Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tuyển tập những câu hỏi 2 điểm về tác giả tác phẩm trong tốt nghiệp môn Văn_3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.57 KB, 9 trang )

Tuyển tập những câu hỏi 2 điểm về tác
giả tác phẩm trong tốt nghiệp môn Văn

2/ Quá trình sáng tác:

Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân chủ yếu viết về ba đề tài:
chủ nghĩa xê dịch( Một chuyến đi, thiếu quê hương), vang bóng một thời
( vang bóng một thời, chữ người tử tù), đời sống truỵ lạc ( chiếc lư đồng
mắt cua).

Chủ nghĩa xê dịch: Nguyễn Tuân tìm đến lí thuyết này trong tâm trạng
bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về " chủ nghĩa xê dịch",
Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với
cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi
bút đầy trìu mến và tài hoa.

"Vang bóng một thời": là thời phong kiến đã qua nhưng dư âm còn vọng
lại. Ông không viết về trật tự xã hội, về tư tưởng đạo đức cũ, mà mô tả
vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao
hưởng lạc lành mạnh và tao nhã, những cách ứng xủ giữa người với
người đầy nghi lễ nhịp nhàng…Tất cả được thể hiện thông qua những
con người thuộc lớp nhà nho bất đắc chí.

"Đời sống truỵ lạc": Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy một
nhân vật "tôi" hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, trong
rượu và thuốc phiện. Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người
ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khao
khát một thế giớ tinh khiết, thanh cao được nâng đỡ trên đôi cánh nghệ
thuật.
Giá trị của các sáng tác thời kỳ này là những trang viết đầy tài hoa và
thấm nhuần lòng yêu nước.



Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Nguyễn Tuân hướng vào hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội.Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và
đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trông
chiến đấu và sản xuất. Hình tượng chính của tác phẩm Nguyễn Tuân sau
cách mạng là nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang.
Nhưng dưới ngòi bút của ông, những nhân vật ấy không phải chỉ là
những công dân dũng cảm mà còn là những nghệ sĩ tài hoa. Tác phẩm
tiêu biểu: tuỳ bút " Sông Đà", Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi… Giá trị của các
tác phẩm này là những trang viết đầy tự hào, ca ngợi nhân dân trong
chiến đấu, lao động.

3/ Phong cách nghệ thuật:

Trước Cách mạng: Văn Nguyễn Tuân thể hiện cách nói độc đáo, ý nghĩ
độc đáo. Nó gắn với thái độ ngông nghênh phiêu bạt, thích nói những
điều ngược đời,gai góc như muốn trêu ghẹo thiên hạ.

Sau cách mạng: nét phong cách này vẫn được duy trì nhưng ở chừng
mực tìm cho mình một cách tiếp cận hiện thực riêng, phát hiện những
chân lí chưa ai phát hiện, đưa ra cách dùng từ đặt câu không ai lẫn.

Trên mỗi tác phẩm đều thể hiện chất tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân
luôn tiếp cận cảnh vật, sự việc và con người ở phương diện thẩm mĩ của
nó.

Trước cách mạng ông hay viết về những con người nghệ sĩ. Sau cách
mạng, đối tượng ông hướng tới là bộ đội, dân quân, người lao động.


Trên mỗi tác phẩm đều thể hiện cảm hứng đăch biệt trước những cảnh
tượng mãnh liệt đối với nghệ sĩ. Đó là những cảm giác mạnh, không
chung chung bằng phẳng nhàn nhạt… không đẹp tuyệt vời cũng phải dữ
dội, khủng khiếp.

Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển ngôn ngữ
văn học Việt Nam. Ông có một kho từ vựng phong phú và một khả năng
tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng.
Sau cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi
quan trọng, ông vẫn tiếp cận thiên nhiên, con người về phương diện
nghệ thuật. Ông không đối lập xưa và nay. Tìm thấy chất tài hoa tài tử ở
con người lao động, anh bộ đội- còn giọng khinh bạc nếu còn thì chủ
yếu là ném vào kẻ thù. Thể loại sau cách mạng Nguyễn Tuân tìm đến là
tuỳ bút.



Đề 2 : Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và chủ đề tác phẩm “ Người
lái đò sông Đà” ?

Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” dược in trong tập tuỳ bút “Sông Đà”
(1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm
được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đó là kết quả của
chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống
Pháp,đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với
nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các
dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho
nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.

Ngoài phong cảnh Tây Bắc uy nghiêm, hùng vỹ và tuyệt vời thơ mộng,

N.Tuân còn phát hiện những điểm quý báu trong tâm hồn con người mà
ông gọi là “thứ vàng mười đã được thử lửa, là chất vàng mười của tâm
hồn Tây Bắc.”

Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã
khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vỹ nhưng khắc nghiệt của thiên
nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng
thơi, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng
của con người lao động mới : chất vàng mười của đất nước trong xây
dựng CNXH qua hình ảnh người lái đò sông Đà.Từ đó nhà văn ca ngợi
sông Đà, núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đồng bào Tây
Bắc cần cù, dũng cảm, rất tài tử, tài hoa.


BÀI 8 : AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ( HOÀNG PHỦ
NGỌC TƯỜNG )



Đề 1 : Hãy trình bày những nét cơ bản về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc
Tường , hoàn cảnh ra đời và chủ đề bài bút kí Ai đã đặt tên cho
dòng sông ?

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ trong
phòng trào đấu tranh chống Mĩ - Nguỵ ở Thừa thiên - Huế.

Ông quê gốc ở Quảng Trị nhưng sống và học tập, hoạt động, trưởng
thành và gắn bó sâu sắc với Huế.

Ông là Nhà văn chuyên viết về bút kí với đề tài khá rộng lớn. Tác phẩm

của ông đã thể hiện những nét riêng của cảnh sắc và con người khắp mọi
miền đất nước từ Bắc vào Nam. Nhưng đọng lại ấn tượng sâu sắc nhất
đối với độc giả vẫn là những bài viết về Huế, Thuận Hoá, Quảng Trị,
Quảng Nam.

Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc
bén với duy tả đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về
nhiều lĩnh vực, lối viết hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa tạo cho
thể loại bút kí một phong cách riêng, đem đến những đóng góp mới cho
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông Viết tại Huế 1981, in trong tập
sách cùng tên (NXB Thuận Hoá 1986).

Bài kí có 3 phần, đoạn trích SGK gồm phần thứ nhất và đoạn kết , tập
trung nói về cảnh quan thiên nhiên sông Hương, sự gắn bó của con sông
với lịch sử và văn hoá của xứ Huế, của đất nước. Qua đó nhà văn bộc lộ
Niềm tự hào tha thiết, sâu lắng dành cho dòng sông Hương, cho Xứ Huế
thân yêu và cũng là cho đất nước.

Đoạn trích cũng thể hiện được những nét tiêu biểu cho đặc trưng thể loại
và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

BÀI 9 : VỢ CHỒNG A PHỦ ( TÔ HOÀI )



Đề 1 : Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, tóm tắt cốt
truyện, chủ đề, giá trị hiện thực, nhân đạo của tp Vơ chồng A Phủ ?


Vợ chồng APhủ in trong tập truyện Tây Bắc, kết quả của chuyến Tô
Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến đi dài
8 tháng này, ông đã sống gắn bó và nghĩa tình với các đồng bào các dân
tộc Thái, Mường, Hmông…
Tập truyện Tây Bắc gồm 3 truyện " Cứu đất cứu mường", Mường
Giơn", " Vợ chồng A Phủ". Tập truyện đã thể hiện một cách xúc động
cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách phong kiến
thực dân. Trong cảnh đâu thương tột cùng đó, cách mạng đã đến với họ
và họ đã thức tỉnh.

Truyện "Vợ chồng A Phủ" viết về chặng đường đời của Mị và A Phủ
những ngày sống ở Hồng Ngài nhà Thống lí Pá Tra sang Phiềng Sa , nên
vợ nên chồng và đến với cách mạng. Tác phẩm đoạt giải nhất của Hội
văn nghệ Việt Nam ( 1954-1955)

Tóm tắt

Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc, bị bắt
về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.

Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như
con rùa nuôi trong xó cửa".

Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị)
trói đứng vào cột nhà.

A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bị phạt vạ và
trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí.


Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc
đến gần chết.

Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.

Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích.
Chủ đề:

Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã làm
sống lại quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách
thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến, đồng thời khẳng định sức
sống tiềm tàng, mãnh liệt không gì hủy diệt được của những kiếp nô lệ,
khẳng định chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng cách mạng
soi đường sẽ dẫn tới cuộc đời tươi sáng.



×