Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1930-1945_1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.12 KB, 7 trang )

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, VĂN
HÓA XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC Ở VIỆT
NAM TỪ 1930-1945


I. Khái quát tình hình chính trị - xã hội ở Đông Dương trong những
năm 1932 – 1945.

1. Những sự biến cố quan trọng trong đời sống chính trị thế giới
trong những năm 32-45.

Những biến cố chính trị quan trọng trong giai đoạn 32-45 :

- cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.

- hoạ Phát xít và những năm tháng bồng bột trước chiến tranh. Phong
trào mặt trận bình dân ở Pháp đối diện với nguy cơ phát xít. Những sự
kiện đáng ghi nhớ : 1. Cuối những năm 20, đầu những năm 30, do những
hậu quả của khủng hoảng kinh tế, phong trào cực hữu ở châu Âu dâng
cao, ở Pháp, các Đảng cực hữu cũng xuất hiện, lớn mạnh và gây ra hàng
loạt các cuộc bạo động đe doạ sự tồn tại của nền cộng hoà (đặc biệt là
vào năm 34). Chủ nghĩa phát xít hình thành lần đầu tiên vào năm 22 ở
Italia. Ở Đức đảng phát xít ra đời năm 33 và nắm quyền vào năm 36.
Chủ nghĩa quân phiệt Nhật hình thành năm 32 và năm 37, người Nhật
bắt đầu xâm lược Bắc Trung Quốc. Năm 36, phe trục Phát xít hình
thành. Chủ nghĩa phát xít cũng xuất hiện tại nhiều nước Châu Âu. 2.
Đáp lại sự trỗi dậy của các phong trào cực hữu là sự đoàn kết của các tổ
chức cánh tả với sự liên kết của Đảng cộng sản và Đảng xã hội ở Pháp.
Năm 36, phong trào cánh tả toàn thắng trong cuộc tuyển cử và bầu ra
một chính phủ mới mang màu sắc cánh tả do Léon Blum đứng đầu. Trên
phạm vi toàn châu Âu, một làn sóng cánh tả chống phát xít cũng lan


tràn. Điển hình là sự thắng thế của các phong trào cánh tả ở Tây ban nha
dẫn đến sự hình thành của mặt trận bình dân và sau đó là cuộc nội chiến
ở Tây ban nha với sự tham gia của các đơn vị tình nguyện quốc tế. Ở
Trung Quốc, cũng có cuộc hợp tác Quốc Cộng cùng thực hiện công cuộc
kháng Nhật. 3. Trước hiểm hoạ phát xít, phong trào cộng sản cũng có
những thay đổi trong đường lối thể hiện trong các đại hội của quốc tế
cộng sản. Sự phân liệt trong đường lối giữa stalinisme và troskisme. Về
nghệ thuật, giai đoạn từ kết thúc đệ nhất thế chiến đến mở đầu đệ nhị thế
chiến cũng là giai đoạn phát triển tuyệt vời phong phú của nghệ thuật Âu
Châu. Đây là thời kỳ hình thành của các khuynh hướng hiện đại chủ
nghĩa từ dã thú, biểu hiện (ở Đức với trào lưu Cây cầu và Những kỵ sĩ
xanh) đến lập thể và trừu tượng, trong văn chương với các thể nghiệm
đổi mới tiểu thuyết, dada, siêu thực. Có thể nói đến giai đoạn này, nghệ
thuật truyền thống châu Âu đã đi hết giới hạn cách tân trong những thể
nghiệm cách tân của nó. Điểm đáng lưu ý là người nghệ sĩ châu âu trong
giai đoạn này có khuynh hướng quốc tế chủ nghĩa.

- Nước Pháp trước và trong cuộc Đệ nhị thế chiến. Cuộc đại chiến thế
giới bùng nổ, chính phủ Vichy và thống chế Pétain. Những sự kiện đáng
lưu ý : 1. Các giai đoạn của đại chiến thế giới thứ nhất. 2. Sự phân rẽ của
nước Pháp. Nước Pháp kháng chiến của De Gaulle và nước Pháp đầu
hàng của Pétain. Ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của Đông Dương là
những chính sách của chính quyền Vichy. Bị đánh bại trong cuộc chiến
tranh với nước Đức, nước Pháp phải ký hàng ước với Đức, mất một nửa
đất nước. Chính phủ Vichy đề xướng "cách mạng quốc gia" với khấu
hiệu "cần lao, gia đình, tổ quốc".

- Vai trò của phong trào cộng sản với ngọn cờ đầu Liên Xô ngày càng
được khẳng định trong đời sống chính trị thế giới.


2. Sự cai trị của Pháp ở Đông Dương trong những năm 32-45

- Cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp tiến hành cuối những năm 20,
đầu những năm 30. Những sự kiện bi thảm là sự thất bại của khởi nghĩa
Yên Bái và phong trào Xôviết Nghệ tĩnh.

- Chính sách cai trị có tính mị dân của người Pháp thực hiện ở Đông
Dương đầu những năm 30 – phong trào vui vẻ trẻ trung và những cải
cách xã hội có tính cách cải lương. Những sự kiện đáng lưu ý : 1. Phong
trào cởi mở giả tạo cốt để những thành phần quốc gia tin tưởng vào vai
trò cai trị của người Pháp. 2. Người Pháp khuyến khích các loại hội chợ,
các phong trào vui chơi, thể thao, các đổi mới xã hội có tính cải lương.
Hội Ánh sáng, thành lập năm 34 của TLVĐ.

- Cuộc trở về của hoàng đế Bảo Đại và những thay đổi trong triều đình
của vị vua trẻ.

- trong những năm 30 trước đệ nhị thế chiến, cả người Pháp và Bảo Đại
đều hô hào những cuộc canh cải về phong tục, xây dựng một nước Việt
Nam mới. Pháp hứa hẹn thực hiện hiệp ước 1884, coi Bắc và Trung kỳ
là những xứ tự trị dưới quyền cai trị của người Pháp (bị bãi bỏ bởi hiệp
ước 1887). Giá trị nổi bật của giai đoạn này : Canh tân.

- Những cởi mở trong đời sống chính trị ở Đông Dương trong những
năm 36 – 39. Những sự kiện đáng nhớ : 1. Phái đoàn điều tra thuộc địa
của chính phủ Pháp ở chính quốc cử sang. 2. phong trào Đông Dương
đại hội. Đảng ra công khai, thông qua báo chí; Đại hội báo chí toàn
Đông Dương nhóm họp ở Bắc kỳ (37) với sự có mặt của Võ Nguyên
Giáp, Trần Huy Liệu, Vũ Đình Liên, Trần Khánh Giư, Trương Tửu….
Hội truyền bá quốc ngữ với sự có mặt của Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim,

Hoàng Xuân Hãn, nguyên Văn Huyên, Nguyễn Văn Tố, Đặng Thai Mai,
Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu. Giá trị nổi bật của giai đoạn này : bình
dân.

- Chiến tranh lan đến Đông Dương. Pháp và Nhật. Những khẩu hiệu kiểu
Pétain, từ tả ngả sang hữu, phong trào phục cổ của người Pháp và chính
sách Đại Đông Á của người Nhật. Những sự kiện đáng nhớ : 1. Sự phân
hoá trong các phong trào yêu nước của Việt Nam : những người cộng
sản ngả theo Đồng Minh, những người Quốc gia ngả theo Nhật. Sự lớn
mạnh của phong trào cộng sản. Năm 41, Việt Nam độc lập đồng minh
được thành lập. Sự liên kết của những người cộng sản với Đồng Minh.
Giá trị nổi bật của giai đoạn này : tả khuynh, bảo thủ, phục cổ và dấn
thân theo cộng sản. Không khí chung của những năm 40 : đêm trước của
cuộc cách mạng, bế tắc, sa đoạ và dấn thân.

3. Sự vận động của xã hội Việt Nam trong những năm này.

3.1. Sự biến đổi của cơ cấu xã hội Việt Nam và những khuynh
hướng vận động của xã hội trong những năm 32-45

- Sự trưởng thành của một cơ cấu xã hội hiện đại với ba tầng lớp : phú
hào tân đạt, tư bản bản xứ; trí thức mới và thị dân (theo cách định danh
của Phạm Thế Ngũ).

- sự canh cải về phong hoá và thẩm quan

- phong trào cải cách xã hội có tính cách cải lương trong những năm 36-
39

- cuộc khủng hoảng của xã hội Đông Dương trong những năm 40-45


3.2. Sự phát triển của các phong trào yêu nước trong những năm từ
32-45

- Những biến đổi của các phong trào yêu nước trong thập niên 20. phong
trào quốc gia mang màu sắc tư sản và phong trào cộng sản.

- Những năm 36-39, sự đột khởi của phong trào cộng sản. Giai đoạn hoà
hoãn và hợp tác.

- Sự trỗi dậy của những đảng phái quốc gia với khuynh hướng thân Nhật
và sự lớn mạnh của phong trào cộng sản những năm 40-45.


II. Sự phát triển của văn học trong những năm 32-45.

Ba giai đoạn của văn học Việt Nam 32-45. Trước năm 36, 36-39 và 40-
45. Đây chỉ là một sự phân chia có tính cách tương đối.

1. Trước năm 36.

- Đây là thời kỳ nổi lên vai trò hàng đầu của nhóm TLVĐ.

- khuynh hướng chung của văn học trong giai đoạn này là đổi mới cấp
tiến.

- sự kiện văn học : tiểu thuyết chống đại gia đình phong kiến của TLVĐ
và cuộc đấu tranh Thơ mới – Thơ cũ.

- Hai nhóm quan trọng trong giai đoạn này là TLVĐ và nhà Tân Dân của

Vũ Đình Long nhưng quả thật nhóm TD chưa có được một vị trí xứng
đáng trong thế cạnh tranh với TLVĐ

×