Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

hệ thống chủ đề trong Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiểm_1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.99 KB, 8 trang )

hệ thống chủ đề trong Bạch Vân Quốc
Ngữ Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm

PHẦN A
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XVI, với sự thăng trầm của đời sống chính trị, chế độ phong kiến
Việt Nam đang bước nhanh sang thời kỳ suy thoái, giai cấp phong kiến
không còn tác dụng tích cực đối với lịch sử dân tộc, các mâu thuẫn trong
xã hội ngày càng bộc lộ rõ, cùng với nó là sự bất lực của nhà nước
phong kiến. Đặc điểm thời đại đó đã tác động mạnh vào tầng lớp nho sĩ
trí thức đương thời, đặt họ trước những trăn trở lựa chọn dữ dội về nhân
cách, lối sống. Điều này chi phối và tạo nên diện mạo riêng, phong phú,
đa dạng và phức tạp của thơ văn thế kỷ XVI.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), huý là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ,
hiệu là Bạch Vân cư sĩ, thường gọi là Trạng Trình, danh sĩ nổi tiếng, tác
gia lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Đỗ Trạng nguyên 1535
dưới triều Mạc, làm quan tới chức Thượng thư, Thái phó tước Trình
Tuyền hầu, cuối cùng gia phong Trình quốc công. Khi thấy triều chính
ngày một xấu đi, Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ xin chém mười tám lộng
thần nhưng không được chấp nhận, bèn cáo bệnh về quê. Tại quê nhà,
ông dựng am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ, xây chùa, mở trường
dạy học bên bờ sông Tuyết Hàn, học trò tôn xưng ông là Tuyết Giang
Phu Tử. Tiếng là ẩn dật nhưng ông vẫn ở vị thế “làm quan tại nhà”, triều
Mạc trọng thị như một đại thần cố cựu, thường tới hỏi kế sách, hoặc vời
lên kinh bàn chính sự. Nhân dân tôn ông là bậc tiên tri, tiên giác, gọi ông
là Trạng Trình, lưu truyền nhiều sấm trạng và nhiều truyền thuyết về
ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người thông minh, đa tài không chỉ là một
tên tuổi lớn trong lịch sử văn học mà còn là một tên tuổi lớn trong lịch
sử dân tộc.
Vì vậy nên em chọn đề tài này, nhằm đề cao vai trò của nhà thơ nổi tiếng


qua tác phẩm tiêu biểu Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Trên cơ sở
những gợi ý và những kết quả đã đạt được của các nhà nghiên cứu đi
trước, em nghĩ cần phải có một cái nhìn chuyên sâu và hệ thống hơn nữa
về tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc
biệt là tính chất đa chủ đề của tập thơ này. Đây là lý do chủ yếu khiến
em quyết định chọn vấn đề: “Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ
thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận
của mình.
Chọn đề tài Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của
Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt do nhu cầu bản thân em muốn tìm về với
vốn văn học cổ dân tộc; mặt khác đề tài sẽ góp phần phục vụ tốt việc
giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, đặc biệt là giảng dạy học phần
Văn học Trung đại theo tiến trình phát triển của thể loại, phù hợp với
chương trình mới trong sách giáo khoa hiện nay.
II. Lịch sử vấn đề
Bạch Vân quốc ngữ thi tập tác phẩm lớn viết bằng chữ nôm. Tập thơ thể
hiện tất cả những tâm tư tình cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm được sáng
tác từ khi ông về nghỉ hưu ở quê nhà, đây là tập thơ có giá trị rất quan
trọng trong tiến trình văn học Việt Nam. Dựa trên những tư liệu hiện
còn, đây là thi phẩm lớn thứ ba trong dòng thơ Nôm Việt Nam thời kỳ
trung đại, sau Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm
thi tập của các tác giả thời Hồng Đức. Chính vì vậy, Bạch Vân quốc ngữ
thi tập đã trở thành đối tượng tìm hiểu của không ít nhà nghiên cứu,
công chúng yêu văn học. Đã có nhiều công trình lớn được công bố liên
quan đến tác phẩm nhưng số lượng công trình đề cập đến vấn đề chủ đề
trong thơ ông một cách có hệ thống lại tương đối ít. Trong cuốn Nguyễn
Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm do hai tác giả Trần Thị Băng Thanh
– Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu đã tập hợp một cách khá đầy đủ
các bài viết của một số nhà nghiên cứu về cuộc đời cũng như sự nghiệp
sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các bài viết này phần nào đã đề cập

đến vấn đề chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập nhưng các công
trình nghiên cứu đó mới chỉ tìm hiểu hoặc giới thiệu sơ lược một số khía
cạnh chủ đề chứ chưa đi sâu nghiên cứu và hệ thống hóa thành nhóm
một cách đầy đủ các chủ đề nổi bật của tác phẩm này. Tìm hiểu về vấn
đề này còn có Lê Trí Viễn, tác giả Lê Trí Viễn khi tìm hiểu tập Bạch
Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong cuốn sách này tác
giả đã tập trung đi sâu nghiên cứu toàn bộ tập thơ Bạch Vân quốc ngữ
thi tập từ nội dung, nghệ thuật biểu hiện đến tư tưởng của từng bài thơ…
Và tác giả cũng đã có sự quan tâm đến vấn đề “hệ thống chủ đề trong
Bạch Vân quốc ngữ thi tập” ông đã nhấn mạnh: “Trong Bạch Vân quốc
ngữ thi tập tất cả đều không có đầu đề, nhưng xét chung thì xoay quanh
một số đề tài nhất định: Sự suy tàn của đạo đức phong kiến, cuộc đời
nhàn dật, phong cảnh thiên nhiên, ý nghĩ về bổn phận với vua với nước”.
Chỉ ra được một số đề tài chủ yếu trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập, tác
giả Lê Trí Viễn đã bước đầu tìm hiểu một cách khái quát về các chủ đề
này. Theo Lê Trí Viễn, sở dĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tư tưởng ấy là do
nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ sự khủng khoảng của chế độ làm cho sự
phân hoá trong hàng ngũ phong kiến ngày càng sâu sắc, có rất nhiều tác
giả có tư tưởng thoát ly, lẩn tránh nên tìm đến học thuyết Lão Trang,
hoặc những tư tưởng ưu du, nhàn phóng coi nhẹ cuộc đời, vui với thiên
nhiên, với rượu… và Lê Trí Viễn đã phát hiện ra: “Ở Nguyễn Bỉnh
Khiêm, ảnh hưởng của những tư tưởng ấy khá rõ rệt”. Chính vì vậy,
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã rút lui khỏi vòng danh lợi, đã đi vào cuộc đời ẩn
dật, không muốn đua chen, chỉ muốn xa lánh chốn phồn hoa để sống
một cuộc đời giản dị, thanh bạch. Đó là cảnh “vô sự”, của một tâm hồn
trong sáng luôn khát khao hoà cảm với thiên nhiên: “Một điểm nổi bật
trong cảnh sống ấy là lòng yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả”. Tác giả
bài viết cũng chỉ rõ rằng Bạch Vân quốc ngữ thi tập bên cạnh những tư
tưởng nhàn tản, tiêu cực còn có một xu hướng tích cực là lòng lo lắng
đến nước nhà. Chính tiểu sử của tác giả cũng là minh chứng cho thơ văn

bởi vì tuy về sống ẩn dật nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn giúp cho nhà
Mạc trong những việc lớn, vẫn dạy học trò theo giáo lý Khổng Mạnh để
gánh vác việc đời. Trong tấm lòng thanh thản của ông già “Tóc đã thưa,
răng đã mòn” ấy, tưởng chừng như không bao giờ sôi nổi một điều gì
nhưng thực ra ông không hề dửng dưng trước việc đời, việc nước. Cũng
trong bài viết đó, tác giả Lê Trí Viễn đã khẳng định: “Thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm nặng phần tư tưởng hơn phần cảm xúc. Vì thế có tính chất giáo
huấn rõ rệt”. Tuy có nói thêm điều này, song tác giả lại không đi sâu
phân tích, lý giải. Kết thúc bài viết, Lê Trí Viễn khẳng định giá trị tư
tưởng và nghệ thuật của Bạch Vân quốc ngữ thi tập và tấm lòng tha thiết
vì nước vì dân của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có thể thấy rằng, tác giả Lê Trí
Viễn đã bước đầu giới thiệu được với bạn đọc một cách khá chi tiết về
những chủ đề nổi bật cũng như những tư tưởng, nghệ thuật chủ yếu của
Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Các chủ đề nổi bật của Bạch Vân quốc ngữ
thi tập thực sự rất đáng quý đối với các nhà nghiên cứu cũng như độc giả
nói chung. Cũng như các tác giả trên, tác giả Trần Thị Băng Thanh đã tỏ
ra sắc sảo trong việc nhận diện nội dung chủ đề lẫn hình thức nổi bật của
Bạch Vân quốc ngữ thi tập cho nên đã kiến giải tương đối thành công
những đóng góp cũng như “tiến bộ” của Bạch Vân quốc ngữ thi tập so
với các tác phẩm thơ trước đó và cùng thời. Tuy nhiên, do mục đích yêu
cầu riêng của bài viết, những chủ đề tác giả quan tâm, đề cập đến cũng
chỉ mang tính chất “điểm xuyết” cho quan niệm của mình. Cũng trong
cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm”, các tác giả như:
Đặng Thanh Lê, Phan Ngọc, Đào Thản, Hà Như Chi, Phạm Văn Diêu,
Phạm Thế Ngũ, Bùi Văn Nguyên…Mặc dù cuốn sách này chỉ tập hợp
những bài viết nghiên cứu đến cuộc đời, con người sự nghiệp làm quan
cũng như sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng cũng đã
có những bài viết khá sắc sảo về những đóng góp ở phương diện nội
dung chủ đề cũng như hình thức nghệ thuật của Bạch Vân quốc ngữ thi
tập. Nhưng nhìn chung vẫn dừng ở mức lược điểm hoặc khái quát sơ bộ.

Ngoài những bài nghiên cứu về nội dung của Bạch Vân quốc ngữ thi tập
trong cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia tác phẩm”, còn khá nhiều
tác giả nghiên cứu về vấn đề này như: Đinh Gia Khánh trong Thơ văn
Nguyễn Bỉnh Khiêm, năm 1983; Đinh Gia Khánh trong Văn học Việt
Nam ( thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII), năm 2005; Bùi Văn Nguyên
trong Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tập 1, năm 1989; …Hai tác giả trên
tuy mục đích chính không bàn đến chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi
tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà chỉ bàn về nội dung và nghệ thuật thơ
nhưng cũng đã đề cập tới một số khía cạnh của vấn đề này. Vì vậy trên
cơ sở của bài tiểu luận em sẽ đưa ra những đánh giá của bản thân em về
vị trí Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tiến trình thơ Trung đại ở phương diện
hệ thống chủ đề nhằm xác định rõ hơn đóng góp và tầm vóc Nguyễn
Bỉnh Khiêm trong nền văn chương dân tộc.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như trên đã nói, vấn đề văn bản tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi tập
của Nguyễn Bỉnh Khiêm đến nay vẫn còn tiếp tục được khảo sát, nghiên
cứu. Do số lượng tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm rất phong phú mà phạm
vi bài tiểu luận lại có hạn nên ở đây em chỉ chọn đi sâu nghiên cứu hệ
thống chủ đề trong tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập của
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
IV. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu trên ba vấn đề quan trọng sau: Giới
thuyết về khái niệm chủ đề văn học và đặt Nguyễn Bỉnh Khiêm dưới góc
nhìn văn hoá làm cơ sở nghiên cứu các chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ
thi tập của ông.
Tìm hiểu hệ thống chủ đề trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập của
Nguyễn Bỉnh Khiêm và giá trị nội dung tư tưởng các chủ đề.
Tìm hiểu và đánh giá về nghệ thuật thể hiện chủ đề trong tập thơ Bạch
Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
V. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, em sử dụng những phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau đây:
Phương pháp khảo sát, thống kê em sẽ khảo sát toàn bộ 177 bài thơ
trong Bạch Vân quốc ngữ thi để từ đó thống kê phân loại các bài thơ
theo hệ thống chủ đề làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá.
Phương pháp so sánh, đối chiếu Bạch Vân quốc ngữ thi với thơ Nguyễn
Trãi để thấy được những đóng góp cũng như hạn chế của Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Phần A: Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
IV. Mục đích nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu
Phần B: Phần nội dung
Chương I:Tiền đề của hiện tượng đa chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ
thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Chương II: Các chủ đề chính trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của
Nguyễn Bỉnh Khiêm .
Chương III: Nghệ thuật biểu hiện chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi
tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Phần C: Kết luận
Tài liệu tham khảo

×