TỔNG KẾT KIẾN THỨC THỂ LOẠI
VĂN XUÔI VĂN 12
3. “Rừng xà nu là truyện của một đời và được kể trong một đêm.”
Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm
chất đáng quý nào?
4. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xôman nói lên chân lí
lớn nào của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ?
5. Phân tích những cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp nghệ thuật của
tác phẩm?
4. NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH - Nguyễn Thi
I/ Tác giả:
- Nguyễn Thi (1928-1968) bút danh là Nguyễn Ngọc Tấn, tên khai
sinh là Nguyễn Hoàng Ca.
- Quê hương: Hải Hậu - Nam Định.
- Cuộc sống tủi cực, vất vả từ nhỏ.
- Năm 1945, ông tham gia cách mạng, vừa chiến đấu vừa hoạt động
văn nghệ.
- Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và năm 1962 ông tình nguyện trở lại
chiến trường miền Nam.
- Năm 1968, ông hy sinh ở mặt trận Sài Gòn.
- Nguyễn Thi gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và trở thành nhà
văn của người nông dân Nam Bộ trong thời ký kháng chiến chống
Mĩ.
- Nhân vật tiêu biểu của Nguyễn Thi là những người nông dân Nam
Bộ với những nét tính cách tiêu biểu.
- Là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
- Ngôn ngữ Nguyễn Thi góc cạnh, phong phú, giàu giá trị tạo hình và
đậm chất Nam Bộ.
II/ Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”:
1. Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Những đứa con trong gia
đình” được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt (chống Mĩ
cứu nước) khi tác giả công tác ở tạp chí “Văn nghệ Quân giải phóng”
2. Tóm tắt tác phẩm:
Việt là một chiến sĩ giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông
dân có mối thù sâu nặng với Mĩ - Ngụy: ông nội và bố Việt đều bị giặc
giết hại; mẹ Việt cố nén nỗi đau riêng vất vả nuôi con khôn lớn, và
cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến,
thằng Út em, chú Năm. Truyền thống cách mạng vẻ vang và những
đau thương, mất mát của gia đình được chú Năm ghi chép vào một
cuốn sổ gia đình.
Việt và Chiến hăng hái tòng quân đi giết giặc, quyết tâm lập nhiều
chiến công để trả thù cho ba má.
Trong một trận chiến đấu ác liệt, Việt bị thương nặng và lạc đồng
đội. Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức đưa
Việt về với những kỷ niệm thân thiết về má, chị Chiến, chú Năm và
đồng đội
Việt được đưa về điều trị, sức khoẻ hồi phục dần và tiếp tục chiến
đấu để xứng đáng hơn nữa với truyền thống của gia đình, quê
hương.
3. Nội dung:
a/ Truyền thống gia đình đã gắn bó những con người với nhau:
- Căm thù giặc sâu sắc.
- Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu, giết giặc.
- Giàu tình nghĩa, rất mực thuỷ chung, son sắc với quê hương và cách
mạng.
→ Tạo nên một dòng sông truyền thống.
b/ Nét riêng của từng con người trong gia đình:
*. Chú Năm:
- Là tác giả của cuốn gia phả ghi lại những chiến công và bao mất
mát, đau thương của gia đình do tội ác của giặc gây ra.
- Là người lao động chất phác và rất giàu tình cảm (tiếng hò của chú
chứa đầy tâm tư, cảm xúc).
→ Chú Năm là khúc thượng nguồn của dòng sông truyền thống, là
nơi kết tinh truyền thống của gia đình.
*. Má Việt:
- Căm thù giặc sâu sắc, gan góc.
- Đảm đang, tháo vát, thương chồng thương con; biết ghìm nén đau
thương để nuôi con, đánh giặc.
→ Biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
*. Chị Chiến:
- Tính cách rất đa dạng: vừa có nét “trẻ con” của một cô gái mới lớn,
vừa biết nhường nhịn em, lo toan gia đình.
- Giống mẹ: gan góc, đảm đang.
- Khác mẹ: ở vẻ trẻ trung, thích làm duyên, xung phong đi đánh giặc,
trả thù nhà, với lời thề sắt đá: “làm thân con gái ra đi, tao chỉ có một
câu: nếu giặc còn thì tao mất”.
→ Biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân
tộc.
*. Việt:
- Tính cách rất “trẻ con, hồn nhiên, hiếu động.
- Có tình thương yêu và gắn bó sâu sắc với gia đình.
- Dũng cảm, kiên cường, gan góc, luôn sôi nổi tinh thần chiến đấu,
quyết tâm lập nhiều chiến công để trả mối thù lớn.
→ Một con sóng vươn xa nhất trong dòng sông truyền thống, là
người tiêu biểu nhất cho tinh thần tiến công cách mạng.
4. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện độc đáo: “Những đứa con trong gia đình”
được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật Việt: đó là dòng
hồi tưởng đứt nối của anh khi bị thương nằm ở chiến trường.
→ Câu chuyện tự nhiên, sống động, hấp dẫn; đồng thời nhà văn có
điều kiện nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu
chuyện.
- Ngôn ngữ góc cạnh, có giá trị tạo hình và mang đậm tính chất Nam
Bộ.
- Xây dựng nhân vật qua những chi tiết cụ thể, đắt giá; tạo được
không khí chân thực, sống động.
Câu hỏi:
1. Phân tích nghệ thuật trần thuật đặc sắc của tác phẩm?
2. Nét đặc sắc trong tính cách của các nhân vật: chú Năm, má Việt,chị
Chiến và Việt?
3. Trong tác phẩm, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: “Chuyện gia
đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm
con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển ”
Anh(chị) có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có
một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi
trước: tổ tiên, ông cha cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt?
4. Những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm? Phân tích những biểu
hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích đã học?
5. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - Nguyễn Minh Châu
I/ Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989)
- Quê quán: Quỳnh Lưu - Nghệ An.
- Năm 1950: ông tham gia quân đội và là nhà văn quân đội.
- Sau năm 1975, văn chương Nguyễn Minh Châu trở về với đời
thường, đi sâu, khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế
sự.
→ Là nhà văn “Mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta
hiện nay”.
* Tác phẩm chính: Cửa sông (1967), Những vùng trời khác nhau
(1970), Dấu chân người lính (1972), Những người đi từ trong rừng ra
(1982), Bến quê (1985), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
(1983), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lan (1989)
II/ Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”:
1. Hoàn cảnh ra đời:
Năm 1987, đất nước đang trong thời kì đổi mới, cuộc sống có nhiều
thay đổi.
2/ Tóm tắt tác phẩm:
Theo đề nghị của trưởng phòng để có được một bức ảnh nghệ thuật
chụp cảnh thuyền và biển, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã thực hiện một
chuyến đi thực tế tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh
thời chống Mĩ. Sau gần một tuần tìm kiếm, Phùng săn được cảnh
thuyền và biển lúc bình minh thật đẹp. Thế nhưng, đằng sau cảnh
đẹp đó, người nghệ sĩ đã chứng kiến một sự thật phũ phàng: cảnh
lão đàn ông dữ dằn, thô kệch đánh vợ một cách vô lí và thô bạo. Ba
hôm sau, Phùng lại chứng kiến sự việc này. Không thể nén chịu được
nữa, Phùng đã xông ra can ngăn lão đàn ông, anh bị thương, được
đưa về trạm y tế của toà án huyện. Ở đó, anh được nghe câu chuyện
của người đàn bà hàng chài với bao sự cảm thông, ngỡ ngàng, ngạc
nhiên
Bức ảnh chụp cảnh thuyền và biển trong buổi sáng mờ sương của
nghệ sĩ Phùng đã khiến trưởng phòng rất hài lòng và nó được treo ở
nhiều nơi. Kì lạ thay, mỗi lần nhìn vào đó, bao giờ Phùng cũng thấy
hiện lên hình ảnh người đàn bà chậm rãi bước ra rồi hoà lẫn vào
trong đám đông…
3. Nội dung:
a/ Những phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
- Phát hiện ra vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương: chiếc
thuyền ngoài xa mà ánh sáng và đường nét đều hài hoà, tuyệt đẹp.
+ Như một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ.
+ Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện, khoảnh khắc trong ngần của
tâm hồn.
→ Người nghệ sĩ như bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ và tâm hồn như
được gột rửa, trở nên trong trẻo
- Phát hiện thứ hai thật bất ngờ và trớ trêu như trò đùa của cuộc
sống: ngay sau cảnh đẹp chiếc thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái
xấu, cái ác (lão đàn ông đánh vợ một cách tàn nhẫn, vô lí và người vợ
nhẫn nhục chịu đựng)
→ Phùng cay đắng nhận thấy những cái ngang trái, xấu xa, những bi
kịch trong gia đình thuyền chài kia là thứ “thuốc rửa” làm những bức
ảnh hiện lên thật khủng khiếp, ghê sợ.
b/ Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện: (là câu chuyện
về sự thật cuộc đời)
- Bề ngoài, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị
chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập nhưng vẫn nhất quyết gắn
bó với lão đàn ông vũ phu đó.
- Nguồn gốc của sự chịu đựng, hi sinh của người đàn bà là tình
thương đối với con.
- Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn tìm ra được những
niềm hạnh phúc nhỏ nhoi.
→ Câu chuyện trên giúp Phùng và Đẩu vỡ lẽ ra nhiều điều, hiểu hơn
về cuộc đời, con người.
=> Con người, nhất là nghệ sĩ không thể dễ dãi, đơn giản trong việc
nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống.
c/ Cảm nhận về các nhân vật tác phẩm:
*. Người đàn bà:
- Ngoài 40 tuổi, mặt rỗ, “khuôn mặt mệt mỏi”: cuộc đời nhọc nhằn,
lam lũ.
- Vì tình thương những đứa con, người đàn bà lặng lẽ chấp nhận bị
hành hạ, chịu đựng mọi đau đớn.
- Cam chịu, nhẫn nhục, không bao giờ để lộ cảm xúc ra bên ngoài.
→ Người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh.
*. Lão đàn ông:
- Cuộc sống đói khổ, cực nhọc, lo toan đã biến “anh con trai hiền
lành” thành một người chồng vũ phu, độc ác.
- Đánh đập vợ con như là cách để giải toả ất uất, buồn phiền.
→ Vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ vừa là thủ phạm gây nên
bao đau khổ cho chính người thân của mình.
*. Chị em Phác
- Chị thằng Phác hiểu biết, can đảm (cản việc làm dại dột của em);
biết chăm sóc, lo toan gia đình thay mẹ.
- Thằng Phác: Gây cảm động cho người đọc bởi tình thương mẹ dạt
dào.
*. Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:
- Biết căm ghét, phẫn nộ trước mọi sự áp bức, bất công.
- Anh cảm thấy hạnh phúc, xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh
khôi của cảnh thuyền và biển lúc bình minh.
- Kinh ngạc, túc giận trước sự bạo hành của cái xấu, cái ác.
- Hành động như một phản xạ tự nhiên: “vứt cái máy ảnh xuống đất
chạy nhào tới” đề ngăn việc làm xấu xa của người đàn ông.
→ Không vì nghệ thuật mà bỏ quên cuộc đời. Sẵn sàng làm tất cả vi
cuộc sống tốt đẹp.
4. Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện độc đáo: tạo tình huống mang ý nghĩa khám
phá, phát hiện về đời sống.
- Ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo.
+ Ngôn ngữ kể chuyện (tác giả hoá thân vào nhân vật Phùng) điểm
nhìn trần thuật sắc sảo, lời kể chuyện khách quan, chân thực, giàu
sức thuyết phục.
+ Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng
người.