Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tính nhân đạo của báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.69 KB, 24 trang )

PHÇN I: Më §ÇU
I.Lí Do Chọn Đề Tài:
Loài người đang bước vào nền văn minh thứ ba với tất cả những thành tựu
kỳ diệu của cách mạng khoa học và công nghệ. Mặt khác, loài người cũng
đang đứng trước những hiểm họa đe dọa tàn phá môi trường sống,hủy hoại
nhân tính con người, chà đạp các giá trị văn hóa, tinh thần của xã hội.
Một trong những thành tựu lớn của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng là
công cuộc đấu tranh giải phóng loài người, xây dựng một chế độ tất cả vì con
người, cho con người. Lý tưởng nhân đạo là những giá trị vừa có tính riêng
tương ứng với lập trường xã hội và quyền lợi của từng giai cấp. xã hội phát
triển không có nghĩa là quyền con người được đảm bảo tuyệt đối. Ngày nay
con người phải đương đầu với rất nhiều vấn đề như:Đại dịch HIV/AIDS,
khủng bố, nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em,trộn cắp, tham nhũng…..Đây không
còn là vấn đề có tính chất cá nhân mà còn là vấn đề nhức nhối của xã họi hiện
nay.
Ở nước ta, báo chí là cơ quan truyền thông có vị trí chức năng quan trọng
trong việc thể hiện tư tưởng lãnh đạo của Đảng theo quan điểm”báo chí vừa là
tiếng nói của Đảng, nhà nước, đồng thời là diễn đàn của nhân dân. Khi trực
tiếp tham gia vào sự nghiệp xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội, triệt để giải
phóng con người….Báo chí đứng trên lập trường nhân đạo cộng sản để thông
tin, lí giải các hiện tượng, sự kiện của đời sống xã hội. Báo chí còn có vai trò
quan trọng trong việc đưa tin, phản ánh hiện thực một cách khách quan. Báo
chí tạo ra dư luận xã hội rộng rãi để góp phần phanh phui, lên án những thế
lực gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích xã hội và xâm phạm tới quyền con người.
Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của báo chí, từ lâu, nhiều nhà báo đã lo
lắng, lên tiếng cachr tỉnh nhân loại về những hiểm họa đó.
Báo chí một mặt ca ngợi những tấm gương đạo đức tốt, có tác động tốt đến
dư luận xã hội….
II.Lịch Sử Nghiên Cứu vấn Đề:
Vấn đề nguyên tắc tính nhân đạo trong báo chí là một đề tài không hề mới.
trên thế giới đã có nhiều tác phẩm viết về đề tài này.tuy nhiên, ở nước ta chưa


có một tác phẩm nào viêt chuyên về đề tài này mà ta chỉ thấy nó xuất hiện
trên các công trình nghiên cứu đưới nhiều hình thức như các bài tiểu luận,
khóa luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên các trường Đại Học;Các công
trình nghiên cứu của các Gs-ts…về các vấn đề báo chí. Nó chỉ xuất hiện ở
một phần mục nào đó.
+Cơ sở lí luận báo chí: PGS/TS Tạ Ngọc Tấn.
+Cơ sở lý luận báo chí :
Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu thực trạng việc thưc hiện
nguyên tắc tính nhân đạo trên các tác phẩm báo chí. Vì vậy, trong quá trình
thực hiện tài liệu của mình, tôi cố gắng xem xét, lựa chọn, khai thác tài liệu để
có được những nhận xét, đánh giá đúng nhất về thực trạng việc các báo thực
hiện nguyên tắc tính nhân đạo hiện nay và từ đó đưa ra phương hướng và một
số giải pháp để nâng cao.
III.Mục Đích, Nhiện vụ,Đối Tượng, Phạm vi Nghiên cứu
1.Mục đích:
Từ việc nghiên cứu đề tài “nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo
chí” sẽ giúp cho ta hình thành một cái nhìn có tính chất hệ thống về đề tài.
Giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan và rõ nét hơn về vấn đề này.
Đối với bản thân, là một sinh viên báo chí thì việc nghiên cứu đề tài này sẽ
giúp ích rất nhiều trong quá trình học tập. Vì đây là cơ sở nền tảng trong quá
trình học tập cũng như đối với quá trình tác nghiệp sau này.
2.Nhiệm vụ:
Trên cơ sở khảo sát những tác phẩm, luận văn từ đó hình thành nguyên tắc
tính nhân đạo trong hoạt động báo chí
Khảo sát tình hình thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo
chí. Trên các tờ báo mạng của việt nam.
Đưa ra những phương hướng, và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả của nền báo chí, góp phần cho nền báo chí thực hiện tốt vai
trò và chức năng của mình.
4.Đối tượng:

Nghiên cứu các văn bản, tài liệu nhằm đưa ra cơ sở lý luận cho vấn đề, đồng
thời khảo sát cụ thể thực trạng trạng trên các tờ báo về việc thực hiện nguyên
tắc nhân đạo trong hoạt động báo chí của mình.
5.Phạm vi:
Nguyên tắc tính nhân đạo được thể hiện trên hầu hết các loại hình báo chí
nên ở đây, xin được rút ngắn phạm vi đề tài trên một số loại báo mạng điện tử
ở nước ta.
Báo chí thể hiện nguyên tắc tính nhân đạo của mình ở các phạm vi rất rộng
lớn:chống lại các hành vi làm tổn hại đến quyền con người, phê phán, lên án
những thói hư, tật xấu, những hành vi sai phạm gây ảnh hưởng đến lợi ích con
người, đẩy lùi những hiểm họa gây hại cho con người như đại dịch
HIV/ADIS, mại dâm,tham nhũng, buôn bán phụ nữ, trẻ em…..
Nên ở bài tiểu luận này, chỉ rút ngắn phạm vi ở việc báo chí lên án nạn tham
nhũng và những hành vi gây tổn hại tới phụ nữ và trẻ em.

IV.Căn cứ luận và phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp hệ thống sử dụng trong việc tiếp cận tài liệu, sách vở, các công
trình nghiên cứu của người đi trước, từ đó rút ra những vấn đề liên quan đến
đề tài.
Khi khảo sát, sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, đối chiếu, so sánh để
rút ra kết luận, định lượng tốt đề tài.
Phương pháp sử dụng trong bài tiểu luận này là phương pháp luận.
V.Đóng góp:
_Lý luận:Góp phần làm phong phú thêm vai trò của tính khuynh hướng, chức
năng,phản ánh và tác động của báo chí.
_Thực tiễn:Có tác động tích cực vào hoạt động báo chí. Góp phần làm cho
báo chí thực hiện tốt nguyên tắc tính nhân đạo của mình.
3.Kết cấu của đề tài:
• Mở Đầu
• Nội Dung

• Kết Luận
• Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
• Mục lục
• Phụ lục
PHÇN II: NéI DUNG
Chương 1:Những vấn đề chung về nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt
động báo chí:
1. một số khái niệm liên quan:
• Đề tài: Lí luận báo chí đã từng khái quát “Đề tài là phạm vi đời sống
hiện thực, được phản ánh vào các tác phẩm báo chí” Cũng theo các nhà
nghiên cứu, đề tài trong báo chí được hiểu ở hai cấp độ khác nhau. Đề
tài của tác phẩm, đề tài của một hoặc một nhóm nhà báo chuyên môn
hóa. Ở cấp độ 1, về cơ bản, đề tài “cũng chính là sự kiện hay vấn đề mà
nhà báo hướng tới, nhận thức” và phản ánh vào tác phẩm.Cấp độ 2, đề
tài theo nghĩa rộng, tương ứng với các lĩnh vực hoạt động trong đời
sống (chẳng hạn như đời sống kinh tế, văn hóa, giáo duc, quốc
phòng…)Trong bài tiểu luận này, đề tài được hiểu theo nghĩa rộng,
tương ứng, tức là cấp độ 1, một yếu tố thuộc phạm trù nội dung tác
phẩm báo chí, cho nên, về một mặt nào đó, nó gồm khái niệm đối
tượng phản ánh của báo chí.
• Nguyên tắc: Nguyên tắc là Điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân
theo trong một loạt việc làm.(theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn
Ngữ Học_Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 2004).
• Nhân Đạo: Nhân đạo làĐạo đức thể hiện ở sự thương yêu, quý
trọng,và bảo vệ con người.(từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ
Học_Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 2004)
• Báo chí: Báo chí là một hiện tượng đa nghĩa, gắn bó chặt chẽ với các
thành tố của kiến trúc thượng tầng và là một loại hình hoạt động nghề
nghiệp sáng tạo, với tính chất nghề nghiệp rõ ràng.
• Hoạt động báo chí: Là một hoạt động trong đó bao hàm sự vận động

phức tạp của một nghề nghiệp, quan hệ với nhau bằng quy luật vận
động nội tại của cả hệ thống và bằng hiệu quả xã hội có tính mục đích.
• Nguyên Tắc Báo Chí: Là các quy tắc và chuẩn mực chung của hoạt
động báo chí giúp cho nó thực hiện được các chức năng của mình.
• Nguyên Tắc Tính Nhân Đạo Trong Hoạt Động Báo Chí: là nhiệt
tình phản ánh và tham gia vào cuộc đấu tranh nhằm tạo ra những điều
kiện thuận lợi cho con người về kinh tế -xã hội và văn hóa- tinh thần,
đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền dân chủ của con người, bảo
vệ những giá trị nhân đạo chân chính.
2. Nguyên tắc tính nhân đạo của hoạt động báo chí:
Thực chất, bản chất nhân đạo của báo chí cách mạng được thể hiện ngay
trong nguyên tắc cao nhất của nó là nguyên tắc tính đảng. Bởi vì khi trực tiếp
tham gia vào xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội, trieetj để giải phóng con
người, xây dựng một chế độ tất cả vì con người, cho con người, báo chí đã
đứng trên lập trường nhân đạo cộng sản để thông tin, lý giải các hiện tượng,
sự kiện của dời sống xã hội.
Trên lý thuyết, nguyên tắc tính nhân đạo của hoạt động báo chí được thể
hiện ở chỗ nhiệt tình phản ánh và tham gia vào cuộc đấu tranh nhằm tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho con người về kinh tế-xã hội và văn hóa- tinh
thần, đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền dân chủ của con người, bảo vệ
những giá trị nhân đạo chân chính.
Lý tưởng nhân đạo là những giá trị vừa có tính riêng tương ứng với lập
trường xã hội và quyền lợi của từng giai cấp, đặc điểm của từng xã hội, vừa
có tính chung phổ quát đối với toàn nhân loại. Quá trình nhấn mạnh tính
chung toàn nhân loại của chủ nghĩa nhân đạo, không nhìn thấy bản sắc giai
cấp của nó là cách nhìn phiến diện, không phù hợp với thực tế, với quy luật
khách quan của xã hội loài người. ngược lại, sẽ rơi vào cực đoan, máy móc
nếu không thừa nhận tính chung của những giá trị nhân đạo toàn nhân loại.
Nếu như giai cấp tư sản nhìn nhận tư hữu là quyền thiêng liêng của con
người, đụng đến nó là “ thiếu dân chủ” và” phi nhân đạo” thì giai cấp vô sản

lại cho rằng, tư hữu là nguồn gốc để ra chế độ người bóc lột người, mất dân
chủ và phản nhân đạo. Như vậy đủ thấy chủ nghĩa nhân đạo mang trong mình
nó dấu ấn giai cấp rất rõ rệt. Mặt khác, lòng từ thiện, đức tính hy sinh than
mình vì hạnh phúc và sinh mạng của người khác, sự sót thương trước những
khổ đau cụ thể của đồng loại… là những giá trị chung đối với mọi người.
Một số nhà lý luận báo chí tư sản cố tình tuyệt đối hóa những tiêu chuẩn
nhân đạo của các nước phương tây, coi nó là chuẩn mực của hoạt động báo
chí, trong đó lại phủ nhận toàn bộ những giá trị nhân đạo mà nền báo chí tư
sản theo đuổi. Thái độ khách quan, đúng đắn của chúng ta là: trong khi kiên
trì đấu tranh cho những giá trị nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, báo chí vô sản
thừa nhận những giá trị nhân đạo vốn được tích lũy và khẳng định trong lịch
sử loài người, phấn đấu bảo vệ và phát triển những giá trị cao quý đó.
Báo chí thể hiện tính nhân đạo của mình ở chỗ đấu tranh chống lại các hành
vi làm tổn hại đến quyền con người, quyền dân chủ, quyền được sống trong
độc lập, tự do của con người. Báo chí tham gia tích cực vào việc xây dựng
một chế độ xã hội tất cả vì con người, cho con người, xây dựng mối quan hệ
tốt đẹp trong cộng đồng cũng như mối quan hệ cá nhân với cộng đồng và
ngược lại. Đồng thời, báo chí tôn trọng, xây dựng và bảo vệ mối cá nhân con
người, coi đó là những cá thể độc lập tồn tại và hoạt động theo những chuẩn
mực chung của xã hội và theo những đặc diểm chung về thể chất, cá tính, thị
hiếu…Báo chí vô sản phấn đấu cho những mục tiêu cao cả cuối cùng là một
xã hội, trong đó sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi con người là điều
kiện cần thiết cho sự phát triển tự do và toàn diện của mọi người.
Phù hợp với những tiêu chuẩn nhân đạo chung của toàn thể loài người, đồng
thời cũng là những tiêu chuẩn bắt buộc của đạo đức nghề nghiệp
, báo chí chân chính chẳng những không tuyên truyền bạo lực, kích dâm, gây
chia rẽ, thù hằn tôn giáo, và dân tộc mà còn tích cực tham gia đấu tranh chống
lại những tội ác đó, đâu tranh bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường, phát động
các phong trào quần chúng rộng rãi để cảnh giác và đẩy lùi các hiểm ọa đe
dọa con người và và sức khỏe con người như đại dịch HIV/AIDS và hiểm họa

hạt nhân chẳng hạn.
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo trong
hoạt động báo chí.
Không phải bất cứ điều gì lý thuyết đã đặt ra thì nhất thiết đều thực hiện
được.trên lý thuyết ta đã thấy được những đặc điểm nổi bật của báo chí giúp
cho nó thực hiện tốt chức năng của mình. Trên thực tế báo chí đã cố gắng hết
sức đem tiếng nói cuả mình tới với cộng đồng nhằm tạo cho bạn đọc có cái
nhìn khách quan hơn về vấn đề đó.
2.1Tình hình việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo
Ở báo chi nước ngoài, người ta rất quan tâm đến nguyên tắc này bởi người ta
luôn coi trọng quyền sống, quyền tự do của con người. Hằng ngày, hằng giờ
trên các báo người ta ra sức lên tiếng bảo vệ con người nhằm tạo cho xã hội.
Ở các loại hình báo chí nước ngoài, người ta có suy nghĩ thoáng hơn trong
cách đưa tin
Hầu hết trên những tờ báo mạng hiện tay đã chú tâm tới khai thác khía cạnh
các đề tài nhằm thể hiện nguyên tắc tính nhân đạo của mình. Do đề tài tính
nhân đạo rất rộng nên hầu hết trên các báo đều có các khía cạnh nhân đạo
đó….ví dụ các bài báo về tình trạng phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị ngược đãi,
đối xử, tình trạng môi trường xuống cấp, thiên tai, lũ lụt……hay những ý kiến
đánh giá nguyên nhân, giải pháp……..
Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều báo chú trọng tới việc giải
trí hơn là chú trọng khai thác đề tài nhân đạo.
2.2Nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo trong
hoạt động báo chí:
• Thành công:
Qua khảo sát chuyên mục “phóng sự_kí sự” trên báo điện tử
Vietnamnet.vn trong tháng 12 năm 2008
Về số lượng các tác phẩm, phóng sự báo vietnannet.vncungx rất chú trọng
đến việc thể hiện tính nhân đạo trong tác phẩm của mình, trong số 6 bài
phóng sự được đăng tải thì có 4 bài đề cập đến tính nhân đao(chiếm

6.67%).
Bằng những trang viết nhân văn, tác giả đã hướng sự chú ý của công
chúng vào những hoàn cảnh, than phận éo le, bất hạnh, ngang trái trong
cuộc sống, từ đó khơi dậy trong lòng công chúng những tình cảm nhân ái,
yêu thương, đùm bọc, che chở. Quan trọng hơn sự đồng cảm, đông điệu
của công chúng với cảm xúc của người viết không chỉ bộc lộ trong quá
trình tiếp nhận tác phẩm mà còn được thể hiện bằng hành động cụ thể.
• Hạn chế:
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì loại hình báo chí vẫn còn
bộc lộ một số hạn chế khó tránh khỏi trong khi đề cập đến nguyên tắc tính
nhân đạo.
Về ngôn ngữ, vẫn còn hiện tượng diễn đạt dài dong, thiếu mạch lạc. Một
số nhà báo lại hơi lạm dụng chất văn học trong tác phẩm làm cho chúng
chùng mạch thông tin của bài viết, không định hướng sự chú ý củ độc giả
vào vấn đề cần đề cập.
Nhiều vấn đề vẫn chưa được sâu sắc, chỉ mang tính phản ánh đơn thuần,
thông tin còn nhạt hay mơ hồ trong định hướng, thiếu sức thuyết phục.
Cách trình bày cũng có nhiều hạn chế, việc dùng quá nhieeuf ảnh minh
họa sẽ gây khó khăn cho người xem, khiến họ không thể nào tập trung vào
việc đọc nội dung tác phẩm. Ngược lại, quá ít hình ảnh minh họa lại không
thể truyền tải hết ý đồ và mục đích của nhà báo, khiến cho hiệu quả thông
tin bị giảm sút. Việc sử dụng những bức ảnh to hay quá nhỏ, hay trình bày
ảnh sai vị trí cũng gây khó khăn cho người xem, khiến cho việc tiếp nhận
thông tin bị hạn chế hay bị lệch hướng. Đây là điều rất nguy hiểm trong
báo chí. Vì thế, đòi hỏi con mắt tinh tế, nhạy bén của nhà báo cunbgx như
biên tập viên và các designer-corrector.
Trên đây là những hạn chế trong việc đề cập tính nhân đạo trong hoạt
động báo chí. Đó là cách thức của cơ quan báo chí trong việc thông tin cho
độc giả. Đồng thời, đó cũng là cơ hội tốt trong việc cạnh tranh, quảng bá
hình ảnh, tạo uy tín và vị thế trong lòng độc giả đến với tờ báo của mình.

• Nguyên nhân:
Thứ nhất, đối với mỗi nền báo chí khác nhau thuộc các giai cấp khác nhau, thì
quan niệm về tính nhân đạo, nhân văn trong hoạt động báo chí là khác nhau.
Một số nhà lý luận báo chí tư sản nhìn nhận tư hữu là quyền thiêng liêng của
con người, đụng đến nó là “ thiếu dân chủ” và” phi nhân đạo” thì giai cấp vô
sản lại cho rằng, tư hữu là nguồn gốc để ra chế độ người bóc lột người, mất
dân chủ và phản nhân đạo. Như vậy đủ thấy chủ nghĩa nhân đạo mang trong
mình nó dấu ấn giai cấp rất rõ rệt. Mặt khác, lòng từ thiện, đức tính hy sinh
than mình vì hạnh phúc và sinh mạng của người khác, sự sót thương trước
những khổ đau cụ thể của đồng loại… là những giá trị chung đối với mọi
người.
Một số nhà lý luận báo chí tư sản cố tình tuyệt đối hóa những tiêu chuẩn
nhân đạo của các nước phương tây, coi nó là chuẩn mực của hoạt động báo
chí, trong đó lại phủ nhận toàn bộ những giá trị nhân đạo mà nền báo chí tư
sản theo đuổi. Chúng ta nên có thái độ khách quan đúng đắn, không nên đề
cao hay hạ thấp quan niệm nào.
Thứ hai, tính nhân đạo còn phụ thuộc vào quan điểm, ý kiến chỉ đạo của ban
biên tập, trong đó tổng biên tập là người chịu trách nhiệm cao nhất, định
hướng và chỉ đạo toàn bộ hoạt động cho cơ quan báo chí. Mọi hoạt động sáng
tạo của nhà báo đều xuất phát từ mục đích, yêu cầu của tòa soạn. Việc phân
công theo hướng chuyên môn háo, phóng viên trong mỗi cơ quan báo chí sao
cho phù hợp với năng lực, sở trường của từng người cũng là một nguyên nhân
quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi tác phẩm báo
chí.
Trong xu hướng phát trienr báo chí hiện đại hóa, những đề tài”vì con ngươi,
do con người, tud coin người” luôn được các tòa soạn khuyến khích người
làm báo không ngừng tìm tòi và sang tạo, đáp ứng nhu cầu bức thiết của công
chúng
BBT cũng là nguyên nhân chi phối, định hướng lụa chọn những đề tài giàu
tính nhân đạo, đóng vai trò quan trọng trong việc biên tập, lựa chon tác phẩm

đáp ứng tiêu chí để xuất bản, đăng tải.
Thứ 3, tính nhân đạo trong hoạt động báo chí còn phụ thuộc rất nhiều vào
báo chí chủ thể sáng tạo trực tiếp báo chí, đó là việc kuwaj chọn đề trài phản
ánh của bản than họ. Hiện thực khách quan muôn hình vạn trạng với vô vàn
những sự kiên, hiện tượng đang tiếp diễn. Nhà báo cần phải vận động con mắt
quan sát tinh tế, khả năng nhạy bén nghề nghiệp cùng những kỹ năng đã học
hỏi được để phát hiện ra đâu là sự kiện, hiện tượng mang tính nhân đạo, cách
thể hiện nó như thế nào sao cho tính nhân đạo được bộc lộ rõ nét nhất. Bởi
không phải sự kiện nào cũng mang tính nhân đạo. Đó phải là những sự kiện
tiêu biểu, có ý ngĩa xã hội rộng lớn.
Quá trình lao động sáng tạo của nhà báo cũng là một nguyên nhân quan
trọng. Nếu không thực sự say nghề, trân trọng và đồng cảm với từng số phận
con người được phản ánh tong tác phẩm, nhà báo sẽ không thể trụ lại với
nghiệp cầm bút. Tất nhiên trong bất cứ một nghề nghiệp nào cũng tâm huyết
với nghề, nhưng nghề báo đặc biệt là trong việc thực hiện nguyên tắc tính
nhân đạo rong các tác phẩm báo chí, thì đây có thể coi là một tiêu chí hàng
đầu.
Chương 3: Một số giả phá nâng cao hiệu quả của việc thực hiện tính
nguyên tắc trong hoạt động báo chí.

Có thể khẳng định một thực tế là vai trò của báo chí đối với đời sống nói
chung và đối với vấn đề nhân đạo nói riêng là rất quan trọng. Báo chí đã có
nhiều đóng góp đem lại cho công luận những cái nhìn mới mẻ về những sự
việc liên quan đến quyền lợi con người. Mặc dù các cơ quan báo chí và các
cơ quan chức năng đã cố gắng hết sức tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại
những mặt hạn chế và thiếu sót trong hoạt động báo chí.
3.1Đa dạng hóa sự thể hien:
Báo chí muốn nâng cao nhận thức, muốn tuyên truyền giáo dục pháp luật
cho quần chúng về đề tài nhân đạo. Muốn vậy, trên các tác phẩm báo chí phải
đa dạng hóa cách thể hiện, trong đó phải tăng cường thêm các thể loại bài báo

phân tích, lý giải các sự kiện, các hiện tượng một cách sinh động, phong
phú…
Đặc trưng khái quát của loại thể thông tấn là” đối tượng”phản ánh, đó là các
sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự, sự kiện nóng hổi có ý nghĩa xã hội, đáp
ứng nhu cầu nhanh, khái quát mà dư luận xã hội quan tâm, đòi hỏi…
Hơn nữa mục đích đặt ra cho đề tài này trong hoạt động báo chí là sẽ định
hướng tốt cho người đọc để từ đó họ có thể có cái nhìn khách quan và rõ nét
hơn về các vấn đề liên quan trực tiêp đến đời sống con người. Bởi thế mà đòi
hỏi ở các tác phẩm báo chí phải có cáh thể hiện rõ nét, cần có sự phân tích rõ
ràng.
Mở rộng hơn các thể loại: Tin, phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, bình
luận…..
3.2Giáo dục pháp luật
Nội dung của báo chí không những nhanh chóng phản ánh kịp thời các vụ
việc mà còn tăng cường các hình thức giáo dục pháp luật cho bạn đọc. Báo
chí phải trở thành chiếc cầu nối để quảng đại quần chúng nám bắt được nó để
rút ra bài học.
3.3Kết hợp với các cơ quan chức năng
cùng với các cơ quan thông tin đại chúng khác của Đảng và Nhà nước, các
cơ quan báo chí phải là một cơ quan truyền thông mẫu mực, chuẩn mực về
tuyên truyền biểu dương nhân tố mới, điển h́nh mới, đồng thời là một
trong những cơ quan đi đầu trong đấu tranh chống tệ nạn xă hội, các hành
vi tiêu cực, tệ quan liêu, tham nhũng, lăng phí; chống các luận điệu xuyên
tạc, thù địch, âm mưu "diễn biến hoà b́nh". Các cán bộ của cơ quan báo chí
phải thường xuyên bám sát cơ sở, nhạy bén phát hiện cái mới, cổ vũ cái
mới, người tốt, việc tốt, nhân tố mới. Phải làm cho người tốt, việc tốt, nhân
tố trở thành cái phổ biến, cái điển h́nh trong cuộc sống, lấn át, cô lập cái
xấu, tiêu cực, lạc hậu, như ánh sáng xua đi bóng tối. Trong đấu tranh phê
phán, chống luận điệu xuyên tạc, thù địch, các đồng chí phải hết sức nhạy
bén và chủ động nắm chắc t́nh h́nh, nắm chắc quan điểm của Đảng và Nhà

nước và có lập luận sắc bén, lư lẽ thuyết phục. Phải lấy thông tin chính
thống, trung thực đẩy lùi thông tin xấu, thông tin nguỵ tạo, bịa đặt. Khi
cần, phải chủ động công bố thông tin để tranh thủ sự đồng t́nh, ủng hộ của
bè bạn để vạch mặt, cô lập và phân hoá kẻ xấu và các thế lực thù đich.
3.4Giải pháp trong việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ:
phải quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, tinh thông
nghiệp vụ, nhạy bén và có bản lĩnh về chính trị, có đạo đức trong sáng,
luôn luôn gắn bó với nhân dân và với cuộc sống. Tất cả các đồng chí phải
là những cán bộ tuyên truyền của Đảng, những cán bộ mẫu mực, trung
thành, tận tuỵ, nắm bắt và sử dụng thành thạo công nghệ mới, thông tin kịp
thời, chính xác. Cốt lơi sức mạnh Việt Nam chính là tinh hoa của nền văn
hoá dân tộc, là khối kết nối cộng đồng dân tộc h́nh thành hàng ngh́n năm
nay. Các tòa soạn báo phải đại diện cho văn hoá Việt Nam, cốt cách Việt
Nam, đầy nhân nghĩa, nhân văn, có sức lan toả, lôi cuốn, thuyết phục, có lý
có t́nh. Cho nên, tôi đề nghị các đồng chí chú ý phát hiện, đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ phát thanh viên, làm sao phát thanh viên thế hệ hiện nay
phải tiếp nối được những truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của thế hệ
phát thanh viên trước đây, làm sao cho Tiếng nói Việt Nam tồn tại măi măi
và ngày một lan toả rộng hơn, xa hơn, thực sự hấp dẫn, lôi cuốn đồng bào,
đồng chí, bạn bè bốn biển, năm châu.

PHÇN III: KÕT LUËN

×