Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tuyển tập những câu hỏi 2 điểm về tác giả tác phẩm trong tốt nghiệp môn Văn_1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.87 KB, 9 trang )

Tuyển tập những câu hỏi 2 điểm về tác
giả tác phẩm trong tốt nghiệp môn Văn


BÀI 1 : TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( HỒ CHÍ MINH )


Đề 1 : Hãy trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh ?

Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại , anh hùng dân tộc ,
danh nhân văn hoá thế giới mà còn là nhà văn nhà thơ lớn của nước nhà
.Sự nghiệp văn thơ Người có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam hiện
đại .

Trong sự nghiệp văn học , Hồ Chí Minh đã có hệ thống quan điểm sáng
tác tiến bộ , vừa đảm bảo tính nghệ thuật của văn chương vừa gắn văn
chương với đời sống nhân dân , dân tộc .

Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại,phục vụ có hiệu quả
cho sự nghiệp cách mạng.Nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời,góp phần
vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội.Văn thơ phải có chất thép,có
xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng,có cảm hứng đấu tranh xã
hội tích cực,trở thành vũ khí đấu tranh cách mạng.

Người từng phát biểu:

“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa ,tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.”


Hoặc: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận,anh chị em(văn nghệ
sĩ)là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Hồ Chí Minh quan niệm văn chương phải có nội dung chân thật,phản
ánh hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng , nêu
gương tốt , phê phán cái xấu.Văn chương phải có tính dân tộc , phát huy
cốt cách dân tộc.Người cũng quan niệm văn chương cần có hình thức
giản dị ,trong sáng,ngôn từ chọn lọc,tránh lối viết cầu kì , xa lạ , nặng nề
, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đề cao sự sáng tạo của người
nghệ sĩ .

Hồ Chí Minh coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ và thưởng
thức của văn chương.Người nêu kinh nghiệm trước khi cầm bút viết,nhà
văn cần trả lời được các câu hỏi:viết cho ai?( xác định đối tượng),viết để
làm gì?(xác định mục đích)rồi mới xác định viết cái gì?(xác định nội
dung) và cách viết thế nào?(xác định hình thức nghệ thuật).

Quan điểm sáng tác này trở thành định hướng sáng tác cho các văn nghệ
sĩ nước ta và góp phần không nhỏ vào thực hiện những nhiệm vụ của
thời đại , đất nước .


Đề 2: Di sản văn học của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại , anh hùng dân tộc ,
danh nhân văn hoá thế giới mà còn là nhà văn nhà thơ lớn của nước nhà
.Sự nghiệp văn thơ Người có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam hiện
đại .Người để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc , phong phú về
thể loại , đa dạng về phong cách , sâu sắc về nội dung tư tưởng , sáng tạo
độc đáo về phương diện nghệ thuật .Tác phẩm của Người tập trung ở 3

thể loại : văn chính luận , truyện kí và thơ ca .

Văn chính luận của Người có mục đích đấu tranh chính trị , tiến công
trực diện kẻ thù , thức tỉnh giác ngộ quần chúng , thực hiện những nhiệm
vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử .Ngòi bút
chính luận của Người rất sắc sảo,linh hoạt,có sức thuyết phục,ngôn từ
chính xác,hùng hồn,giàu tính trí tuệ và tính luận chiến.

Tác phẩm tiêu biểu:

Các bài báo với bút danh Nguyễn Ái Quốc đăng trên các báo Pháp như
Nhân đạo,người cùng khổ,Đời sống thợ thuyền.

Bản án chế độ thực dân Pháp:tố cáo tội ác ,chính sách tàn bạo của thực
dân Pháp ở thuộc địa và nêu lên những nôi khổ của nhân dân thuộc địa
do chính sách đó gây ra.

Tuyên ngôn độc lập:tuyên bố nền độc lập tự do và việc thành lập nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: thể hiện tiếng gọi cứu nước thiết tha
trong giờ phút Tổ quốc gặp nguy nan.

Di chúc : lời căn dặn chân tình ,thiết tha,vừa mang tính định hướng
chiến lược trong hướng phát triển của đất nước vừa thấm đượm tình yêu
thương con người.

Truyện và kí có đặc điểm:ngắn gọn,sắc sảo,kết cấu độc đáo,giàu tính trí
tuệ,ý tưởng thâm thuý,kín đáo. Tác phẩm truyện tiêu biểu: Pa ri, Vi
hành,Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu,Giấc ngủ 10 năm.

Tác phẩm kí tiêu biểu: Nhật kí chìm tàu,Vừa đi đường vừa kể chuyện.

Thơ ca là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương của
Bác,ngôn ngữ giản dị mà hàm súc,vừa cổ điển vừa hiện đại,kết hợp chất
trữ tình cách mạng đằm thắm với cảm hứng anh hùng ca của thời đại.
Tác phẩm tiêu biểu:

Nhật kí trong tù: 133 bài phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của
người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh lao tù,chan chứa tình cảm
nhân đạo,là tập thơ tiêu biểu nhất của Người.

Thơ Hồ Chí Minh:86 bài.

Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh: 36 bài.



Đề 3 : Phong cách nghệ thuật.

Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại , anh hùng dân tộc ,
danh nhân văn hoá thế giới mà còn là nhà văn nhà thơ lớn của nước nhà
.Sự nghiệp văn thơ Người có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam hiện
đại .Người để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc , phong phú về
thể loại , đa dạng về phong cách , sâu sắc về nội dung tư tưởng , sáng tạo
độc đáo về phương diện nghệ thuật.

Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có phong cách độc đáo ,đa
dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc nhuần nhị giữa chính trị và văn
chương , giữa tư tưởng và nghệ thuật , giữa truyền thống và hiện đại.Mỗi
thể loại văn học, Người lại có phong cách độc đáo riêng biệt.


Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống gia
đình , môi trường văn hoá , hoàn cảnh sống , hoạt động cách mạng , cá
tính và quan điểm sáng tác của Người.

Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo ,giàu tri thức văn hoá,gắn lí luận
với thực tiễn,giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp , giọng văn hùng
hồn dõng dạc .

Truyện và kí:giàu chất trí tuệ , tính hiện đại, tính chiến đấu , ngòi bút
chủ động,sáng tạo,khi là lối kể chân thực,gần gũi,khi châm biếm sắc
sảo,thâm thuý,tinh tế.

Thơ ca: phong cách đa dạng vừa cổ điển vừa hiện đại,nhiều bài cổ thi
hàm súc,uyên thâm,nhiều bài vận dụng nhiều thể thơ phục vụ hiệu quả
cho nhiệm vụ cách mạng.

Văn thơ của Người có tác dụng to lớn với quá trình phát triển của cách
mạng Việt Nam , có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống
tinh thần của dân tộc .Người đã để lại một di sản văn chương vô cùng
quý giá với nhiều bài học và giá trị tinh thần cao quý mà nổi bật nhất là
tấm lòng sâu sắc yêu thương,tâm hồn cao cả,tinh thần đấu tranh đòi
quyền sống , quyền độc lập , tự do cho cả dân tộc.


BÀI 2 : TÂY TIẾN ( QUANG DŨNG )



Đề 1 : Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác , bố cục , chủ đề bài Tây

Tiến ?

Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ “ Mây đầu ô” ( xuất bản năm
1986 ) nhưng trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm
đọc . Tác giả sáng tác bài thơ này từ năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh
khi ông đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một
đơn vị khác . Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 có
nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào , đánh tiêu
hao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam. Địa
bàn hoạt động của đoàn quânTây Tiến khá rộng ; chiến sĩ Tây Tiến phần
đông là thanh niên Hà Nội , có nhiều học sinh , sinh viên , trong đó có
Quang Dũng . Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ , thiếu
thốn , bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh
dũng . Hoạt động được hơn một năm thì đơn vị Tây Tiến trở về Hoà
Bình thành lập trung đoàn 52 . Lúc đầu , nhà thơ đặt tên tác phẩm là Nhớ
Tây Tiến , nhưng sau đó lại đổi lại là Tây Tiến . Bài thơ được sáng tác
dựa trên nỗi nhớ , hồi ức , kỉ niệm của Quang Dũng về đơn vị cũ . Thế
nên toàn bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào , tha thiết .

Bài thơ được tác giả chia thành 4 đoạn . Đoạn 1 bộc lộ nỗi nhớ những
cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên
nhiên miền Tây hùng vĩ , dữ dội , hoang sơ . Đoạn 2 là những kỉ niệm
đẹp về tình quân dân trong những đêm liên hoan và cảnh sông nước
miền Tây thơ mộng . Đoạn 3 tái hiện lại chân dung người lính Tây Tiến .
Đoạn 4 là lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây .

Toàn bài thơ in đậm dấu ấn tài hoa , lãng mạn , phóng khoáng của hồn
thơ Quang Dũng . Với tài năng và tâm hồn ấy , Quang Dũng đã khắc hoạ
thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn , đậm
chất bi tráng trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ ,

dữ dội , mĩ lệ .


BÀI 3 : VIỆT BẮC ( TỐ HỮU )

Đề 1 : Hãy trình bày những nét cơ bản về cuộc đời nhà thơ Tố Hữu
?

-Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ở Huế trong
một gia đình thơ ca và ca dao-dân ca xứ Huế. Chính gia đình và quê
hương đã góp phần hình thành hồn thơ Tố Hữu.

-Năm 1938, ông được kết nạp Đảng và từ đó dâng đời mình cho CM. Bị
bắt năm 1939 và bị giam qua nhiều nhà tù. Năm 1942, Tố Hữu vượt
ngục tiếp tục hoạt động và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền ở Huế. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho
đến 1986, Tố Hữu liên tục giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy
lãnh đạo của Đảng Và Nhà nước.

-Ở Tố Hữu, nhà chính trị và nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ
ca gắn liền với sự nghiệp CM, trở thành một bộ phận của sự nghiệp CM.
Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật
1996.

×