Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mấy vấn đề dạy học văn theo hướng Thi pháp học_2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.94 KB, 6 trang )

Mấy vấn đề dạy học văn theo
hướng Thi pháp học

Trong Vợ nhặt, chi tiết nhặt vợ là ngẫu nhiên mà làm thành chủ đề tác
phẩm. Bởi vậy, cần chú ý các chi tiết ngẫu nhiên và tất nhiên, bình
thường và bất thường, những biến cố, tình huống Có những cốt truyện
độc đáo do nhà văn sáng tạo ra nhưng cũng có những cốt truyện mang
tính phổ biến, lặp lại một số mô típ nhất định, ta cũng cần chỉ ra ý nghĩa
phổ quát của nó. Phân tích cốt truyện ngụ ngôn, có thể chia ra nội dung
hiển ngôn và nội dung hàm ngôn. Nhiều nhà Thi pháp học phân chia cốt
truyện cổ tích thành nhiều bước, ứng với mỗi chức năng khác nhau.
Truyện Cây khế có thể chia ra 11 chức năng, bước cuối cùng có chức
năng trừng phạt kẻ ác. Kết thúc có hậu là đặc trưng của thể loại truyện
cổ tích.
Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng của Thi pháp học. Không phải ngẫu
nhiên mà những người khởi xướng Thi pháp học là những nhà ngôn ngữ
học. R. Jakobson chủ trương đi tìm “chất văn” đích thực của ngôn ngữ
thơ ca. Còn V. Shkolovski chú trọng thủ pháp “lạ hóa”, nhòe nghĩa của
nghệ thuật ngôn từ(4). Ngôn ngữ văn học có tính tổ chức cao, giàu hình
ảnh, đa nghĩa và mang dấu ấn riêng của tác giả. Khi phân tích ngôn ngữ
thơ, cần lưu ý nhạc điệu, các phương tiện và biện pháp tu từ, cách dùng
từ, giọng thơ, tứ thơ… Mỗi thể loại thơ có những quy định riêng về bút
pháp thể hiện. Thơ Đường luật quy định chặt chẽ về tiết tấu, bố cục, câu
hay, từ “đắt” thường nằm ở cuối bài. Ngôn ngữ thơ hiện đại mang tính
tự do, không bị gò bó vào khuôn khổ nào, lời nhân vật trữ tình cũng tự
nhiên và mang dấu ấn cá nhân rất rõ. Tác giả coi trọng cách diễn đạt mới
mẻ nên thường có nhiều cách kết hợp ngữ nghĩa lạ thường (Thơ duyên,
Đây mùa thu tới, Vội vàng, Tràng giang, Tống biệt hành, Tây Tiến,
Tiếng hát con tàu…). Khi phân tích ngôn ngữ văn xuôi cần chú ý cách
sử dụng các kiểu câu, chủ thể phát ngôn, cách xưng hô, giọng điệu kể,
sự cá thể hóa ngôn ngữ của nhân vật và tác giả… Có thể chia ngôn ngữ


văn xuôi thành hai tính chất trái ngược nhau. Một là giọng điệu tiểu
thuyết, thể hiện đậm đặc trong văn xuôi hiện thực phê phán. Vũ Trọng
Phụng có giọng trào phúng, Nam Cao có giọng lạnh lùng, Nguyễn Công
Hoan có giọng hóm hỉnh… Ngược lại là giọng điệu sử thi thể hiện đậm
đặc trong văn xuôi cách mạng. Ta có thể thấy giọng văn tin yêu, trữ tình
trong Vợ chồng A Phủ, Chiếc lược ngà, giọng văn sôi nổi bừng bừng khí
thế trong Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình Hoặc giọng văn
cổ kính trang trọng trong các tiểu thuyết chương hồi trung đại. Mỗi thể
loại, giai đoạn văn học, tác giả lớn có một văn phong riêng, góp phần
làm đa dạng ngôn ngữ văn học.
Điểm nhìn còn được gọi là điểm quan sát, vị trí người kể chuyện, nhãn
quan, cách nhìn đời… Điểm nhìn nghệ thuật có quan hệ với mọi yếu tố
trong tác phẩm nên ta có các loại điểm nhìn sau: 1. Điểm nhìn tác giả:
được thể hiện ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba vô nhân xưng và ở cách
tác giả xưng hô nữa; 2. Điểm nhìn nhân vật: là cách mà nhân vật nhìn
nhận, đánh giá sự việc, có khi, nhân vật được trao điểm nhìn trần thuật;
3. Điểm nhìn tâm lý: tức là nói đến điểm nhìn bên trong hay bên ngoài,
chủ quan hay khách quan; 4. Điểm nhìn tư tưởng: là thái độ, lập trường,
cách nhìn đời của tác giả hay nhân vật; 5. Điểm nhìn không gian: gồm
có vị trí nhìn, khoảng cách nhìn, trường nhìn, cách nhìn…; 6. Điểm nhìn
thời gian: nhìn liền mạch hay đứt quãng, nhìn kỹ hay nhìn lướt, cách sắp
xếp các thời quá khứ - hiện tại – tương lai…; 7. Điểm nhìn tu từ: là cách
nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả về sự vật hiện tượng. Ví
dụ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, “Con gió xinh thì thào
trong lá biếc”… (Vội vàng). Ranh giới các loại điểm nhìn trên chỉ mang
tính tương đối và trong một tác phẩm có thể có nhiều điểm nhìn khác
nhau. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, có câu hỏi: “Đoạn trích Những
đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân
vật nào ?”. Trong tác phẩm này có hai điểm nhìn của tác giả và nhân vật,
nhiều khi đan xen, khó tách biệt rạch ròi. Điểm nhìn có thể làm thành kết

cấu và chủ đề của tác phẩm như truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao.
Thi pháp học cũng nghiên cứu cả hình tượng tác giả. Người xưa nói:
“Văn như kỳ nhân”, xem văn là biết được người, đọc tác phẩm là biết
ngay tác giả. Nhà văn có thể xuất hiện trong tác phẩm qua cách xưng
“tôi” hoặc có thể ẩn mình. Để biết phong cách của nhà văn, có thể căn
cứ vào ngôn ngữ trần thuật, cách xưng hô, giọng điệu, cảm hứng đề tài,
không gian – thời gian sự kiện, cách bố cục và cách sử dụng các chi tiết
trong tác phẩm… Nhà văn trong tác phẩm có thể không đồng nhất với
nhà văn ở ngoài đời. Để khách quan, ta cần bám vào văn bản là chính.
Ta có thể nghiên cứu phong cách của từng nhà văn lớn, có đặc điểm
riêng rõ nét như: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn
Công Hoan, Chế Lan Viên, Xuân Diệu… Hoặc có thể phân tích phong
cách chung của một nhóm nhà văn có cùng đặc điểm như: tác giả truyện
cổ tích, nhà thơ Việt Nam trung đại… Đối với những tác giả lớn được
học thành bài riêng thì dựng lên chân dung tương đối dễ dàng. Nhưng
đối với những nhà văn khác thì phần hình tượng tác giả thường được
nhắc đến ở mục tiểu dẫn, hoặc được lồng ghép vào phần phân tích. Sách
giáo khoa Ngữ văn (nâng cao) có nhiều mục nói về hình tượng tác giả
như: “Cách biểu hiện chủ thể trữ tình trong thơ trung đại” (lớp 10, tập
1); yêu cầu phân biệt cái “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ trong Bài
ca ngất ngưởng với cái “ngông” của Tản Đà qua bài Hầu trời; “Phân
tích bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh trong Nhật ký trong tù” (lớp
11, tập 2), “Theo anh (chị), qua đoạn trích này, Sô-lô-khốp nghĩ gì về số
phận con người?” (lớp 12, tập 2)…
Trên đây là các thành tố tạo nên cấu trúc tác phẩm văn học. Tuy nhiên,
không phải lúc nào ta cũng phân tích đầy đủ các yếu tố trên mà chỉ chú
trọng những yếu tố nào quan trọng, đặc sắc, thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật
của tác giả. Ta có thể thiết kế một bài giảng văn theo mô hình Thi pháp
học. Như phân tích bài Qua Đèo Ngang theo kết cấu thể loại thơ thất
ngôn bát cú (đề, thực, luận, kết). Bài giảng văn Đôi mắt có thể được chia

theo điểm nhìn nhân vật: 1. Cách nhìn người nông dân, 2. Cách nhìn
cuộc kháng chiến, 3. Cách nhìn về lãnh tụ… Đối với bài Tràng giang, có
thể chia theo điểm nhìn không gian: khổ 1 (gần), khổ 2 (xa), khổ 3 (gần),
khổ 4 (xa). Truyện ngắn Hai đứa trẻ có thể được chia theo các bước đi
của hình tượng thời gian – không gian: 1. Cảnh chợ huyện lúc chiều tối,
2. Cảnh phố huyện ban đêm, 3. Cảnh đoàn tàu lúc đêm khuya. Chúng ta
có thể kết hợp nhiều yếu tố thi pháp trong một bài làm văn. Trong bài
phân tích truyện Thuốc, nên chia ra các phần sau: 1. Hình ảnh Hạ Du
qua điểm nhìn của các nhân vật khác, 2. Không gian nghệ thuật, 3. Thời
gian nghệ thuật, 4. Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, 5. Ý nghĩa nhan đề
tác phẩm.
Giờ dạy Văn kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhưng quan trọng
nhất là hai phương pháp hình thức và xã hội học. Tùy vào đặc điểm của
bài học mà chú trọng phương pháp nào. Phân tích văn học dân gian hoặc
thể loại ký thì phương pháp xã hội học được sử dụng nhiều hơn. Phân
tích Thơ Mới thì phương pháp hình thức là chủ đạo. Phương pháp xã hội
học thường được sử dụng ở phần tiểu dẫn của bài giảng văn hoặc phần
mở bài, kết luận trong bài làm văn. Còn trong phần phân tích, phương
pháp này cũng thỉnh thoảng xuất hiện để giải thích rõ thêm các chi tiết.
Trong bài phân tích Tây Tiến, mở bài phải nói lên hoàn cảnh sáng tác.
Phần thân bài cần vận dụng các kiến thức lịch sử, địa lý… để làm sáng
tỏ cái sâu sắc của hình tượng (như giải thích hiện tượng “không mọc
tóc”, “xanh màu lá”). Mục đích của việc dạy bài Vội vàng là giáo dục
nhân sinh quan tiến bộ cho học sinh, nếu thiếu đi phần liên hệ thực tế thì
chưa đạt yêu cầu. Bởi vậy, trong việc dạy học Văn, cần kết hợp cả
phương pháp hình thức và xã hội học thì mới đạt tới mục tiêu Chân –
Thiện – Mỹ.
Việc dạy học Văn theo tinh thần Thi pháp học là xu hướng chung của
thế giới. Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều điều kiện tốt để thực hiện
điều này. Chúng ta đã có một đội ngũ các nhà Thi pháp học tương đối

hùng hậu. Việc phổ biến quan điểm Thi pháp học trong nhà trường đã có
bề dày khoảng 20 năm. Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành chứa đựng
rất nhiều tri thức về Thi pháp học. Các đề thi và đáp án môn Văn gần
đây đã yêu cầu học sinh chú trọng phân tích hình thức nghệ thuật.
Nhưng những vấn đề nói trên chỉ nằm ở dạng lý thuyết. Thi pháp học có
biến thành thực tiễn sinh động hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự
vận dụng tích cực của thầy và trò trong giờ giảng văn

×