Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tuyển tập những câu hỏi 2 điểm về tác giả tác phẩm trong tốt nghiệp môn Văn_2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.56 KB, 9 trang )

Tuyển tập những câu hỏi 2 điểm về tác
giả tác phẩm trong tốt nghiệp môn Văn


Đề 2 : Hãy trình bày những nét cơ bản về sự nghiệp sáng tác thơ ca
của Tố Hữu ?

Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Đường thơ
của ông gồm 7 tập thơ luôn gắn bó , phản ánh những chặng đường cách
mạng dân tộc và thể hiện sự vận động trong tư tưởng , nghệ thuật của
chính nhà thơ .Thơ ông là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cách mạng ,
dân tộc với sáng tạo nghệ thuật thơ ca .

Chặng 1 : Tập thơ Từ ấy ( 1937 – 1946 ) là tập thơ đầu tay của tác giả
thể hiện niềm vui sướng của một thanh niên giác ngộ lý tưởng , quyết hy
sinh phấn đấu cho lý tưởng . Tâm hồn ấy đã vượt qua Máu lửa , vượt
qua Xiềng xích để đến ngày Giải phóng cùng đất nước .

Chặng 2 : Tập thơ Việt Bắc ( 1946 – 1954 ) là tiếng ca hùng tráng thiết
tha về cuộc kháng chiến chống Pháp , những con người kháng chiến và
chiến khu Việt Bắc . Nhà thơ ca ngợi những con người bình thường , các
bà mẹ ,những người phụ nữ , các anh vệ quốc quân… làm những việc
phi thường bảo vệ Tổ quốc .

Chặng 3 : Tập thơ Gió lộng ( 1955 – 1961 ) tràn đầy niềm vui trước cảnh
miền Bắc là ngày hội lớn đầy sức sống , sức vươn lên trong tự do độc
lập và tiến lên chủ nghĩa xã hội . Đồng thời tập thơ cũmg bộc lộ nỗi đau
chia cắt đất nước , tình cảm thiết tha sâu nặng với miền Nam ruột thịt ,
niềm tin bất diệt vào ngày mai thắng lợi , thống nhất non sông .

Chặng 4 : Hai tập thơ Ra trận ( 1962 – 1971 ) , Máu và hoa ( 1972 –


1977 ) sáng tác trong kháng chiến chống Mỹ , là bản anh hùng ca ca
ngợi cuộc kháng chiến vĩ đại với những con người dũng khí kiên cường ,
ca ngợi chiến thắng của dân tộc bất chấp những hi sinh tổn thất vì kẻ thù
hung bạo.

Chặng 5 : Hai tập thơ Một tiếng đờn (1992 ) và Ta với ta ( 1999) sáng
tác khi đất nước đang đổi mới , bộc lộ những suy tư chiêm nghiệm về
cuộc sống , lẽ đời , về giá trị bền vững bất chấp mọi thăng trầm của nhà
thơ , bộ lộ niềm tin vào lý tưởng , con đường cách mạng và chữ Nhân
toả sáng ở mỗi hồn người .


Đề 3 : Hãy trình bày phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu ?

Về nội dung , thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc
.Hồn thơ ông luôn hướng tới cái Ta chung với lẽ sống lớn ,tình cảm lớn ,
niềm vui lớn của con người cách mạng , của cả dân tộc .Cái Tôi trữ tình
trong thơ ông là cái Tôi chiến sĩ nhân danh Đảng , nhân danh cộng đồng
dân tộc với lí tưởng sống là dấn thân vào con đường giải phóng dân tộc ,
phấn đấu vì cuộc sống tươi đẹp của đất nước .Thơ ông không đi sâu vào
cuộc sống , tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn ,
phổ biến , tiêu biểu của con người cách mạng như tình yêu lí tưởng , yêu
kính lãnh tụ , tình đồng bào đồng chí , tình cảm quốc tế vô sản .Niềm vui
trong thơ ông không nhỏ bé tầm thường mà là niềm vui lớn , sôi nổi ,
rực rỡ , hân hoan dặc biệt là những vần thơ về chiến thắng .

Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi . Thơ thường thể hiện những sự kiện
chính trị lớn của đất nước , luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch
sử và tính chất toàn dân ; cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch
sử – dân tộc và vấn đề vận mệnh cộng đồng . Nhân vật trữ tình thường

mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc , mang tầm vóc lịch sử thời đại .
Giọng thơ đậm chất tâm tình tự nhiên , đằm thắm chân thành .

Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà .Về
thể thơ , Tố Hữu rất thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống
của dân tộc .Về ngôn ngữ , Tố Hữu thường sử dụng những từ ngữ và
cách nói quen thuộc với dân tộc , phát huy cao độ tính nhạc phong phú
của tiếng Việt , sử dụng tài tình từ láy , các thanh điệu , các vần thơ .


Đề 4 : Ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác đến nội dung và hình thức
của bài thơ Việt Bắc

- Việt Bắc được Tố hữu sáng tác vào tháng 10-1954 , ngay sau khi cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi , các cơ quan
trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội . Tố
Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó
nhiều năm với Việt Bắc , nay từ biệt chiến khu để về xuôi . Bài thơ như
được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó .

- Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt , đầy xúc
động bâng khuâng : “ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” .Đây là cuộc
chia tay của những người từng sống gắn bó suốt “ mười lăm năm ấy” ,
có biết bao kỉ niệm ân tình , từng sẻ chia mọi cay đắng , ngọt bùi , nay
cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ , khẳng định nghĩa tình thuỷ
chung và hướng về tương lai tươi sáng .Chuyện ân tình cách mạng được
Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi .

- Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối
đối đáp quen thuộc của ca dao , dân ca , bên hỏi bên đáp , người bày tỏ

tâm sự , người hô ứng đồng vọng . Hỏi và đáp đều mở ra bao kỉ niệm về
một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng , mở ra bao
nỗi niềm nhớ thương . Thực ra , bên ngoài là đối đáp , còn bên trong là
độc thoại , là sự biểu hiện tâm tư tình cảm của chính nhà thơ , của những
người tham gia kháng chiến .


BÀI 4 : ĐẤT NƯỚC ( NGUYỄN KHOA ĐIỀM )



Đề 1 : Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác , chủ đề đoạn trích Đất
nước ?

Trường ca “Mặt đường khát vọng” được Nguyễn Khoa Điềm viết tại
chiến khu Trị-Thiên hoàn thành vào cuối năm 1971. Được xuất bản vào
năm 1974.

Đoạn trích “Đất nước” gồm 110 câu thơ tự do, là chương 5 của trường
ca “Mặt đường khát vọng .

Ra đời trên chiến tr¬ường Bình Trị Thiên khói lửa, Trư¬ờng ca Mặt
đường khát vọng thức tỉnh tinh thần dân tộc của tuổi trẻ đô thị miền
Nam, giúp thanh niên vùng địch tạm chiếm nhận rõ bộ mặt xâm lược
của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân đất nước, ý thức được sứ mệnh của
thế hệ mình, xuống đư¬ờng đấu tranh hòa nhập với cuộc chiến đấu của
toàn dân tộc.

Nguyễn Khoa Điềm đã kết hợp giữa chính luận và trữ tình để trình bày
những cảm nhận và suy tưởng về Đất Nước dưới hình thức lời trò

chuyện tâm tình giữa đôi lứa yêu nhau. Đất Nước được cảm nhận toàn
vẹn từ nhiều bình diện: Trong chiều dài của thời gian lịch sử, trong bề
rộng của không gian địa lý, trong tầm cao của đời sống văn hóa, phong
tục, tâm hồn tính cách cha ông Ba phương diện đó gắn bó với nhau
làm nổi bật tư tưởng cơ bản: Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân.


BÀI 5 : SÓNG ( XUÂN QUỲNH )


Đề 1 : hãy trình bày vài nét về nhà thơ Xuân Quỳnh và hoàn cảnh
ra đời , chủ đề bài thơ Sóng ?

Xuân Quỳnh 1942-1988). Nhà thơ nữ hiện đại, viết rất hay, rất nồng nàn
về thơ tình. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một phụ nữ nhiều trắc ẩn
, vừa hồn nhiên tươi tắn , vừa chân thành đằm thắm và da diết khát vọng
hạnh phúc bình dị .

Những bài thơ hay nhất của chị:Sóng, “Thuyền và biển”, v.v… Tác
phẩm “Chồi biếc” (1963), “Hoa dọc chiến hào” (1968), “Gió Lào cát
trắng” (1974),

Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh viết năm 1967, lúc nhà thơ 25 tuổi. Bài
thơ là kết qủa của chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền , Thái
Bình . Lúc này nhà thơ vừa trải qua nhiều đổ vỡ trong hạnh phúc cá
nhân Bài thơ rút trong tập “Hoa dọc chiến hào” tập thơ thứ 2 của chị
Đây là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu , tiêu biểu cho phong cách thơ
Xuân Quỳnh .

“Sóng” là bài thơ đã kết tinh những gì sở trường của hồn thơ Xuân

Quỳnh. Nhưng thành công đáng kể nhất là Xuân Quỳnh đã mượn hình
tượng sóng để diễn tả những cảm xúc vừa phong phú phức tạp, vừa thiết
tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực khao khát yêu đương.


BÀI 6 : ĐÀN GHI TA CỦA LOR- CA ( THANH THẢO )



Đề 1 : Trình bày ngắn gọn những nét cơ bản về tác giả Thanh Thảo,
chủ đề bài thơ?

Thanh Thảo Là nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Ông được công chúng đặc
biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết
về chiến tranh thời hậu chiến.

Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở
về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông muốn cuộc sống phải được cảm
nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi.

Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca rút trong tập: Khối vuông Ru – bích
(1985); ngọn nguồn cảm hứng bài thơ có được từ số phận bi thảm và
nhân cách cao đẹp của Lor – ca.

Bài thơ ca ngợi Lor – ca: Tài năng, nhân cách và bản lĩnh. Đồng thời bày
tỏ thái độ ngưỡng mộ người nghệ sĩ tự do với khát vọng chân chính.
BÀI 7 : NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ( NGUYỄN TUÂN )


Đề 1 : Hãy trình bày những nét cơ bản về nhà văn Nguyễn Tuân ?


1/ Con người Nguyễn Tuân:

Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng: gắn liền với những giá trị văn
hoá cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ. Những kiệt tác
văn chương, những cảnh đẹp của quê hương đất nước…

Nguyễn Tuân ý thức cá nhân phát triển cao. Ông viết văn là để khẳng
định cá tính độc đáo của mình. Ông ham du lịch, tự gắn cho mình một
chứng bệnh"chủ nghĩa xê dịch".

Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Ông am hiểu nhiều môn
nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu…ông còn là một diễn viên
kịch nói có tài và diễn viên điện ảnh đầu tiên của nước ta.

Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của
mình.Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc,
thậm chí khổ hạnh.


×