nam) kính đề nghị quý Sở Tài nguyên môi trường,
Chi cục Bảo vệ môi trường hướng dẫn cho công ty chúng tôi về việc sử dụng văn bản
quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1502/QĐ-UBND ngày
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 22
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
13/5/2008 cho dự án: “Xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm điện, điện tử với công
suất 5.000.000 sản phẩm/năm” tại KCN Amata, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho Nhà
xưởng số II thuộc công ty, do hoạt động sản xuất tại nhà xưởng này là gia công bán thành
phẩm (sau đó chuyển về Nhà xưởng số I của công ty), không trực tiếp sản xuất để cung
cấp cho thị trường
Để đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường, Công ty
TNHH Hossack (Việt Nam) rất mong cơ quan quản lý môi trường xem xét, đánh giá về
báo cáo giám sát hiện trạng môi trường của Công ty, để Công ty phát huy hiệu quả và

khắc phục kịp thời những mặt còn hạn chế, nhằm đảm bảo công tác bảo vệ môi trường
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 23
Báo cáo giám sát môi trường (lần 1/2013)
Nhà máy sản xuất bán thành phẩm sản phẩm điện, điện tử (Nhà xưởng số II) - Công ty TNHH Hossack (Việt Nam)
PHỤ LỤC
1. Phiếu kết quả thử nghiệm
2. Hợp đồng thuê nhà xưởng
3. Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường
4. Sổ đăng ký Quản lý chủ nguồn chất thải nguy hại
5. Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại
6. Chứng từ chất thải nguy hại
7. Hợp đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt
8. Báo cáo quản lý CTNH của chủ nguồn thải
9. Báo cáo về việc nộp phí BVMT đối với CTR
10. Tờ khai nộp phí BVMT đối với CTR (quý 1 và quý 2/2013)
11. Vị trí công ty trong Khu công nghiệp Amata
12. Sơ đồ tổng mặt bằng
13. Sơ đồ mặt bằng thoát nước thải
14. Sơ đồ mặt bằng thoát nước mưa
15. Sơ đồ vị trí lấy mẫu giám sát môi trường
16. Một số hình ảnh về quá trình giám sát môi trường tại Công ty
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển công nghệ môi trường Thuận Phát 24

×