Luận văn
Tình hình sử dụng nguồn
nhân lực và các chínhsách
phát triểnở Việt Nam
Trang 1
Nguồn lực Việt Nam
MỤC LỤC
Phần 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI 3
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC 5
2.1 Khái niệm nguồn nhân lực 5
2.2 Chính sách phát triển nguồn nhân lực là gì? 8
2.3 Đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực 8
2.3.1. Đặc trưng về sinh học 8
2.3.2 Đặc trưng về số lượng 9
2.3.3 Đặc trưng về chất lượng 9
2.4 Phân loại nguồn nhân lực 10
2.4.1 Căn cứ vào nguồn gốc hình thành 10
2.4.2 Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực 11
Phần 3: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỆT
NAM NĂM 2011 13
3.1 Đặc điểm về dân số Việt Nam 13
3.1.1 Về mặt số lượng (Quy mô) 13
3.1.2 Cơ cấu dân số theo giới tính 13
3.1.3 Cơ cấu nguồn dân số theo nhóm tuổi 14
3.1.4 Về tình hình phân bố 18
3.2 Thực trạng về nguồn nhân lực VN và vấn đề sử dụng
nguồn nhân lực năm 2011 19
3.2.1 Thực trạng về nguồn nhân lực VN 19
3.2.2 Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực Việt Nam 24
3.2.2.1 Quy mô và phân bố lực lượng lao động 24
3.2.2.2 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 25
3.2.2.3 Đặc trưng của lực lượng lao động 29
3.2.2.3.1 Tuổi 29
3.2.2.3.2 Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 29
3.2.3 Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam 31
Trang 2
Nguồn lực Việt Nam
3.2.4 Tình hình xuất nhập khẩu lao động ở Việt Nam năm 2011 32
3.3 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam 33
3.3.1 Chính sách đối với các nguồn lực trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 33
3.3.2 Chính sách đối với các trường học 35
3.3.3.Chính sách đối với nhà giáo 38
3.3.4 Chính sách đối với người học 38
3.3.5 Chính sách quản lý giáo dục 39
Phần 4: KẾT LUẬN 41
4.1 Nhận xét chung về chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 41
4.1.1 Thành tựu và ưu điểm 41
4.1.2 Những hạn chế, tiêu cực 42
4.2 Phương hướng và giải pháp chung cho vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực năm 2011-2020 44
4.2.1 Phương hướng 44
4.1.2 Giải pháp 48
Trang 3
Nguồn lực Việt Nam
Phần 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI
Bất cứ một chương trình phát triển kinh tế xã hội nào của một đất nước, một
địa phương, hay một doanh nghiệp thì sự thành hay bại thường xuất phát từ một số
yếu tố cơ bản như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và lao động. Trong các
yếu tố cơ bản quan trọng này thì việc quyết định sự phát triển kinh tế xã hội đó
chính là nhân tố con người. Đây cũng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với mọi
doanh nghiệp hiện nay. Nếu trình độ nghề nghiệp của người lao động thấp thì tài
nguyên, vốn và công nghệ cũng sẽ trở thành lãng phí và tất yếu dẫn đến hiệu quả
kinh tế thấp. Do tính quan trọng này, để làm rõ vấn đề em chọn đề tài “Tình hình
sử dụng nguồn nhân lực và các chínhsách phát triểnở Việt Nam ”.
Mục tiêu chung của tiêu luận là: đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nhân
lực ở Việt nam hiện nay.
Mục tiêu cụ thể: Tổng quát về tình hình lao động ở Việt nam hiện nay; Phân
tích thực trạng sử dụng nguồn nhân lực.
Để đạt mục tiêu nêu trên, phương pháp nghiên cứu được áp dụng là:
phương pháp thu thập số liệu, thông tin từ tạp chí, internet; phương pháp thống kê
và phân tích định tính.
Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì đòi hỏi phải có đội
ngũ lao động kỹ thuật với số lượng và chất lượng ngày càng cao. Ở nước ta lực
lượng lao động khá dồi dào, có trình độ học vấn căn bản làm cơ sở cho việc đào
tạo nghề nghiệp và nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, sẵn sàng để được
tham gia vào các chương trình kinh tế xã hội của địa phương, kể cả tham gia xuất
khẩu lao động và người lao động hầu hết họ đều cần cù, chịu khó làm việc, có ý
thức học hỏi và chấp hành nội quy, chấp hành luật pháp khá nghiêm túc. Đây chính
là nguồn lực ban đầu cần thiết cho những quyết định đầu tư trong nước cũng như
kêu gọi hợp tác đầu tư của nước ngoài vào các dự án phát triển kinh tế. Nhưng để
nguồn nhân lực đó trở thành nội lực thực sự mạnh cho việc gọi vốn, thu hút công
nghệ, khai thác tiềm năng thiên nhiên thì phải đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đào tạo
nghề nghiệp cho người lao động. Vì hiện nay trình độ qua đào tạo lành nghề ở
nước ta còn thấp như vậy thì khó có thể tạo ra hiệu quả trong việc sử dụng vốn,
công nghệ và khai thác tiềm năng, càng khó khăn để cạnh tranh về chất lượng hàng
hóa và càng khó cho việc giải quyết việc làm.
Ở nước ta mỗi năm có khoảng có 1,2 triệu người đến tuổi lao động và được bổ
sung vào lực lượng lao động của đất nước. Thế nhưng số lượng lao động thì được
bổ sung mà chất lượng thì lại hạn chế. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn,
chưa qua học nghề bài bản, thiếu tác phong công nghiệp v.v.v, nên nhiều doanh
nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động lại không tuyển được hoặc tuyển dụng
Trang 4
Nguồn lực Việt Nam
rồi mà chưa hài lòng về chất lượng. Mặc khác, hiện nay Việt Nam chính thức đã
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và sẽ mở cửa thị trường rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực. Đối với lao động Việt Nam thì hiện nay mới chỉ có 25% trong
số 42 triệu lao động qua đào tạo; khoảng 80% thanh niên (18 – 23 tuổi) bước vào
thị trường lao động chưa qua đào tạo nghề; dư thừa lao động phổ thông, thiếu lao
động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý, cán bộ hành
chính, cán bộ quản lý chất lượng cao, cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ
cao. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 so với 5,78/10 của
Trung Quốc và 4,04/10 của Thái Lan, đây là những thách thức đối với nguồn nhân
lực Việt Nam. Bên cạnh đó gia nhập WTO đồng nghĩa việc Việt Nam gia nhập
chuỗi phân công lao động toàn cầu. Do có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và giá nhân
công rẻ, trong ngắn hạn, Việt Nam có lợi thế so sánh về việc làm ở các lĩnh vực sử
dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở yếu tố lao động rẻ thì sẽ không thể
biến thế mạnh đó thành cơ hội. Ngoài ra yếu tố lao động rẻ chỉ có lợi thế đối những
ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, không là lợi thế đối với những ngành kinh tế
sử dụng công nghệ cao hoặc ngành sử dụng nhiều vốn.
Đối với doanh nghiệp, gia nhập WTO buộc các doanh nghiệp của Việt Nam
phải không ngừng nâng cao tính cạnh tranh, cải tiến trang thiết bị, nâng cao năng
suất, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực, kể cả nguồn lực lao động. Sức
ép sẽ ngày càng tăng, nhất là đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Việc phát triển
nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Các chủ doanh
nghiệp đều cảm nhận được rằng, nền kinh tế ngày càng phát triển quá trình hội
nhập quốc tế ngày càng rộng mở thì việc thu hút nhân lực có trình độ càng cạnh
tranh gay gắt nhất là trong tình hình hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO những
tập đoàn quốc gia với lợi thế cạnh tranh về chính sách đãi ngộ, sẽ thúc đẩy các
doanh nghiệp trong nước vào chỗ khó khăn hơn, phải đương đầu với cuộc chiến
giành giật nhân tài.
Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, với dự báo là trình độ khoa học kỹ thuật
thế giới sẽ phát triển như vũ bão và đất nước ta cũng trên đường tiến mạnh lên
công nghiệp hóa hiện đại hóa. Để giành được mục tiêu đó, có lẽ một trong những
việc phải được ưu tiên đầu tư đó là xây dựng nguồn nhân lực trong đó cần thiết
phải trang bị và không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động,
xem đó là điểm tựa của hệ thống đòn bẩy để thực hiện các chương trình phát triển
kinh tế xã hội.
Tóm lại, “việc phát triển nguồn nhân lực”, một việc làm hết sức cần thiết
trong giai đoạn hiện nay và cho lâu dài về sau. Có thể nói, trình độ lao động hay
chất lượng của nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển kinh tế
xã hội nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng.
Trang 5
Nguồn lực Việt Nam
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
2.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Theo giáo trình kinh tế lao động, Nguồn nhân lực là nguồn lực vềcon người được nghiên
cứu dưới nhiều khía cạnh. Theo nghĩa hẹp nó baogồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động, nhưvậy nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động.
Theo nghĩa rộngnguồn nhân lực gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên, nó là tổng hợp
những cá nhân, những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động.
Theo thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Bộ Lao động Thươngbinh và Xã hội
“nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thờikỳ xác định của một quốc gia,
suy rộng ra có thể được xác đinh trên mộtđịa phương, một ngành hay một vùng. Đây là
nguồn nhân lực quan trọngnhất để phát triển kinh tế xã hội.”
Ở nhiều nơi còn hiểu rằng nguồnnhân lực đồng nhất với lựclượng lao động. Theo
ILO, lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham
gia lao động và những ngườikhông có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Khái niệm nguồn lao động rộng hơn khái niệm lực lượng laođộng. Nó không chỉ bao
gồm cả lực lượng lao động mà còn bao gồm cảbộ phận dân số từ đủ 15 tuổi trở lên có khả
năng lao động, nhưng chưatham gia gia hoạt động kinh tế như: đang đi học, nội trợ gia
đình, khôngcó nhu cầu làm việc hoặc trong tình trạng khác (nghỉ hưởng chế độnhưng vẫn
có khả năng lao động).
Như vậy, ở một không gian và thời gian xác định, khái niệmnguồn nhân lực đồng
nghĩa với nguồn lao động.
Trang 6
Nguồn lực Việt Nam
Sơ đồ 2.1 : Mối quan hệ giữa quy mô dân số từ đủ 15 tuổi trở lên với lực lượng lao
động và nguồn lao động ở Việt Nam
Nguồn nhân lực được xem xét dưới 2 giác độ là số lượng và chất lượng:
+ Số lượng nguồn nhân lực: Đo lường thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng. Các chỉ
tiêu này có liên quan mật thiết với quy mô và tốcđộ tăng dân số. Quy mô và tốc độ tăng
dân số càng lớn thì quy mô và tốcđộ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy
nhiên sự tác động đó phải sau một khoảng thời gian nhất định mới có biểu hiện rõ (vì con
người phải phát triển đến một mức độ nhất định mới trở thành người có sức lao động, có
khả năng lao động).
+ Chất lượng nguồn nhân lực: là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, thể hiện mối
quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất
lượng nguồn nhân lực là chỉ tiêuphản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống người
dân trong một xãhội nhất định. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện thông qua một hệ
thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực:
Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người, và được
biểu hiện thông qua nhiều chuẩn mức đo lường về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội
Trang 7
Nguồn lực Việt Nam
khoa, ngoại khoa… Bên cạnh việc đánh giá trạng thái sức khỏe của người lao động,
người ta còn nêura các chỉ tiêu đánh giá của một quốc gia như tỷ lệ sinh, chết, tăng tự
nhiên…
Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của Nguồn nhân lực:
Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là trạng thái hiểu biết của người lao động đối với
những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trong chừng mực nhất định, trình độ
văn hóa dân cư biểu hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia. Trình độ văn hóa của nguồn
nhân lực được lượng hóa qua các quan hệ tỷ lệ.
- Số lượng và tỷ lệ biết chữ.
- Số lượng và tỷ lệ người qua các cấp học như tiểu học (cấp I), phổ thông cơ sở (cấp II),
trung học phổ thông (cấp III), cao đẳng, đại học, trên đại học…
Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng
nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ
văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào thực tiễn.
Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là trạng thái hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên
môn nghề nghiệp nào đó được biểu hiện thong qua các chỉ tiêu:
- Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo;
- Cơ cấu lao động được đào tạo:
+ Cấp đào tạo (sơ cấp, trung cấp, cao cấp).
+ Công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn;
+ Trình độ đào tạo (cơ cấu bậc thợ, cơ cấu ngành nghề…)
Chỉ tiêu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực là chỉ tiêu quan trọng nhất
phản ánh chất lượng nguồn nhân lực, thông qua chỉ tiêu quan trọng này cho thấy nâng lực
sản xuất của con người trong ngành, trong một quốc gia, một vùng lãnh thổ, khả năng sử
dụng khoa học hiện đại vào sản xuất.
Chỉ số phát triển con người (HDI – Human development index) chỉ số này
được tính theo ba chỉ tiêu chủ yếu:
- Tuổi thọ bình quân;
- Thu nhập bình quân GDP/người.
Trang 8
Nguồn lực Việt Nam
- Trình độ học vấn (tỷ lệ biết chữ và số năm đi học trung bình dân cư).
Chỉ tiêu HDI là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển con người về kinh tế có tính đến chất
lượng cuộc sống và công bằng, tiến bộ xã hội.
Ngoài những chỉ tiêu trên, người ta còn xem xét năng lực phẩm chất nguồn nhân lực
thông qua các chỉ tiêu: truyền thống lịch sử, nền văn hóa, văn minh, phong tục tập quán
của dân tộc… Chỉ tiêu này nhấn mạnh đến ý chí, năng lực tinh thần của người lao động.
2.2 Chính sách phát triển nguồn nhân lực là gì?
Theo nghĩa rộng: chính sách phát triển nguồn nhân lựclà những chủ trương đường
lốiliên quan đến sự vận động và phát triển nguồn nhân lực.
Theo nghĩa hẹp: chính sách phát triển nguồn nhân lực bao gồm các biện pháp mục
tiêu phát triển của nhà nước nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực(trí
tuệ, thể chất, phẩm chất tâm lý) đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh
tế - xã hội trong từng giai đoạn khác nhau.
2.3 Đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực
2.3.1. Đặc trưng về sinh học :
Triết học Mác lê nin cho rằng, lao động là hoạt động bản chất củacon người. Con người
bằng hoạt động lao động của mình đã làm biến đổibản chất tự nhiên và tạo ra bản chất xã
hội của chính mình. Con ngườikhông chỉ sống trong môi trường tự nhiên, mà còn sống
trong môitrường xã hội, nên tự nhiên và xã hội trong mỗi con người gắn bó khăngkhít với
nhau. Yếu tố sinh học trong mỗi con người không phải tồn tạibên cạnh yếu tố xã hội, mà
chúng hòa quyện vào nhau và tồn tại trongyếu tố xã hội. Bản tính tự nhiên của con người
chuyển vào bản tính xãhội của con người và được cải tiến ở trong đó.
Theo quan điểm của triết học của Mác lê nin, hoạt động của conngười chủ yếu là hoạt
động sản xuất, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạoxã hội và thông qua những hoạt động
này, con người cải tạo chính bản thân mình, làm cho con người ngay càng hoàn thiện.
Chính những hoạt động này đã làm biến đổi mặt sinh học của con người và làm cho nó
mang tính người tính xã hội, và cũng chính hoạt động thực tiễn ấy đã làm cho nhu cầu
sinh vật ở con người trở thành nhu cầu xã hội. Ph.Ăng ghen đã viết: lao động là điều kiện
cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến mức mà trên một ý nghĩa
nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người.
Trang 9
Nguồn lực Việt Nam
2.3.2 Đặc trưng về số lượng :
Được xác định dựa trên quy mô, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phânbố theo khu vực và
vùng lãnh thổ của dân cư. Ở nước ta, số lượng nguồnnhân lực được xác định bao gồm
tổng số người trong độ tuổi lao động(nam 15-60, nữ 15-55) vì người lao động phải “ít
nhất đủ 15 tuổi” (Điều6 Bộ luật lao động) và được hưởng chế độ hưu trí hàng năm khi có
đủđiều kiện về tuổi đời (nam: 60, nữ: 55) và thời gian đóng bảo hiểm xãhội (20 năm trở
lên) (điều 45), đây là lực lượng lao động tiềm tàng củanền kinh tế xã hội.
Luật lao động đã quy định giới hạn trên của độ tuổi lao động đốivới nam là 60, đối với nữ
là 55. Việc quy định này xuất phát từ tính ưuviệt của chế độ xã hội nước ta, ưu tiên phụ
nữ được quyền nghỉ hưu sớmhơn nam giới 5 tuổi do phait sinh đẻ nuôi dạy và chăm sóc
trẻ em mà thểlực bị giảm sút ( cũng như sự ưu tiên đối với lao động trong một sốngành
vùng đặc biệt…) trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triểnmạnh. Sau hơn 50 năm thực
hiện, đến nay chính sách ưu tiên này đã bộclộ một số nhược điểm làm hạn chế điều kiện
phát triển và nâng cao nănglực địa vị của phụ nữ trong xã hội vì thời gian về hưu sớm
hơn nên nhiềucơ quan đơn vị đã ngừng việc đào tạo, bồi dưỡng đề bạt… đối với laođộng
nữ. Do đó, số lượng và tỷ lệ phụ nữ đạt trình độ cao trong đào tạo cũng như trong các vị
trí lãnh đạo bi hạn chế. Trong thực tế, tuổi thọ của phụ nữ cao hơn nam giới, do sinh đẻ ít
hơn ở đô tuổi sau 40, khi con đãlớn, gia đình ổn định, người phụ nữ co điều kiện học tập
nâng cao trìnhđộ và làm việc tốt hơn. Nhiều kết quả nghiên cứu y học lao động đãkhẳng
định, khả năng lao động cơ bắp của phụ nữ luôn luôn kém hơnnam giới ở mọi lứa tuổi
nhưng lao động trí tuê thì không kém hơn…
Nhờ tiến bộ kỹ thuật của thời đai, lao động trí tuệ ngày càng phát triển,lao động cơ bắp
ngày càng giảm xuống cùng với sự phát triển nhanhchóng của ngành dịch vụ… cho phép
phu nữ tham gia ngày càng nhiềuhơn vào các hoạt động sản xuất xã hội. Vì vậy, nếu coi
đây là một sự ưutiên thì nên quy định “ Phụ nữ được quyền nghỉ hưu sớm hơn nam giới
5tuổi khi có nguyện vọng (không bắt buộc)”. Đây cũng là một biên phápđảm bảo quyền
bình đẳng và phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ nóiriêng và phát triển nguồn nhân lực nói
chung.
Sự gia tăng tổng dân số là cơ sở hình thành và gia tăng nguồnnhân lực, có nghĩa là sự gia
tăng dân số sau 15 năm sẽ kéo theo sự giatăng nguồn nhân lực. Nhưng nhịp độ tăng dân
số chậm lại cũng khônglàm giảm ngay lập tức nhịp độ tăng nguồn nhân lực.
2.3.3 Đặc trưng về chất lượng :
Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định củanguồn nhân lực với tư cách
vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa làchủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các
Trang 10
Nguồn lực Việt Nam
quan hệ xã hội. Chất lượngnguồn nhân lực là tổng thể những nét đặc trưng, phản ánh bản
chất, tínhđặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất và phát triển con người.
Do đó chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp, bao gồm nhữngnét đặc trưng về
trạng thái thể lực, trí lực, năng lực, phong cách đạo đức,lối sống và tinh thần của nguồn
nhân lực: trạng thái sức khỏe, trình độhọc vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu
nghề nghiệp, thành phầnxã hội… Trong đó, trình độ học vấn là yếu tố quan trọng nhất vì
nókhông chỉ là cơ sở để đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mà còn là yếu tố hìnhthành nhân
cách và lối sống của mỗi con người. Chất lượng nguồn nhânlực liên quan trực tiếp đến
nhiều lĩnh vực như đảm bảo dinh dưỡng vàchăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, lao
động và việc làm gắn vớitiến bộ kỹ thuật, trả công lao động và các mối quan hệ xã hội
khác, chấtlượng nguồn nhân lực cao có tác động làm tăng năng suất lao động.
Trong thời đại tiến bộ kỹ thuật, một nước cần và có thể đưa chất lượngnguồn nhân lực
vượt trước trình độ phát triển của cơ sở vật chất trongnước để sẵn sàng đón nhận tiến bộ
kỹ thuật công nghệ, hòa nhập vớinhịp độ phát triển nhân loại.
2.4 Phân loại nguồn nhân lực
Tùy theo giác độ nghiên cứu mà người ta phân chia nguồn nhânlực theo các tiêu thức
khác nhau:
2.4.1 Căn cứ vào nguồn gốc hình thành :
Một là, nguồn nhân lực có sẵn trong dân số, bao gồm những ngườitrong độ tuổi lao động
có khả năng lao động. Theo thống kê của liên hợpquốc nhóm này là dân số hoạt động
(Active population).
Độ tuổi lao động là giới hạn về tâm sinh lý mà theo đó con ngườicó đủ điều kiện tham gia
vào quá trình lao động. Việc quy định giới hạnđộ tuổi lao động phụ thuộc vào điều kiện
kinh tế xã hội của từng nước vàtrong từng thời kỳ. Ở nước ta quy định giới hạn độ tuổi
lao động là từtròn 15 tuổi đến tròn 55 tuổi (đối với nữ) và 60 tuổi (đối với nam giới).
Nguồn nhân lực có sẵn trong dân số chiếm tỷ lệ cao (thường là50%).
Trên thế giới căn cứ vào quan hệ tỷ lệ trên, trong và tuổi lao động,người ta chia dân số và
nguồn nhân lực ra 3 dạng sau:
- Tỷ lệ lao động cao (gần 50% dân số), tỷ lệ trên tuổi lao độngthấp (khoảng 10%). Đây là
dân số trẻ thời gian ở các nước đang pháttriển. Dạng này hầu hết khả năng tăng dân sốvà
nguồn nhân lực caohoặc quá cao.
- Tỷ lệ dân số trên tuổi và dưới tuổi lao động vừa phải. Đây là dânsô tương đối ổn định.
Trang 11
Nguồn lực Việt Nam
- Tỷ lệ dân số thấp hơn tỷ lệ trên tuổi lao động. Đây là dạng dân sốgià (thoái triển) báo
hơn trong tỷ lệ dân số thấp hoặc rất thấp.
Hai là, nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế còn gọi là dânsố hoạt động kinh tế.
Đây là số người có công ăn việc làm, đang hoạtđộng trong các ngành kinh tế quốc
dân.Như vậy nguồn nhân lực này không bao gồm những người trongđộ tuổi lao động có
khả năng hoặc động kinh tế nhưng thực tế khôngtham gia hoạt động kinh tế (thất nghiệp,
có khả năng làm việc songkhông muốn làm việc, đang học tập…).
Ba là, nguồn nhân lực dự trữ. Nguồn nhân lực này bao gồm nhữngngười trong độ tuổi lao
động nhưng vì những lí do khác nhau chưa thamgia hoạt động kinh tế song khi cần có thể
huy động được. Cụ thể là:
- Những người làm công việc nội trợ trong gia đình. Đây là nguồnnhân lực đáng kể bao
gồm đại bộ phận lao động nữ. Họ làm những việcphục vụ gia đình, những công việc
thường đa dạng và khá vất vả đặc biệtở những nước đang phát triển. Công việc nội trợ là
những hoạt động cóích và cần thiết, khi có thuận lợi, loại lao động này có thể gia nhập
vàohoạt động kinh tế xã hội.
- Những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông trung học vàchuyên nghiệp song chưa
có việc làm, được coi là nguồn nhân lực dự trữquan trọng và có chất lượng. Đây là nguồn
nhân lực ở độ tuổi thanh niêncó học vấn có trình độ cao. Tuy nhiên đối với nguồn nhân
lực này cầnđược phân chia tỷ mỉ hơn để có thể sử dụng hợp lý hơn (số tốt nghiệpphổ
thông trung học, số tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, đại học,công nhân kỹ thuật, cao
đẳng…).
- Những người hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
- Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp…
2.4.2 Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực :
- Nguồn lao động chính: Đây là bộ phận nguồn nhân lực nằmtrong độ tuổi lao động và là
bộ phận quan trọng nhất.
- Nguồn lao động phụ: Đây là bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổilao động có thể và cần
tham gia vào nền sản xuất xã hội đặc biệt ở cácnước kém phát triển. Ở nước ta quy định
số người dưới tuổi lao độngthiếu từ 1 – 3 tuổi và trên tuổi lao động vượt từ 1 – 5 tuổi
thực tế có thamgia lao động được quy ra lao động chính với hệ số quy đổi là 1/3 và ½ứng
với người dưới và trên tuổi. Hiện nay có ý kiến cho rằng không nêntính số trẻ em dưới
tuổi lao động vào nguồn nhân lực.
Trang 12
Nguồn lực Việt Nam
- Nguồn lao động bổ sung: là bộ phận nguồn nhân lực được bổsung từ các nguồn khác
(số người hết hạn nghĩa vụ quân sự, số ngườitrong độ tuổi thôi học ra trường, số người
lao động ở nước ngoài trởvề…).
Sơ đồ 2.2: Hệ thống phân loại nguồn nhân lực
Trang 13
Nguồn lực Việt Nam
Phần 3: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỆT
NAM NĂM 2011
3.1 Đặc điểm về dân số Việt Nam
3.1.1 Về mặt số lượng (Quy mô)
Dân số Việt Nam có đến 1/4/2011 là 87.610.947 người (tăng 863.140 ngườiso với
1/4/2010). Dân số thành thị là 26.779.978 người, chiếm 30,6% và dân sốnam là
43.347.731 người, chiếm 49,5% tổng dân số. Vùng có quy mô dân số lớnnhất là Đồng
bằng sông Hồng (19.883.325 người), tiếp đến là Bắc Trung Bộ vàDuyên hải miền Trung
(18.994.709 người). Tây Nguyên là vùng có số dân ít nhất(5.278.679 người).
Bảng 3.1: Quy mô dân số chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế
-xã hội, 1/4/2011
3.1.2Cơ cấu dân số theo giới tính
Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính được đo bằng tỷ số giới tính, được định nghĩa là số
lượng nam giới trên 100 nữ giới. Tỷ số giới tính của toàn bộ dân số nước ta từtrước đến
nay luôn nhỏ hơn 100. Ngoài nguyên nhân chủ yếu (nam giới có mức tửvong trội hơn nữ
giới), hiện tượng này của Việt Nam còn bị ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh trong thế
kỷ 20. Tuy nhiên, tỷ số giới tính có xu hướng tăng liên tục sau khi Việt Nam thống nhất
vào năm 1975. Cụ thể, tỷ số giới tính thu thập được của các cuộc Tổng điều tra dân số
Trang 14
Nguồn lực Việt Nam
năm 1989, 1999, 2009 và Điều tra biến động dân số năm 2010 và 2011 tương ứng là 94,7;
96,4; 97,6; 97,7 và 97,9 nam/100 nữ.
Hình 3.1: Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam, thời kỳ 1960-2011
3.1.3 Cơ cấu nguồn dân số theo nhóm tuổi
Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính và nhóm tuổi phản ánh bức tranh tổng quát vềmức
sinh, mức chết và tốc độ gia tăng dân số của các thế hệ sinh cho đến thời điểm điều tra.
Một công cụ hữu ích để mô tả cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi là tháp dân số,
hay còn gọi là tháp tuổi. Hình 3.2 trình bày Tháp dân số Việt Nam theo số liệu Điều tra
biến động dân số năm 2011.
Trang 15
Nguồn lực Việt Nam
Hình 3.2: Tháp dân số Việt Nam, 1/4/2011
Trang 16
Nguồn lực Việt Nam
Do mức độ sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng đã
làm cho dân số nước ta có xu hướng già hoá với tỷ trọng dân số trẻgiảm và tỷ trọng người
già ngày càng tăng. Sự thu hẹp của ba thanh ở đáy tháp đốivới cả nam và nữ chứng tỏ
rằng mức sinh của dân số nước ta giảm liên tục vànhanh.
Bảng 3.2: Phân bố dân số theo giới tính và tỷ số giới tính chia theo nhóm
tuổi,1/4/2011
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi còn được sử dụng để tính tỷ số phụ thuộc, một chỉ tiêu
biểu thị gánh nặng của dân số trong tuổi lao động. Chỉ tiêu này phản ánh tác động của
mức độ sinh và mức độ chết đến cơ cấu tuổi và lực lượng lao động.
Tỷ số phụ thuộc chung biểu thị phần trăm số người dưới 15 tuổi (0-14) và từ 65 tuổi trở
lên trên 100 người ở nhóm tuổi 15-64.
Trang 17
Nguồn lực Việt Nam
Bảng 3.3:Tỷ số phụ thuộc, thời kỳ 1989 – 2011
Số liệu trong Bảng 3.3 cho thấy, tỷ số phụ thuộc chung của nước ta có xu hướng giảm
nhanh qua các năm, giảm từ 78,2% (năm 1989) xuống 63,6% (năm 1999) và 45,0% vào
năm 2011. Sự giảm này chủ yếu là do hiệu quả của công tác dân số và kế hoạch hoá gia
đình đã làm giảm tỷ lệ sinh dẫn đến tỷ số phụ thuộc trẻ em giảm mạnh nên mặc dù tuổi
thọ tăng và người già sống lâu hơn đã làm cho tỷ lệ phụ thuộc người già tăng lên nhưng
tỷ số phụ thuộc chung vẫn giảm. Điều đó chứng tỏ gánh nặng của dân số trong độ tuổi có
khả năng lao động của nước ta ngày càng giảm đi. Do kết quả của quá trình già hoá dân
số, tỷ số phụ thuộc người già tăng kể từ năm 1989 và còn tiếp tục tăng trong những năm
tới.
Bảng 3.4 phản ánh rõ hơn xu hướng già hoá dân số như đã nói ở trên. Tỷtrọng dân số
dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 24,0% năm 2011.Tuổi thọ trung bình
của dân số ngày càng cao đã làm cho tỷ trọng người từ 65 tuổitrở lên tăng. Năm 1999, tỷ
trọng những người từ 65 tuổi trở lên là 5,8%, con số nàycủa năm 2011 đạt 7,0%.
Trang 18
Nguồn lực Việt Nam
Bảng 3.4: Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi, 15-64 tuổi, 65 tuổi trở lên và chỉ số già
hóa,thời kỳ 1989-2011
Một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu hướng già hoá của dân số làchỉ số già
hoá, đó là tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổitính theo phần
trăm. Chỉ số này phản ánh cấu trúc của dân số phụ thuộc. Chỉ số giàhoá đã tăng từ 18,2%
năm 1989 lên 24,3% năm 1999 và đạt 41,1% năm 2011.Điều đó cho thấy xu hướng già
hoá dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh trong haithập kỷ qua.
3.1.4 Về tình hình phân bố
Với mật độ dân số 265 người/km2, Việt Nam là một trong những nước cómật độ dân số
cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Mật độ dân số Việt Namđứng thứ ba ở khu vực
Đông Nam Á, chỉ sau Phi-líp-pin (319 người/km2) và Xinga-po (7.565 người/km2) và
đứng thứ 16 trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ ởChâu Á. Mật độ dân số của vùng
Đồng bằng sông Hồng cao nhất nước, đạt 944người/km2, tiếp theo là vùng Đông Nam
Bộ, với mật độ dân số 631 người/km2, 2vùng này tập trung tới 39,7% dân số cả nước
nhưng chỉ chiếm 13,5% diện tíchlãnh thổ. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp
nhất cả nước (97 người/km2).Điều này cho thấy, nguồn nhân lực Việt Nam phân bố
không đều và có sự khác biệt lớntheo vùng.
Trang 19
Nguồn lực Việt Nam
Bảng 3.5: Phân bố diện tích đất, dân số và mật độ dân số chia theo vùng kinh tế -
xãhội, 1/4/2011
3.2 Thực trạng về nguồn nhân lực VN và vấn đề sử dụng nguồn nhân lực năm 2011
3.2.1 Thực trạng về nguồn nhân lực VN
Vấn đề nguồn nhân lực thực chất là vấn đề con người. Xây dựng nguồn nhân lực Việt
Nam tức là xây dựng con người Việt Nam có đủ tầm vóc, tố chất, tiêu chuẩn, tài đức, đủ
sức đảm đương công việc được giao.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố dân số Việt Nam là 87 triệu người, xếp thứ
13 trên thế giới về dân số. Theo tính toán của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, đến giữa thế
kỷ XXI, dân số Việt Nam có thể đạt ngưỡng 100 triệu người. Ngân hàng thế giới (WB)
đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đạt 3,79 điểm (thang điểm
10), xếp thứ 11 trong số 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh nguồn
nhân lực Việt Nam đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay là
75.
Nguồn nhân lực từ nông dân (Nông-lâm-ngư nghiệp): Nông dân Việt Nam
chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân số của cả nước. Cả
nước có khoảng 113.700 trang trại, 7.240 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; có 217
làng nghề, 40% sản phẩm từ các ngành, nghề của nông dân được xuất khẩu đến hơn 100
nước. Như vậy, so với trước đây, nông thôn nước ta đã có những chuyển biến tích cực.
Trang 20
Nguồn lực Việt Nam
Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai thác,
chưa được tổ chức đầy đủ. Người nông dân chẳng có ai dạy nghề trồng lúa. Họ đều tự
làm. Đến lượt con cháu họ cũng tự làm. Có người nói rằng, nghề trồng lúa là nghề dễ
nhất, không cần phải hướng dẫn cũng có thể làm được. Ở các nước phát triển, họ không
nghĩ như vậy. Mọi người dân trong làng đều được hướng dẫn tỷ mỷ về nghề trồng lúa
trước khi lội xuống ruộng. Hiện có từ 80 đến 90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và
những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn
nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém. Sự yếu kém này đẫ dẫn đến tình trạng sản xuất
nông nghiệp nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất
theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp. Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà
nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) hiện đang còn là hình thức.
Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ phận lao động ở
nông thôn dôi ra, không có việc làm. Từ năm 2000 đến năm 2007, mỗi năm nhà nước thu
hồi khoảng 72 nghìn ha đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị.
Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn chưa được khai thác, đào tạo, cho nên một
bộ phận nhân dân ở nông thôn không có việc làm ở các khu công nghiệp, công trường.
Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao,
trong khi đó, lực lượng lao động ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều; chất lượng lao động
rất thấp.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do khâu tổ chức lao động và quy hoạch lao động
trong nông thôn chưa tốt. Chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa
đồng bộ, chưa mang tínhkhuyến khích và tính cạnh tranh.
Nguồn nhân lực từ công nhân (Công nghiệp): Về số lượng giai cấp công nhân Việt
Nam hiện nay có khoảng 10 triệu người (kể cả khoảng 500 nghìn công nhân đang làm
việc ở nước ngoại, tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề ở
nước ngoài và 2 triệu hộ lao động kinh doanh cá thể). Số công nhân có trình độ cao đẳng,
đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn người. Nhìn chung, công nhân có tay nghề cao
chiếm tỷ lệ thấp so với đội ngũ công nhân nói chung.
Cả nước, tính đến năm 2007, có 262 trường dạy nghề, 599 trung tâm dạy nghề.
Trường trung cấp công nghiệp đến năm 2008 là 275. Theo số liệu mới thống kê được,
tính đến cuối năm 2010, cả nước có 123 trường cao đẳng dạy nghề, 303 trường trung cấp
nghề; 810 trung tâm dạy nghề; hơn 1.000 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Dạy nghề
trình độ trung cấp từ 75,6 nghìn tăng lên 360 nghìn người; có khoảng 600 nghề có nhu
cầu đào tạo. Đến cuối năm 2010, cả nước có 123 trường cao đẳng dạy nghề; 303 trường
Trang 21
Nguồn lực Việt Nam
trung cấp nghề; 810 trung tâm dạy nghề, hơn 1.000 cơ sở khác có tham gia dạy nghề.
Dạy nghề trình độ trung cấp từ 75,6 nghìn tăng lên 360 nghìn người.
Trong các ngành nghề của công nhân, tỷ lệ công nhân cơ khí và công nhân làm việc
trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp nặng còn rất thấp, khoảng 20% trong tổng số
công nhân của cả nước, trong khi đó, công nhân trong các ngành công nghiệp nhẹ, chế
biến thực phẩm lại chiếm tỷ lệ cao, khoảng 40%.
Vì đồng lương còn thấp, công nhân không thể sống trọn đời với nghề, mà phải kiêm
thêm nghề phụ khác như đi làm xe ôm trong buổi tối và ngày nghỉ, làm nghề thủ công,
buôn bán thêm, cho nên đã dẫn đến tình trạng nhiều người vừa là công nhân, vừa không
phải là công nhân.
Nhìn chung, qua hơn 25 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến tích cực, tăng nhanh
về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên từng bước. Trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, việc làm và đời sống của giai cấp công nhân ngày
càng được cải thiện. Bên cạnh đó, sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng
được yêu cầu về số lượng, chất lượng, kỹ năng nghề nghiệp; thiếu nhiều các chuyên gia
kỹ thuật, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn
chế; phần lớn công nhân xuất thân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống.
"Địa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ".
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong
quá trình đổi mới đã mở ra một giai đoạn lịch sử mới trong sự phát triển của giai cấp
công nhân Việt Nam. Bên cạnh đó, những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã
hội ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm, đời sống, tâm tư, tình cảm của công nhân; những
chính sách về giai cấp công nhân tuy đã ban hành, nhưng chưa sát hợp với tình hình thực
tế của giai cấp công nhân. Trong các doanh nghiệp và người sử dụng lao động, không ít
trường hợp còn vi phạm chính sách đối với công nhân và người lao động.
Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức:Nếu tính sinh viên đại học và cao
đẳng trở lên được xem là trí thức, thì đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây
tăng nhanh. Riêng sinh viên đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có
899,5 nghìn người; năm 2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người; năm
2004: 1.319,8 nghìn người. Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006 (mới tính sơ bộ:
prel): 1,666, 2 nghìn người,… Cả nước có khoảng 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học;
1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ
hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49%
Trang 22
Nguồn lực Việt Nam
của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp,
11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9.000 tiến sĩ được
điều tra, thì có khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn. Đội
ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 300 nghìn người trong tổng số gần 3
triệu Việt kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy tại một số trường
đại học trên thế giới.
Số trường đại học tăng nhanh. Tính đến đầu năm 2007, Việt Nam có 143 trường đại
học, đại học, học viện2; 178 trường cao đẳng; 285 trường trung cấp chuyên nghiệp và
1.691 cơ sở đào tạo nghề. Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổ thông chuyên
với tổng số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 7
trường đại học chuyên. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông chuyên so với tổng dân số của
cả nước đạt 0,05%, còn chiếm rất thấp so với thế giới.
Các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày càng phát triển. Vào năm học 2007-2008, cả
nước có gần 6 nghìn cơ sở giáo dục mầm non, 95 trường tiểu học, 33 trường trung học cơ
sở, 651 trường trung học phổ thông, 308 cơ sở dạy nghề, 72 trường trung cấp chuyên
nghiệp và 64 trường cao đẳng, đại học là các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Số học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày càng tăng. Năm
học 2007-2008, tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập là 15,6% (năm 2000 là 11,8%),
trong đó, tỷ lệ học sinh phổ thông là 9%, học sinh trung cấp chuyên nghiệp là 18,2%, học
nghề là 31,2%, sinh viên cao đẳng, đại học là 11,8%.
Cả nước có 1.568/3.645 học sinh đọat giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia trung
học phổ thông năm học 2007-2008.
Đầu năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã trình lên Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam dự án đào tạo 20 nghìn tiến sĩ trong giai đoạn 2007-2020 ở cả trong nước và
ngoài nước.
Nhà nước đã dành một khoản ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo là 76.200 tỷ đồng,
chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 14,1% so với thực hiện năm 2007.
Bên cạnh nguồn nhân lực là trí thức trên đây, nguồn nhân lực là công chức, viên chức
(cũng xuất thân từ trí thức) công tác tại các ngành của đất nước cũng tăng nhanh:
Tổng số công chức, viên chức trong toàn ngành xuất bản là gần 5 nghìn người làm việc
tại 54 nhà xuất bản trong cả nước.
Tổng số nhà báo của cả nước là 14 nghìn phóng viên chuyên nghiệp và hàng nghìn
cán bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục nghìn
Trang 23
Nguồn lực Việt Nam
người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia các công đoạn in ấn, tiếp thị
quảng cáo, phát hành, làm việc tại 687 cơ quan báo chí, hơn 800 báo, tạp chí, báo điện tử,
đài phát thanh, truyền hình.
Đội ngũ công chức, viên chức của ngành thuế Việt Nam hiện có gần 39 nghìn người;
ngành hải quan của Việt Nam là 7.800 người, ngành kho bạc là 13.536 người.
Tính đến tháng 6-2005, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách pháp luật
của các cơ quan trung ương là 824 người, trong đó có 43 tiến sĩ luật (chiếm 5,22%), 35
tiến sĩ khác (chiếm 4,25%), 89 thạc sĩ luật (chiếm 10,08%), 43 thạc sĩ khác (chiếm
5,22%), 459 đại học luật (chiếm 55,70%), 223 đại học khác (chiếm 27,06%), 64 người có
2 bằng vừa chuyên môn luật, vừa chuyên môn khác (chiếm 7,77%),… Cả nước có 4.000
luật sư (tính ra cứ 1 luật sư trên 24 nghìn người dân).
Trí thức, công chức, viên chức trong các ngành nghề khác của các cơ quan trung ương
và địa phương cũng tăng nhanh.
Tổng nhân lực các hội, liên hiệp hội, viện, trung tâm (NGO) hiện có 52,893 người.
Bên cạnh sự tăng nhanh từ nguồn nhân lực trí thức, công chức, viên chức đã dẫn ra
trên đây, thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực từ trí thức, công
chức, viên chức còn yếu kém và bất cập. Đa số công chức, viên chức làm việc trong các
cơ quan công quyền chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức như
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
công việc. Có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm; không ít đơn
vị nhận người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên có việc
làm, thì cũng không đáp ứng được công việc. Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị
trường lao động quốc tế thừa nhận. Năm 2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là 161.411
người. Theo ước tính, mỗi tấm bằng đại học, người dân bỏ ra 40 triệu đồng, còn nhà nước
đầu tư khoảng 30 triệu đồng. Như vậy, với tỷ lệ 63% số sinh viên ra trường chưa có việc
làm, cho thấy kinh phí đầu tư của sinh viên thất nghiệp (161.411 sinh viên x 63% x 70
triệu), ít nhất thất thoát 7.117 tỷ đồng (trong đó, 4.067 tỷ đồng của dân và 3.050 tỷ đồng
của nhà nước).
Việt Nam có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên. Con số này có thể nói
tương đương với 2,6 triệu trí thức nước nhà.
Nói tóm lại, nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức (trong đó có công chức,
viên chức) ở Việt Nam, nhìn chung, còn nhiều bất cập. Sự bất cập này đã ảnh hưởng trực
tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm đổi mới, kinh tế đất nước tuy có
tăng từ 7,5 đến 8%, nhưng so với kinh tế thế giới thì còn kém xa. Theo báo cáo của Ngân
Trang 24
Nguồn lực Việt Nam
hàng thế giới (WB) và tập đoàn tài chính quốc tế (IFC), công bố ngày 26-9-2007, kinh tế
Việt Nam xếp thứ 91/178 nước được khảo sát.
Có thể rút ra mấy điểm về thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam:
- Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức,
chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, chưa được nâng cấp, còn đào tạo thì chưa đến
nơi đến chốn, nhiều người chưa được đào tạo.
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và
chất.
- Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,
… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực hiện sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có thể đánh giá tổng quát về nhân lực Việt Nam hiện nay là số lượng đông, chất lượng
không đông, thể hiện là tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp, chưa có những
tổng công trình sư, kỹ sư, nhà khoa học thật sự giỏi; chưa có những chuyên gia giỏi; chưa
có những nhà tư vấn, nhà tham mưu giỏi; chưa có những nhà thuyết trình giỏi; chưa có
những nhà lãnh đạo, nhà quản lý giỏi. Báo chí nước ngoài bình luận người Việt Nam khá
thông minh, rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt và tiếp thu cái mới. Tiếc rằng, lại chưa
được khai thác đầy đủ, đào tạo chưa bài bản, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực
và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
3.2.2 Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực Việt Nam
3.2.2.1 Quy mô và phân bố lực lượng lao động
Đến thời điểm 1/7/2011, cả nước có 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộclực lượng lao
động, chiếm 58,5% tổng dân số, bao gồm 50,35 triệu người có việclàm và 1,05 triệu
người thất nghiệp. Trong tổng số lực lượng lao động của cả nước,nữ giới chiếm tỷ trọng
thấp hơn nam giới (48,5% nữ giới so với 51,5% nam giới)(Bảng 3.6). Theo kết quả Tổng
điều tra dân số (TĐT), trong vòng 30 năm qua, tỷ trọng nữgiới chiếm trong lực lượng lao
động thay đổi rất ít (TĐT 1989: 48,8%; TĐT 1999: 48,2%, TĐT 2009: 48,0%)
Tỷ trọng nữ trong lực lượng lao động chênh lệch không đáng kể giữa thànhthị và nông
thôn, nhưng thay đổi từ mức thấp nhất là 46,0% ở Đồng bằng sôngCửu Long lên mức cao
nhất là 50,4% ở Đồng bằng sông Hồng. Số liệu cho thấy,có sự ngược chiều về mức độ
tham gia vào lực lượng lao động giữa hai giới ở haivùng đồng bằng lớn của nước ta.
Trong khi ở Đồng bằng sông Cửu Long, nữ giớichiếm tỷ trọng thấp hơn đáng kể so với
nam giới (46,0% so với 54,0%), thì ở Đồngbằng sông Hồng tỷ trọng đó gần như cân bằng
Trang 25
Nguồn lực Việt Nam