Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Báo cáo giám sát môi trường doanh nghiệp tư nhân bao bì An Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.55 KB, 54 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM










KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
DNTN BAO BÌ AN PHÚ




Ngành: Môi Trường Và Công Nghệ Sinh Học
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường





Sinh viên thực hiện : Lê Công Nhẫn
MSSV: 0811080021 Lớp: 08CMT




TP. Hồ Chí Minh, 2011

LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là nội dung tự thực tiện Khóa Luận Tốt Nghiệp,
không sao chép Khóa Luận Tốt Nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào.
Các số liệu trích dẫn trong Khóa Luận Tốt Nghiệp là trung thực. Em
xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.





































Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 1 -
MSSV: 0811080021
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3
1. ĐẶT VẤN ĐỀ . 4
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI . 5
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI . 6
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN . 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN BAO BÌ AN
PHÚ 8
1.1 Vị trí của Doanh nghiệp . 8
1.1.1 Vị trí địa lý . 8
1.1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn khu vực Doanh nghiệp . 9
1.1.3 Đặc điểm địa hình 11
1.1.4 Điều kiện thủy văn 11
1.2 Qui mô sản xuất và kinh doanh 12
1.2.1 Vốn đầu tư 12
1.2.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất 13
1.2.3 Trang thiết bị máy móc 14
1.2.4 Nhu cầu sử dụng lao động 14
1.2.5 Sản phẩm của Doanh Nghiệp Bao Bì An Phú 14
1.3 Nhu cầu nguyên nhiên liệu sử dụng 14
1.3.1 Nguyên, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất 14
1.3.2 Nhu cầu cung cấp điện, nước cho sản xuất 15
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG .16
2.1 Giám sát môi trường 16
2.1.1 Khái niệm giám sát môi trường 16
2.1.2 Các bước thực hiện giám sát môi trường 18
2.2 Chương trình giám sát môi trường 19
2.2.1 Đối với nước thải sinh hoạt 20
2.2.2 Đối với môi trường không khí 21
2.3 Quy trình triển khai công việc giám sát môi trường 23
CHƯƠNG 3: CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA
DNTN BAO BÌ AN PHÚ .24
3.1 Nguồn phát sinh khí thải 24
3.1.1 Khảo sát chất lượng không khí 24
3.1.2 Kế t quả kiểm tra chất lượng môi trường không khí 24

3.2 Nguồn phát sinh nước thải 29
3.2.1 Nước thải sản xuất 29
3.2.2 Nước thải sinh hoạt 29
3.2.3 Nước mưa chảy tràn 33
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 2 -
MSSV: 0811080021
3.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn 33
3.3.1 Chất thải rắn công nghiệp 33
3.3.2 Chất thải rắn sinh hoạt 34
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIẾU
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC .36
4.1 Đánh giá và đề xuất giảm thiểu ô nhiễm từ khí thải 36
4.1.1 Đánh giá ô nhiễm từ khí thải 36
4.1.2 Đề xuất giảm thiểu ô nhiễm từ khí thải 36
4.2 Đánh giá và đề xuất giảm thiểu ô nhiễm từ nước thải 37
4.2.1 Đánh giá ô nhiễm từ nước thải 37
4.2.2 Đề xuất giảm thiểu ô nhiễm từ nước thải 37
4.3 Đánh giá và đề xuất giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải rắn 39
4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 39
4.3.2 Chất thải rắn sản xuất không nguy hại 40
4.3.3 Chất thải rắn nguy hại 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .42
1. Kết luận 42
2. Các hạn chế và kiến nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .44
PHỤ LỤC .45




















DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
WTO : World Trade Organization
TT – BTNMT : Thông Tư - Bộ Tài Nguyên Môi Trường
NĐ – CP : Nghị Định - Chính Phủ
DNTN : Doanh Nghiệp Tư Nhân
TNMT – QLMT : Tài Nguyên Môi Trường – Quản Lý Môi Trường
BCGSMT : Báo Cáo Giám Sát Môi Trường
QLNN : Quản Lý Nhà Nước
TCVN : Tiêu Chuẩn Việt Nam
QCVN : Qui Chuẩn Việt Nam
QĐ – BYT : Quyết Định – Bộ Y Tế
TCVSLĐ : Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Lao Động
PCCC : Phòng Cháy Chữa Cháy









DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các hạng mục công trình của nhà xưởng
Bảng 1.2: Trang thiết bị, máy móc của nhà xưởng
Bảng 1.3: Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất trong một tháng
Bàng 2.4: Chi phí giám sát môi trường đối với nước thải
Bảng 2.5: Chi phí giám sát chất lượng môi trường không khí
Bảng 3.6: Kết quả giám sát vi khí hậu và tiếng ồn
Bảng 3.7: Kết quả giám sát nồng độ hơi, khí độc và bụi trong không khí
Bảng 3.8: Kết quả giám sát vi khí hậu và tiếng ồn
Bảng 3.9: Kết quả giám sát nồng độ hơi, khí độc và bụi trong không khí
Bảng 3.10: Ước tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải
sinh hoạt từ hoạt động của Doanh nghiệp
Bảng 3.11: Kết quả nước thải sinh hoạt
Bảng 3.12: Danh sách các chất thải rắn không nguy hại







DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 : Qui trình thực hiện Báo cáo giám sát môi trường

Hình 4.2: Quy trình công nghệ xử lý khí thải
Hình 4.3: Bể lọc vi sinh hiếu khí hai ngăn lắng và lọc
Hình 4.4: Sơ đồ khối các biện pháp xử lý chất thải rắn
































Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 3 -
MSSV: 0811080021
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây, nhờ vào chính sách “Mở cửa” đón luồng gió
mới từ nước ngoài mà Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế. Bên
cạnh đó, cùng với xu hướng hội nhập nền kinh tế quốc tế, đặc biệt từ khi Việt
Nam gia nhập WTO.
Các doanh nghiệp trong nước cũng không ngừng nâng cao kỹ thuật, phát
triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, song song với quá
trình phát triển kinh tế, nâng cao sản xuất thì hệ lụy về môi trường cũng đang là
vấn đề nhức nhối của nước ta hiện nay. Ngày càng nhiều nhà máy, xí nghiệp
mọc lên, càng nhiều khu công nghiệp được xây dựng thì môi trường càng lớn
tiếng kêu cứu.
Đứng trước tình hình đó, Nhà nước và doanh nghiệp phải cùng nhau
chung tay góp sức để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng
này.
Và việc báo cáo giám sát môi trường định kì nhằm mục đích cập nhật, ghi
nhận và đánh giá các số liệu hiện trạng môi trường cho doanh nghiệp để có cơ
sở kiểm tra và giám sát, nếu có phát sinh chất thải thì kịp thời khắc phục, xử lý
kịp thời.








Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 4 -
MSSV: 0811080021
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giám sát ô nhiễm môi trường là hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ
quan quản lý môi trường ở hầu hết các quốc gia phát triển và một số quốc gia
đang phát triển.

Công tác này nhằm cung cấp thông tin về diễn biến chất lượng
môi trường để có biện pháp kiểm soát, khống chế ô nhiễm, dự phòng các hoạt
động tiêu cực đến sức khỏe công nhân, độ bền của vật liệu. Đây cũng là biện
pháp tích cực nhất trong việc phòng chống sự cố môi trường.
Việc giám sát môi trường bao gồm các đối tượng giám sát chính như môi
trường không khí, môi trường nước và chất thải rắn. Giám sát môi trường người
ta còn quan tâm đến vị trí lấy mẫu, số lượng mẫu, thời gian lấy mẫu và các
phương pháp phân tích để có được kết quả.
Việc giám sát môi trường giúp chúng ta đưa ra những biện pháp nhằm làm
giảm bớt sự ô nhiễm tạo một môi trường thuận lợi, không khí trong lành cho con
người.
Căn cứ thông tư số 04/2008/TT-BTNMT và 05/2008/TT-BTNMT quy định
tần suất báo cáo tối thiểu là 02 lần/năm (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng
12 hàng năm).
Hiện nay DNTN Bao Bì An Phú đang có nhu cầu giám sát môi trường nên ký
hợp đồng với công ty môi trường Đại Việt làm báo cáo giám sát môi trường. Do
đó em chọn Giám Sát Môi Trường DNTN Bao Bì An Phú làm đề tài Khóa Luận
Tốt Nghiệp của em.





Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 5 -
MSSV: 0811080021
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tìm hiểu và đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại doanh nghiệp từ
đó đề xuất chương trình giám sát môi trường tại DNTN Bao Bì An Phú hợp lý
hơn.
Góp phần kiểm soát và hạn chế tác động xấu gây ra trong quá trình sản xuất
của doanh nghiệp đến môi trường xung quanh.

















Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 6 -

MSSV: 0811080021
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương trình giám sát môi trường ở DNTN Bao Bì An Phú nhằm để theo dõi
ảnh hưởng của một nguồn gây ô nhiễm tới khu vực dân cư xung quanh để đánh
giá hiệu quả xử lý, phát tán của nguồn ô nhiễm.
Xác định hàm lượng chất ô nhiễm theo không gian và thời gian (hiện trạng
môi trường ở khu vực giám sát). So sánh kết quả giám sát với tiêu chuẩn để từ
đó đánh giá, dự báo và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
Giám sát để xác định ảnh hưởng của ô nhiễm cần thiết kết hợp với nghiên
cứu các tác động đến số lượng và sự phân bố các đối tượng tiếp nhận.














Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 7 -
MSSV: 0811080021
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Tổng quan tài liệu, các văn bản hướng dẫn và cơ sở pháp lý có liên quan (các
văn bản chủ nguồn thải, ký kết hợp đồng với đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt

trên địa bàn…).
Tiến hành thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng của
chất thải và môi trường xung quanh; ghi nhận các kết quả thống kê, đo đạc. Lấy
mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn thải) của chất
thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn,
chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác);
Phân tích, tổng hợp các số liệu viết báo cáo.













Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 8 -
MSSV: 0811080021
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN BAO BÌ
AN PHÚ
1.1 Vị trí của Doanh nghiệp
1.1.1 Vị trí địa lý
Trụ sở và nhà xưởng của DNTN Bao bì An Phú tọa lạc 793/28/1/27 Trần
Xuân Soạn, Khu Phố 4, Phường Tân Hưng, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh. Với tổng
diện tích 246 m

2
.
Ranh giới của lô đất với khu vực xung quanh như sau:
- Phía Bắc giáp với khu dân cư;
- Phía Nam giáp với khu dân cư;
- Phía Đông giám với khu dân cư;
- Phía Tây giám với khu dân cư.
Các hạng mục công trình của nhà xưởng được thống kê ở bảng 1.1









Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 9 -
MSSV: 0811080021
Bảng 1.1: Các hạng mục công trình của nhà xưởng
STT Mục đích sử
dụng
Diện tích (m
2
) Tỷ lệ(%)
1 Văn phòng 24,0 9,8
2 Nhà xưởng 120,0 48,8
2.1 Khu vực đặt máy
in

38,0 15,4
2.2 Phòng đóng gói 3,0 1,2
2.3 Không gian trống

79,0 32,1
3 Nhà nghĩ 22,4 9,1
4 Nhà vệ sinh 6,0 2,4
5 Đất trống 73,6 29,9
Tổng cộng
246 100,0
1.1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn khu vực Doanh nghiệp
Công ty DNTN Bao bì An Phú nằm trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ
Chí Minh nên sẽ mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2
mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11. Theo số liệu của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, đặc điểm khí hậu
của khu vực xung quanh doanh nghiệp như sau:


Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 10 -
MSSV: 0811080021
1.1.2.1 Chế độ bức xạ
- Bức xạ tổng cộng hàng tháng đạt từ 10,2 Kcal đến 14,2 Kcal.
- Cường độ bức xạ dồi dào biến đổi ít giữa hai mùa và tương đối ổn định
giữa các năm.
1.1.2.2 Giờ nắng
Số giờ nắng phụ thuộc vào tình hình mưa, Do vậy mùa khô là mùa có giờ
nắng lớn nhất. Các tháng 2, 3 và tháng 4 thường có số giờ nắng cao nhất trong
năm, đạt khoảng 8 – 10 giờ/ngày. Trong các tháng mưa, tháng 9 là tháng có giờ
nắng ít nhất 4 – 6 giờ/ngày.

1.1.2.3 Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ trung bình năm : 26,9
o
C.
- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 27
o
C - 29
o
C.
- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất: 23
o
C - 26
o
C.
- Biên độ nhiệt độ trung bình hàng năm: 3,2
o
C.
1.1.2.4 Chế độ mưa
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 2100 mm.
Lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 85 – 95% mưa
toàn năm, trong năm lượng mưa lớn nhất (đĩnh mưa) vào tháng 8 – 9.
1.1.2.5 Độ ẩm
Độ ẩm tương đối của không khí trung bình trong năm là khoảng 77,50 %.
Gió thịnh hành 3 hướng chính Đông Nam, Nam và Tây Nam. Tốc độ gió trung
bình 2- 3m/s. Trong vùng không có bão.

Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 11 -
MSSV: 0811080021

1.1.3 Đặc điểm địa hình
Địa hình khu vực xung khu vực Doanh nghiệp tương đối bằng phẳng, độ cao
địa hình thay đổi không lớn, trung bình 0,6m đến 1,5m. Thổ nhưỡng của khu
vực thuộc loại đất phèn mặn.
Nguồn nước chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, một nửa năm ngọt,
một nửa năm mặn, độ mặn tăng cao và kéo dài ngay cả trong mùa mưạ Hệ thông
sông rạch chính của khu vực Doanh nghiệp bao gồm sông Sài Gòn, sông Nhà
Bè, sông Phú Xuân, rạch Đĩa, rạch Ông Lớn, Kênh Tẻ và nhiều rạch nhỏ.
Hệ thống giao thông: Tổng diện tích đường bộ trên địa bàn khu vực khoảng
38 ha, chiếm 1,86% diện tích tự nhiên. Trong đó các cầu Tân Thuận 1, Tân
Thuận 2, Kênh Tẻ và Rạch Ông kết nối giữa khu vực với nội thành, góp phần
quan trọng vào sự phát triển kinh tế của khu vực.
Khu vực xung quanh Doanh nghiệp có khoảng 1.020 ha sông rạch, chiếm
28,38% diện tích tự nhiên.
Các cảng sông: Trên địa bàn khu vực Doanh nghiệp có 3 cảng lớn là Cảng
Bến Nghé, Cảng Tân Thuận Đông, Cảng Bông Sen và một số cảng chuyên dùng
phục vụ cho nội bộ như Cảng Rau quả, Cảng Dầu thực vật
1.1.4 Điều kiện thủy văn
1.1.4.1 Nước mặt
Đặc trưng của khu vực xung quanh doanh nghiệp là rất nhiều sông rạch
trong đó các sông rạch lớn bao quanh như: Sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông
Ông Lớn, sông Phú Xuân, Kênh Tẻ, rạch Rơi và mạng lưới các kênh rạch nhỏ.
Diện tích mặt nước xung quanh khu vực doanh nghiệp có 1.019 ha chiếm
28,5% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là mặt nước trên các sông Sài Gòn,
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 12 -
MSSV: 0811080021
Nhà Bè. Tất cả các sông, rạch đều chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều và
bị nhiễm mặn.
1.1.4.2 Nước ngầm

Nước ngầm tại khu vực doanh nghiệp rất hạn chế, nước ngầm mạch nông bị
nhiễm mặn.
1.2 Qui mô sản xuất và kinh doanh
1.2.1 Vốn đầu tư
- Loại hình hoạt động : Doanh Nghiệp Tư Nhân















Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 13 -
MSSV: 0811080021
1.2.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất















Mô tả quy trình công nghệ
Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng. DNTN An Phú sẽ thiết kế
lại mẫu in theo yêu cầu của khách hàng và gửi lại cho khách hàng xem duyệt
mẫu thiết kế đó và đem đi in thử.
Khi nhận được nguyên liệu từ nhà cung cấp thì sẽ phân loại nguyên liệu. Từ
mẫu in thử sẽ quyết định xem nên in chính thức hay đem đi thiết kế lại mẫu tùy
vào thị hiếu của khách hàng. Nếu mẫu thử đạt tiêu chuẩn thì sẽ chấp nhận mẫu
đó và qua khâu tiếp theo là in chính thức.
Thiết kế lại mẫu
theo yêu cầu
Phân loại
In thử Gửi mẫu đi duyệt
Duyệt mẫu in thử
In chính thức
Kiểm tra chất
lượng sản phẩm
Cuộn
Đóng gói
Xuất hàng
Nhận mẫu đặt hàng
gia công
Nguyên liệu

Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 14 -
MSSV: 0811080021
Sau khi in xong sẽ được qua giai đoạn tiếp theo là kiểm tra chất lượng sản
phẩm và cuộn sản phẩm lại, đóng gói và xuất hàng
1.2.3 Trang thiết bị máy móc
Tại DNTN bao bì An Phú, nhà xưởng của Doanh nghiệp được trang bị
các thiết bị, máy móc được trình bày như ở bảng 1.2:
Bảng 1.2: Trang thiết bị, máy móc của nhà xưởng
STT Thiết bị Đơn vị tính Số lượng
1 Máy in Cái 2
2 Máy quấn Cái 1
1.2.4 Nhu cầu sử dụng lao động
Số cán bộ nhân viên: 5 người.
1.2.5 Sản phẩm của Doanh Nghiệp Bao Bì An Phú
Nghành nghề của yếu của Doanh Nghiệp là bao bì – sản xuất và buôn bán.
Sản phẩm của doanh nghiệp:
-
Thiết kế tạo mẫu

-
In ấn nhãn hiệu bao bì

-
Gia công sản phẩm

-
Sản xuất bao bì giấy

-

Sản xuất thùng Carton.

1.3 Nhu cầu nguyên nhiên liệu sử dụng
1.3.1 Nguyên, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 15 -
MSSV: 0811080021
Nguyên liệu chủ yếu mà công ty cần dùng sản xuất ổn định trong một
tháng được trình bày ở bảng 1.3.
Bảng 1.3: Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất trong một tháng
STT Tên nguyên vật
liệu
Đơn vị tính Số lượng
1 Màng nhôm phức
hợp
Kg 800
2 Mực Kg 80
3 Dung môi Kg 20
4 Thùng carton Kg 10
5 Giấy Kreaft Kg 5
6 Nylon Kg 5
1.3.2 Nhu cầu cung cấp điện, nước cho sản xuất
1.3.2.1 Nhu cầu điện
Nhu cầu điện sản xuất trung bình: 2.000 KWh/năm .Nguồn cung cấp điện
cho khu vực là lưới điện Quốc gia.
1.3.2.2 Nhu cầu nước
Tổng nhu cầu nước khoảng 0,35 m
3
/ngày. Nguồn cung cấp nước: Nguồn
cấp nước cho hoạt động của nhà xưởng là nguồn cấp nước thủy cục. Chủ yếu sử

dụng trong sinh hoạt cho nhân viên, phòng cháy chữa cháy.


Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 16 -
MSSV: 0811080021
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG
2.1 Giám sát môi trường
2.1.1 Khái niệm giám sát môi trường
2.1.1.1 Khái niệm
Báo cáo giám sát chất lượng môi trường (BCGSMT) là công cụ giám sát
trong lĩnh vực Quản lý nhà nước về môi trường. Doanh nghiệp thực hiện chế độ
báo cáo định kỳ hàng năm ít nhất 2 lần đến cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường trực tiếp quản lý mình.
BCGSMT phải phản ánh được hiện trạng chất lượng môi trường, công tác
quản lý và bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các biện pháp
cải thiện và chương trình quản lý giám sát môi trường trong thời gian sắp tới.
2.1.1.2 Đối tượng áp dụng
Các đối tượng sản xuất, kinh doanh
2.1.1.3 Qui trình thực hiện
Các qui trình thực hiện báo cáo giám sát môi trường được trình bày như
trong hình 2.1








Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 17 -
MSSV: 0811080021











































Hình 2.1 : Qui trình thực hiện Báo cáo giám sát môi trường



Khảo sát, tìm
hiểu thông tin
Đo đạc chất
lượng môi trường
Tổng hợp, viết 2
báo cáo
Nộp báo cáo đến
Cơ quan QLNN
Gửi lại cho doanh
nghiệp
Xác nhận

Lưu trữ tại Cơ
quan QLNN
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 18 -
MSSV: 0811080021
2.1.2 Các bước thực hiện giám sát môi trường
Tiến hành thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng của
chất thải và môi trường xung quanh; ghi nhận các kết quả thống kê, đo đạc, phân
tích trong báo cáo. Cần lưu ý, các biện pháp thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích
phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và do các đơn vị có chức
năng đảm nhận.
Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến
các nguồn thải) của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước
thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu
khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần.
- Nước thải: lấy mẫu nước thải trước khi xả ra hệ thống cống thoát công
cộng; các tiêu chuẩn đối chiếu: TCVN 5945:2005 (Tiêu chuẩn nước thải
công nghiệp), TCVN 6772:2000 (Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt);
- Khí thải: lấy mẫu phân tích khí thải tại các nguồn phát sinh, sau hệ thống
xử lý (nếu có); các tiêu chuẩn đối chiếu: TCVN 5939:2005 (Tiêu chuẩn
khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ); TCVN 5940:2005
(Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ);
- Chất thải rắn và chất thải nguy hại: thống kê tổng lượng thải; mô tả biện
pháp phân loại, lưu giữ; đính kèm các hợp đồng với đơn vị có chức năng
trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý.
- Tiếng ồn, độ rung: đo đạc tại các vị trí phát sinh có khả năng gây ảnh
hưởng nhiều nhất; tiêu chuẩn đối chiếu: TCVN 5949:1998 (quy định mức
ồn tối đa cho phép khu vực công cộng và dân cư), TCVN 6962:2001
(quy định mức gia tốc rung tối đa cho phép đối với môi trường khu vực
công cộng và dân cư);

Khóa Luận Tốt Nghiệp
Lê Công Nhẫn – 08CMT - 19 -
MSSV: 0811080021
Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các
nguồn tác động tiêu cực) của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước
ngầm, không khí, đất) – nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc
chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06
tháng/lần.
- Môi trường không khí xung quanh: các tiêu chuẩn so sánh: TCVN
5937:2005 (Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh), TCVN
5938:2005 (Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không
khí xung quanh);
- Môi trường nước mặt: các tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5942:1995 (Tiêu
chuẩn chất lượng nước mặt); TCVN 5943:1995 (Tiêu chuẩn chất lượng
nước biển ven bờ);
- Môi trường nước ngầm: tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5944:1995 (Tiêu
chuẩn chất lượng nước ngầm);
- Môi trường đất: tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5941:1995 (Giới hạn tối đa
cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất).
Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói
mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng
sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm
nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở
không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp
với từng trường hợp cụ thể.
2.2 Chương trình giám sát môi trường
Theo dỏi diễn biến chất lượng môi trường và kiểm soát ô nhiễm ở Doanh
nghiệp được thực hiện kết hợp với các cơ quan chuyên môn có chức năng và cơ
quan quản lý môi trường địa phương.
Khóa Luận Tốt Nghiệp

Lê Công Nhẫn – 08CMT - 20 -
MSSV: 0811080021
Để bảo đảm các hoạt động của Doanh nghiệp được ổn định và không ngừng
phát triển đồng thời khống chế các tác động tiêu cực đến với môi trường xung
quanh, chương trình giám sát môi trường được đề nghị như sau:
2.2.1 Đối với nước thải sinh hoạt
- Thông số khảo sát chọn lựa như sau:
• pH
• BOD
5

• COD
• SS
• Coliform
• Dầu
• Tổng Nitơ
• Tổng Photpho
- Tần suất khảo sát là 6 tháng/lần.
- Địa điểm lấy mẫu: Mẫu nước thải sau khi xử lý
- Tiêu chuẩn so sánh: Theo tiêu chuẩn loại A TCVN 6980-2001 TCVN
5945-2005
- Chi phí giám sát: Đối với nước thải trình bày trong bảng 2.4

×