Vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Đông Ngạc,
huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội)
Nguyễn Hồng Linh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
Người hướng dẫn: TS. Võ Thị Mai
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Làm rõ các khái niệm cơ bản về vị thế, vai trò của phụ nữ trong cộng đồng
và phát triển cộng đồng, các quan điểm, lý thuyết và tầm quan trọng của vai trò phụ nữ
trong phát triển cộng đồng hiện nay Khảo sát, phân tích thực trạng vai trò, nhân tố ảnh
hưởng, nguyên nhân bất cập, hạn chế đến vai trò phụ nữ trong phát triển cộng đồng ở
nước ta hiện nay. Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị giải pháp nhằm góp phần nâng
cao vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng trong giai đoạn hiện nay.
Keywords: Phụ nữ; Phát triển cộng đồng; Xã hội học; Vai trò phụ nữ
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế việc nâng cao vai trò, năng lực của con
người nói chung và của phụ nữ trong phát triển cộng đồng nói riêng ngày càng trở nên quan
trọng và cấp thiết vì phát triển cộng đồng là một đặc trưng của phát triển xã hội, là một quá
trình giúp tăng trưởng kinh tế, xã hội và cũng là nơi hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mỹ…
Có thể thấy, sự đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội gắn liền với sự thay đổi
một cách cơ bản vai trò của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống như trong gia đình,
ngoài xã hội, và trong phát triển cộng đồng... Tuy nhiên, đây là một thách thức to lớn đối với
vai trò của phụ nữ ở khu vực nông thôn. Bởi vì, tình trạng trọng nam khinh nữ trong sinh hoạt
cộng đồng làng - xã kéo dài quá lâu trong lịch sử là lực cản to lớn trong quá trình đổi mới và
phát triển cộng đồng nông thôn. Mà phụ nữ là một nhóm xã hội lớn, có mặt ở nhiều giai tầng,
giai cấp khác nhau trong tính đa dạng của các hoạt động xã hội nhất là hoạt động lao động.
Phụ nữ đã có những đóng góp đáng kể trong sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên chưa nơi nào
trên trái đất phụ nữ được hoàn toàn bình đẳng với nam giới. Phụ nữ ở trong điều kiện xã hội
2
đang đấu tranh cho công bằng và bình đẳng, do đó sự phát triển, sự tiến bộ xã hội cũng chính
là sự phát triển và tiến tới công bằng, bình đẳng giới.
Cũng trong thời kỳ đổi mới, nhờ quán triệt quan điểm giải phóng phụ nữ của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và thực hiện luật bình đẳng
giới, phụ nữ nói chungvà phụ nữ trong cộng đồng nông thôn nói riêng có điều kiện và cơ hội
phát huy vai trò làm chủ và tính tích cực công dân trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Ở
Việt Nam, khoảng trên 72% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, phụ nữ chiếm 50,86% dân số
và 50,9% lực lượng lao động xã hội (số liệu thống kê năm 2006 của TCTK) Cũng như nhiều
nơi trên thế giới, phụ nữ Việt Nam chiếm số đông trong những người thất học, đói nghèo,
bệnh tật, bạo lực tệ nạn xã hội đe doạ. Họ ít có các cơ hội điều kiện để vui chơi, học hành và
hưởng thụ các thành quả lao động của chính họ. Đó chính là những thiệt thòi trong xã hội,
những thua thiệt trong cuộc sống, những tổn thương trong xã hội mà người phụ nữ phải gánh
chịu đầu tiên. Đây chính là những rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển của phụ nữ.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội, gia đình, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu từ góc độ xã hội
học về vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng. Xuất phát từ thực tế trên, một đề tài
nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng là rất cần thiết trước
hết là đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới nói riêng, sự nghiệp giải phóng phụ
nữ nói chung và đồng thời góp phần phát triển chuyên ngành xã hội học về giới ở Việt Nam.
Qua đó hy vọng kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thực trạng, nguyên nhân của thực
trạng bất bình đẳng giới trong phát triển cộng đồng và trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải pháp nâng
cao vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng nói riêng, trong phát triển kinh tế - xã hội
nói chung.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng để :
- Góp phần làm rõ hơn các khái niệm cơ bản, quan điểm lý thuyết về vai trò của phụ
nữ trong phát triển cộng đồng và khả năng vận dụng các quan điểm lý thuyết xã hội học về
giới nói chung, về vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng nói riêng phù hợp với công
cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày nay.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm luận cứ thực tiễn cho việc điều chỉnh
hoặc thay đổi chính sách nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng; tư vấn
cho người dân nói chung, phụ nữ nói riêng thay đổi khuôn mẫu hành vi phù hợp luật bình
3
đẳng giới trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, đề tài cũng rút ra những bài học kinh nghiệm
trong lĩnh vực phát triển cộng đồng nói chung và phụ nữ trong phát triển cộng đồng nói riêng
và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ, nâng cao bình đẳng giới đối với
phụ nữ mà đặc biệt là phụ nữ nông thôn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và mô tả thực trạng vai trò của phụ nữ trong
phát triển cộng đồng qua các hoạt động tại địa phương như các dự án tại cộng đồng, tham gia
luật bình đẳng giới, và hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tại cộng đồng. Trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ các khái niệm cơ bản về vị thế, vai trò của phụ nữ trong cộng đồng và phát
triển cộng đồng, các quan điểm, lý thuyết và tầm quan trọng của vai trò phụ nữ trong phát
triển cộng đồng hiện nay
- Khảo sát, phân tích thực trạng vai trò, nhân tố ảnh hưởng, nguyên nhân bất cập, hạn
chế đến vai trò phụ nữ trong phát triển cộng đồng ở nước ta hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị giải pháp nhằm góp phần nâng cao vai trò của
phụ nữ trong phát triển cộng đồng trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu của đề tài là:
- Phụ nữ xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội
- Cán bộ lãnh đạo (bí thư, chủ tịch), đảng viên, nhân dân, các tổ chức đoàn thể như
hội phụ nữ, đoàn thanh niên...tại xã Đông Ngạc – Từ Liêm- Hà Nội..
4.3. Phạm vi nghiên cứu :
- Đề tài tiến hành nghiên cứu trường hợp tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội
thời gian nghiên cứu, khảo sát từ tháng 9 năm 2009 đến .tháng 6 năm 2010
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp ®Þnh tÝnh (phỏng vấn sâu): 10 trường hợp là: chủ tịch xã, chủ tịch hội
phụ nữ, 4 phụ nữ đã tham gia hoạt động các dự án phát triển cộng đồng và 4 phụ nữ chưa
tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng;
4
- Thảo luận nhóm: 5 thảo luận nhóm tương ứng với 5 lĩnh vực là nhóm làng nghề,
nhóm tự quản, nhóm phụ nữ làm việc trong cơ quan nhà nước, nhóm phụ nữ làm việc phi
nông nghiệp, nhóm phụ nữ thuần nông;
- Phương pháp định lượng: Điều tra khảo sát 250 phiếu hỏi.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu sẵn có;
- Phương pháp so sánh, đối chứng (theo khung SWOT, tức là điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức trong phát triển).
6. Giả thuyết nghiên cứu, các biến số và khung phân tích.
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Vai trò của phụ nữ hiện nay được thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
như lĩnh vực, như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, ...nhưng vai trò của phụ nữ trong
phát triển cộng đồng chưa phát triển mạnh mẽ và sâu rộng.
- Vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng cộng đồng phụ thuộc vào những yếu
tố: trình độ học vấn, lứa tuổi, nghề nghiệp, thu nhập (mức sống), đặc điểm gia đình ( tình
trạng hôn nhân, số con…)
-Vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng sẽ được nâng cao hơn nếu hệ thống chủ
trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phụ nữ tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện, hệ
thống thông tin – giáo dục - truyền thông về vai trò của phụ nữ được đẩy mạnh, các cấp quản
lý ( cấp cơ sở) chú trọng hơn đến vai trò của phụ nữ thì phụ nữ sẽ phát huy tốt hơn vai trò của
mình trong phát triển cộng đồng.
6.2. Khung phân tích.
6.3. Tương quan giữa các biến
- Biến phụ thuộc: Vai trò phụ nữ trong phát triển cộng đồng, bao gồm: 1- Vai trò tham
gia thực hiện các dự án phát triển của làng - xã, 2- Vai trò tham gia lãnh đạo, quản lý các dự
án phát triển của làng - xã, 3- Vai trò thực hiện luật bình đẳng giới trong phát triển cộng đồng,
4 – Vai trò truyền thông.
- Biến độc lập: Đặc trưng cá nhân bao gồm các yếu tố: trình độ học vấn, tuổi, nghề
nghiệp, thu nhập của phụ nữ.
- Biến can thiệp: Những nhân tố ảnh hưởng như: 1- Bối cảnh kinh tế - chính trị- xã
hội, 2- Hệ thống chính sách của Đảng và nhà nước về phụ nữ,3- Sự quan tâm chú trọng đến
phụ nữ của hệ thống cấp cơ sở.
References
5
1. Nguyễn Tuấn Anh (2004), Vai trò dòng họ trong đời sống cộng đồng làng xã hiện nay,
Luận án tiến sĩ xã hội học
2. Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (2000), Phụ nữ - Giới và phát triển, Nxb Phụ nữ, Hà
nội.
3. Trần Thị Vân Anh (2000), “Định Kiến Giới và các hình thức khắc phục”, Tạp chí Khoa
học về phụ nữ, tr 5.
4. Trịnh Hoà Bình (1998), Gia đình nông thôn và vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội
5. Bác Hồ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ (1990), Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ
nữ, Viện KHXHVN, Hội LHPNVN,Hà nội.
6. Báo cáo quốc gia của Chính phủ về hành động vì bình đẳng - phát triển - hoà bình.
7. Báo cáo quốc gia lần thứ I, II, III, IV. (1999 – 2000), về tình hình thực hiện công ước xoá
bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) - Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
8. Chung Á, Nguyễn Đình Tấn (1996),Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
nội.
9. Các lí thuyết thuộc trường phái cá nhân về việc làm của phụ nữ (th.s Nguyễn Thị Hải -
Phòng nghiên cứu công tác xã hội - Hội Tâm lí học - TP Hồ Chí Minh)
10. Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb lý luận chính trị, HN
11. Các tài liệu tập huấn về giới của Trường Cán bộ phụ nữ Trung ương.
12. Cẩm nang về Hội nhập phụ nữ trong các hoạt động phụ nữ APEC - UBQG vì sự tiến bộ
phụ nữ Việt Nam, năm 2002.
13. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng đồng chủ biên (1999), Xã hội học, Nxb Giáo dục, Hà nội.
14. Đưa vấn đề Giới vào phát triển, nhà xuất bản văn hoá thông tin- Hà nội 2001
15. Điều lệ của Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam.
16. Kỷ yếu hội nghị triển khai chiến lược đến năm 2010 và kế hoạch hành động đến năm
2005 vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (Bộ Kế hoạch đầu tư - UBQG vì sự tiến bộ phụ nữ
Việt Nam, 5/2002)
17. Kỷ yếu hội thảo nâng cao nhận thức giới của mạng lưới đào tạo kỹ năng cho phụ nữ (Uỷ
ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam - Dự án RAS /95/200)
18. Kỷ yếu toạ đàm về khuôn khổ hội nhập phụ nữ trong APEC (UBQG vì sự tiến bộ của phụ
nữ - 8/2000)
19. Vũ Quang Hà, Các Lý thuyết Xã hội học hiện đại, NXB Đại học quốc gia Hà nội
20. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng Lý thuyết và vận dụng,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội