Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1930-1945_2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.39 KB, 6 trang )

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, VĂN
HÓA XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC Ở VIỆT
NAM TỪ 1930-1945

2. 36-39.

Nhà Tân Dân.

- Vũ Đình Long là một nhà giáo thuộc lớp Hoàng Ngọc Phách, thời Nam
Phong đã có một số bài viết đăng trên Nam Phong về Truyện Kiều, là
tác giả của một số vở kịch quốc ngữ đầu tiên : Chén thuóc độc, Toà án
lương tâm (đăng trên Hữu thanh 1921). Sau đó mở tiệm sách, lấy bảng
hiệu Tân dân (ở phố Hàng Bông), chuyên in sách giáo khoa, truyện kiếm
hiệp và tiểu thuyết bi tình.

- Đến năm 33, Vũ Đình Long đã có một cơ sở ấn loát và xuất bản khá
lớn.

- năm 1934, VĐL ra tờ Tiểu thuyết thứ bảy không chủ trương làm chính
trị, khảo luận hoặc cách mạng văn nghệ mà chỉ in tiểu thuyết, truyện
ngắn để mua vui.

- Năm 1935, xuất bản Phổ thông bán nguyệt san, in dưới dạng sách, mỗi
kỳ in trọn vẹn tác phẩm của một nhà văn. Sau đó ra tủ sách Những tác
phẩm hay in lại tác phẩm trên TTTB hoặc PTBNS.

- năm 1936 ra tuần báo Ích Hữu giao cho Lê Văn Trương làm chủ bút và
sau đó năm 1939 ra tờ Tao đàn do Lan Khai và sau đó Nguyễn Triệu
Luật làm chủ bút. Tờ trên có khuynh hướng chính trị xã hội, tờ dưới có
khuynh hướng khảo luận và văn học cao cấp.


- nhóm Tân dân bị mang tiếng là làm kinh doanh chứ không làm văn
hoá, bị TLVĐ phê phán và bản thân những người viết cho nhóm TD
cũng nhiều lần đình công không sáng tác vì bị trả nhuận bút quá thấp
(Lan Khai, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân, Lê Văn Trương…).

- Những nhà văn thường viết cho nhà Tân dân : Nguyễn Công Hoan, Vũ
Trọng Phụng, Lan Khai, Lê Văn trương, Nguyên Hồng, Vũ Trọng
Phụng, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư…

- đặc tính chung của những nhà văn thuộc nhóm Tân dân : các nhà văn
thuộc nhà Tân Dân đều thuộc só những người trung lưu bậc dưới (Lan
Khai, Nguyễn Công Hoan, Vũ Đình Long là giáo viên tiểu học, Lê Văn
Trương, Vũ Trọng Phụng học dở thành chung); khuynh hướng văn nghệ
có tính đại chúng; yếu kém về nghệ thuật, đôi khi cẩu thả và xô bồ, bị
thúc ép bởi thị trường và có tính chất văn học tiêu thụ.

- Đây là một giai đoạn "trăm hoa đua nở" trong đời sống văn chương ở
Việt Nam.

- Một mặt, có sự phân hoá thành các nhóm nhà văn, các khuynh hướng,
và cuộc đấu trang giữa các nhóm, các khuynh hướng.

- Các cuộc tranh luận văn học : cuộc chiến của các báo Loa, Hà Nội báo,
tiểu thuyết thứ bảy, phổ thông bán nguyệt san và báo Phong hoá; cuộc
tranh luận Thơ mới – Thơ cũ (phái thơ mới : Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị
Kiêm, Vũ Đình Liên, Trương Tửu, Lê Tràng Kiều phái thơ cũ : Tản
Đà, Huỳnh Thúc Kháng, Thái Phỉ…); cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ
thuật và nghệ thuật vị nhân sinh (Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Thiếu Sơn
và Hải Triều, Hồ Xanh, Bùi Công Trừng…)


- Mặt khác có sự quy định chung của thời cuộc.

- Sự phân hoá giữa TLVĐ và nhóm Tân Dân.

- Sự xuất hiện của văn nghệ cách mạng vô sản trong đời sống văn học
công khai. Sự thâm nhập của các tư tưởng cộng sản vào những người
viết văn trong môi trường công khai. Từ sau năm 1935, nhờ sự cởi mở
trong đời sống chính trị nên sự giao thoa giữa văn nghệ cộng sản và văn
nghệ công khai ngày càng chặt chẽ. Trong các phong trào văn hoá của
thời đại, có mặt những người cộng sản. Báo chí công khai đăng văn học
cộng sản : Côn Lôn ký sự của Trần Huy Liệu, tác phẩm của I. Êrenbua,
các ký sự về đời sống công nhân, thợ thuyền, các tác phẩm của M. Gorki
và H. Barbusse… được đăng trên các báo tự do như Đời mới, Kiến văn,
Bắc Hà. Đội ngũ các nhà văn vô sản gồm Tố Hữu, Hải Triều, Đặng Thai
Mai, Trần Huy Liệu, Trần Mai Ninh…. Với các sáng tác cả thơ, tiểu
thuyết, truyện ký và lý luận phê bình.

3. 40-45.

- giai đoạn đặc biệt "đêm trước của cuộc cách mạng"

- Sự xuất hiện các nhóm : nhóm Tri tân, Thanh nghị, Hàn thuyên

Nhóm Tri tân : Nhóm Tri tân được thành lập xoay quanh tờ tạp chí Tri
tân với chủ trương phục cổ, với khẩu hiệu Ôn cố nhi tri tân; các nhân vật
tham gia nhóm có Nguyễn Văn Tố, Hoa Bằng, Trúc Khê, Thiếu Sơn,
Chu Thiên, Dương Bá Trác, Nguyễn Đôn Phúc; báo chủ yếu đăng khảo
luận và đặc biệt có in các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng (Đêm hội
Long Trì, Vũ Như Tô, An Tư), Nguyễn Đình Thi (Sức sống của dân
Việt Nam qua ca dao, cổ tích) (thành viên văn hoá cứu quôc) và Chu

Thiên.

Nhóm Thanh nghị : Nhóm này tập hợp một số cây bút là các trí thức tân
học cấp tiến thuộc nhiều lĩnh vực như Vũ Văn Hiền, Phan Anh (chính
trị), Nhiêm Xuân Yêm, Vũ Văn Cẩn (kinh tế và xã hội); Hoàng Xuân
Hãn, Nguyễn Văn Huyên (sử học), Vũ Đình Hoè, Đinh Gia Trinh (giáo
dục và văn học). Nhóm có hàng loạt khảo luận về các tư tưởng của
Lương Khải Siêu, Tôn Dật Tiên, cách mạng Tân hợi, kinh tế và xã hội
học tư sản, các chính thể tổng thống, đại nghị, hiến pháp, các vấn đề
kinh tế học ở Việt Nam… dường như là một sự chuẩn bị cho nền độc lập
đang sắp tới.

Nhóm Hàn Thuyên : bao gồm các nhân vật Troskisme gồm Nguyễn
Bách Khoa, Nguyễn Tế Mỹ, Nguyễn Đức Quỳnh, Hồ Hữu Tường, …
chủ yếu thể hiện các tư tưởng cấp tiến cực đoan của quốc tế thứ tư.

- Sự suy tàn và chung cục của TLVĐ.

- Đáng chú ý là sáng tác của các cây bút tiến bộ tham gia văn hoá cứu
quốc (Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy tưởng, Nam Cao, nguyên Hồng,
tô Hoài, Kim Lân, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân…) liên tục được xuất
bản công khai.

- Một số khuynh hướng văn chương sau năm 40 : 1. Khuynh hướng phát
triển của phê bình với khuynh hướng tổng kết thời đại (Thi nhân Việt
Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan,
các tổng kết về văn chương Việt Nam của Đinh Gia Trinh…).2. Nguyễn
Tuân và Vũ Hoàng Chương : phóng đãng và phục cổ. 3. sự lớn mạnh
của các cây bút tả chân và thậm chí, có khuynh hướng phản kháng xã
hội. 4. những tìm tòi mới của thơ (tả chân thôn quê, "hùng tráng" lên

đường, thơ thuần tuý, suy tưởng triết học…)


III. Một số đặc điểm của giai đoạn văn học 32-45.

- Một giai đoạn hoàn thiện ở đỉnh cao của nền văn học, sự hoàn thiện
được thể hiện ở những thành tựu của tất cả các lĩnh vực của nền văn học

- Một giai đoạn phát triển đa dạng và phong phú của nền văn học với sự
phân hoá thành các trào lưu, khuynh hướng, các nhóm văn học.

- Sự phát triển mang tính không thuần nhất của văn học. Giữa các trào
lưu, khuynh hướng, nhóm văn học thường xuyên có sự tương tác, ảnh
hưởng và bản thân trong từng tác giả hoặc khuynh hướng văn học cũng
thường không thuần nhất

×