Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tuyển tập những câu hỏi 2 điểm về tác giả tác phẩm trong tốt nghiệp môn Văn_4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.59 KB, 9 trang )

Tuyển tập những câu hỏi 2
điểm về tác giả tác phẩm trong tốt
nghiệp môn Văn


Giá trị hiện thực

- Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc- một thành
công có ý nghĩa khai phá của Tô Hoài ở đề tài miền núi.

- Bộ mặt của chế độ phong kiến miền núi: khắc nghiệt, tàn ác với những
cảnh tượng hãi hùng như địa ngục giữa trần gian.

- Phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp.

- Những trang viết chân thực về cuộc sống bi thảm của người dân miền
núi.
Giá trị nhân đạo:

- Cảm thông sâu sắc đối với người dân.

- Phê phán gay gắt bọn thống trị

- Ngợi ca những gì tốt đẹp ở con người.

- Trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng của con người.

- Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc đời tăm tối và số
phận thê thảm.



BÀI 10 : VỢ NHẶT ( KIM LÂN )



Đề 1 : Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời , tóm tắt cốt truyện và nêu
chủ đề tác phẩm Vợ nhặt?

Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm
được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản
thảo. Sau hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và
viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong tập truyện "Con
chó xấu xí" . Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó,
thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với con người
trong nạn đói.

* Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt

Truyện lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945, kể về nhân vật
chính có tên là Tràng, một chàng trai xấu xí nghèo khổ, làm nghề đẩy xe
thóc thuê. Giữa lúc nạn đói tràn đến xóm ngụ cư của hắn, Tràng đưa vợ
về nhà, người vợ hắn “nhặt” được sau vài ba bận nói đùa và bốn bát
bánh đúc. Bà cụ Tứ , người mẹ giàu tình thương người, xót cho cảnh ngộ
người đàn bà, vừa mừng vừa tủi, bà chấp nhận nàng dâu mới. Cái liều
lĩnh của Tràng đã biến thành hạnh phúc, những con người nghèo khổ ấy
cùng nương tựa vào nhau và cùng hi vọng vào tương lai. Tác phẩm kết
thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.

* Chủ đề:

Tác phẩm đã phẩn ánh đời sống của những con người bần cùng, lương

thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây
ra. Họ đã cưu mang đùm bọc lấy nhau và hy vọng vào một cuộc sống
mới tốt đẹp hơn mà cách mạng đem đến.



Đề 2 : Hãy giải thích ý nghĩ nhan đề “ Vợ nhặt”

Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi
với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm,
cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào . Nhưng "vợ" lại là sự
trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta hỏi
vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng
của hoàn cảnh.

Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong
nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh
hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn
cùng.



Đề 5 : Trình bày ý nghĩa tình huống truyện Vơ nhặt

Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu. Đã thế còn dở người. Lời ăn
tiếng nói của Tràng cũng cộc cằn, thô kệch như chính ngoại hình của
anh ta. Gia cảnh của Tràng cũng rất ái ngại. Nguy cơ "ế vợ" đã rõ. Đã
vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeo bám. Trong lúc
không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh ta thì đột
nhiên Tràng có vợ. Trong hoàn cảnh đó, Tràng "nhặt" được vợ là nhặt

thêm một miệng ăn cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình, đẩy
mình đến gần hơn với cái chết.

Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn,
cười ra nước mắt. Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán, phán đoán
rồi cùng nghĩ: "biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?",
cùng nín lặng. Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão
chẳng hiểu gì, rồi "cúi đầu nín lặng" với nỗi lo riêng mà rất chung: "Biết
chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?" .
Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình: "Nhìn thị
ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ". Thậm chí sáng
hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng.

Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí.
Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị
nghệ thuật.

Giá trị hiện thực:

- Tố cáo tội ác thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh
chết đói.

- Cái đói đã bóp méo cả nhân cách con người.

- Giá trị con người bị phủ nhận khi chỉ vì cùng đường đói khát mà phải
trở nên trơ trẽn, liều lĩnh, bất chấp cả e thẹn.

Giá trị nhân đạo:

- Đề cao tình người, lòng nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau, khát vọng

hướng tới sự sống và hạnh phúc.

- Đặc biệt, sự cưu mang đùm bọc của những con người nghèo đói là sức
mạnh để họ vượt lên cái chết.

Giá trị nghệ thuật:

Tình huống truyện khiến diễn biến phát triển dễ dàng và làm nổi bật
được những cảnh đời, những thân phận đồng thời nổi bật chủ đề tư
tưởng tác phẩm.


BÀI 11: RỪNG XÀ NU ( NGUYỄN TRUNG THÀNH)



Đề 1: Hãy trình bày xuất xứ , hoàn cảnh ra đời , chủ đề truyện
Rừng xà nu?

Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải
phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trờn
quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất
nước chia làm hai miền. Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát,
lê máy chém đi khắp miền Nam. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối.

Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác
liệt ra miền Bắc. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước
ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu

căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.

Thông qua câu chuyện về những con người anh hùng ở một buôn làng
hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã
đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự
sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào
khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù
tàn ác.


Đề 2 : Hãy tóm tắt cốt truyện Rừng xà nu và nêu chủ đề tác phẩm?

Truyện Rừng xà nu có hai cốt truyện đan lồng vào nhau : câu chuyện về
cuộc đời đau thương của Tnú và câu chuyện về cuộc đồng khởi của dân
làng Xô Man.

Sau ba năm đi bộ đội, Tnú trở về thăm làng Xô Man ẩn sau ngọn đồi xà
nu cạnh con nước lớn và thấy làng mình đã trở thành làng kháng chiến,
những đứa trẻ trong làng như Dít và Bé Heng đã trở thành du kích.Đêm
ấy ,trong nhà ưng của làng, bên bếp lửa chung , Cụ Mết đã kể lại cho
dân làng nghe câu chuyện về cuộc đời Tnú.

Cha mẹ chết sớm,Tnú được dân làng Xô Man chăm sóc và nuôi
dưỡng.Lớn lên,chú bé Tnú cùng Mai nuôi giấu anh Quyết là cán bộ cách
mạng trong rừng và được anh dạy cho học chữ với hy vọng sau này sẽ
thay anh làm cán bộ. Tnú bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng vẫn không
khai.Ba năm sau,Tnú vượt ngục trở về thì anh Quyết đã hi sinh. Tnú
cưới Mai và cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu.Bọn giặc hay tin kéo về
hành hạ dân làng, bắt Mai và đứa con mới sinh tra tấn cho đến chết. Tnú
xông ra nhưng không cứu được vợ con mà còn bị chúng bắt trói và tẩm

nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay để dân làng “bỏ cái mộng cầm giáo
mác”. Thế nhưng,cũng ngay đêm ấy,khi Tnú bị Bắt,Cụ Mết đã dẫn thanh
niên vào rừng lấy giáo mác cất giấu đem về và bất ngờ đồng loạt xông
vào giết hết lũ giặc. Tnú rời làng đi bộ đội và trở thành một chiến sĩ
dũng cảm.

Ở làng một đêm, sáng hôm sau , Tnú lại chia tay dân làng về đơn vị . Cụ
Mết và Dít tiễn Tnú. Ba người nhìn ra xa thấy đồi xà nu xanh ngút ngàn
trải dài tới tận chân trời.

Chủ đề: Thông qua câu chuyện về những con người anh hùng ở một
buôn làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận,
tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại:
Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có
cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí đứng chống
lại kẻ thù tàn ác.

×